Người không những quan tâm nghiên cứu lý luận, mà còn quan tâm nghiên cứu hiện thực lịch sử các hợp tác xã nẩy sinh từ trong lòng CNTB ở nước Nga, cũng như ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ,
Trang 14.2 QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ HỢP TÁC HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
V.I.Lênin đã có sự quan tâm đặc biệt đến chế độ hợp tác hóa (HTH) trong xây dựng CNXH ở nước Nga xô viết, thể hiện tập trung trong tác phẩm “bàn về chế độ hợp tác hóa”
4.2.1 Những quan điểm của V.I.Lênin về hợp tác hóa
4.2.1.1 Quan điểm của V.I.Lênin về tính tất yếu khách quan và bản chất của chế độ hợp tác hóa
V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển tư tưởng về HTH của C.Mác và Ph.Ăngghen và tiếp thu những hạt nhân hợp lý của Cau-xky, Trai-a-nốp Người không những quan tâm nghiên cứu lý luận, mà còn quan tâm nghiên cứu hiện thực lịch sử các hợp tác xã nẩy sinh từ trong lòng CNTB ở nước Nga, cũng như ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, Người cho rằng, các hợp tác xã (HTX) được xây dựng dưới CNTB là để đấu tranh kinh tế với giai cấp tư sản, phát huy sáng kiến của quần chúng.).Song, dưới chính quyền tư sản, do quan hệ sản xuất tư bản chi phối, các HTX mang tính chất tư bản, các HTX trong CNTB chỉ đem lại quyền lợi cho tầng lớp trên, cho kẻ nào có tiền của góp cổ phần, chứ không phải tạo điều kiện cho quyền chúng lao động hưởng thụ những tiện lợi của HTX Ở đây HTX là một bước tiến bộ, nhưng là bước quá
độ lên CNTB”1
Theo Lênin, khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, đất đai đã được xã hội hóa, công xưởng nhà máy đã được quốc hữu hóa, thì việc mở rộng thành lập các tổ chức HTX trong phạm vi toàn xã hội đã làm cho tất cả công dân trở thành những thành viên của HTX toàn quốc Như vậy, khi chính quyền đã thuộc về giai cấp công nhân, quan hệ sản xuất mới đã được thiết lập ở những vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế, thì HTH không còn là ảo tưởng, ước mơ, mà trở thành sự thật
Ngay từ những tháng đầu của chính quyền xô viết và trong thời kỳ chính sách cộng sản thời chiến, V.I Lênin đã đặt ra nhiệm vụ sử dụng các HTX tiêu dùng, các hội tiêu dùng, các HTX công nhân đã có từ trước cách mạng để kiểm kê, kiểm soát, phân phối sản phẩm, để tổ chức thi đua, phát huy sáng tạo của quần chúng Theo Leenin, nếu “không có chế độ kế toán, kiểm soát trong sản xuất và phân phối sản phẩm thì những mầm mống của chủn ghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt” (t.26, tr.226”) Đó là những việc mà hợp tác xã
là hình thức khá thích hợp, có thể thực hiện tốt
V.I Lênin nói rằng, cần phải thỏa thuận với các HTX tư sản, các HTX công nhân còn giữ quan điểm tư sản, phải thu phục bộ máy HTX, những người lãnh đạo HTX và loại trừ những tên phản động Ông viết “Chúng ta phải có sự thoả thuận với các hợp tác xã tư sản cũng như các hợp tác xã vô sản (có khuynh hướng tư sản); chúng ta cần có một sự thoả thuận như vậy để tìm được những hình thức thực tế có thể áp dụng được, những hình thức thuận tiện, thích hợp với chúng ta” (t.26, tr.198)
Trong giai đoạn này, Leenin đã nhấn mạnh đến ý nghĩa tầm quan trọng của HTX tronv việc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Song do điều kiện chiến tranh ác liệt (nội chiến và sự can thiệp của các nước đế quốc), V.I Lênin đã áp dụng các biện pháp:
Chuyển các HTX tư sản sang HTX mang tính chất công xã cộng sản, xây dựng những công xã cộng sản kiểu mẫu
1 Xem V.I.Lênin, toàn tập, t.37, tr.242-243, t.40, tr.117 và t.4, tr.115
Trang 2Sử dụng các HTX để trưng thu lương thực và thực hiện phân phối thời chiến.
Dựa vào vô sản và nửa vô sản nông thôn để xây dựng HTX (họ được xem là nòng cốt trong ban quản lý HTX); cử chính ủy đại biểu công nhân đến lãnh đạo HTX
Hợp nhất HTX với các tổ chức xô viết (hợp nhất tổ chức kinh tế với tổ chức chính quyền)
Có thể nói, HTX trong giai đoạn này mang tính chất quân sự và ít nhiều mang tính cất cưỡng chế phi kinh tế Lênin nói: “cho đến nay chúng ta vẫn phải sống trong điều kiện chiến tranh ác liệt gay go chưa từng thấy, đến nỗi cả trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta không còn cách nào khác ngoài cách hành động theo lỗi quân sự” Một tổ chức kinh tế mà mang tính chất quân sự cưỡng chế tất yếu sẽ làm nẩy sinh quan liêu, cửa quyền, tham ô, ăn cắp, thoái hóa
CNXH nói chung và HTH nói riêng trong thời kỳ cộng sản thời chiến là một sự thể nghiệm Và theo Lênin “sự thể nghiệm đó không lâu lắm đã cho chúng ta thấy rõ cách làm như vậy là sai, là trái với những điều trước kia chúng ta đã viết về bước quá độ từ CNTB lên CNXH” Lênin nói: Chủ nghĩa cộng sản ở nước ta quá vội vàng, thẳng tuột, không được chuẩn bị là do chiến tranh gây ra và do không kiếm được hàng hóa và khai trương được công xưởng Xem V.I.Lênin, toàn tập, t.43, Nxb Tiến bộ, M., 1978, tr.444
Năm 1921, nội chiến kết thúc, đất nước hòa bình xây dựng CNXH, Lênin đã đề ra Chính sách kinh
tế mới (NEP), trong đó có một nội dung: Thông qua thương nghiệp và trao đổi hàng hóa với nông dân để khôi phục nông nghiệp và trên cơ sở đó mà khôi phục công nghiệp lớn Điều này có nghĩa là “Chấp nhận nông dân là thương nhân”, nguyên tắc thương nghiệp tư nhân, coi trọng nguyên tắc thương nghiệp tự do Hay như Lênin viết “phải lùi về thương mại” Trở về với thương mại có nghĩa là cần phải nhượng bộ về kinh tế đối với nông dân Và theo Lênin, đó là một chính sách duy nhất đúng để ngăn ngừa phục hồi CNTB và đảm bảo con đường tới CNXH Người cho rằng: trong điều kiện sản xuất nhỏ phổ biến thì tự do thương mại, tự do buôn bán là tất yếu
Khi trở về với thương mại, Lênin cho rằng cần phải thay đổi quan niệm về chế độ HTX, cơ cấu hoạt động của HTX, bộ máy HTX cũng được thay đổi và HTX phải đặt dưới sự kiểm soát của Chính quyền Xô viết Thực hiện chính sách kinh tế mới, chính Lênin cũng thừa nhận sự tái sinh và tồn tại những HTX mang tính chất tư sản và do tác động của Chính quyền Xô viết thì nó được hướng vào con đường CNTB nhà nước HTX Lênin cho rằng, HTX của những người sản xuất nhỏ trong điều kiện tự do buôn bán nhất định nảy sinh những quan hệ tư bản, tiểu tư sản và góp phần phát triển quan hệ ấy Nhưng dưới Chính quyền Xô viết, sự phát triển ấy được hướng vào con đường CNTB nhà nước HTX Người cho rằng:
“Các HTX cũng là một hình thức của CNTB nhưng ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn
và vì thế, trong thực tế, nó đặt chính quyền xô –viết trước những khó khăn lớn hơn2
Lênin chỉ rõ: HTX là một thành phần kinh tế trung gian, nó phụ thuộc vào thành phần kinh tế chủ đạo Dưới chính quyền tư sản và quan hệ sản xuất TBCN, các HTX tuy có biểu hiện manh nha nào đó của CNXH song lại phát triển theo xu hướng TBCN, còn dưới chính quyền chuyên chính vô sản, thành phần kinh tế XHCN đã được thiết lập ở những vị trí then chốt, các HTX phát triển theo xu hướng XHCN
2 Xem V.I.Lênin, toàn tập, t.43, Nxb Tiến bộ, M., 1978, tr.271
Trang 3Tóm lại, Lênin cho rằng, chế độ HTX là một tất yếu khách quan và chế độ HTX là hình thức kinh
tế tư bản nhà nước hay là thành phần kinh tế trung gian, nó phụ thuộc vào thành phần kinh tế chủ đạo, là
“bước quá độ sang chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân”
4.2.1.2 Những tiền đề của HTH theo xu hướng xã hội chủ nghĩa
Theo V.I.Lênin đó là:
Thứ nhất, giai cấp vô sản phải giành chính quyền, chính quyền phải do giai cấp vô sản nắm Đây là
tiền đề tiên quyết, định hướng chính trị- kinh tế cho quá trình HTH theo con đường XHCN Lênin cho rằng, những người đề xuất chế độ HTH trước kia từ Ô-oen trở đi đã không chú ý vấn đề này, nên CNXH
“HTX” ấy là thuần túy ảo tưởng và mơ hồ lãng mạn, thậm chí là thầm thường”
Thứ hai, trong nền kinh tế quốc dân đã xuất hiện thành phần kinh tế chủ đạo XHCN, những tư liệu
sản xuất cơ bản thuộc về sở hữu nhà nước (do đảng cộng sản lãnh đạo) Thành phần kinh tế chủ đạo thông qua trao đổi hàng hóa, liên kết, liên doanh, tác động đến sự hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác và chuyển hóa chúng theo xu hướng quá độ lên CNXH
Thứ ba, tiền đề văn hóa Hợp tác văn minh chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở một trình độ văn
hóa, văn minh, không dựa trên tiền đề văn hóa đạt đạt được thì phong trào HTH khó tránh khỏi tính chất phi nhân đạo
4.2.1.3 Những nguyên tắc của hợp tác hóa
Một là, tự nguyện
Nguyên tắc này được C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đặc biệt lưu ý Các ông đều nhấn mạnh: tuyệt đối không được cưỡng ép nông dân (bất kỳ dưới hình t hức nào) mà phải để cho người nông dân tự suy nghĩa, thấy rõ lợi ích thiết thân của mình và tự nguyện hợp tác với nhau Nguyên tắc này không phải
là một thủ thuật đối với tâm lý nông dân, để lôi cuốn nông dân, mà trước hết phụ thuộc vào sự phát triển
tự nhiên của quá trình kinh tế- xã hội ở nông thôn Sự phát triển tự nhiên của kinh tế - xã hội đòi hỏi cần
có sự hợp tác, vì sự hợp tác ấy đưa lại lợi ích thiết thân cho nông dân Sự tác động của nhà nước ở đây chỉ
có thể đẩy nhanh quá trình phát triển tự nhiên của kinh tế xã hội và làm cho nông dân thấy rõ lợi ích thiết thân của mình để tự nguyện hợp tác Sự can thiệp của con người ở đây nếu trái với tiến trình phát triển tự nhiên sẽ gây nên những tác hại, trái với nguyện vọng và tính tự nguyện hợp tác của nông dân, vi phạm tiến trình phát triển tự nhiên của kinh tế - xã hội
Hai là, Nhà nước chuyên chính vô sản phải ủng hộ và giúp đỡ HTX của người lao động
Lênin chỉ rõ “phải ủng hộ nó theo đúng nghĩa của sự ủng hộ,, nghĩa là ủng hộ những HTX được quần chúng nhân dân chân chính thực sự tham gia” V.I.Lênin, toàn tập, t.45, Nxb Tiến bộ, M., 1978, tr.423 và 424 Nhà nước chuyên chính vô sản cần giúp đỡ các HTX về tài chính, nâng cao tri thức văn hóa, và đào tạo những xã viên và cán bộ HTX văn minh
Trang 4Nhưng suy đến cùng đây là sự nghiệp do chính nông dân thực hiện Sự giúp đỡ của giai cấp công nhân và nhà nước chuyên chính vô sản chủ yếu nhằm làm cho nông dân tự giác sáng tạo Cách mạng văn hóa (theo nghĩa rộng) và công tác giáo dục do đó trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình hợp tác hóa
Ba là, hợp tác hóa phải tiến hành từng bước Điều đó nhằm, một mặt làm cho nông dân thích nghi
với phương thức làm ăn mới; mặt khác, cơ bản hơn là để cho phù hợp với tính đặc thù phát triển của kinh
tế nông dân và hình thái xã hội nông thôn
Bốn là, hình thức và biện pháp HTH phải thiết thực, cụ thể, hết sức tránh những biện pháp và hình
thức cao xa, mơ hồ
Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất đặc thù, phức tạp Quá trình sản xuất của nó không những gắn với từng loại đất đai, cây, con khác nhau, mà còn chịu ảnh hưởng của những phong tục tập quán khác nhau của mỗi vùng, mỗi làng, xóm Vì vậy, biện pháp và hình thức hợp tác phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với những điều kiện nhất định
Thứ năm, HTH là quá trình thực hiện liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, trong
đó liên minh kinh tế là chủ yếu Liên minh kinh tế thể hiện quan trao đổi hàng hóa, liên doanh, liên kết kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa kinh tế quốc doanh với các HTX và nông dân, thể hiện qua những hợp đồng giữa nhà nước với các HTX và nông dân HTH chính là quá trình thiết lập ngày càng bền vững sự liên minh kinh tế
4.2.1.4 Những hình thức hợp tác xã
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nêu ra một số hình thức hợp tác như sau:
1 Hình thức công xã, những công xã tiêu dùng và sản xuất trong thời kỳ cộng sản thời chiến
2 Hình thức hiệp hội, những người lao động, người sản xuất tự liên kết với nhau để thực hiện sản xuất, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống
3 Hình thức khoán thuê, những người lao động tự tổ chức nhận khoán thuê những tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu của nhà nước và nhân dân trên cơ sở hợp đồng cam kết
4 Hình hức liên hiệp giữa các trung nông, nông dân giàu có trong hiệp hội sản xuất kinh doanh
5 Hình thức CNTB nhà nước, HTX tư nhân khi đã có sự kiểm soát chặt chữ của nhà nước và liên kết với thành phần kinh tế chủ đạo
Các hình thức trên có thể đan kết với nhau trong một tổ chức kinh tế
Trong 5 hình thức trên, hình thức hiệp hội và tư bản nhà nước là hai hình thức được áp dụng phổ biến trong quá trình HTH Hình thức hiệp hội vừa phát huy đượct ính tự nguyện tự giác của cá nhân, vừa phát huy được sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người lao động, người sản xuất Còn hình thức tư bản nhà nước kết hợp được lợi ích tư nhân và thực hiện được sự kiểm soát của tư bản nhà nước mà từng bước phát triển thành những xí nghiệp tự quản
4.2.1.5 Bước đi của quá trình hợp tác hóa
Trang 5Theo V.I.Lênin, bước đi của HTH là dần dần, từ tấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Trong thời
kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga xô viết, Lênin đật vấn đề là bắt đầu từ khâu lưu thông, từ thành lập các HTX mua bán để thu mua và phân phối sản phẩm, thành lập các tổ đổi công, tiến lên HTX bậc thấp, bậc cao, mở rộng quy mô từ nhỏ đến lớn, hình thành những công xã nông thôn Bước đi này của HTH phù hợp với quá trình chuyển biến một cách tự nhiên của nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, phù hợp với quá trình phân công lao động xã hội và xã hội hóa sản xuất (xã hội hóa thực chất)
Bước đi phù hợp của quá trình HTH với quá trình phát triển tự nhiên của kinh tế- xã hội nông thôn
đã được Trai-a-nốp diễn tả như sau: Bước đi của quá trình HTH là dân dần, liên tục “tách rời” khỏi kinh tế nông dân nhưng chức năng và công việc mà HTX thực hiện sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với từng người, từng hộ nông dân làm … trước hết đó là người nông dân được thảo mãn về kinh tế , thì có thể coi là đạt được nền móng kinh tế XHCN Xem V.I.Lênin, toàn tập, t.44, Nxb Tiến bộ, M., 1978, tr.614, tập 43, tr.400 Lênin nhấn mạnh: cần phải được tiến hành từng bước làm cho toàn thể dân cư tham gia HTX phải có cả một thời kỳ lịch sử V.I.Lênin, toàn tập, t.45, Nxb Tiến bộ, M., 1978, tr.424 Và để cho quá độ từng bước trở thành con đường đơn giản nhất dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân, cần phải hết sức ít dùng những biện pháp cao xa và hình thức mơ hồ, không phù hợp với trình độ của nông dân bình thường và không được đề ra yêu cầu quá cao đối với nông dân
4.2.2 Sự vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về hợp tác hóa vào Việt Nam
Các thời kỳ phát triển kinh tế tập thể/kinh tế hợp tác được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ trước đổi mới (1986 về trước) và thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)
4.2.2.1 Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986)
Ở Việt Nam, kinh tế tập thể, HTX đã bắt đầu xây dựng từ giữa thập kỷ 50 thế kỷ trước Những HTX nông nghiệp thí điểm đầu tiên được thành lập vào giữa năm 1955
Suốt thời kỳ lịch sử từ những năm 1950 đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, kinh tế tập thể/kinh tế hợp tác ở nước phát triển theo 2 xu hướng gắn liền với nhau: sự giảm sút nhanh chóng các tổ đổi công và các hình thức HTX tự phát của dân đi đôi với sự phát triển nhanh chóng hình thức HTX theo mệnh lệnh hành chính, mặc dù khi vận động người dân vào HTX đều khẳng định những nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi, có sự giúp đỡ của nhà nước, từ thấp đến cao … mà Lênin nêu ra
Thời kỳ này, do hoàn cảnh lịch sử, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt và lâu dài trên phạm vi cả nước cho đến 1975 và trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, HTX ở nước ta, trước hết là ở ở miền Bắc đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế và các địa phương
HTX ở nước ta có đặc điểm là mang ‘tính chất quốc doanh”, “nửa nhà nước”, tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tập thể Khu vực HTX (miền Bắc) đã huy động cao độ các nguồn lực của nhà nước, của nhân dân phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đóng góp to lớn về sức người, sức của cho tiền tuyến
Trang 6Phát triển HTX đã góp phần hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN trên phạm vi cả nước, làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam, hình thành giai cấp nông dân tập thể
Tuy nhiên, phong trào HTH thời kỳ này có những mặt không thành công:Nhận thức không đúng và không quán triệt đầy đủ các nguyên tắc xây dựng và phát triển HTX, nóng vội, chủ quan, duy ý chí HTX vừa như cơ quan nhà nước vừa như là tổ chức xã hội HTX được phát triển nhanh về số lượng và tăng quy
mô chủ yếu bằng cách “ghép cơ học” các HTX với nhau, bằng các biện pháp hành chính Mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước- HTX-xã viên không rõ ràng, lợi ích của xã viên, của người lao động trong HTX ít được chú trọng
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém có cả chủ quan và khách quan, mà chủ yếu là: nhận thức đơn giản về CNXH; nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp; không tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, không chú ý đúng mức đến phát triển lực lượng sản xuất đề cao duy ý quan hệ sản xuất; hệ thống chính sách, tổ chức chỉ đạo thực hiện mang nặng tính hành chính, mệnh lệch từ cấp trên”
4.2.2.2 Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)
Có thể xem xét sự đổi mới kinh tế hợp tác ở nước ta trong thời kỳ đổi mới theo 2 giai đoạn: từ năm 1986-1996 (trước khi có luật HTX) và từ năm 1996 đến nay)
Thời kỳ từ năm 1986-1996
Đảng ta, trong thời kỳ đổi mới đã đề ra nhiều chủ trương và quan điểm về đổi mới kinh tế tập thể/kinh tế hợp tác Chỉ thị 100-CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13-1-1981, về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX được coi là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tổ chức quản lý HTX kiểu cũ Chỉ thị số 67-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa V, ngày 22-6-1985 nêu rõ “Cần chuyển hẳn công tác quản lý HTX sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN … xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp … HTX phải nắm vật tư chủ yếu và cung ứng kịp thời cho xã viên … giúp đỡ xã viên …” Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị; Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VI đã chỉ rõ mô hình, tổ chức HTX Nghị quyết Đại hội VII, tiếp tục khẳng định các nguyên tắc tổ chức HTX và khẳng định mô hình HTX kiểu mới.Đại hội VII
cũng nhấn mạnh đến việc thực hiện 3 nguyên tắc xây dựng HTX và chỉ rõ phải “kết hợp sức mạnh của tập
thể và của xã viên”.
Tuy vậy, giai đoạn này, có thể nói là: Sự “ngừng trệ” và “Thoái trào” của HTX, HTX kiểu cũ bị tê
liệt, tan vỡ hoặc tự phát chuyển đổi, thích nghi với môi trường mới, nhất là HTX nông nghiệp Bên cạnh việc tan rã, ngừng trệ của nhiều HTX, bộ máy quản lý nhà nước về HTX cũng được giải thể; không có hệ thống theo dõi thống kê về kinh tế tập thể, không cò các cơ qian chuyên trách quan lý nhà nước về kinh tế tập thể Lỗ hổng nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế về HTX và tổng kết HTX ở nước ta là rất nghiêm trọng
Với sự “bung ra” phát triển của kinh tế hộ, kinh tế cá thể, tiểu chủ cùng với tâm lý e ngại đối với
mô hình HTX kiểu cũ, nhân dân, nhất là nông dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ về “HTX kiểu mới” nên không tự nguyện hoặc thờ ơ hay không mặn mà với “HTX kiểu mới”
Trang 7(+) Thời kỳ từ 1996 đến nay
Từ năm 1996, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể/kinh tế hợp tác: Luật HTX đầu tiên ở nước ta đã được Quốc hội, tại kỳ họp thứ IX, khóa IX thông qua vào ngày 20-3-1996, mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển HTX kiểu mới Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương đảng, khóa IX, ngày 18-3-2002 đã thông qua Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đánh dấu một bước tiến mới về tư duy và chủ trương
cụ thể phát triển kinh tế tập thể ở nước ta Năm 2003, Luật HTX một lần nữa lại được Quốc hội ban hành Chỉ thị 20 của Ban Bí thư, khóa X (01-2008) về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)
Kết quả chung khái quát là: Các HTX chuyển đổi mạnh mẽ, tiếp tục phát huy tốt cơ sở vật chất-kỹ thuật đã đầu tư và huy động được nhiêu nguồn lực khác để mở rộng các hoạt động sản xuất, dịch vụ, phát triển ngành nghề góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội đất nước; hỗ trợ đắc lực kinh tế hộ xã viên, gia tăng lợi ích kinh tế tập thể, bảo đảm các nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, công khai …; nhiều HTX ở các địa phương phát triển ổn định, bền vững, từng bước thể hiện trên thực tế mô hình HTX kiểu mới nhiều triển vọng.góp phần phát triển đời sống văn hóa, tăng cường tính đoàn kết cộng đồng; ổn định
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngay tại địa bàn cơ sở, nhất là ở các vùng nông thôn …
Tuy nhiên, kinh tế tập thể/kinh tế hợp tác ở nước ta (mà nòng cốt là HTX) còn có những hạn chế:
Sự thành lập và hoạt động của HTX chưa thực sự tuân thủ đúng và đầy đủ các giá trị và các nguyên tắc đã được V.I.Lênin và Liên minh các HTX quốc tế (ICA) khuyến cáo, đồng thời có sự phát triển vượt khỏi khung pháp luật
Tốc độ tăng trưởng và sự đóng góp vào GDP của kinh tế tập thể không những thấp mà còn có xu hướng giảm trong suốt hơn một thập kỷ qua,; tiềm lực của HTX còn yếu và hiệu quả hoạt động thấp Tính liên kết trong nội bộ khu vực HTX còn rất yếu…
Nguyên nhân của hạn chế có thể là:
Lý luận và nhận thức về HTX chưa đủ rõ;
Khung khổ pháp luật, chính sách đối với HTX nói riêng, kinh tế tập thể nói chung còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện … gắn liền với đó là sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện pháp luật, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước chưa kịp thời, thiếu đồng bộ và thiếu kiên quyết, nhất là ở cấp địa phương
Năng lực của tổ chức HTX còn yếu, trong đó đặc biệt là năng lực tài chính, kỹ thuật và công nghệ, năng lực quản trị
Tâm lý xã hội còn có sự e ngại, “thành kiến” với “HTX kiểu cũ” và “hình như” nhân dân, nhất là nông dân thật sự chưa có nhiều nhu cầu hợp tác sản xuất, kinh doanh./