•Cách phòng bệnh hiệu quả dành cho người dân trong cộng đồng •Cách phòng bệnh đối với phụ nữ có thai •Cách phát hiện bệnh và ngăn chặn sự lây lan của bệnh đối với những người trở về t
Trang 1TRUYỀN THÔNG
VỀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH DO VI RÚT ZIKA
Trang 2• Mục tiêu chung:
• Góp phần phát hiện sớm trường hợp nhiễm vi rút Zika, không
để dịch lây lan, hạn chế mức thấp nhất biến chứng do bệnh.
• Mục tiêu cụ thể:
• Nâng cao kiến thức về bệnh, giúp người dân có thái độ đúng đắn về dịch bệnh, phối hợp tốt với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch.
• Hướng dẫn, khuyến khích người dân thực hiện những hành vi
có lợi để phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Mục tiêu truyền thông
Trang 3•Các thông tin về bệnh: nguyên nhân, biểu hiện, sự nguy hiểm của bệnh.
•Cách phòng bệnh hiệu quả dành cho người dân trong cộng đồng
•Cách phòng bệnh đối với phụ nữ có thai
•Cách phát hiện bệnh và ngăn chặn
sự lây lan của bệnh đối với những
người trở về từ vùng có dịch
Nội dung truyền thông
Trang 4• Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt/chích và có thể gây thành dịch.
• Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
• Bệnh thường diễn biến lành tính; 60-80% các trường hợp nhiễm vi rút không có biểu hiện bệnh; hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong
• Bệnh có biểu hiện: sốt, nổi ban dát sẩn trên da, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc
• Vi rút Zika có thể gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ những người
mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai Trẻ bị chứng đầu nhỏ
thường chậm phát triển trí tuệ, thể chất và gây biến dạng khuôn
mặt…
Các thông tin về bệnh
Trang 5Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là diệt bọ
gậy; diệt muỗi, phòng muỗi đốt; loại bỏ nơi sinh
sản của muỗi
• Thả cá vào tất cả các dụng cụ chứa nước trong
nhà.
• Đậy kín các dụng cụ chứa nước; Thay nước, vệ
sinh bên trong dụng cụ chứa nước ít nhất 1
lần/tuần.
• Lật úp các dụng cụ chứa nước hoặc có thể chứa
nước khi không dùng đến.
• Loại bỏ các vật phế thải gây đọng nước.
• Thay nước lọ hoa/bình bông ít nhất 1 lần/tuần.
• Bỏ muối hoặc dầu ăn vào bát kê chân chạn.
• Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước
Các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng
Trang 6• Đốt hương muỗi, sử dụng bình xịt,
máy/vợt diệt muỗi…
• Ngủ màn kể cả ban ngày; Dùng mành/rèm
che cửa sổ.
• Mặc quần áo dài tay; có thể sử dụng
thuốc xua muỗi bôi/thoa vào vùng da hở.
• Tích cực phối hợp với ngành y tế trong
các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
• Đến ngay cơ sở y tế để được khám, theo
dõi và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu
nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Zika, không
tự ý điều trị tại nhà.
Các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng
Trang 7Phụ nữ có thai
• Phụ nữ đang mang thai có thể bị lây nhiễm
vi rút Zika do muỗi vằn đốt hoặc quan hệ
tình dục với người nhiễm Zika mà không
sử dụng bao cao su
• Nhiễm vi rút Zika ở phụ nữ mang thai có
nguy cơ gây dị tật và chứng đầu nhỏ ở thai nhi
• Cần chủ động diệt muỗi, bọ gậy (lăng
quăng) tránh muỗi đốt và dung bao cao su
• Khám thai định kỳ theo quy định
Trang 8Phụ nữ có thai
• Những phụ nữ có thai sống tại vùng dịch hoặc
đi về từ vùng dịch, nếu có các triệu chứng
như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo
về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn
• Người chồng hoặc bạn tình của phụ nữ mang thai sống tại vùng dịch hoặc đi về từ vùng
dịch, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) để tránh những biến
chứng có thể xảy ra đối với thai nhi
Trang 9Phụ nữ có thai
•Có kết quả xét nghiệm Zika dương tính:
Tư vấn về việc siêu âm phát hiện đầu nhỏ, có thể tiến
hành chọc ối hoặc các thăm dò khác để phát hiện các dị tật khác ở thai nhi
•Được chẩn đoán có hội chứng đầu nhỏ, có hoặc không
có xét nghiệm Zika dương tính:
Thông báo cho thai phụ và người nhà về tình trạng bệnh, mức độ nặng và tiên lượng của ca bệnh Cung cấp đầy
đủ thông tin để gia đình tự quyết định TH gia đình
quyết định giữ thai, cần tiếp tục chăm sóc thai phụ, tư vấn và hỗ trợ tâm lý trước và sau sanh cho người phụ
nữ và gia đình chuẩn bị kế hoạch chăm sóc bé sơ sinh
Trang 10• Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đến các quốc gia, vùng dịch khi không cần thiết.
• Nếu phải đến các khu vực có dịch, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm
vi rút Zika theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
• Sau khi về từ các khu vực có dịch nếu có ý định
có thai cần đến các cơ sở y tế để được khám tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.
• Thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Phụ nữ dự định có thai
Trang 11• Chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12
ngày.
• Đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường về sức
khỏe.
• Phụ nữ có thai khi đi về từ các khu vực có dịch cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn,
xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.
Người đến/trở về từ vùng có dịch
Số điện thoại đường dây nóng
0989671115
Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Trang 12Giới thiệu các tài liệu truyền thông về phòng chống bệnh do vi rút ZIKA
Đối tượng sử dụng:
người dân trong cộng
đồng
Nội dung: biểu hiện, hậu
quả của bệnh, các biện
pháp phòng bệnh
TRANH GẤP
Trang 13Giới thiệu các tài liệu truyền thông về phòng chống bệnh do vi rút ZIKA
ÁP PHÍCH
Đối tượng: người đến hoặc trở
về Việt Nam từ vùng có dịch
Nội dung: khuyến cáo theo dõi
sức khỏe, đến cơ sở y tế khi có
dấu hiệu nghi ngờ, điện thoại,
website truy cập thông tin
Trang 14Tài liệu sử dụng trong chiến dịch truyền thông
phòng chống bệnh do vi rút ZIKA và sốt xuất huyết
Áp phích Tranh gấp
Đã in 10.000 tờ rơi, 1.000 AP cho chiến dịc tại Bình Chánh (tpHCM) 03/3/2016
Trang 15Khuyến cáo dành cho hành khách nhập cảnh vào Việt nam đặt tại sân bay (Nguồn Cục YTDP)
Trang 16Tài liệu chờ phê duyệt
• Đĩa phát thanh về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika
Trang 17T5g.org.vn