- Nêu được ý nghĩa của công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.. Kĩ năng - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.. - Biết thực hiện tốt
Trang 1Ngày soạn: 12/01/2016
Ngày dạy: 19-20/01/2016
Tuần 20 - Tiết: 20 Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiếp)
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc
- Nêu được ý nghĩa của công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
2 Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè
- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình
3 Thái độ
Tôn trọng quyền của mình và của mọi người
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ, giấy khổ lớn, tranh ảnh
- Học sinh: đọc trước bài ở nhà,
III Các bước lên lớp
1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi (1phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? CULHQ về Quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Có bao nhiêu nhóm quyền cơ bản?
? Nêu nhóm quyền sống còn và nhóm quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
? Nêu nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
3 Bài mới.
3.1: Giới thiệu bài (1 phút)
3.2:Hoạt động dạy và học
Thời
8’ Hoạt động 1:Thảo luận về ý nghĩa của công ước
GV: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận đôi
? Điều gì xảy ra nếu trẻ em không được bảo vệ, nuôi
dưỡng, học tập
? Công ước có ý nghĩa gì?
HS: thảo luận đôi các câu hỏi GV đặt ra Sau đó đại
diện phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét, bổ sung và cho HS ghi bài
2 Nội dung bài học (tiếp) c) Ý nghĩa của công ước
- Đối với trẻ em: Công ước thể hiện sự quan tâm của cộng đồng thế giới đối với trẻ em, là điều kiện để trẻ em sống tronng bầu không khí yêu
Trang 210’
15’
Hoạt động 2:Thảo luận về trách nhiệm của mỗi công
dân
GV: Cho HS liên hệ thực tế về việc thực hiện quyền trẻ
em ở địa phương và thảo luận nhóm
? Hiện tại các em đang được hưởng những quyền nào?
? Trẻ em ở địa phương em đang được hưởng những
quyền nào?
? Nêu một vài hành vi vi phạm quyền trẻ em mà em biết
(có thể ở địa phương hoặc trong nước)
? Hành vi vi phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế
nào?
? Là trẻ em, chúng ta cần phải có trách nhiệm gì về
quyền trẻ em?
? Nhận xét việc làm của bản thân trong việc thực hiện
bổn phận?
HS: Thảo luận nhóm các câu hỏi giáo viên đặt ra, sau
đó đại diện nhóm lên trình bài
GV: Nhận xét bổ sung và cho HS ghi bài
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Tổ chức lớp thảo luận giải quyết bài tập a.
HS: Làm bài tập theo nhóm trên giấy Rôki, sau đó dán
trên bảng các nhóm khác chú ý bổ sung những thiếu sót
nếu có
GV: Tổ chức lớp thảo luận giải quyết bài tập e.
HS: Làm bài tập theo nhóm trên giấy Rôki, sau đó dán
trên bảng các nhóm khác chú ý bổ sung những thiếu sót
nếu có
GV: Em hãy nêu một số việc làm ở địa phương em thực
hiện Quyền trẻ em?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân, Cả lớp tham gia đóng góp
ý kiến
GV: Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
thương, cảm thông và chia sẽ
- Đối với thế giới: Trẻ em là tương lai của thế giời, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ góp phần thúc đẩy thế giới tốt đẹp, văn minh
d) Trách nhiệm của trẻ em:
- Biết bảo vệ quyền của mình
- Tôn trọng quyền của người khác
- Thực hiện tốt trách nhiệm của mình
3 Luyện tập
Bài tập a, e s/31, 32
Trang 33.3 Củng cố kiến thức: (4 phút)
? CULHQ về Quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào?
? Chúng ta có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Quyền trẻ em?
? Em hãy tự nhận xét xem bản thân mình đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ
và thầy, cô chưa? Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt?
3.4 Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1 phút)
- Học nội dung bài học
- Làm các bài tập còn lại trong s/32
- Chuẩn bị bài 13 “Công dân nước CHXHCNVN”
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: