Du lịch cộng đồng và loại hình homestay tại Quảng Nam. Khái quát về tỉnh Quảng Nam và tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam, đặt biệt là loại hình du lịch homestay. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch homestay.
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NAM
1 Khái quát chung về tỉnh Quảng Nam
1.1 Vị trí địa lý
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 883 km về phíaNam, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 887 km về phíaBắc theo đường Quốc lộ 1A Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Namgiáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào),phía Đông giáp Biển Đông Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị
xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2 Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông vàchia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía Đông Quảng Namnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC, lượng mưa trungbình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và12) Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ là hai lưu vực sông chính
Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam QuảngNam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong một thời gian dài nên diệntích rừng nguyên sinh còn ít Việc đẩy mạnh trồng rừng trong những năm gần đây đã tăng diện tíchđất có rừng của Quảng Nam lên hơn 55% vào năm 2014 Đây là một trong những địa phương códiện tích đất có rừng cao nhất cả nước Rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo tồn lớn nhất tỉnh,nơi mà các động vật hoang dã khu vực Trung Trường Sơn đang được bảo tồn Nhân sâm Ngọc Linh
là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độ cao trên 1,000 m của núi Ngọc Linh
Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng,như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ),BãiRạng (Núi Thành) Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận làkhu dự trữ sinh quyển của thế giới
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyênnước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (pháttriển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái)
1.2 Lịch sử hình thành
Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành Năm 1306 theo thỏa ước giữa vua ChiêmThành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông thì vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức ThuậnChâu (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí tức Hóa Châu (một phần Huế, bắc sông Thu Bồn) làm sính
lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân Người Việt dần định cư tại hai vùngđất mới; người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc
Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn làThăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị
Năm 1408, Trần Ngỗi khởi nghĩa ở Nghệ An, hai viên quan Đặng Tất ở Hóa Châu (Huế) vàNguyễn Cảnh Chân ở Thăng Hoa (Quảng Nam) Tháng Giêng âm lịch năm 1408, Trần Ngỗi đánh 4vạn quân Trương Phụ ở Bô Cô (Nam Định) Các nông dân Phạm Tất Đại, Phạm Chấn, Trần Nguyệt
Hồ, Lê Ngã kéo về theo quân Trần Ngỗi Nhưng có người gièm pha với Trần Ngỗi rằng hai viên quankia là con hoàng xà đã biến thành nên Trần Ngỗi giết chết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân ĐặngDung và Nguyễn Cảnh Dị đưa con Trần Ngạc là Trần Quý Khoáng tiếm quyền
Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê
Trang 2có trộm cướp Thuyền buôn các nước đến nhiều Trấn trở nên một đô hội lớn".
Đến giữa thế kỷ 17, việc triều chính xứ Đàng Trong suy đồi Thuế thì nặng; quan lại thì lợidụng địa vị, sinh sự làm khổ dân Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, dân QuảngNam cũng nổi dậy Mùa thu năm 1773 khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, dân Quảng Nam đãphối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Hoa, Quảng Nam) đánh bại quâncủa chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách chỉ huy Nhà Tây Sơn tuy vậychỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi
Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước Về hành chính, vua chia đất nước thành 23trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Namdoanh
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh Quảng Nam chính thức trởthành tỉnh từ năm này Tỉnh Quảng Nam được chia thành 2 phủ Thăng Bình (trước là Thăng Hoa(gồm các huyện Lễ Dương Tam Kỳ, Hà Đông, Quế Sơn và Điện Bàn (với các huyện Hòa Vang, DuyXuyên, Diên Phúc (sau đổi là Tiên Phước), Đại Lộc
Năm 1888, dưới triều vua Thành Thái, Đà Nẵng bị tách khỏi Quảng Nam để trở thànhđất nhượng địa của thực dân Pháp
Sau Hiệp định Geneve, tỉnh Quảng Nam thời Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1956 lại chiathành hai tỉnh mới lấy sông Rù Rì (tên gọi khác của sông Ly Ly) làm ranh giới là Quảng Nam ở phíaBắc gồm chín quận và Quảng Tín ở phía Nam gồm sáu quận
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyếtđịnh sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnhQuảng Nam-ĐàNẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị
Sau khi thành lập tỉnh, có những thay đổi hành chính như sau: chuyển thị xã Đà Nẵngthành thành phố Đà Nẵng, hợp nhất thị xã Tam Kỳ và 2 huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ thànhhuyện Tam Kỳ
Đến năm 1980, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có thành phố Đà Nẵng (tỉnh lị), thị xã Hội An,
12 huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Hiên, Hòa Vang, Phước Sơn, Quế Sơn, Tam
Kỳ, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My
Ngày 4 tháng 2 năm 1982, thành lập huyện đảo Hoàng Sa
Ngày 3 tháng 12 năm 1983, chia huyện Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành.Ngày 31 tháng 12 năm 1985, thành lập huyện Hiệp Đức trên cơ sở tách 2 xã thuộchuyện Thăng Bình, 4 xã thuộc huyện Quế Sơn và 2 xã thuộc huyện Phước Sơn
Đến năm 1991, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm: thành phố Đà Nẵng (tỉnh lị), 2 thị xã: Tam
Kỳ, Hội An và 14 huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Hiên, Hiệp Đức, Hòa Vang, Hoàng
Sa, Núi Thành, Phước Sơn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai PHAN DUY KHANH
Trang 3đơn vị hành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam mới có 14huyện gồm Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Hiên, Hiệp Đức, Núi Thành, Phước Sơn, QuếSơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My và 2 thị xã: Tam Kỳ (tỉnh lị), Hội An.
1.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1 Địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quansinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển Vùng đồinúi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núiTion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn).[2] Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằmgiữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn
Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ ĐiệnNgọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi kháphát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang
1.3.1.2 Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịuảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Nhiệt độ trung bình năm 25,60C, Mùa đông nhiệt độ vùngđồng bằng có thể xuống dưới 120C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn Độ ẩm trung bìnhtrong không khí đạt 84% Lượng mưa trung bình 2000-2500mm Mùa mưa thường kéo dài từ tháng
10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyểntiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa Mưa phân bố không đều theokhông gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (cáchuyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi TâyNam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiê Phước và Hiệp Đức) cólượng mưa lớn nhất Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượngmưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh
1.3.1.3 Thủy văn
Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia Thu Bồn (VGTB) và Tam Kỳ Diện tích lưuvực VGTB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là10,350 km2 và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km2 Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy TrườngSơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại các cửa Hàn (Đà Nẵng), Đại (Hội An)
và An Hòa (Núi Thành) Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảydọc ven biển theo hướng Bắc Nam kết nối hệ thống sông VGTB và Tam Kỳ
Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khádày đặc Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km2 cho hệ thống VGTB và 0.6 km/km2 cho các hệthống sông khác
Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm Lưu lượng dòng chảy trungbình năm của sông Vu Gia (tính đến Thạnh Mỹ với diện tích lưu vực 1,850 km2) là 127 m3/s, củasông Thu Bồn (tính đến Nông Sơn với diện tích lưu vực 3,130 km2) là 281 m3/s Chế độ dòng chảycủa sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng Mười, Mười Một, Mười Hai)chiếm 65 - 70% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt (từ tháng Hai đến thángTám) rất thấp Hai tháng Một và Chính là các tháng chuyển tiếp với dòng chảy thất thường Lưulượng cực đại của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10,600 m3/s và lưu lượng tối thiểu đo được là 15.7 m3/strong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạnh Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu là 10.5 m3/s Lưu
Trang 4lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và hạn hán trongvùng
Tài nguyên nước phong phú là tiền đề để phát triển thủy điện trên địa bàn Tính đến
2015, trên địa bàn Quảng Nam có 8 dự án thủy điện có công suất lớn (trên 100 MW) và 35 thủyđiện có công suất nhỏ Nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 2, Dak Mi 4, AVương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Kôn 2 đã và đang được xây dựng góp phần cung cấp điệncho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước
1.3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên rừng:
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnhkhoảng 30 triệu m3 Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha Rừng giàu ởQuảng Nam hiện có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu
là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha Các khu bảo tồnthiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang
Tháng Tư năm 2011 nhà chức trách tỉnh Quảng Nam cho thành lập Khu Bảo tồn Thiênnhiên Sao La (tiếng Anh: Saola Nature Reserve), mở hành lang cho các sinh vật vùng núi giữa Lào vàViệt Nam, nhất là loài sao la đang bị đe dọa
- Tài nguyên thủy điện:
Quảng Nam có hệ thống sông suối dày đặc với tiềm năng thủy điện lớn Hệ thống sông VuGia - Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được đánh giá là có tiềm năng thủyđiện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai thác.[18] Hiện nay tỉnh có các nhà máy thủy điện đã
và đang xây dựng như NMTĐ A Vương (210 MW - Tây Giang), Sông Bung 2 (100 MW), Sông Bung 4(220 MW), Sông Giằng (60 MW), Đak Mi 1(255 MW), Đak Mi 4(210 MW), Sông Kôn 2 (60 MW),Sông Tranh 2 (135 MW),v.v.Đa phần các nhà máy thủy điện nằm trên lưu vực sông Vu Gia nơi có địahình dốc và tiềm năng thủy điện lớn
Việc xây dựng các công trình thủy điện thượng lưu Vu Gia Thu Bồn ảnh hưởng lớn đếndòng chảy hạ lưu Việc thủy điện Dak Mi 4 chuyển nước từ Vu Gia sang Thu Bồn làm suy giảm đáng
kể dòng chảy hạ lưu Vu Gia Vào mùa kiệt từ tháng 2 đến tháng 8, vùng ven sông Vu Gia thường đốimặt với thiếu nước cho sinh hoạt và trồng trọt dòng chảy bị suy giảm là nguyên nhân chính làm chomặn xâm nhập sâu vào hạ lưu Vu Gia, Thu Bồn và Vĩnh Điện
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 5ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước Tuy nhiêu quá trình đô thị hóa của tỉnh đangdiễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
Theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 01.04.2009, có 34 tộc người cùng sinh sống trên địabàn Quảng Nam trong đó đông nhất là người Kinh (91.1%), người Cơ Tu (3.2%), người Xơ Đăng(2.7%), và người Gié Triêng (1.3%) 29 tộc người còn lại chỉ chiếm 0.9% dân số
Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân sốtoàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%
Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng kể Tỷ lệ lao động được đào tạonghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là gần 18.000 người
Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, nhưng cơ cấu dân số trẻ và đa phần trong độtuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt động vănhoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật mới, các hoạt động thể thao
Giai đoạn 2000-2010, dân số đô thị của tỉnh tăng chậm, từ 207.000 người (2000) lên hơn260.000 người (2010) Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng vớiquá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 sẽ đẩynhanh quá trình đô thị hóa Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồidào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh Quá trình di động dân
số (nội tỉnh và ngoại tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa
1.3.2.2 Kinh tế
Tỉnh Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 Năm 2015, Tỉnh
có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp và dịch vụ chiếm 85%, Nông-Lâm-Nghư Nghiệp 15% Tỉnh có tốc độtăng trưởng kinh tế cao, bình quân giai đoạn 2010-2015 là 16,3% (Năm 2015 là 11,53%) Quảngnam có 13 khu công nghiệp, kinh tế mở (Khu kinh tế mở Chu Lai) Do đó Quảng Nam hiện nay đangthiếu rất nhiều lao động-một nghịch lý khi tỷ lệ sinh viên không có việc làm trên cả nước rất lớn,Tổng sản phẩm nội địa 2010 khoảng hơn 23.000 tỷ đồng tăng lên hơn 45.000 tỷ đồng năm 2015.Thungân sách nhà nước tăng cao, năm 2015 thu ngân sách ướt đạt xấp xỉ 15.000 tỷ đồng (đứng 12/63tỉnh thành, đứng thứ 2 các tỉnh miền trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chỉ sau Quảng Ngãi vàtrên Tp Đà Nẵng
Năm 2016 chứng kiến nền kinh tế phát triển mạnh mẽ chỉ trong 9 tháng đầu năm thungân sách ướt đạt 14.300 tỷ đồng bằng 103,5% dự toán năm 2016 Dự kiến 2016 thu ngân sáchkhoảng xấp xỉ 19.000 tỷ đồng Tuy nhiên thu ngân sách chủ yếu dựa vào khu phức hợp sản xuất vàlắp ráp ô tô Trường Hải Xuất khẩu 2015 ướt đạt trên 500 triệu USD Tỉnh có cảng Kỳ Hà, Sân bayquốc tế Chu Lai Phấn đấu đến năm 2020 GDP bình quân đầu người từ 3.400-3.600 USD (75-80triệu đồng) Năm 2015 tỉnh này đón gần 3,9 triệu lượt khách du lịch (xếp thứ 2 miền trung sau Tp
Đà Nẵng với gần 4,7 triệu lượt)
1.3.2.3 Giao thông
Quảng Nam có hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình như đường bộ,đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển Quảng Nam có tuyến Quốc lộ 1A đi qua
- Đường bộ: Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh được xây dựng theo
hướng Bắc - Nam và Đông - Tây Quốc lộ 1A đi qua địa phận các huyện, thành phố: Núi Thành, TamKỳ,Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Điện Bàn Quốc lộ 14 đi qua địa phận cáchuyện: Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang Quốc lộ 14B đi qua địa phận cáchuyện Đại Lộc và Nam Giang Quốc lộ 14E đi qua địa phận các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức vàPhước Sơn Ngoài ra tỉnh còn có 1 hệ thống đường bộ gồm các tỉnh lộ như 604, 607, 609, 610, 611,
614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ), 620 và nhiều hương lộ, xã lộ
Trang 6- Đường sắt: Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam Ngoài nhà ga chính ở Tam
Kỳ, còn có ga Nông Sơn, ga Phú Cang (Bình Quý, Thăng Bình), ga Núi Thành (Núi Thành), ga TràKiệu (Duy Xuyên)
- Đường hàng không: Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, nhằm mục đích
phục vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên 40 năm sau, ngày 02 tháng
3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánhdấu một sự kiện lịch sử của tỉnh Năm 2010, Vietnam Airlines có tuyến bay Chu Lai - Hà Nội Việcsân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của QuảngNam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất)
Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trungchuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽgiúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn
- Đường sông: Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác
307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông chính Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống:sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông:sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà
1.4 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam
Những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang từng bước trở thành điểm nhấn trong chiếnlược phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam bởi nét dân dã, cuộc sống bình dị của người thônquê hòa quyện với vốn văn hóa truyền thống riêng có của từng vùng miền và những phong cảnhthiên nhiên đặc sắc…, thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế tới tham quan
Thành Phố Hội An là một trong những điểm phát triển loại hình homestay bật nhất ởQuảng Nam “Homestay tại phố cổ Hội An” đang được nhiều du khách quan tâm lựa chọn vì mới
mẻ, dân dã Chỉ trong một khoảng thời gian du lịch ngắn ngủi, du khách có cơ hội thưởng ngoạn vẻđẹp của di sản văn hoá thế giới, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt, văn hoá của cưdân Hội An Phần lớn các ngôi nhà tại đây đều giữ nguyên trạng được hình dáng kiến trúc thể hiện
sự đặc trưng về tôn giáo, văn hóa từ thế kỷ 17, 19 Vẻ đẹp yên bình và êm ả trong cuộc sống thườngnhật ở phố cổ Hội An giống như lực hấp dẫn lạ kỳ của du khách Âu – Mĩ Du khách thập phương từmọi nơi đổ về đây để tìm hiểu thêm về những phong tục tập quán, nghệ thuận dân gian, sinh hoạttín ngưỡng, lối kiến trúc,… của người dân phố cổ Hội An Đây là một trong những điều kiên để Hội
An phát triển loại hình homestay trong nhà cổ Đối với loại hình homestay nhà vườn, tiêu biểu nhất
là các làng trồng rau
Văn hóa Chăm là một trong những yếu tố hấp dẫn để loại hình homestay phát triển tạiQuảng Nam, nhắc đến văn hóa Chăm tại Quảng Nam là nhắc tới thánh địa Mỹ Sơn có lẽ người ta sẽnghĩ ngay đến những tòa tháp gạch cổ kính, thế nhưng hiện nay, khi đến với “đất thánh”, không chỉngắm nhìn mà du khách còn được đắm trong văn hóa Chăm xưa với phong cách Homestay độc đáo
Mỹ Sơn không chỉ có Mỹ Sơn, mà còn có những di tích liên quan đến văn hóa Chăm như ao Vuông,tương truyền, người Chăm đã đào đất ở đây để lấy đất làm gạch xây tháp, từ đó mới có cái aovuông vắn này; ngoài ra còn có giếng tứ trụ, các cơ sở làm đá Mỹ Sơn… Khách cũng sẽ được thamquan những di tích khác như cốc dinh (một cây cốc cổ thụ, bên cạnh thờ dinh Bà); hang ông Lai(Hoàng Văn Lai); khám phá Giếng tiên, một vũng nước trong veo không bao giờ cạn chứa giữa triền
đá, người dân đi hái tranh đi lấy củi thường ghé vô uống nước; tham quan vết tích đình Mỹ Sơn ngôi đình đã được vua triều Nguyễn ban sắc phong Khách cũng có thể đi sâu vào chân hòn Đền đểkhám phá một tảng đá kỳ bí có khắc ba chữ hán: “Vua Trấn Thủ”, và nếu có sức, thì leo lên đỉnh hònĐền ngắm hoàng hôn tháp cổ… Với loại hình du lịch homestay tại Mỹ Sơn, khách du lịch có cơ hộiđược tiềm hiểu sâu sắc văn hóa của dân tộc Chăm hơn bao giờ hết, bằng việc cùng ăn, cùng ở, cùngtham gia vào sinh hoạt hàng ngày
-Đối với loại hình homestay gắn liền với hệ sinh thái biển đảo thì Cù Lao Chàm là nổi bật PHAN DUY KHANH
Trang 7nhất Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, gồm 8 hòn đảo: Hòn Lao,Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông với tổng diện tích khoảng15km2 Hệ thống đảo có dân cư sinh sống khá trù mật, tập trung chủ yếu ở hòn Lao với khoảng3.000 người Nơi đây không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá của những di tích khảo cổ liên quan đến quátrình cư trú của cư dân cổ cách đây 3000 năm mà còn có dấu vết của quá trình giao lưu, buôn bánvới các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ cách đây 1000 năm; đặc biệt là việc pháttriển hệ thống đá xếp của cư dân Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinhhoạt.…Tại Cù lao Chàm còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa Hải Tạng, giếng làng, lăngÔng, miếu Bà, miếu tổ nghề yến cũng như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hang Bà,hang Tò vò, hòn Bao gạo, suối Tình, suối Mơ… Đến với các homestay ở Cù Lao Chàm Khách du lịch
có thể thưởng thức rau sạch được trồng ngay tại đảo và tham quan nghề nấu mắm truyền thống.Người dân phơi cá, phơi mực, mùa nào thức ấy để phục vụ du lịch và cuộc sống thường nhật Vấn
đề bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện rất nghiêm ngặt Không có túi nilông ở trên đảo,không có tình trạng trẻ em bán hàng rong, quà bánh cho khách
Nét văn hóa của một số dân tộc ít người khác ở tỉnh Quảng Nam cũng là một trong nhữngtiềm năng để phát triển homestay Quảng Nam hiện có 19 dân tộc thiểu số với khoảng 120.000 dânsinh sống tập trung ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang,Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My… Quá trình cộng cư giữa các dân tộc anh em đã góp phần tạonên diện mạo văn hóa vừa phong phú, vừa đa dạng về các hình thức biểu đạt của văn hóa các dântộc thiểu số tỉnh Quảng Nam Kho tàng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnhQuảng Nam khá đa dạng, từ những nét đặc trưng trong văn hóa tộc người Cơ tu như Gươl, cồngchiêng, nói lý hát lý… đến các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào Cor, Cadong,Xêđăng Đây là một trong những tiềm năng to lớn để phát triển loại hình homestay trong lòng cáclàng dân tộc thiểu số ở Quảng Nam, là điều kiện để du khách thập phương có cơ hội cùng ăn, cùng
ở và cùng sinh hoạt văn hóa với các dân tộc nới đây
Với đường bờ biển tương đối dài nên kinh tế biển, đặc biệc là đánh bắt hải sản đã có từlâu đời tại Quảng Nam Từ đó hình thành nên nhiều làng chài với những đặc trưng văn riêng của cưdân ven biển, cho nên loại hình homestay đã được hình thành tại các làng chài ven biển này
1.5 Đánh giá khả năng khai thác của du lịch cộng đồng (Homestay) tại Quảng Nam
Về mặt thuận lợi:
Tỉnh Quảng Nam có các điều kiện để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, đặc biệt là loạihình du lịch homestay Với hai di sản văn thế giới là Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, việchomestay đang có mặt và phát triển trong lòng hai di sản này vô hình chung đã thu hút khách đếnvới nơi đây Ngoài ra, còn có các loại hình homestay trong các làng dân tộc ít người, các làng chàiven biển, Và điều quang trọng nhất là loại hình du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestaynói riêng đã và đang được chính quyền quan tâm và đầu tư phát triển
Về mặt khó khăn:
Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển loại hình du lịch homestay tại Quảng Nam làngười dân làm homestay phần lớn còn chưa được đào tạo về du lịch, nên trong quá trình kinhdoanh loại hình này còn vấp phải một số vướn mắt Du lịch cộng đồng (homestay) ở Quảng Namhiện mới chỉ dừng lại trong phạm vi tổ chức làng, chưa thể nhân rộng ra các vùng khác
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG (HOMESTAY) TẠI QUẢNG NAM
Trang 82.1 Đánh giá thực trạng phát triển chung của tỉnh.
Hiện nay tại Quảng Nam có khoảng 239 cơ sở kinh doanh loại hình nhà ở cho thuê(homestay) hoạt động, ngoài ra còn một số lượng khá lớn hộ gia đình tham gia vào loại hìnhhomestay này, trong đó Cù Lao Chàm được xem là địa phương có nhiều homestay nhất ở QuảngNam với hơn 30 hộ kinh doanh (2015)
Địa phương có nhiều homestay thứ hai là Hội An, du lịch cộng đồng - homestay tại phố cổHội An đang được nhiều du khách quan tâm lựa chọn vì sự mới mẻ, dân dã Chỉ trong một khoảngthời gian du lịch ngắn, du khách vừa có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của nhiều di sản văn hóa thếgiới, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt, văn hóa của cư dân Hội An Bên cạnh đó, du lịchHội An ngày càng phát triển mạnh thì dẫn đến hệ lụy là số lượng phòng khách sạn không đáp ứng
đủ nhu cầu lưu trú cho du khách, đặc biệt vào các mùa lễ hội Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của dukhách đồng thời khắc phục điểm yếu về thiếu cơ sở lưu trú, từ năm 2013, du lịch homestay đãđược Hội An xây dựng thành điểm mạnh cho du lịch phố Hội Dịch vụ này đã nhận được sự thamgia rất nhiệt tình của du khách đặc biệt là khách quốc tế Đi chợ, nấu ăn, đi làm nông (cuốc đất,trồng rau), đi bắt cá… và cùng thưởng thức các món ăn truyền thống là một phần trải nghiệm thú vịvới homestay ở Hội An
Từ khi chính quyền địa phương khuyến khích người dân làm du lịch homestay, nhiều hộdân đã tham gia và đạt thành công ngoài mong đợi Trước đây, du khách đến Hội An chỉ nghỉ ởnhững khách sạn, villa, giờ đây, các nhà dân, đặc biệt là nhà cổ, đủ tiêu chuẩn đón khách cũng đượctham gia Điều này tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập, hơn nữa cũng giúp cho ngườidân có cơ hội giới thiệu văn hóa của Hội An đến với du khách Cách làm này đã thu hút du khách ởlại Hội An dài ngày hơn “Nhiều du khách đã ở lại Cẩm Châu 1 tuần, rồi 1 tháng, thậm chí là 3 tháng.Cùng với việc lưu trú dài ngày hơn, việc chi tiêu của du khách tại địa phương cũng tăng lên Theoông Vĩnh, nếu trung bình một ngày đêm, mỗi du khách chi tiêu tại Hội An là 60 USD thì với lượngngày dài ra, số tiền thu được từ du lịch của địa phương cũng tăng lên đáng kể
Tuy nhiên, việc phát triển loại hình homestay tại Quảng Nam hiện nay đăng gặp số vấn đềlớn
Thứ nhất: Loại hình homestay ở Quảng Nam đang phát triển một cách xô bồ, với hàngloạt các cơ sở đăng ký mới kinh doanh loại homestay Việc các homestay mọc lên một cách khôngkiểm soát như vậy dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, xảy ra nhiều tệ nạn xã hội Điềunày vô hình trung đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ, bộ mặt của du lịch Quảng Nam
Thứ hai: Loại hình homestay ở Quảng Nam hiện nay dường như đã mất đi bản sắc vốn cócủa nó Với hàng loạt cơ sở kinh doanh homestay nhưng lại xây lại dựng các phòng ốc khang trangnhư khách sạn, villa, không có yếu tố sinh hoạt tại nhà dân
Thứ ba: Các chủ cơ sở, hộ gia đình làm homestay chưa có những kỹ năng du lịch cơ bản,
họ chưa được tạo về kỹ năng thuyết trình đặt biệt là khả năng về ngoại ngữ của họ còn kém
2.2 Giới thiệu các điểm, địa phương, mô hình làm du lịch cộng đồng (homestay) ở Quảng Nam 2.2.1 Homestay ở Xã Cẩm Thanh
Dịch vụ lưu trú homestay không phải là mô hình quá mới mẻ ở Hội An, nhưng riêng tạiCẩm Thanh thì chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây Toàn xã có 36 có sở dịch
vụ, trong đó có 17 homestay với thiết kế không gian đẹp mắt, chủ yếu là khai thác vẻ hoang sơ củađịa phương kết hợp với phòng ở đầy đủ tiện nghi, tạo thành một không gian nghỉ dưỡng lý tưởngcho du khách Từ ngày những homestay mở ra, khách du lịch đến với Cẩm Thanh ngày càng nhiều.Cẩm Thanh bây giờ lúc nào cũng có bóng dáng khách nước ngoài Dịch vụ ăn uống, cho thuê xe máy,giặt ủi được mở ra và tăng lên đáng kể Nhiều homestay mở ra giải quyết được công ăn việc làm chongười dân, vừa khai thác được vẻ đẹp của địa phương để phát triển kinh tế, vừa để quảng bá hìnhảnh Cẩm Thanh một cách hiệu quả
PHAN DUY KHANH
Trang 9Homestay ở Cẩm Thanh thu hút được du khách dựa trên các tiêu chí vui vẻ, thân thiện,nhiều cây xanh trong khuôn viên Ngoài ra, đến với homestay Cẩm Thanh, du khách được trảinghiệm cuộc sống thường ngày với gia đình chủ nhà Người chủ đóng vai trò như một hướng dẫnviên, nói chuyện và cung cấp cho du khách nhiều thông tin thú vị về phong tục, tập quán ở làng quêCẩm Thanh Khách du lịch đến với Cẩm Thanh quanh năm, nhưng nhiều nhất là khoảng thời gian từtháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Hoạt động bơi thúng du lịch: Lắc thúng chai là một hoạt động giải trí được nhiều du kháchlựa chọn khi đến Cẩm Thanh Tham gia hoạt động này, du khách được người dân hướng dẫn cáchbơi thúng và sau đó tự tay mình bơi thúng vào rừng dừa xanh mát Giá một lần bơi thúng là 75.000đồng/người, nếu có câu cua là 100.000 đồng/người
Làng nghề tranh tre, dừa truyền thống: Với lợi thế có diện tích lớn rừng dừa nước, nghềlàm sản phẩm từ cây dừa nước là nghề truyền thống của người dân Cẩm Thanh Hiện tại, khoảngtrên 20% các hộ gia đình tại xã Cẩm Thanh sử dụng cây dừa nước phục vụ cho hoạt động sinh kế vàtăng thu nhập Sản phẩm chính từ cây dừa nước là phên, tấm lợp mái nhà được làm từ lá dừanước Các sản phẩm thủ công từ tre, dừa Cẩm Thanh thường là những món quà lưu niệm đặc trưng
và tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch
Hoạt động nông nghiệp phục vụ du khách: Hoạt động nông nghiệp phục vụ DLST hiện naytại Cẩm Thanh là cày ruộng, tưới rau… phục vụ cho du khách muốn tìm hiểu, khám phá và trảinghiệm, đời sống của người nông dân Người nông dân tham gia cung cấp các dịch vụ cho DLST nàychỉ cần có đám ruộng, thửa vườn, với các động và thực vật nuôi trồng trên đó Một số nhà dân đãbắt đầu gắn kết với việc nuôi trâu để cung cấp cho dịch vụ cưỡi trâu, xe trâu và cày, bừa bằng trâu.Ngoài ra, cảnh quan nông thôn là phông nền quan trọng hấp dẫn du khách về với Cẩm Thanh
lữ hành chọn đưa khách tới tham quan thường xuyên Mỗi năm, nơi này thu hút từ 10.000-12.000lượt khách quốc tế đến tham quan Tại đây, du khách được trải nghiệm công việc của người nôngdân từ cuốc đất, trồng rau, tưới nước, bón phân cho đến việc được hướng dẫn tự tay làm các món
ăn độc đáo nơi đây
Ở làng rau Trà Quế có chừng vài chục hộ gia đình vừa trồng rau sạch, vừa kinh doanh hìnhthức “homestay” - cho du khách Việt hay nước ngoài tham gia vào công việc trồng rau sạch cùngnông dân Ở đây, bất cứ người dân nào cũng có thể là hướng dẫn viên du lịch của làng Du khách đi
lẻ hoặc đi theo tour đều được dân làng tiếp đãi nồng hậu
Đến với làng rau Trà Quế, du khách được trở thành những người nông dân trồng rau thựcthụ trong những bộ áo quần nông dân, dép lê, nón lá, được người làng rau bày cho cách cuốc đất,trồng, tưới nước và chăm bón rau Sau thời gian “làm việc” trên đồng ruộng, du khách sẽ thưởngthức các món ăn chế biến từ các loại rau xanh đặc hữu Trà Quế và các món ngon của Quảng Nam
Người dân ở Trà Quế đã quen với hình ảnh các đoàn du khách nước ngoài đi xe đạp đếnthăm làng và tình nguyện làm nông dân trồng rau Chị Mai Hoa, hướng dẫn viên du lịch của thànhphố Hội An đưa khách đến tham quan làng rau, cho biết: Đa số khách phản hồi rất tốt Làng rau làđiểm hấp dẫn du khách Khách nước ngoài có khi bỏ ra 30 - 40 USD để làm người trồng rau Mộtđiều mà khách du lịch thích là rau trồng ở đây không dùng phân hóa học mà chỉ dùng rong cho nên
Trang 10làng rau Trà Quế là một làng rau sạch
Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với nhiều chủng loạirau được thu hoạch theo mùa Ở đây không bao giờ người dân dùng thuốc tăng trưởng để trồngrau mà chỉ tưới nước giếng khoan Trà Quế có loại rau không nơi nào ngon bằng như húng, tía tô,hành hoa… Góp phần làm lên đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát, “tô điểm” cho các món ăn dân dãriêng có ở Hội An và Quảng Nam
2.2.3 Cộng đồng làng chài ven biển An Bàng (An Bang Seaside Village Homestay)
Là một trong 3 cụm Homestay đạt danh hiệu Khách sạn xanh ASEAN giai đoạn 2016
-2018 đối với cụm nhà có phòng cho thuê (Homestay Asean) Cách Hội An chừng 4 km Khuhomestay An Bàng với khung cảnh hoang sơ thơ mộng đã trở thành điểm dừng chân ưa thích củanhiều du khách nước ngoài khi đến Hội An trong vài năm trở lại đây
Trong khi ở vài nơi không ít mô hình homestay đã bị biến dạng sai mục đích trở thành nhànghỉ hoặc khách sạn mini thì tại An Bàng mô hình lưu trú này đã phần nào đáp ứng được những yêucầu của du lịch cộng đồng là giúp khách trải nghiệm các giá trị văn hóa bản địa trên nền tảng nhữngtài nguyên du lịch tại chỗ Trong đó, lợi thế về biển đã trở thành yếu tố then chốt giúp các homestay
An Bàng khác biệt so với những nơi khác “Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển, tắm nắng du khách còn
có thể tham gia những hoạt động lao động chài lưới cùng ngư dân, còn nếu khách nào muốn theothuyền ra biển đánh cá thì giá là 10 USD/1 giờ
Ở An Bàng có 4 homestay được xem là nơi nghĩ ngơi lý tưởng nhất cho du khách
- An Bàng Seaside Village:
Là một trong những homestay ấn tượng nhất tại An Bàng, An Bàng Seaside Village thật sự
là một chốn dừng chân tuyệt vời khi bạn ghé thăm bãi biển thiên đường này Tọa lạc trên một vị trí
vô cùng đắc địa, với mặt hướng biển, lối vào là cửa ngõ bắt đầu của khu dân cư, An Bàng SeasideVillage là một homestay xinh xắn với những sắc màu trẻ trung, tươi tắn và tràn đầy sức sống
Homestay này có tất cả 8 phòng với các hướng view vườn, view biển hay villa sát biểnkhác nhau Thiết kế các phòng nghỉ rất mộc mạc và đơn giản nhưng đầy đủ tất cả các tiện nghi nhưmột khu resort cao cấp tại vùng biển Với màu trắng tinh của tường vôi được nhấn nhá bằng nhữngmảng sơn cửa xanh dương tươi mát khiến cho căn phòng trở nên tinh tế, xinh xắn và đáng yêu đến
lạ lùng
Trước cửa mỗi loại phòng, chủ nhân homestay đều khéo léo sắp đặt những bộ bàn ghếthư giãn uống trà, đọc sách hay đơn giản là ngắm biển, hít hà bầu không khí trong lành dễ chịu Tuydiện tích homestay không quá lớn, nhưng ở đây bạn sẽ cảm nhận được sự gắn kết của không gianthiết kế và thiên nhiên xanh tươi Chính vì thế, bầu không khí của ngôi nhà luôn luôn mát mẻ, tronglành, dễ chịu vô cùng
Có thể nói hiếm có homestay nào tại An Bàng có khoảng nhìn đẹp và thoáng như An BàngSeaside Village Bạn chỉ cần bước vài bước chân là đã đến được bãi tắm thiên đường với cát trắngmịn màng, nước trong vắt xanh biếc và đặc biệt, bãi tắm này rất vắng người
Trong phòng nghỉ ở homestay cũng luôn có đầy đủ trà, café và đồ ăn nhẹ cho bạn sử dụngkhi cần thiết Có thể nói, dịch vụ của homestay này không hề kém cạnh bất kỳ một khách sạn, resorthạng sang nào nhưng bạn lại cảm thấy tự do, thư thái và bình yên một cách lạ kỳ Đó chính là lý do
dù giá không rẻ nhưng An Bàng Seasile Village luôn là một trong những homestay đắt khách nhấttại bãi biển An Bàng Giá tham khảo: từ 1,3 triệu đến 3,3 triệu (tùy vị trí phòng)
- Red Flower Cottage Homestay:
Red Flower Cottage gây ấn tượng với du khách bởi khoảng vườn xanh mướt được gia chủkhéo léo xếp đặt những bộ bàn ghế nghỉ ngơi, uống nước xinh xắn Dưới ánh nắng chói chang của PHAN DUY KHANH