2,0 điểm Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về một thông điệp anh/chị tiếp nhận được từ đoạn trích ở phần đọc hiểu.. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ 18 1 Đoạn trích chủ yếu sử dụ
Trang 1HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
Thời gian làm bài: 120 phút
Họ và tên thí sinh:
Số Báo Danh:
I.ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi cực ghét cá ươn
Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ lại tốn nhiều thời gian để mang cá về- có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa
Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn Tuy nhiên vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu
Một lần nữa các công ty Nhật bản lại tìm cách giải quyết vấn đề Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu Cá mập chén một số cá trong đó- là những con cá yếu đuối, chậm chạp Số cá còn lại vẫn sống khỏe và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải
“ hoạt động” để tránh cá mập Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này
(Trích từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi)
Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm) Theo anh/ chị, mục đích chính của người viết qua câu chuyện này là gì?
Câu 3 (1,0 điểm) Những cách làm ( để được ăn cá tươi) cho anh/ chị thấy điều gì ở người Nhật bản?
Câu 4 (1,0 điểm) Từ câu chuyện của người Nhật Bản thích ăn cá tươi, hày rút ra cho mình một bài học mà
anh/chị cho là có ý nghĩa
II LÀM VĂN ( 7,0 điểm):
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về một thông điệp anh/chị tiếp nhận được
từ đoạn trích ở phần đọc hiểu
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
ĐỀ SỐ 18/80
Trang 2Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
( Trích Tây Tiến- Quang Dũng dẫn theo Ngữ Văn 12, tập 1,sdd,tr.68-69)
HẾT
Trang 3HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ 18
1 Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức tự sự 0,5
2 Học sinh có thể nêu 1 trong 2 mục đích của người viết như sau:
- Ca ngợi óc thông minh, sáng tạo và sự kiên trì của người Nhật
- Động viên, khích lệ mọi người sáng tạo và kiên trì trong công việc
1,0
3 Những cách làm đó cho thấy người Nhật Bản rất thông minh, sáng tạo và
kiên trì
0,5
4 Học sinh rút ra cho mình một bài học có ý nghĩa với bản thân và những
người xung quanh Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục, phù hợp với nội dung văn bản cách diễn đạt có thể khác nhau nhưng cần nêu được ý chính là bài học về sự kiên trì hoặc luôn cố gắng, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm
1,5
1 Trình bày suy nghĩ về thông điệp mà anh/chị tiếp nhận được từ đoạn
trích ở phần Đọc- hiểu
2,0
Yêu cầu về hình thức:
- Viết một đoạn văn, khoảng 200 từ
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung
Học sinh có thể nêu một trong những thông điệp sau và viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về thông điệp đó:
- Trong công việc, con người cần phải biết kiên trì, sáng tạo trong cách nghĩ và cách làm
- Các nhà sản xuất và kinh doanh cần đặt tiêu chuẩn chất lương của sản phẩm lên hàng đầu
- Giả sử mỗi người là một chú cá bé nhỏ trong bể, nếu không có cá mập, liệu ta có thể lỗ lực hết mình ( bơi nhanh và bơi xa) đến thế hay không?
- Hình ảnh con cá mập trong đoạn trích chính là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống buôc ta phải lỗ lực tìm cách vượt qua để có thê trưởng thành và phát triển.Mỗi khó khăn và thử thách đều đi kèm với một cơ hội tương xứng Quan trọng là chúng ta đối mặt với khó khăn, thử thách đó như thế nào- can đảm đối mặt hay chùn bước và trốn chạy?
- Thử thách giúp chúng ta tìm ra sức mạnh và cách thức để tồn tại, vươn tới Thay vì né tránh, hãy dũng cảm đối mặt với nó
- Nếu bạn đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn Đừng tự bằng lòng, thỏa mãn với thành tích, ngủ quên trên chiến thắng của chính mình
2 Cảm nhận về đoạn thơ : “ Sông Mã nếp xôi” trong bài thơ Tây Tiến
của Quang Dũng
5,0 2.1 Giới thiệu chung:
- Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp
Trang 4và hào hoa của nền thơ ca kháng chiến” Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian
- Đoạn thơ nằm ở phần đầu của bài thơ khắc hạo vẻ đẹp của thiên nhiên và người lính Tây Tiến
2.2 Phân tích
a Bốn câu đầu đươc khơi nguồn từ nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian và cảnh vật:
Sông Mã đêm hơi”
- Hình ảnh con sông Mã- nhân chứng gắn bó bao kỉ niệm với Tây Tiến- nó không còn là con sông vô hồn mà chở nặng bao cảm xúc khó quên, những
kỉ niệm buồn vui mà Tây Tiến đã đi qua
- Điệp từ “nhớ” kết hợp với âm ‘ ơi, chơi vơi, hơi” tạo nên âm hưởng tha thiết ngân mãi trong lòng người đọc
b Bốn câu tiếp: “ Dốc lên khúc khuỷu xa khơi”
- Bốn câu thơ mang vẻ đẹp của thơ tứ tuyệt ‘ thi trung hữu họa”- một bức tranh thiên nhiên hoành tráng
- Các từ ngữ giàu giá trị tạo hình được huy động: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời diễn tả cảnh núi rừng hoang sơ, hiểm trở
- Thơ Quang Dũng không chỉ thấm đẫm chất họa mà còn giàu tính nhạc
Chất nhạc được tạo ra bằng những âm hưởng đặc biệt qua những âm thanh đậm đặc: dốc, khúc khuỷu, thẳm, hút, súng, ngửi khiến cho sự hiểm trở của con đường cứ tăng lên mãi
c Thiên nhiên miền Tây dữ dội, hiểm trở luôn là mối đe dọa của người lính Tây Tiến:
“Anh bạn dãi dầu cọp trêu người”
- Quang Dũng không hề né tránh sự thật bi thương của đoàn quân Tây Tiến trên bước đường hành quân Cái chết, sự hi sinh được nhà thơ diễn tả bằng ngôn ngữ đầy chất bay bổng, ngạo nghễ, nhẹ nhàng tựa lông hồng
- Các điệp từ “ chiều chiều, đêm đêm” diến tả thời gian diến ra triền miên nơi rừng thiêng, thác sâu, nơi ấy đang đe dọa khủng khiếp đối với người lính Tây Tiến
- Hai câu cuối tác giả gợi lại kỉ niệm ngọt ngào, thắm thiết tình quân dân và tâm hồn lãng mạn, đa tình của người lính Tây Tiến
d Nghệ thuật: kết hợp hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn, giữa chất họa và chất nhạc, sử dụng các từ láy tạo hình, điệp từ
2.3 Đánh giá:
- Quang Dũng đã tái hiện một cách sinh động và gợi cảm một vùng đất hiểm trở, hùng vĩ, dữ dội mà thơ mộng, kì thú, gắn liền với chặng đường hành quân của những chiến sĩ hào hùng, kiêu dũng nhưng cũng thật lãng mạn và hào hoa
- Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ, sự đồng cảm, niềm kiêu hãnh tự hào về đồng đội