1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH cơ sở tự NHIÊN xã hội 3

35 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 507,05 KB

Nội dung

- Các cơ sở như nhà máy trường học, nông trường, xí nghiệp…Xét về phạm vi địa lý và lịch sử thì đều mang tính địa phương song bản thân chúng lại có nội dung mang tính chất chuyên môn kỹ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Trang 2

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ TỰ NHIÊN& XÃ HỘI 3

PHẦN: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 15 TIẾT

Chương 1 Khái luận về lịch sử địa phương (3 tiết)

1.1 Khái niệm và đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu LSĐP

1.1.1 Khái niệm lịch sử địa phương và đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu

a)Một số khái niệm liên quan đến lịch sử địa phương

Để hiểu được lịch sử địa phương chúng ta cần nắm các khái niệm liên quan

+ Khái niệm Lịch sử

Theo từ điển thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông thì lịch sử có 2 nghĩa:

“1, Lịch sử là quá trình phát sinh phát triển khách quan của tự nhiên và xã hội theo trình tự thời gian

2, Lịch sử là Khoa học nghiên cứu quá khứ xã hội loài người trên tất cả các mặt của đời sống con người”

+ Khái niệm Lịch sử dân tộc: Là lịch sử của một quốc gia (một nước)

+ Khái niệm Địa phương: Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: Địa phương là danh

từ chỉ tất cả các đơn vị hành chính, các đơn vị cư trú của con người, là một đơn vị xã hội dưới quốc gia, “là những vùng đất khác nhau riêng lẽ của đất nước, có những mối liên hệ với cả nước và là bộ phận cấu thành của đất nước (quốc gia) nhưng cũng có những nét riêng, tạo nên sắc thái riêng của vùng mình”

Hay nói cách khác “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”(1)

Có thể hiểu khái niệm “địa phương” dưới 2 góc độ: - Một vùng đất nhất định có ranh giới riêng hình thành từ lâu đời nhằm phân biệt nó với những vùng đất tương tự xung quanh (làng, xã, huyện, tỉnh, mường, châu) Ranh giới ở đây chủ yếu là ranh giới địa lý tự nhiên

- Các cơ sở như nhà máy trường học, nông trường, xí nghiệp…Xét về phạm vi địa

lý và lịch sử thì đều mang tính địa phương song bản thân chúng lại có nội dung mang tính chất chuyên môn kỹ thuật, do đó thông thường chúng được xếp vào thể loại các chuyên ngành trong nghiên cứu lịch sử

+ Khái niệm Lịch sử địa phương là lịch sử của một địa phương (một đơn vị hành

chính cấu thành nên một quốc gia) tức là lịch sử của làng, xã, huyện, tỉnh hay lịch sử một đơn vị cư trú lớn nhỏ khác nhau dưới quốc gia, là lịch sử của một đơn vị sản xuất,

chiến đấu, một đơn vị văn hoá… Nói cách khác lịch sử địa phương là quá trình hình thành, phát triển của một địa phương được trình bày theo một trình tự thời gian từ xưa đến nay Nó cũng là một ngành trong môn địa phương học Khái niệm lịch sử địa

phương như vậy rất đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn về thể loại

Chú thích (1) Trung tâm ngôn ngữ từ điển, Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, 1992, tr 321

Trang 3

b) Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của lịch sử địa phương

Ở nước ta hiện nay Lịch sử địa phương chưa phải là một ngành khoa học độc lập

mà là một bộ phận của Lịch sử dân tộc, tuy nhiên nó vẫn có đối tượng nghiên cứu cụ thể gồm 3 đối tượng sau:

1) Nghiên cứu các đơn vị hành chính, các đơn vị cư trú của con người, là một đơn

vị xã hội dưới quốc gia (thôn, làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố ) Với loại đối tượng này lịch sử địa phương nghiên cứu toàn diện về tình hình các mặt hoạt động của con người (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ) ở một địa phương cụ thể; có thể là toàn bộ lịch sử quá tình hình thành và phát triển của địa phương đó từ khi ra đời đến thời điểm nghiên cứu Cũng có thể nghiên cứu trong một giai đoạn lịch sử cụ thể Lịch sử địa phương được nghiên cứu biên soạn trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc ở những giai đoạn tương ứng Trên cơ sở đó rút ra nét đặc thù của địa phương, những gía trị vật chất

và tinh thần, những thành tựu và đóng góp của địa phương đối với cả nước, để minh hoạ, bổ sung cho lịch sử dân tộc

Nghiên cứu về đối tượng này, có nhiều thể loại phong phú như:

 Lịch sử đảng bộ và các đàn thể cách mạng của địa phương

 Lịch lử các phong trào cách mạng địa phương

 Lịch sử phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của địa phương

 Những đóng góp và truyền thống của địa phương trong lịch sử

 Lịch sử hình thành và phát triển của làng xã, thành phố

2) Nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở một địa phương có liên quan tới những sự kiện, hiện tượng lịch sử dân tộc

3) Nghiên cứu các cơ quan, ngành, trường học, các tổ chức quần chúng

Với các loại đối tượng nói trên lịch sử địa phương có nhiệm vụ nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, sâu sắc về lịch sử của nó (tuỳ theo phạm vi không gian và thời gian mà yêu cầu của công việc nghiên cứu xác định)

Khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể cần phải dặt nó và nghiên cứu nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử chung, chỉ ra được sự tác động, ảnh hưởng của hoàn cảnh chung đến đối tượng nghiên cứu, từ đó rút ra những đặc diểm của địa phương

1.2 Vị trí, Ý nghĩa của việc học tập lịch sử địa phương ở trường tiểu học.

- LSĐP là một bộ phận hợp thành lịch sử dân tộc do đó học tập LSĐP sẽ góp phần tích cực bổ sung sử liệu cho kiến thức lịch sử dân tộc, làm cụ thể hoá, cá thể hoá lịch sử dân tộc và làm phong phú thêm hiểu biết của các em về lịch sử dân tộc Giúp

HS tiểu học mở rộng hiểu biết thêm về quê hương của các em góp phần giáo dục và củng cố ở các em lòng yêu quê hường, tình cảm gắn bó và tự hào về mãnh đất và con người nơi các em đang sinh sống

Trang 4

- LSĐP còn làm sáng tỏ thêm đóng góp lớn của nhân dân địa phương vào sự nghiệp

dựng nước và giữ nước của dân tộc, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương trong quốc gia

1.3 Nội dung cơ bản của lịch sử địa phương

Ở chương trình tiểu học lịch sử địa phương chủ yếu là học tập nghiên cứu các vấn dề sau:

Các sự kiện lớn xảy ra ở địa phương (tỉnh thành phố, huyện quận, xã phường, thôn - xóm)

- Các di tích lịch sử tiêu biểu của địa phương hiện còn đến ngày nay

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương

- Những phong tục, lễ hội truyền thống truyền thống của địa phương

- Các nghề thủ công, làng nghề truyền thống của địa phương

- Các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian của địa phương

Trang 5

Chương 2 Phương pháp biên soạn và giảng dạy LSĐP

2.1 Phương pháp biên soạn

Tùy theo thể loại và hình thức tổ chức dạy học mà biên soạn tài liệu LSĐP phù hợp để làm bài giàng ở trường Tiểu học

+ Loại bài giảng với hình thức dạy học trên lớp nói chung về dung lượng

cũng vẫn cần ngắn gọn chỉ trình bày khoàng 10-15 phút với chuơng trình tiểu học thì nên thiết kế bài giảng có cả kênh chữ và kênh hình, bên cành việc sử dụng văn kể chuyện có thể sử dụng kết hợp tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm

để biên soạn bài học Bài học cần lưu ý lựa chọn hình ảnh đẹp, rõ ràng có sức hấp dẫn trên lớp có các bài lịch sử địa phương như giới thiệu một sự kiện LSĐP, giới thiệu một nhân vật LSĐP Với từng loại bài học chúng ta chọn kết cấu bài khác nhau

* Với bài giới thiệu một sự kiện thì cần biên soạn theo bố cục:

- Hoàn cảnh lịch sử diễn ra sự kiện gồm những nét cơ bản điều kiện lịch sử chi phối, về thời gian không gian diễn ra sự kiện, nguyên nhân dẫn đến sự kiện

- Diễn biến của sự kiện

- Kết quả

- Ý nghĩa tác động và bài học lịch sử rút ra (hoặc qui luật lịch sử nếu có)

* Với bài giới thiệu nhân vật thì bố cục có thể là:

- Thời gian sinh sống (ngày tháng năm sinh năm mất)

- Hoàn cảnh lịch sử mà nhân vật đó sống và hoạt động

- Sự kiện lịch sử địa phương mà nhân vật đó tham gia

- Một vài nét về tính cách, đạo đức nổi bật của nhân vật

- Công lao của nhân vật đối với quê hương

- Hạn chế (nếu có)

- Bài học lịch sử rút ra với ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học sinh Chú ý kết hợp hình ảnh, hiện vật lịch sử của nhân vật với nội dung bài học

+ Loại bài giảng ngoài giờ lên lớp (sau này có thể áp dụng vào giảng dạy các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ 2018 về sau) thì có một số hình thức như:

1) Tham quan một di tích lịch sử, một công trình văn hóa, một hiện tượng

văn hóa, một làng nghề thủ công truyền thống; hay tham quan nhà truyền thồng, bảo tàng lịch sử địa phương…Bố cục của một bài tham quan có thể là:

Trước khi đưa học sinh đến tham quan các di tích, nhà truyền thống, bảo tàng hay làng nghề thì giáo viên phải dành thời gian tham quan trước để thu thập tại liệu thực địa và tìm kiếm các tài liệu thành văn liên quan, trên cơ sở đó xây dựng nội dung bài học theo bố cục:

Trang 6

+ Với bài tham quan một di tích lịch sử hay một công trình kiến trúc

- Vài nét khái quát về di tích, công trình (thời gian xuất hiện, công dụng, giá

trị văn hóa, nghệ thuật của di tích)

- Tình trạng di tích: òn nguyên vẹn hay đã bị xuống cấp, hư hoại?

- Những hiện vật, tranh ảnh còn lại ở di tích liên quan đến sự kiện hiện tượng lịch sử nào?

- Những nét độc đáo, giá trị lịch sử văn hóa của di tích hay công trình?

Lưu ý: bài học nên biên soạn bàng cách sử dụng kết hợp văn miêu tả với tường thuật, kể chuyện

+ Với bài phục vụ chuyến tham quan tại nhà truyền thống, bảo tàng thì có thể nhờ nhân viên ở đó thuyết minh nếu không có người thuyết minh thì giáo viên nên viết bài giới thiệu Để làm được điều này thì giáo viên phải trực tiếp đến nhà truyền thống, bảo tàng tham quan ghi chép trước, để nắm được kết cấu đặc biệt

là các hiện vật, tranh ảnh có ở đó để mô tả đồng thời đưa ra các câu hỏi gợi mở giúp học sinh quan sát

2) Ngoại khóa lịch sử bao gồm: Dạ hội lịch sử, Trò chơi lịch sử, Câu lạc bộ, Thi rung chuông vàng, đọc sách LSĐP, mời nhân chứng kể chuyện nhân kỷ niệm ngày lịch sử ở địa phương…tùy theo từng loại để tổ chức gắn với mục đích giúp học sinh học tập và giáo dục cho các em

2.2 Phương pháp giảng dạy

- Với dạng bài LSĐP trên lớp: sử dụng các phương pháp dạy học Lịch sử phù hợp ở tiểu học như kể chuyện kết hợp với miêu tả, tường thuật, nêu đặc điểm, trao đổi đàm thoại, thảo luận, trò chơi theo nhóm, làm bài tập trắc nghiệm dưới hình thức chia lớp học thành từng đội

- Với bài ngoại khóa dưới hình thức tham quan thì sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với mô tả, nêu đặc điểm, và hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh quan sát, nhận xét, chú ý kết hợp phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

Câu hỏi ôn tập chương 1 và 2

1 Anh/ chị hãy làm rõ khái niệm “lịch sử địa phương”

2 Hãy giới thiệu các dối tượng nghiên cứu của lịch sử địa phương

3 Trình bày vị trí ý nghĩa của việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Tiểu học Ở các trường Tiểu học lịch sử địa phương thường được giảng dạy những nội dung cơ bản nào?

4 Hãy cho biết các hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường tiểu học

5 Lịch sử địa phương ở chương trình tiểu hoc thường sử dụng những phương pháp giảng dạy nào?

Trang 7

Chương 3 Khái quát lịch sử Quảng Bình từ nguyên thủy đến nay 3.1 Quảng Bình từ thời nguyên thủy đến thế kỷ XI

a) Quảng Bình thời nguyên thủy

Ngay từ xa xưa Quảng Bình đã là một trong những địa bàn sinh sống của người nguyên thủy Các thành tựu Khảo cổ học của thế kỷ XX đã cho phép chúng ta khẳng định là muộn nhất là ở Sơ kỳ thời đại đồ đá mới trên lãnh thổ Quảng Bình đã có con người sinh sống “Năm 1926, nhà khảo cổ học người Pháp Madơlen Côlani đã phát hiện và khai quật nhiều di chỉ ở Quảng Bình Tiêu biểu là các di chỉ hang Hùm, hang Khái ở gần Qui Đạt huyện Minh Hóa, bà đã phát hiện nhiều đống vỏ ốc, tra,i hến có cả xương người, xương thú và các mãnh gốm có đặc điểm của gốm Mai Pha thuộc công cụ đá đẽo, hòn ghè, rìu thô, chày nghiền Bà cho rằng các hiện vật đó cùng chung kĩ thuật chế tác với văn hóa Hòa Bình Buổi đầu người nguyên thủy ở Quảng Bình đã sinh sống trong các hang động, dưới các mái đá cao ráo hoặc ở các cửa hang gần nguồn nước; thức

ăn chủ yếu có được nhờ săn bắt và hái lượm

Từ miền thượng nguồn sông Gianh dần dần người nguyên thủy đã men theo các triền sông có đất đai màu mở tiến về đồng bằng ven biển Khảo cổ học tìm thấy các di tích văn hóa thuộc hậu kì thời đá mới ở Cồn Nền, Ba Đồn (Quảng Trạch), Bàu Tró (Đồng Hới), Lệ Kỳ (Quảng Ninh) Đặc biệt di chỉ văn hóa Bàu Tró là một di chỉ hậu kì đá mới tiêu biểu của cư dân việt cổ có niên đại cách ngày nay trên 4.000 năm

Ở Bàu Tró các nhà khảo cổ học đã nhiều lần khai quật và tìm thấy rất nhiều hiện vật của một nền văn hóa đá mới ở thời kỳ phát triển rực rỡ Trong lần khai quật của Đại học Khoa học Huế đã phát hiện: 77 rìu và bôn đá đã được mài nhẵn, 47 bàn nghiền hạt, một chì lưới, một đống xương cá và 11.972 mảnh gốm của các loại nồi niêu, bình bát Điều này chứng tỏ người nguyên thủy ở văn hóa Bàu Tró đã biết kết hợp kinh tế nông nghiệp trồng trọt với đánh bắt thủy hải sản Việc tìm thấy khuyên tai 2 đầu thú trong di chỉ văn hóa Bàu Tró và ở Tam Tòa tìm thấy khuyên tai 3 mấu - Đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, điều này phép cho chúng ta kết luận: Quảng Bình là vùng đất giao thoa của văn hóa Việt - Chăm

b) Quảng Bình buổi đầu dựng nước và giữ nước

Bước vào thời đại kim khí, Quảng Bình cũng là địa bàn phân bố của nền văn hóa Đông Sơn, nhiều di chỉ và hiện vật của nền văn hóa này được phát hiện

ở Quảng Bình Đó là việc phát hiện dao găm đồng ở Cổ Giang, kiếm đồng ở Khương Hà (Bố Trạch), khuôn đúc đồng, lưỡi xéo đồng ở Hương Hóa (Tuyên Hóa), kiếm sắt ở Xuân Sơn (Bố Trạch), trồng đồng ở Phù Lưu (Quảng Trạch) các bằng chứng này cho phép khẳng định Quảng Bình là địa bàn phân bố của

Trang 8

văn hóa Đông Sơn Do đó hầu hết các sử gia Quảng Bình hiện đại đều cho rằng Quảng Bình nằm trong lãnh thổ của Văn Lang, Âu Lạc Tuy nhiên dưới quan điểm của các nhà khảo cổ học thì ở Quảng Bình cho đến nay (2015) tại lưu vực các con sông ở Quảng Bình KCH vẫn chưa tìm thấy di tích các công xã nông

thôn của người Việt cổ kiểu như di tích Làng Cả, di tích Làng Vạc…do đó

chưa có cơ sở khoa học để kết luận Quảng Bình nằm trong lãnh thổ của Văn Lang, Âu Lạc

c) Quảng Bình từ 179 TCN – 111 TCN

Sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính, từ năm 179 Tr.CN đến năm

111 Tr CN, vùng đất Quảng Bình có thể nằm trong quận Cửu Chân và bị đặt dưới ách cai trị của chính quyền độ hộ họ Triệu (nước Nam Việt) Cũng có thể

là vùng đất Quảng Bình nằm ngoài sự cai trị của Nam Việt và thuộc lãnh thổ của nước Việt Thường Thị (có lãnh thổ là khu vực Trung Bộ) Theo Tiến sỹ Nguyễn

Khắc Thái (2014), Lịch sử Quảng Bình, NXB Chính trị -Hành chính: “khi nhà

nước Văn Lang ra đời và sau đó là sự nối tiếp của nhà nước Âu Lạc thì vùng đất Quảng Bình xưa có sự quản lý xen kẻ của các nhà nước tối cổ phía bắc, phía nam đối với cộng đồng cư dân ở đồng bằng, ven biển và hạ lưu các con sông, còn cư dân trong vùng núi và trước núi thì vẫn theo chế độ tự quản bộ lạc” Tuy

nhiên nước Việt Thường thị trên thực tế cũng chưa có đủ cơ sở khoa học để khẳng định là có sự tồn tại thật sự ở khu vực trung bộ Việt Nam hay không vì phần lớn các cứ liệu đều dựa vào cổ sử Trung Quốc Mà các tài liệu cổ sử đó đều chỉ được viết sau sự kiện đã hàng nghìn năm trước và được viết để nhằm để cao Hoàng đế Trung Hoa và muốn quảng bá ảnh hưởng của Trung Hoa ngay từ thời nhà Chu đã vượt ra ngoài lãnh thổ của họ hàng vạn dặm, tuy nhiên các tài

liệu này đã ghi chép những thông tin thiếu thực tế rằng “Sứ giả Việt Thường thị

đến chầu Hoàng đề nhà Chu và tặng nhà Chu con rùa hơn 1000 năm tuổi trên mình khắc chữ khoa đầu…”

d) Quảng Bình dưới cách thống trị của nhà Hán

Sau khi thôn tính nước Nam Việt (111 TCN), Nhà Hán đã sáp nhập Nam Việt vào Trung Quốc, ngoài Giao chỉ và Cữu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam từ Hoành Sơn (Đèo ngang) trở vào Bình Định (có 5 huyện: Tây Quyển, Tỷ Ảnh,Chu Ngô, Lô Dung, Tượng Lâm vùng đất Quảng Bình nằm trong 2 huyện Tây Quyển và Tỷ Ảnh Như thế từ năm 111 TCN cho đến năm 193 Quảng Bình nằm dưới ách thống trị của nhà Hán Năm 40 - 42 nhân dân Quảng Bình đã đứng dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng Năm 100, nhân dân Nhật Nam lại đứng lên khởi nghĩa chống bọn quan cai trị tàn bạo tham lam của nhà Hán

đ) Quảng Bình thời kì nước Lâm Ấp đến Chiêm Thành (193 - 1069)

Trang 9

Từ năm 192 đến năm 193, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm vùng dậy khởi nghĩa giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc Vùng đất huyện Tượng Lâm trở thành vương quốc Lâm Ấp độc lập; 4 huyện còn lại của quận Nhật Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa Sau khi giành được độc lập, Lâm Ấp ngày càng lớn mạnh và phát triển Đến nửa sau thế kỷ III, nhân lúc chính quyền đô hộ của nhà Ngô suy yếu, vua Lâm Ấp đưa quân đánh chiếm phần lớn vùng đất còn lại của quận Nhật Nam Do đó nhà Ngô chỉ còn giữ được phần đất từ bờ bắc sông Gianh đến Đèo Ngang (vùng Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa ngày nay) nên phải bỏ quận Nhật Nam Năm 280, sau khi chinh phục nước Ngô, nhà Tấn kết thúc cục diện Tam quốc và thống nhất Trung Quốc; từ

đó đến năm 337, Quảng Bình nằm dưới ách cai trị của nhà Tấn Năm 337, vua Lâm Ấp là Phạm Văn đánh chiếm nốt phần đất còn lại của quận Nhật Nam từ bờ bắc sông Gianh đến Đèo Ngang, rồi cho quân lính san bằng huyện lỵ do nhà Tấn lập ra ở đây Từ đó Quảng Bình trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa chính quyền Lâm Ấp với các thế lực đô hộ phong kiến Trung Hoa ở các quận Giao Chỉ và Cửu Chân Năm 413, vua Chăm Pa là Phạm Hồ Đạt lại đưa quân đánh ra các quận: Cửu Đức, Cửu Chân Sau khi rút quân khỏi quận Cửu Đức (quận mới được tách ra từ khu vực phía nam quận Cửu Chân) Lâm Ấp chiếm toàn bộ vùng đất Nhật Nam, xây thành Khu Túc, tích trữ lương thực vũ khí để phòng giữ và lấy dãy Hoành Sơn làm cương giới với nhà Tấn Vùng đất Quảng Bình trở thành chiến trường ác liệt và nơi tranh chấp kéo dài giữa Lâm Ấp với chính quyền đô hộ phong kiến Trung Hoa từ thế kỷ III đến thế kỷ IX Một mặt

do chiến tranh khốc liệt diễn ra mặt khác là sự cướp bóc và tàn sát của cả hai thế lực tranh chấp nói trên mà các cộng đồng cư dân người Việt sinh sống ở vùng đất Quảng Bình này từ trước đã phải di cư sang phía bắc dãy Hoành Sơn hoặc bị tiêu diệt Sau khi Lâm Ấp làm chủ vùng này họ đã xây dựng thành lũy, đồn trại

để trấn giữ và có thể cũng đưa người Chăm đến định cư ở nơi đây làm phên dậu Bằng chứng là khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích văn hóa Chăm có niên đại

từ thế kỷ III đến thế kỷ IX trên địa bàn Quảng Bình Trong thời gian này bọn quan lại của chính quyền phong kiến Trung Hoa trấn trị ở Cửu Đức, Cửu Chân

đã nhiều lần cho quân vượt Hoành Sơn (đèo Ngang) đánh chiếm một phần lãnh thổ Lâm Ấp khôi phục lại quận Nhật Nam trong những khoảng thời gian ngắn Thời nhà Tùy, vào năm 605, Lưu Phương là một viên tướng giỏi cai trị ở Hoan Châu (Nghệ An- Hà Tĩnh) đã thống suất quân binh vượt Đèo Ngang tiến sang đánh bại quân Lâm Ấp; đặt lại ách đô hộ của nhà Tùy lên toàn bộ lãnh thổ Lâm

Ấp (có vùng đất Quảng Bình) Sau đó nhân lúc nhà Tùy suy yếu, vua Lâm Ấp là Phạm Chí đưa quân trở lại đánh bật quan quân nhà Tùy trở về phía bắc Đèo

Trang 10

Ngang khôi phục lại nước Lâm Ấp Từ đó Lâm Ấp tiếp tục củng cố lực lượng chống trả các cuộc chinh phạt của tướng tá nhà Đường cai trị ở Châu Hoan Đầu đời Đường, Lâm Ấp lấy vùng đất gồm Quảng Bình và bắc Quảng Trị lập 3 châu:

Bố Chinh, Địa Lý và Ma Linh Bố Chinh và Địa lý là vùng đất Quảng Bình còn

Ma Linh là hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị ngày nay Vào thế kỷ IX Lâm Ấp đổi tên nước là Hoàn Vương rồi Chiêm Thành (còn gọi là Chăm Pa) Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ vốn là một hào trưởng người Việt đã lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đứng lên xóa bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường Đầu thế kỷ X, chính quyền họ Khúc

và họ Dương bắt tay vào giải quyết những tồn đọng về chính trị, kinh tế và xã hội của thời Bắc thuộc, củng cố nền độc lập tự chủ ở vùng đất phía bắc dãy Hoành Sơn tới biên giới Việt - Trung Các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê tiếp tục củng cố nền độc lập, giải quyết nạn cát cứ và từng bước xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Cồ Việt Trong thời gian này, nhờ giành được độc lập đã khá lâu nên Chiêm Thành đã có sự phát triển mạnh mẽ nhiều mặt, do đó họ đã nhiều lần đưa quân sang cướp phá Đại Cồ Việt Năm 979, khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, triều Đinh khủng hoảng, ở phía bắc quân Tống đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch xâm lược Ở phía nam nhân cơ hội đó, hơn

1000 thuyền chiến của Chiêm Thành được Ngô Nhật Khánh (một sứ quân bị Đinh Bộ Lĩnh chinh phục sau trốn sang Chiêm Thành) dẫn đường định tiến vào đánh chiếm kinh đô Hoa Lư Khi thuyền chiến của Chiêm Thành vừa vượt biển tiến vào cửa sông Hoàng Long thì bị bão tố nhấn chìm; nhờ đó mối họa xâm lăng từ Chiêm Thành đối với Đại Cồ Việt lần này được thiên nhiên loại bỏ Lúc nhà Tống chuẩn bị xuất binh xâm lược Đại Cồ Việt thì vua Đinh là Đinh Toàn mới sáu tuổi chưa đủ năng lực để lãnh đạo quân dân cả nước chống ngoại xâm Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, các quan trong triều đã cùng Thái hậu Dương Vân Nga phò tá Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua để lãnh đạo quân dân kháng chiến Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, Lê Hoàn đã chủ động cử sứ giả sang Chiêm Thành đặt vấn đề thiết lập quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước Đáng tiếc rằng giai thống trị của Chiêm Thành vẫn giữ thái độ đối địch và còn bắt giam sứ giả của Lê Hoàn Để loại trừ mối họa từ phía nam, năm 982, Lê Hoàn đã tự làm tướng đưa quân tấn công vào kinh đô Chiêm Thành Quân đội Lê Hoàn nhanh chóng đánh bại quân Chiêm bắt sống vua Chiêm, phá hủy thành trì thu nhiều chiến lợi phẩm, bắt hàng nghìn tù binh rồi rút quân về nước Sau trận thua này Chiêm Thành phải triều cống cho Đại Cồ Việt Để đề phòng việc Chiêm Thành lại cho quan sang cướp phá Đại Cồ Việt nên năm 992, Lê Hoàn sai tướng Ngô Tử Am cùng 3000 binh lính mở con đường bộ từ Nam Giới vào Địa Lý (từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình) đặt cơ sở cho

Trang 11

việc hình thành con đường Thiên lý chạy suốt bắc nam nước ta sau này Từ sau năm 982 đến kết thúc triều nhà Tiền Lê (1009), Chiêm Thành suy yếu hẵn không dám vào cướp phá Đại Cồ Việt nữa Trong 60 năm đầu cai trị của nhà Lý, Chiêm Thành dần dần phục hồi lực lượng nên thỉnh thoảng lại cho quân sang cướp phá Đại Cồ Việt tại khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh Năm 1044, Chiêm Thành tiếp tục cho quân ra cướp phá Nghệ An, vua Lý Thái Tông phải ngự giá thân chinh tiến đánh Chiêm Thành Quân Chiêm thua trận, Lý Thái Tông bắt được trên 5 nghìn tù binh và 30 voi chiến Tướng Chiêm là Quách Gia Bi chém Quốc vương Xạ Đẩu mang đầu qua hàng Quân Lý chiếm kinh thành Phật Thệ bắt thêm nhiều tù binh trong đó có Vương phi Mỵ Ê của Xạ Đẩu

Năm 1054, Nhà Lý đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, từng bước củng cố và phát triển nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền

Nhìn chung trong thời gian từ đầu thế kỷ V cho đến năm 1069 vùng đất Quảng Bình về cơ bản nằm dưới sự quản lý của Lâm Ấp (Chiêm Thành) Tuy nhiên vùng đất Bố Chinh và Địa Lý là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc chiến tranh tàn khốc giành giật giữa Lâm Ấp với quan quân đô hộ của phong kiến Trung Hoa rồi sau là với quân đội nhà Tiền Lê và Nhà Lý Do chiến tranh khối liệt diễn ra thường xuyên lại bị bọn quan lại phong kiến Trung Hoa và Lâm Ấp (Chăm pa) cướp bóc, tàn sát nên các làng xóm của người Việt và công xã nông thôn của người Chăm ở đây đều phải dời đổi Một số làng xã, thôn xóm bị cướp bóc tàn hại; số còn lại phải di chuyển sâu về hai phía nam và bắc Đèo Ngang Năm 1069, được sự cấu kết và xúi giục của nhà Tống, Chiêm Thành lại cho quân sang cướp phá Đại Việt ở vùng biên giới phía Nam Để loại trừ mối hiểm họa từ Chiêm Thành, vua Lý Thánh Tông đã cùng Lý Thường Kiệt đưa quân tấn công sang tận kinh đô Phật Thệ của Chiêm Thành Quân Chiêm đại bại, vua Chiêm là Chế Củ bị quân nhà Lý bắt sống Để chuộc mạng Chế Củ phải cắt đất 3 châu gồm Bố Chinh, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt

3.2 Quảng Bình từ 1069 đến 1858

Năm 1069, vùng đất 3 châu: Bố Chinh, Địa lý và Ma Linh được sáp nhập

trở vào Lãnh thổ của nước Đại Việt (Bố Chinh và Địa Lý là đất Quảng Bình;

còn châu Ma Linh là Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị ngày nay)

Năm 1074, Chiêm Thành cho quân tiến sang chiếm lại 3 châu Tháng 8 năm 1075, vua Lý lại sai Lý Thường Kiệt đưa quân vào đánh chiếm lại 3 châu Sau khi đẩy lùi quân Chiêm, Lý Thường Kiệt cho vẽ địa đồ hình sông thế núi rồi đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh và châu Bố Chinh thành châu Bố Chính Lý Thường Kiệt còn mộ dân vào khai canh lập ấp ở Lâm Bình làm chỗ dựa để cai quản vùng đất mới thu phục Như vậy từ năm 1075 các làng Việt đầu tiên được xác lập trở lại ở khu vực phía nam

Trang 12

Câu hỏi: Anh / Chị hãy cho biết những nổi bật tình hình vùng đất Quảng Bình từ thế

kỷ 3 - 1069 dưới thời kỳ Lâm Ấp - Chiêm Thành?

Quảng Bình Năm 1103, vua Chiêm là Chế Ma na lại đưa quân sang đánh chiếm lại ba châu Năm sau (1104) nhà vua lệnh cho Lý Thường Kiệt đưa quân vào đánh Chiêm Thành, Chế Ma na phải trả lại 3 châu; đất Quảng Bình lại trở về với Đại Việt Từ năm 1104 đến trước năm 1470, thỉnh thoảng Chiêm Thành vẫn cho quân sang cướp phá song về cơ bản vùng đất Quảng Bình vẫn nằm dưới sự quản

lý của chính quyền Đại Việt

Năm 1266, vua Trần Thái Tông đã ban dụ “cho vương hầu, công chúa, phò

mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang” (1)

Với chủ trương đó chế độ điền trang ra đời và chế độ này nhà Trần đã tạo điều kiện cho các quý tộc quan lại khai phá nhiều vùng đất mới

Chính sách này đưa tới đợt di dân thứ hai đến khu vực phía nam Quảng Bình Một số các tướng tá, binh lính vào trấn giữ ở Quảng Bình sau khi xuất ngũ cũng ở lại khai khẩn đất hoang lập nên làng xóm, thôn ấp để sinh sống Trần Bang Cẩn từng làm quan ở Quảng Bình đã mộ dân khai khần lập ra làng Vĩnh Lộc khoảng năm 1320

Cuối thời Trần, đời vua Trần Duệ Tông, có Hồ Hồng (Hồ Cương) người Nghệ An, khi làm quan ở Bố Chính đã chiêu dân lập ấp, khai khẩn lập ra làng

Lý Nhân Nam (xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch)

Năm 1385, Hoàng Hối Khanh (gốc Yên Định, Thanh Hóa) được cử làm tri huyện Nha Nghi (Lệ Thủy), sau khi ổn định công việc ở lỵ sở, Hoàng Hối Khanh trở ra Thanh Hóa, Nghệ An đưa 12 dòng họ định cư lập làng Ngoài ra Hoàng Hối Khanh còn mộ dân phiêu tán làm nô tỳ vào khai khẩn lập điền trang Tiểu Phúc Lộc (Ngày nay là khu vực rộng lớn gồm các xã Lộc Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, Thị trấn Kiến Giang và Trường Thủy)

Nhờ có sự phát triển nhất định về cư dân và xã hội mà trong thế kỷ XIV, nhà Trần đã nâng Lâm Bình từ cấp châu lên cấp phủ Năm 1366, Phạm A Song được phong làm Đại tri phủ Lâm Bình Năm 1375, nhà Trần đổi phủ Lâm Bình thành phủ Tân Bình Năm 1397, nhà Trần đổi phủ Tân Bình làm trấn Tây Bình Nhà Hồ lên cầm quyền trong những năm 1400-1407, tiếp tục chủ trương vận động các quan lại mộ dân nghèo ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ vào khai khẩn đất hoang lập làng xã ở hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam Do đó có đợt di dân thứ ba đến Quảng Bình và một số làng Việt ở khu vực Quảng Ninh, Lệ Thủy tiếp tục được thành lập

Trang 13

Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại, nên từ 1407-1427, nhà Minh đặt cách cai trị lên đất nước ta Chính quyền đô hộ nhà Minh đổi Trấn Tây Bình làm phủ Tân Bình

1

Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr 36

Sau mười năm khởi nghĩa rất kiên cường, anh dũng nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được đất nước khỏi ách thống trị của nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi vua (1428) lập ra nhà Hậu Lê (Lê Sơ) Nhà Hậu Lê chia cả nước thành 12 Thừa tuyên, Quảng Bình nằm trong phủ Tân Bình thuộc Thừa tuyên Thuận Hóa Đến giữa thế kỷ XV, về cơ bản khu vực phía nam Quảng Bình gồm Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới đã được nhân dân khai khẩn thành làng xóm đồng ruộng khá

sầm uất Sách Quảng Bình Thắng-Tích-Lục phản ánh tình hình trên như sau:

“Về đời Hồng Đức, ở phía Nam Quảng Bình dân cư đã tiệm đông, nhưng ở phía Bắc tức châu Bố Chánh (Tuyên Hóa, Quảng Trạch và Bố Trạch) vì ruộng xấu,

đất cao, sinh kế khó nhọc nên dân cư thưa thớt lắm Năm 1467, nhân có lời xin của quan Thừa chánh sứ ty Tham nghị Hóa châu là ông Đặng Chiêm, vua bèn

hạ dụ chiêu tập dân gian vào khai khẩn ở châu Bố Chánh Kể từ đó, lần lần mới

có người vào sinh cơ lập nghiệp ở phía Bắc Quảng Bình” Đến đầu niên hiệu

Hồng Đức sau khi hộ giá nhà vua chinh phạt Chiêm Thành (1471) trở về nhiều khá nhiều quan lại, tướng tá đã đứng ra mộ dân phiêu tán đến khai khẩn đất hoang thành lập làng xã ở khu vực phía bắc Quảng Bình Đây là đợt di dân khai canh lập làng lớn thứ tư ở Quảng Bình Một loạt làng xã của người Việt tiếp tục được thành lập ở khu vực Bắc Quảng Bình trong 30 năm cuối thế kỷ XV Do đó

tính đến hết thế kỷ XV, những vùng đất hoang hóa của Quảng Bình về cơ bản

đã được khai khẩn biến thành làng xã gần hết nên từ thế kỷ XVI về sau làng xã ở Quảng Bình đã khá ổn định Số liệu thống kê làng xã năm 1490 (năm xác định

bản đồ) đời Hồng Đức và số liệu thống kê trong Ô châu Cận lục trước năm 1555

có sự gia tăng không đáng kể được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Trang 14

tiêu phải chăng là một số thôn, phường được sáp nhập vào các làng lân cận hoặc phát triển lên thành làng mới Huyện Lệ Thủy số làng chỉ tăng lên 4, số thôn tăng lên 1 nhưng số trang lại giảm đến mức triệt tiêu Huyện Khang Lộc số làng giảm 5 mà số thôn tăng lên 7 Sự thay đổi nhỏ này chỉ có thể là một số làng đã tụt xuống cấp thôn mà gần như không có sự thành lập thêm các làng mới Nhìn lại lịch sử quá trình di dân khai canh lập làng thì năm 1558, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa đã có đợt di dân thứ năm của cư dân từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh vào phía nam dãy Hoành Sơn để khai canh lập làng mới Tuy nhiên qua số liệu trong bảng nói trên chứng tỏ vùng Quảng Bình hầu như số làng xã mới thành lập là không đáng kể Như vậy chúng ta có cơ sở để kết luận rằng: đến đầu thế kỷ XVI, về cơ bản hầu hết những nơi đất đai thuận tiện cho con người sinh cơ lập nghiệp ở Quảng Bình đều đã được khai khẩn; hệ thống làng xã

ở đây đã được thành lập đi vào ổn định và phát triển

Như vậy, tính từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, phần lớn các làng xã ở Quảng Bình đã có quá trình hình thành và phát triển liên tục trên 300 năm Độ dài thời gian đó là đủ để các làng xã ở Quảng Bình phát triển trên tất cả các lĩnh vực về xã hội, kinh tế, văn hóa và giáo dục Với bề dày thời gian ra đời và phát triển đó đủ cho cộng đồng cư dân nơi đây hình thành nên những sắc thái đặc trưng, những truyền thống văn hóa của con người và từng làng xã ở Quảng Bình Những truyền thống văn hóa đó tính đến thế kỷ XIX thì đã định hình và trở thành nền tảng vững chắc cho làng xã ở Quảng Bình thời hiện nay kế thừa và phát triển

Năm 1604, Nguyễn Hoàng đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, tên gọi Quảng Bình chính thức xuất hiện từ đó

Sau một thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt, từ Nguyễn Hoàng đến khi Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha, họ Nguyễn đã xây dựng vùng đất Thuận Hóa và Quảng Nam thành giang sơn riêng Nguyễn Phúc Nguyên lại may mắn gặp và chọn được danh sỹ Đào Duy Từ làm tham mưu nên đã trả lại sắc phong cho vua Lê - Chúa Trịnh từ chối việc nộp thuế cho triều đình Mâu thuẫn Trịnh - Nguyễn trở nên hết sức gay gắt đã dẫn đến cuộc nội chiến giữa 2 thế lực phong kiến này kéo dài 47 năm (1627 - 1672) với 7 trận lớn thì có 6 trận diễn ra trên đất Quảng Bình

Để tồn tại trước các cuộc tấn công của họ Trịnh Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật đã giúp chúa Nguyễn xây dựng trên đất Quảng Bình một hệ thống thành lũy hết sức kiên cố và lợi hại Hệ thống chiến lũy này đuwọc nhân nhân gọi là lũy Thầy (tôn vinh Đào Duy Từ là bậc thầy của vua chúa) có 4 chiến lũy gồm: Lũy Trường Dục, lũy Đầu Mâu - Nhật Lệ, lũy Trường Sa và lũy An Náu

Trang 15

Nhờ hệ thống chiến lũy đó mà với lực lượng nhỏ hơn song các chúa Nguyễn đã đẩy lùi được các cuộc tấn công của quân đội chúa Trịnh vào Quảng Bình Quảng Bình trở thành vùng chiến sự ác liệt, nhiều trận đánh quân đội 2 phía số người chết lên tới hàng vạn người Tuy cuộc nội chiến khốc liệt kéo dài gần nửa thế kỷ song vẫn bất phân thắng bại nên 2 bên đành phải đình chiến và lấy sông Gianh làm ranh giới chia dôi đất nước Từ bờ nam sông Gianh trở vào gọi là Đàng Trong nằm dười quyền cai trị của chúa Nguyễn, từ bờ bắc song Gianh trở ra thuộc quyền cai quản của vua Lê chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài Trong những năm diễn ra chiến tranh Trịnh - Nguyễn, đời sống của nhân dân Quảng Bình vô cùng khổ cực bởi sự tàn phá của chiến tranh, bởi chính sách bóc lột nặng nề của cả hai chính quyền để duốc sức người sức của vào chiến tranh nông nghiệp thiếu nhân lực, ruộng đồng bỏ hoang nhiều, những năm tạm ngừng chiến thì lại hạn hán, mất mùa Riêng thủ công nghiệp thì vẫn có sự phát triển nhất định nên đã xuất hiện một số làng nghề như rèn đúc ở Phan Xá, Hoàng Giang (Lệ Thủy), nghề đóng thuyền ở Lý Hòa, Hà Cừ (Đồng Hới) Còn việc buôn bán thì gặp nhiều khó khăn do chiến tranh nên các cửa sông Gianh, Nhật

Lệ vốn là nơi thông thương tàu thuyền cả trong và ngoài nước thì lúc này trở thành những cửa khẩu quân sự và luôn xảy ra các trận thủy chiến dữ dội

Chiến tranh liên miên làm cho tình hình xã hội bất ổn Nạn binh đao xô đấy người dân vào cảnh chia ly, chém giết lẫn nhau; cuộc sống hết sức bi đát, hạn hán, lụt lội, dịch bệnh, mất mùa xảy ra liên miên Người dân còn phải thường xuyên đi phu, đi lính nộp các khoản lao dịch tô thuế nặng nề

Có thể nói cuộc chiến tranh tàn khốc đó đã gây nên những hậu quả nặng nề kéo dài nhiều thế kỷ; ngay đến tận đầu thế kỷ XIX, khi đến làm quan ở Quảng Bình mà Nguyễn Du vẫn cảm nhận rất rõ về sự khốc liệt của chiến tranh từ thế

kỷ XVII, điều này được ông mô tả qua bài thơ “Độ Linh Giang”

Cuối bãi bình sa nước lẫn trời

Mênh mông bến cũ bóng thu rơi

Bến liền mặt biển xa tầm mắt

Cõi vạch lòng sông đã mấy đời

Lũy cổ ba quân tầng lá rụng

Bãi hoang trăm trận đống xương vùi

Nhà thơ Tùng Thiện vương Miên Thẫm khi qua vùng này cũng phải thốt lên: “Lũy nát sau chiến chinh

Xuân tàn kèn thêm buồn

Xương khô tàn cỏ biếc

Rêu xanh lấp giáo thương

Núi Ngưu cây che lối

Trang 16

Đảo Yến sóng dữ vờn…

Từ nửa sau thế kỷ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng; năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng phát đã từng bước đẩy chính quyền chúa Nguyễn vào con đường suy vong Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm được Quy Nhơn rồi lần lượt chiếm Bình Định, Quảng Nam Nhân cơ hội đó, chúa Trịnh đã cử tướng Hoàng Ngũ Phúc thống lĩnh 3 vạn quân tiến công Thuận Hóa Quân Trịnh đánh chiếm Bố Chính, Động Hải (Quảng Bình), Dinh Cát (Quảng Trị), rồi tiến vào hạ thành Phú Xuân Chính quyền họ Nguyễn ở đây sụp đổ Nhân dân Tân Bình - Thuận Hóa vốn đã chịu ách áp bức nặng nề của họ Nguyễn giờ lại bị quàng lên ách áp bức của họ Trịnh còn nặng nề hơn Do đó trong những năm họ Trịnh cai trị khu vực này nhân dân

ở đây đã liên tục nổi dậy khởi nghĩa Ở Quảng Trị có khởi nghĩa Chu Viêm vừa

bị dập tắt thì ở Quảng Bình nông dân hai huyện Khang Lộc, Lệ Thủy lại vùng lên chống ách bóc lột hà khắc của chính quyền họ Trịnh Viên quan họ Trịnh cai quản Thuận Hóa là Bùi Đình Châu đã cử tay chân là Bùi Lê Chiêu ra Khang Lộc

và Lệ Thủy là một trong hai “vựa thóc” của đất nước để vơ vét Bùi Lê Chiêu đã dùng mọi thủ đoạn để bắt nhân dân hai huyện nộp thuế Nhân dân Khang Lộc,

Lệ Thủy phẩn uất đã nhất tề đứng lên đánh chiếm huyện lỵ làm chủ hai huyện khiến bọn quan lại họ Trịnh phải bỏ nhiệm sở tháo chạy Trịnh Sâm phải điều tướng Hoàng Đình Thể đưa quân vào đàn áp Tuy cuộc khởi nghĩa của nhân dân hai huyện bị dập tắt nhưng nó đã làm nội bộ chính quyền họ Trịnh bất đồng lẫn nhau Trịnh Sâm phải khiển trách Trấn thủ Phạm Ngô Cầu, bãi chức và thu hồi tước lộc của Bùi Lê Chiêu; đồng thời phải đem thóc các kho tích trữ ở Thuận Hóa phát cho nhân dân hai huyện để xoa dịu tình hình

Năm 1786, sau khi đánh bại chúa Nguyễn ở Nam Bộ, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc cử làm Tổng chỉ huy đạo quân Tây Sơn tiến ra tấn công quân Trịnh ở Thuận Hóa Quân Tây Sơn nhanh chóng đánh bại quân Trịnh giải phóng Phú Xuân Nguyễn Huệ đã cử Nguyễn Lữ thống lĩnh một đội thủy quân tiến ra Quảng Bình vừa làm lực lượng ngăn chặn quân Trịnh từ bắc vào vừa đón bắt quân Trịnh từ Phú Xuân chạy ra Trước thắng lợi nhanh chóng và uy thế của quân Tây Sơn bọn quan lại và các đồn binh của quân Trịnh ở Quảng Trị và Quảng Bình vô cùng hoảng loạn tháo chạy “Đại bộ phận quân Trịnh ở đồn Dinh Cát (Quảng Trị) chạy ra gần tới sông Gianh đã bị nhân dân ở đây ngăn giữ và báo tin cho quân Tây Sơn nên phần lớn bị bắt Binh lính quân Trịnh ở đồn Lèo Heo (Quảng Bình) chạy trốn đến đất Bố Chính cũng bị nhân dân giữ lại bắt nộp cho quân Tây Sơn Thế là chỉ vài ngày cả vùng Thuận Hóa - Tân Bình rộng lớn đều lọt vào tay quân Tây Sơn Sau khi giải phóng khu vực này, Nguyễn Huệ đã

Trang 17

củng cố lực lượng rồi tiến quân ra bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh khôi phục lại nền thống nhất đất nước

Cuối năm 1788, nhân có sự cầu cứu của tên vua Lê Chiêu Thống hèn mạt, nhà Thanh đã điều động 30 vạn quân do Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sỹ Nghị chỉ huy tiến sang xâm lược nước ta Trước thế giặc mạnh, các tướng của Tây Sơn ở Thăng Long đã lui quân về phòng giữ ở Tam Điệp - Biện Sơn rồi cho người cấp báo với Nguyễn Huệ ở Phú Xuân Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lập tức làm lễ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung rồi đưa quân

ra bắc đánh duổi quân xâm lược Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh nhân dân Quảng Bình đã tham gia, đóng góp tích cực Trên đường hành quân từ Phú Xuân ra Quang Trung vừa tuyển thêm quân, thanh niên trai tráng Quảng Bình từ 16 tuổi trở lên đã hăng hái hưởng ứng cuộc tuyển binh của vua Quang Trung Các cứ điểm phòng thủ như Lũy Thầy, Lưu Đồn, Động Hải, Dinh Ngói, được củng cố Nhân dân Quảng Bình đã đưa các loại thuyền mảng giúp quân Tây Sơn hành quân thần tốc vượt sông ở nơi đây Nhân dân Cảnh Dương mang thuyền bè vận chuyển vũ khí và binh sỹ cho Quang Trung tiến ra Bắc đánh giặc Nhiều tướng sỹ người Quảng Bình đã chiến đấu dũng cảm lập được công to trong cuộc kháng chiến này nên sau đó được vua Quang Trung phong thưởng như Thượng thư Nguyễn Thế Trực ở Lộc An (An Thủy, Lệ Thủy), Nguyễn Viết Tuấn ở Cổ Hiền (Hiền Ninh Quảng Ninh)…

Bìh từ thế kỷ X- XVI

Ngày đăng: 24/08/2017, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w