tieu luan kinh te hoc

19 111 0
tieu luan kinh te hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn Kinh tế học PHẦN I: GIỚI THIỆU VẤN ĐÊ Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế Nó đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của mỗi quốc gia Cũng giống vai trò của giá cả nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước quan hệ kinh tế quốc tế Tỷ giá hối đoái tác động đến sự thăng bằng cán cân toán của một quốc gia, sự biến động tỷ giá có thể hạn chế hoặc kích thích xuất nhập khẩu Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp Đề tài tiểu luận “ Biến động tỷ giá ở Việt Nam va những tác động đến tăng trưởng kinh tế” sẽ phân tích sâu về vấn đề này Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG I – TỔNG QUAN VÊ TỶ GIA 1.Khái niệm Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền này được biểu thị thông qua một đồng tiền khác Nói cách khác, tỷ giá là số đơn vị đồng tiền định giá một đồng tiền yết giá Tại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng yết giá ( số đơn vị = 1), còn đồng nọi tệ đóng vai trò là đồng định giá 2.Phân loại tỷ giá Có nhiều loại tỷ giá khác phụ thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác a/ Căn cứ vao chế độ quản lý ngoại hối: - Tỷ giá chính thức: là tỷ giá Ngân hàng Trung ương (NHTW) của mỗi nước công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của NHTW Dựa vào tỷ giá này các Ngân hàng Thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi - Tỷ giá kinh doanh ( bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán): là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán các NHTM hay các tổ chức tín dụng đưa Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức NHTW công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán Biên độ giao động hiện của tỷ giá kinh doanh so với tỷ giá chính thức là 1% - Tỷ giá chợ đen: tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học b/ Căn cứ vao tiêu thức thời điểm toán - Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện ngày hôm đó hoặc một vài hôm sau Loại tỷ giá này tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc hai bên thỏa thuận phải đảm bảo biên độ NHNN quy định Việc toán giữa các bên phải được thực hiện trọng vòng ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán - Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá giao dịch tổ chức tín dụng yết giá hoặc hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với phải đảm bảo biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm ký hợp đồng - Tỷ giá mở cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của giao dịch đầu tiên ngày - Tỷ giá đóng cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối cùng ngày c/ Căn cứ vao tiêu thức giá trị của tỷ giá - Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được yết giá và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng - Tỷ giá thực: là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi tương quan giá cả của nước có đồng yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá d/ Căn cứ vao phương tiện toán quốc tế: - Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền bằng ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ - Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học - Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng - Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được toán bằng tiền mặt 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá a/ Cán cân toán quốc tế: Cán cân toán quốc tế của một quốc gia có thể rơi vào một ba trạng thái sau: cân bằng, thâm hụt hay thặng dư, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá Vì vậy, nếu cán cân toán quốc tế dương thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm hoặc giữ vững Ngược lai, nếu cán cân toán quốc tế âm thì thỷ giá hối đoái có xu hướng tăng b/ Mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Mức độ tăng, giảm GDP thực tế của một nước so với nước khác, điều kiện các nhân tổ khác không đổi sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu Do đó sẽ làm cho nhu cầu về ngoại hối để toán hàng nhập khẩu tăng hay giảm, từ đó tác động đến cung cầu ngoại tệ và làm cho tỷ giá hối đoái giảm hoặc tăng lên c/ Sự chênh lệch lạm phát của đồng tiền quốc gia Khi tỷ lệ lạm phát của quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm cho giá trị của đồng tiền nước đó thay đổi dẫn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với nước ngoài bị biến động Nếu mức lạm phát của nước này cao mức lạm phát của nước thì sức mua của nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền vàng mất giá, sức mua càng giảm nhanh, sức mua của đồng tiền nước giảm thì sức mua đối ngoại của nó cũng giảm và làm cho tỷ giá hối đoái tăng d/ Mức chênh lệch giữa lãi suất các nước Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học Ở thị trường nào có mức lãi suất ngắn hạn cao thì những luồng vốn ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó làm cho cung cầu ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm có xu hướng tỷ giá hối đoái giảm e/ Các nhân tố khác Một số nhân tố khác cũng tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua cung cầu ngoại tệ như: yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, thiên tai chiến tranh, hoạt động đầu Đặc biệt là các chỉ số và các sự kiện tại Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thế giới như: - Chỉ số thất nghiệp tăng, giảm tháng - Chỉ số bán le - Kết quả các hội nghị G7, EU, Asian,… - Sản lượng công nghiệp, GDP, GNP… Ngoài ra,khi thực hiện chế tỷ giá thả nổi thì tỷ giá rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, kể cả yếu tố tâm lý,… Tóm lai, những biến động của các nhân tổ nêu có thể tác động riêng le hoặc đồng thời lên cung cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá.Việc hiểu và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá rất quan trọng vì nó giúp chúng ta dự báo và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để từ đó làm sở quyết định liên quan đến các giao dịch ngoại tệ II – BIẾN ĐỘNG TỶ GIA Ở VIỆT NAM Tỷ giá tại Việt Nam năm 2008 Giai đoạn 2008 - 2009 đánh dấu sự biến động của phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt Nam Từ năm 2007 sự tăng ồ ạt của luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nguồn cung USD đã tăng mạnh Trên thực tế từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008 thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học cung về USD khiến tỷ giá Ngân hàng Thương mại giảm xuống sàn biên độ giao động mà Ngân hàng Nhà nước công bố Năm 2008 kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu nước Cùng với lãi suất và lạm phát, năm 2008 là một năm đầy biến động với tỷ giá hối đoái với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ Một tiền lệ chưa từng có lịch sử là biên độ tỷ giá được điều chỉnh lần, một mật độ dày chưa từng có Quy luật thị trường bị phá vỡ Nếu những năm trước tỷ giá được định hướng tăng nhẹ vào khoảng 1% /năm thì vào năm 2008 tỷ giá công bố liên ngân hàng thường có xu hướng trì ổn định đã tăng 5%, dẫn đến tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tăng 10% Trong đó tỷ giá ngoài thị trường tự tăng kịch trần vượt quá hạn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước nhiều lần Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức ngân hàng công bố và tỷ giá tự có sự khác biệt rất lớn a Giai đoạn 1: Từ 01/01/2008 tới 25/03/2008: Xu hướng chung của giai đoạn này là tỷ giá USD/VNĐ giảm Tỷ giá USD/VNĐ thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng Tỷ giá thị trường tự có lúc rơi xuống thấp tỷ giá liên ngân hàng và dao động khoảng từ 15.700 đến 16.000 VNĐ/USD Nguyên nhân là cuối năm 2007 đầu năm 2008 một số tổ chức tín dụng lớn tại Mỹ bị phá sản, khủng hoảng tài chính nổ ra, nhiều người lo sợ đã rút tiền mặt về gây lượng tiền mặt USD dân chúng tăng cao, mặt khác tại Việt Nam vào thời điểm này bắt đầu gia nhập WTO, GDP tăng trưởng ở mức cao, thị trường chứng khoán hết sức sôi động… tất cả những điều đó đã làm cho Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư hấp dấn Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học nên đã làm lượng cung USD tăng nhanh những tháng đầu năm 2008 làm cho tỷ giá giảm b Giai đoạn 2: Từ 26/03/2008 đến 16/07/2008: Tình hình chung của giai đoạn này là tỷ giá tăng, có thời kỳ tăng mạnh Trong giai đoạn này tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VNĐ/USD vào ngày 18/06, cách 2.600 đồng so với mức trần, còn thị trường tự cao khoảng 100150 VNĐ/USD sau đó dịu lại Ngân hàng Nhà nước nới biên độ và kiểm soát chặt chẽ các giao dịch Nguyên nhân là các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam, ngân hàng Nhà nước không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại mua USD vào giải tỏa sự ứ đọng nên nguồn cung ngoại tệ thị trường giảm mạnh Lạm phát giai đoạn này cũng tăng cao, làm cho chi phí sản xuất nước cao dẫn đến hoạt động xuất khẩu sang Mỹ bị giảm sút, nhập khẩu tăng cao làm cho cung USD giảm xuống, cầu USD tăng dẫn đến tỷ giá VNĐ/USD tăng cao Chính phủ đã triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và đảm bảo an sinh xã hội Tuy nhiên các biện pháp vẫn chưa thể tác động đến thị trường, tính tới cuối tháng nhập siêu đã lên tới 14,8 tỷ USD đe dọa sự bền vững của cán cân toán và gây áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ c Giai đoạn 3: Từ 17/07/2008 đến 15/10/2008: Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 VNĐ/USD xuống còn 16.400 VNĐ/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 VNĐ/USD giai đoạn từ tháng đến giữa tháng 10 Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học Nguyên nhân là nhờ có sự can thiệp của ngân hàng Nhà nước, sốt USD đã bị chặn đứng Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, nâng biên độ tỷ giá và nâng tỷ giá giao dịch liên ngân hàng lên mức 16.516 đồng/USD điều này giúp tỷ giá USD/VNĐ được đánh giá điều tiết linh hoạt về đúng giá trị thật Nhập siêu hàng hóa giảm mạnh thời gian này làm cho lượng cung USD tăng cầu USD để chi trả cho các hoạt động nhập khẩu giảm làm cho tỷ giá VNĐ/USD giảm mạnh giai đoạn này d Giai đoạn 4: Từ 16/10/2008 đến hết năm: Tỷ giá tăng trở lại từ 16.600 đồng/USD lên 17.440 đồng/USD Tỷ giá thị trường có tăng không xảy sốt, hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại diễn bình thường Tuy nhiên tâm lý kỳ vọng USD tăng giá vẫn rất lớn, người dân và các doanh nghiệp xuất khẩu thì gim giữ USD các doanh nghiệp nhập khẩu thì tranh thủ mua Lãi suất tiền Việt Nam có xu hướng giảm còn lãi suất USD tăng trở lại tỷ giá VNĐ/USD tăng buộc các nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá chuyển VNĐ sang USD nhằm bảo toàn vốn và hưởng lãi suất hợp lý Do đó lượng cung USD giảm còn lượng cầu lại tăng Tỷ giá tại Việt Nam năm 2009 Xu hướng chung của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VNĐ so với USD Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VNĐ/USD tăng 5,6% so với cuối năm 2008 Trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các Ngân hàng Thương mại biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp tỷ giá chính thức thì năm 2009 là một năm mà tỷ giá Ngân hàng Thương mại ở mức trần của biên độ giao động mà Ngân hàng Nhà nước công bố Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học a Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến 24/11/2009: Tỷ giá tăng liên tục, biến động mạnh thị trường liên ngân hàng và thị trường tự tháng đầu năm là giai đoạn khá ổn định của tỷ giá VNĐ/USD ở cả thị trường chính thức và thị trường tự Tỷ giá liên ngân hàng dao động khoảng 17.450 đến 17.700 VNĐ/USD Đến 24/03/2009 tỷ giá giảm từ 16.980 VNĐ/USD xuống còn 16.940 Từ giữa tháng 6, tỷ giá bình quân liên ngân hàng có xu hướng tăng và chính thức vượt mốc 17.000 VNĐ/USD vào ngày 10/10/2009, sau đó tỷ giá này tiếp tục tăng đều đặn Đến 23/11/2009 cùng với sự tăng giá vàng, tỷ giá thị trường tự mở cửa chỉ ở mức 19.550 VNĐ/USD sau lần thay đổi giá đến trưa tỷ giá đã là 19.900 VNĐ/USD Nguyên nhân là tâm lý bất ổn của cả doanh nghiệp và người dân tỷ giá tăng nhanh dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ Cán cân thương mại sau thặng dư tháng đầu năm thì bắt đầu từ tháng cán cân thương mại này bắt đầu thâm hụt và mức thâm hụt ngày càng gia tăng vào các tháng cuối năm nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào giai đoạn này Thâm hụt tháng 11 năm 2009 ước tính khoản 10,5 tỷ USD đã tạo nên sức ép giảm giá VNĐ Luồng vốn đầu tư trực tiếp FDI, đầu tư gián tiếp FII năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 và đã ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân tổng thể, từ đó gây sức ép tới tỷ giá Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp bằng tiền Việt Nam đồng, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của Chính phủ nên một số doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng không bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền VNĐ Đây là một tác động thiếu tích cực không mong muốn triển khai gói kích cầu Nguồn cung USD giảm ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu, du lịch của Việt Nam Hết tháng Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học 9/2009 xuất khẩu của Việt Nam giảm 11,6%, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008 Do đó nguồn cung USD thị trường giảm mạnh b Giai đoạn 2: Từ 25/11 đến hết năm 2009: Tỷ giá giảm về quanh mức 18.500 VNĐ/USD Chênh lệch tỷ giá giữa ngân hàng thương mại và thị trường tự đã giảm đáng kể từ 2.000 đồng xuống còn 1.000 đồng Từ ngày 10/12 ngân hàng nhà nước còn giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 17.941 VNĐ/USD và tỷ giá bán cảu các ngân hàng thương mại đạt mức trần là 18.479 VNĐ/USD Nguyên nhân là ngân hàng nhà nước đã cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng qua đó hạ bớt sức nóng của đồng USD thị trường tự do, đồng thời mạnh tay can thiệp trực tiếp vào việc điều chỉnh tỷ giá Nền kinh tế Việt Nam được phục hồi khá ấn tượng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu: tăng trưởng kinh tế đạt 5,32%, lạm phát ở mức thấp nhất năm trở lại đây, ở mức 6,88% Tỷ giá Việt Nam năm 2010 Năm 2010 tiếp tục chứng kiến các xu hướng tương tự thị trường ngoại hối năm 2009 Cụ thể là các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục đặt tỷ giá tại trần biên độ của tỷ giá chính thức hầu hết các tháng năm và khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự có lúc tăng lên những mức cao chưa từng có vào cuối năm 2010 Do các áp lực vẫn tiếp tục tăng cao dù ngân hàng nhà nước đã có nhiều nỗ lực vào cuối năm 2009 đến ngày 11/02/2010, ngân hàng nhà nước đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 VNĐ/USD lên 18.544 VNĐ/USD Cùng với việc nâng tỷ giá này ngân hàng nhà nước đã thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối góp Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 10 Tiểu luận môn Kinh tế học phần tăng cung và giảm cầu ngoại tệ, nhờ đó giảm khoản cách giữa tỷ giá thị trường tự và tỷ giá chính thức quý II và nửa đầu quý III/2010 Đầu tháng 7/2010, tỷ giá thị trường tự lại bắt đầu tăng lên dù lúc đầu chỉ tăng chậm Ngày 17/08/2010, ngân hàng nhà nước đột ngột tăng tỷ giá thêm 2,1% lên 18.932 VNĐ/USD lập tức các ngân hàng thương mại tăng tỷ giá của họ lên kịch trần Động thái của Nhà nước có thể đã giúp giảm áp lực và ổn định tỷ giá nếu không có nhiều những yếu tố bất lợi diễn những tháng cuối năm 2010 Tỷ giá Việt Nam năm 2011 Năm 2011 đánh dấu tỷ giá đã chuyển từ biến động mạnh sang bản ổn định thời gian tương đối dài Tuy nhiên tỷ giá đứng trước một số yếu tố có thể dẫn tới rủi ro Năm 2011 cho thấy Ngân hàng nhà nước đã chủ động so với những năm trước, bớt cứng nhắc và đã vận động theo thị trường tốt Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước vẫn sử dụng rất nhiều biện pháp hành chính thay vì tạo môi trường cho thị trường tự vận hành Từ đầu năm 2011 đến tháng 3/2011 tỷ giá tăng mạnh và liên tục, vào ngày 21/2 lập đỉnh 22.500 VNĐ/USD chính sách điều chỉnh của nhà nước Từ tháng 4/2011 đến tháng 7/2011: Tỷ giá ổn định có xu hướng giảm và xoay quanh mức tỷ giá chính thức Đến trung tuần tháng tỷ giá bình quân liên ngân hàng được trì ở mức 20.608 VNĐ/USD Từ tháng đến cuối tháng 10/2011: Tỷ giá tăng nhẹ và liên tục Đến ngày 28/10 tỷ giá giao dịch bình quân thị trường ngoại tệ liên ngân hàng lá 20.803 VNĐ/USD Qua nhiều lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD đã tăng 0,85% so với thời điểm ngân hàng nhà nước đưa cam kết nếu điều chỉnh tính từ ngày 7/9/2011 đến cuối năm Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 11 Tiểu luận môn Kinh tế học không quá 1% Theo đó với những bước tăng dồn dập vừa qua có khả điều chỉnh tăng tỷ giá chỉ còn 0,15% Hai tháng cuối năm 2011: Tỷ giá giảm sau tăng mạnh những tháng trước Trong các năm gần tỷ giá thường có xu hướng biến động rất mạnh quý 4, mặc dù hiện tượng này chưa được loại trừ hoàn toàn quý 4/2011 những biến động thị trường vẫn ở mức có thể chấp nhận được Tuy nhiên từ giữa tháng 10 đến kết thức năm 2011, tỷ giá đã dần tăng lên mức 20.700 VNĐ/USD và chốt năm ở mức 20.828 VNĐ/USD Việc trì mức tỷ giá năm 2011 đã được hỗ trợ bởi tình hình cán cân toán tổng thể của đất nước trạng thái thặng dư Cụ thể, cán cân toán tổng thể năm 2011 ước đạt khoảng 2,5 – 4,5 tỷ USD lượng kiều hối đổ về Việt Nam ước đạt khoảng tỷ USD (cao tỷ so với năm 2010), dự trữ ngoại hối cả năm ước đạt 15 tỷ USD, lượng vốn FDI giải ngân vẫn không đổi so với năm 2010 và nhập siêu giảm tới 2,875 tỷ USD so với năm 2010 Theo đó nguồn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được giữ ổn định, không có dấu hiệu căng thẳng khoản Tuy nhiên áp lực giảm giá đồng nội tệ vẫn còn hiện hữu năm 2012 mà thâm hụt cán cân thương mại vẫn tồn tại và mức lạm phát năm 2012 vẫn được dự đoán ở mức số Tỷ giá Việt Nam năm 2012 Trong tháng đầu năm 2012, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thị trường tài chính toàn cầu vẫn tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung Châu Âu chưa được giải quyết, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn… về Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 12 Tiểu luận môn Kinh tế học bản, diễn biến thị trường ngoại hối và ngoài nước không có nhiều biến động Tháng 1/2012, tỷ giá ở thị trường chính thức và phi chính thức có xu hướng giảm, đặc biệt những ngày cận tết nguyên đán Có những lúc giao dịch ở hai thị trường này là bằng xoay quanh ở mức 21.000 VNĐ/USD Diễn biến tỷ giá tháng 2, và tháng ở thị trường chính thức và phi chính thức giảm nhẹ và trì ở mức thấp, cũng là dịp để ngân hàng nhà nước mua vào lượng ngoại tệ lớn của ngân hàng thương mại, tăng dự trữ ngoại hối, góp phần ổn định tỷ giá Tháng thị trường chính thức giao dịch phổ biến từ 20.840 đến 20.890 VNĐ/USD Trong tháng 6/2012 tỷ giá VNĐ/USD trải qua một số biến động thời gian ngắn, tại một số thời điểm tăng lên gần sát trần 21.036 VNĐ/USD Tuy nhiên vào thời điểm cuối tháng 6, mặt bằng tỷ giá được ổn định trở lại ở mức 20.860 đến 20.940 VNĐ/USD Nhờ có những quyết sách quan trọng của ngân hàng nhà nước công tác điều hành chính sách tỷ giá nửa đầu năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung - cầu ngoại tệ nền kinh tế Việt Nam xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng dư sau đã thâm hụt năm 2010-2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012 đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VNĐ tháng đầu năm 2012 tiếp tục trì xu thế ổn định Tỷ giá Việt Nam từ năm 2013 đến Nhìn chung tỷ giá được trì khá ổn định thời gian dài, dù có những thời điểm tỷ giá phi chính thức có biến động vượt khỏi trần biên độ, đặc biệt sau ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức lên 1% vào trung tuần tháng 6/2013 Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 13 Tiểu luận môn Kinh tế học Trong năm 2013 các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá tại mức trần biên độ của tỷ giá chính thức hầu hết các tháng Do áp lực của tỷ giá thị trường ngân hàng nhà nước đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.940 lên 18.544 VNĐ/USD kể từ 11/02/2013 tương đương với việc phá giá 3,3%.Từ giữa tháng trở tỷ giá gia tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD Cuối năm 2013 tỷ giá tiếp tục biến động tăng, nhiều người vẫn thực hiện việc mua ngoại tệ để để kỳ vọng giá tăng Cuối tháng 11/2013 tỷ giá lên mức 21.380 đến 21.450 đồng/USD và tỷ giá thị trường tự vượt qua mức 21.500 đồng/USD Trong năm 2013 có thể thấy tỷ giá biến động bất thường, đầu ngoại tệ tăng mạnh chính sách của Ngân hàng Nhà nước về mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ đầu vào còn khiêm tốn buộc Ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động lên Sự bất thường của tỷ giá cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý, việc găm giữ USD tiếp tục tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng Bước sang năm 2014 tỷ giá cũng có biến động không nhiều, nhiên sau thời gian kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18.932 đồng/USD thì đã đẩy chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự lên tới 2.000 đến 3.000 VNĐ/USD Đến tháng 4/2014 tỷ giá mới có dấu hiệu bình ổn, đó cũng là nhờ ngân hàng nhà nước đã triển khai để có thể tăng cung ngoại tệ Đó là chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý một loạt các giao dịch bất hợp pháp thị trường tự do… Việc tăng cung USD đã làm cho tỷ giá VNĐ/USD lao dốc chóng mặt từ 20.940 VNĐ/USD xuống còn 20.590 VNĐ/USD kể từ 19/4 đến 28/04/2014 29/4 Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD và dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 14 Tiểu luận môn Kinh tế học nhanh chóng Tháng 9/2014 Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị ngành và đưa quyết định: Nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ thì từ đến cuối năm không quá 1% III – BIẾN ĐỘNG TỶ GIA TAC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nhìn chung những năm trước 2011 tỷ giá thị trường còn nhiều bất ổn, gây nhiều khó khăn việc kiểm soát và điều tiết nền kinh tế Tuy nhiên từ những năm 2011 trở lại nhà nước đã chủ động rất nhiều và những chính sách hợp lý có hiệu quả để điều tiết tỷ giá theo định hướng đặt Tỷ giá ổn định sẽ tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm lý của thị trường tài chính Người dân và giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của đồng Việt Nam Điều này làm giảm hẳn tình tình trạng người dân lựa chọn việc cất trữ tài sản của mình bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa xã hội, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ tài khoản của các doanh nghiệp Song tác động của thành công nổi bật cả đó là thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát điều hành chính sách tiền tệ Nói cụ thể đó là Việt Nam thời gian dài là nền kinh tế nhập siêu ở mức lớn Do đó tỷ giá biến động theo hướng đồng Việt Nam giảm giá dẫn tới tình trạng “nhập khẩu lạm phát” vào nền kinh tế nước ta các năm qua Điều này thấy rõ nhất các năm 2009-2010 giá cả nhiều mặt hàng chủ lực tăng, tỷ giá VNĐ/USD biến động lớn Đây là một những nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam những năm 2008-2010 Khi tỷ giá ổn định, thì hàng hóa nhập khẩu ổn định, các mặt hàng sử dụng nhiều nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu… giá cũng ổn định Ngoài các mặt hàng nông sản, thủy hải sản… thu mua cho xuất Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 15 Tiểu luận môn Kinh tế học khẩu, đặc biệt là lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản… cũng không biến động theo sự biến động của tỷ giá Diễn biến thực tế đó cũng góp phần lớn vào việc ổn định chỉ số giá tiêu dùng thị trường xã hội năm 2012 Cũng không phải tỷ giá ổn định, hay thâm chí đồng Việt nam “lên giá nhẹ” mà không khuyến khích xuất khẩu Tính chung từ đầu năm 2012 đến nay, bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống và xuất khẩu lớn của Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế, giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam giảm tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước vẫn đạt 93,5 tỷ USD tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2011 Còn về nhập khảu tính chung 10 tháng năm 2012, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 93,8 tỷ USD tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2011 Tỷ giá ổn định tác động đến xuất nhập khẩu và đương nhiên là tác động đến nhập siêu, ngược lại nhập siêu được hạn chế tác động lại việc thực hiện mục tiêu điều hành tỷ giá 10 tháng đầu năm 2012 Việt Nam chỉ nhập siêu khoảng 350 triệu USD Cụ thể tỷ lệ nhập siêu năm trở lại từ gần 10 tỷ USD trở lên Song nhập siêu giảm cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ giá ổn định Tiếp theo, một tác động quan trọng khác của tỷ giá là góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng nhà nước mua được một lượng lớn USD thị trường từ dân cư và các doanh nghiệp Từ đó, góp phần cải thiện cán cân toán quốc tế, làm tăng sức mạnh của quốc gia Bên cạnh đó làm giảm tình trạng đô la hóa của nền kinh tế Nhà nước đã huy động được một lượng ngoại tệ lớn dân vào đầu tư phát triển và điều hành chính sách tiền tệ Ngược lại, nguồn quỹ dự trữ ngoại tệ liên ngân hàng Trung ương quản lý dồi dào cũng là sở quan trọng cho bình ổn tỷ giá, sẵn sàng can thiệp, đóng vai trò người mua bán cuối cùng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, chủ Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 16 Tiểu luận môn Kinh tế học động đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt hàng chiến lược cần thiết và nếu có nhu cầu Hơn nữa, sự ổn định tỷ giá cũng tác động tích cức đến nợ nước ngoài của Việt nam nói chung và nợ công nói riêng Bởi vì nếu tỷ giá chỉ cần tăng thêm – % thì mỗi năm số nợ của nước ta tính nội tệ tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng, bằng số thu ngân sách một năm của 10 tỉnh miền núi Năm 2013 được coi là năm ổn định khó khăn Đó là mức lạm phát được trì ở mức thấp 6,04% so với mục tiêu – 8%; lãi suất có xu hướng giảm thấp và ổn định, tỷ giá ổn định thời gian dài Cán cân thương mại được cải thiện đáng kể từ mức thâm hụt nặng nề trước bản thăng bằng Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2013 đạt 131,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 131,3 tỷ USD, cũng tăng 15,4% so với năm 2012 Tính chung năm 2013, Việt Nam xuất siêu gần 900 triệu USD, đó đóng góp quan trọng là nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu 13,9 tỷ USD, khu vực kinh tế nước lại nhập siêu lên đến 13 tỷ USD Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tính từ đầu năm đến 15/12/2013 đạt 21,6 tỷ USD gồm 14,3 tỷ USD cấp mới và 7,3 tỷ USD bổ sung, tăng 54,5% so với cùng kỳ Tuy nhiên vốn thực hiện chỉ đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012 Vốn FDI cùng với nguồn kiều hối ước tính cả năm khoảng 11 tỷ USD đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng cán cân toán và giảm áp lực đối với tỷ giá Đồng thời nhờ đó, dự trữ ngoại hối cũng được cải thiện đáng kể Nền kinh tế ở mức ổn định, vậy tăng trưởng kinh tế đã không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra, tức là chỉ đạt 5,42% so với 5,5% Mục tiêu không đạt chính là biểu hiện của tình trạng khó khăn mà khu vực sản xuất Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 17 Tiểu luận môn Kinh tế học đối mặt so với kỳ vọng Theo thống kê, năm 2013 có khoảng 60.737 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với năm 2012, đó gần 9.818 doanh nghiệp chính thức giải thể hẳn Tỷ giá được trì tương đối ổn định thậm chí phá giá danh nghĩa, thực tế đồng Việt Nam vẫn lên giá thực so với USD đã làm suy giảm đáng kể lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng của hàng hóa Việt Nam các thị trường quốc tế, thậm chí chính ở thị trưởng nước Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 18 Tiểu luận môn Kinh tế học PHẦN III: KẾT LUẬN Tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác là rất khác Trong đó, hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng Chính vì vậy, điều kiện kinh tế mở cửa, hợp tác, hội nhập và tự hóa thương mại, các quốc gia sử dụng tỷ giá là một công cụ hữu hiện điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu Năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, việc điều chỉnh tỷ giá một cách hợp lý là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng Về phía quan quản lý, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ giá hết sức linh hoạt năm không quá 2% vừa đảm bảo hỗ trợ cho xuất khẩu vừa không gây áp lực lên lạm phát, đồng thời ổn định nền kinh tế vĩ mô Trong Năm 2014, NHNN sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thị trường ngoại tệ, tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý chặt ché thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng, giảm tình trạng đô la hóa, gia tăng niềm tin vào VND, phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam theo chiều hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội chung của cả đất nước Đoan Thị Minh Phương – Cao học QT6D 19 ... tiền chung Châu Âu chưa được giải quyết, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều... đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán Biên độ giao động hiện của tỷ giá kinh. .. QT6D Tiểu luận môn Kinh tế học cung về USD khiến tỷ giá Ngân hàng Thương mại giảm xuống sàn biên độ giao động mà Ngân hàng Nhà nước công bố Năm 2008 kinh tế thế giới bắt

Ngày đăng: 23/08/2017, 20:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan