1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại công ty cổ phần kỹ nghệ khoáng sản quảng nam (tt)

24 228 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 240,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát nội bộ là một quy trình không thể thiếu trong một tổ chức nhằmđạt được các mục tiêu về: Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cảviệc bảo đảm

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm soát nội bộ là một quy trình không thể thiếu trong một tổ chức nhằmđạt được các mục tiêu về: Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cảviệc bảo đảm các nguồn lực được sử dụng tối ưu Thiết lập một hệ thống kiểmsoát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát bằng những quy định rõ ràng,

cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra

Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam được hình thành từ cổ phần hóadoanh nghiệp Nhà nước, và đang niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, từ chỗ Công ty chỉ sản xuất mộtloại sản phẩm vàng, đến nay, Công ty đã đầu tư, khai thác và chế biến nhiều loạikhoáng sản với hàng chục loại sản phẩm như: Cát thủy tinh, cát khuôn đúc,tràng thạch, bột thạch anh, vải sội thủy tinh

Hoạt động bán hàng - thu tiền là một hoạt động rất quan trọng đối với việctồn tại và phát triển của công ty Hiện nay công ty đang chú trọng trong việc mởrộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu; do đó công tác kiểmsoát nội bộ đối với chu trình bán hàng - thu tiền đặc biệt có ý nghĩa quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của Công ty

Vì vậy, việc chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng

- thu tiền tại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam” là có ý nghĩa thiết thực

trong việc hoàn thiện công cụ quản lý của đơn vị nhằm đưa ra những giải pháp tăngcường công tác kiểm soát nhằm giảm thiểu những rủi ro, gian lận, sai sót có thể xảyra

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hoá lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội bộ chu trình bánhàng và thu tiền trong các doanh nghiệp;

Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiềntại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam;

Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chu trình bánhàng - thu tiền tại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thutiền tại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và sử dụngcác phương pháp cụ thể: quan sát, đối chiếu, bình luận và phân tích Tác giả đãnghiên cứu trực tiếp tại Công ty, phương pháp nghiên cứu là tiếp cận hồ sơ tàiliệu, phỏng vấn Kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát các nhân viên kinh doanh

và nhân viên kế toán liên quan

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn với đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thutiền tại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam” đã:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội

bộ chu trình bán hàng - thu tiền trong các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đánhgiá công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty Kỹ nghệKhoáng sản Quảng Nam;

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ chu trình

bán hàng - thu tiền tại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam, chỉ ra mặt đã

đạt được và những vấn đề còn hạn chế của công tác kiểm soát nội bộ chu trìnhbán hàng - thu tiền tại doanh nghiệp;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát nội bộ chutrình bán hàng - thu tiền tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận đểgóp phần vào sự phát triển của Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, tổng quan nghiên cứu và kết luận, luận văn kết cấuthành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội bộ chu trìnhbán hàng - thu tiền trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tạiCông ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ chu trìnhbán hàng - thu tiền tại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ

Khái niệm về KSNB không phải là mới đối với các nhà nghiên cứu, nhưngvấn đề nhận thức và xây dựng một hệ thống KSNB hiệu quả đem lại giá trị choDoanh nghiệp thì thực sự là sự thách thức đối với các Doanh nghiệp của Việtnam hiện nay

Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về KSNB: Theo chuẩn mựckiểm toán Việt Nam (VAS 400) thì: KSNB là các qui định và các thủ tục kiểmsoát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vịtuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và pháthiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo

vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị

Như vậy qua những khái niệm nêu trên, có thể hiểu KSNB là một chứcnăng của quản lý, trong phạm vi một đơn vị bao gồm những phương pháp vàchính sách được thiết kế để tự kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trong tất cảcác khâu của quá trình quản lý nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót đểbảo đảm an toàn tài sản, sự tin cậy của báo cáo tài chính, khuyến khích hiệu quảhoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiếtlập Đồng thời cho thấy những vấn đề cơ bản sau:

KSNB là một qui trình: là biện pháp để đạt được mục đích chứ bản thân nókhông phải là mục đích

KSNB được thực hiện bởi con người Không chỉ đơn thuần là các chínhsách thủ tục nội bộ mà là ý thức trách nhiệm của mỗi nguời mọi cấp, từ lãnh đạođến nhân viên

KSNB chỉ có thể đưa ra sự bảo đảm tương đối ở mức có thể chấp nhậnđược, không tuyệt đối cho Doanh nghiệp

Trang 4

KSNB được thiết kế để đạt được các mục tiêu tại các hạng mục riêng rẽ nhưng bổ trợ cho nhau.

1.1.2 Sự cần thiết kiểm soát nội bộ

Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, để nângcao sức canh tranh trong chiến lược mở rộng địa bàn, phát triển kinh doanh ởcác lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Vấn đề làm thế nào để kiểm soát đượccác hoạt động mang tính chiến lược đó luôn là một câu hỏi lớn đối với các Nhàquản lý, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồnlực hiện có chính là mục tiêu của bất kỳ Doanh nghiệp nào không phân biệt quy

mô hoạt động

Để giải quyết vấn đề trên, cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm soátnội bộ thật sự khoa học và đảm bảo hệ thống hoạt động một cách có hiệu quả.Thiết lập một hế thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập cơ chế giám sát bằngcác quy định rõ ràng để đạt được mục tiêu đề ra nhằm giảm bớt các nguy cơ rủi

ro tiềm tàng trong kinh doanh; đảm bảo các số liệu tài chính được công bố chínhxác; đảm bảo các nguồn lực hiện có được sử dụng hiệu quả; đảm bảo mọi ngườitrong Doanh nghiệp tuân thủ các quy định đề ra và bảo vệ quyền lợi, tạo dựnglòng tin đối với nhà đầu tư

Như vậy, bất kỳ Doanh nghiệp nào muốn nâng cao sức cạnh tranh và pháttriển bền vững trên thương trường, cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểmsoát nội bộ vững mạnh và được vận hành một cách thông suốt

1.1.3 Mục tiêu cơ bản của kiểm soát nội bộ

1.1.3.1 Bảo vệ tài sản của đơn vị

Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản hữu hình và vô hình, chúng có thể bị đánhcắp, lạm dụng vào các mục đích khác nhau hoặc bị hư hỏng nếu không được bảo vệbởi các quy định thích hợp Do vậy thiết lập được một hệ thống KSNB hữu hiệu, hạnchế đến mức thấp nhất việc sử dụng không hiệu quả hoặc thất thoát tài sản là điều

mà bất kỳ người chủ Doanh nghiệp nào cũng muốn đạt đến và đây là điều khôngđơn giản chút nào

1.1.3.2 Đảm bảo độ tin cậy và trung thực của thông tin

Trang 5

Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và công bố Đó lànguồn thông tin quan trọng và là căn cứ để Nhà quản lý đưa ra các quyết định.

Do vậy thông tin được cung cấp phải chính xác, kịp thời tình hình hoạt độngkinh doanh của đơn vị Nguồn thông tin hữu ích phải bảo đảm các nguyên tắc cơbản sau: phải được lập và công bố theo mẫu quy định, phản ánh đúng và đầy đủcác nội dung theo yêu cầu, thông tin phải có tính so sánh được

1.1.3.3 Đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý

Hệ thống KSNB được thiết lập trong Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng cácquyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanhnghiệp phải được tuân thủ Bất kỳ thành viên nào của Doanh nghiệp cũng phải tuânthủ hệ thống KSNB Do vậy các quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộphải được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộDoanh nghiệp

1.1.3.4 Đảm bảo hiệu quả các hoạt động

Các quá trình kiểm soát trong đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặplại không cần thiết các tác nghiệp gây lãng phí trong các hoạt động và sử dụngkém hiệu quả các nguồn lực của Doanh nghiệp

Tính hiệu quả của các hoạt động được thể hiện thông qua việc sử dụngnguồn lực hiện có của đơn vị một cách tối ưu nhất

Bên cạnh đó hiệu quả của các hoạt động còn phụ thuộc vào sự chính xác và

độ tin cậy của thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị Các thông tin này là

cơ sở để cho các Nhà quản lý đưa ra các quyết định Nếu nguồn thông tin khôngtrung thực và sai lệch thì các quyết định của Nhà quản lý sẽ không chính xác vàdẫn đến các nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả

1.1.4 Các nhân tố chủ yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống KSNB bao gồm các thành phần chủ yếu: Môi trường kiểm soát;

Hệ thống kế toán; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát (các thủ tục kiểm soát);Giám sát độc lập (Kiểm toán nội bộ) Trong các thành phần của hệ thống kiểmsoát nội bộ, môi trường kiểm soát là thành phần quan trọng nhất có ý nghĩaquyết định đến hiệu quả của hệ thống KSNB; nếu môi trường kiểm soát nội bộ

Trang 6

yếu, thiếu thì chắc chắn hệ thống KSNB sẽ không hiệu quả, kể cả các thànhphần còn lại hoạt động tốt.

1.1.4.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát: Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm vàhoạt động của thành viên HĐQT, TGĐ đối với hệ thống KSNB và vai trò của hệthống KSNB trong đơn vị

Môi trường kiểm soát bao gồm các nội dung cơ bản:

- Quan điểm, cách thức điều hành của lãnh đạo, công tác kế hoạch;

- Tính trung thực và giá trị đạo đức;

- Cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách quy chế, quy trình, thủ tục kiểmsoát;

- Chính sách về nguồn nhân lực và quá trình thực hiện

1.1.4.3 Thủ tục kiểm soát

Thủ tục kiểm soát: Là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiếtlập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể.Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tụckiểm soát Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểmsoát cụ thể Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa với hệthống kiểm soát nội bộ mạnh Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa đủ đảmbảo tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ

Trang 7

Môi trường kiểm soát tốt chỉ là điều kiện cần, quan trọng để hoạt độngkiểm soát có hiệu quả, hiệu lực thực sự thì điều kiện đủ là Doanh nghiệp phảithiết lập và thực hiện nghiêm túc các thủ tục kiểm soát Ba nguyên tắc cơ bảntrong thiết lập các thủ tục kiểm soát là:

- Sự phân chia việc trông giữ tài sản tách khỏi việc thực hiện công tác kếtoán

- Việc phân chia quyền lực quản lý tách khỏi mua sắm, nắm giữ tài sản có liênquan:

- Phân chia quyền lực và trách nhiệm trong quản lý và các hoạt động

Bên cạnh việc thiết lập thủ tục kiểm soát theo các nguyên tắc nêu trên, việcthực hiện tốt các thủ tục kiểm soát là yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêukiểm soát

1.1.4.4 Hệ thống kế toán

Hệ thống kế toán: Là các qui định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn

vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tàichính

Hệ thống kế toán là một thành phần quan trọng của hệ thống KSNB Thực hiệntốt các chế độ kế toán (chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán, hạch toán kế toán và báocáo tài chính), thì tự thân những hoạt động này đồng thời là hoạt động kiểm soát của

kế toán

1.1.4.5 Kiểm toán nội bộ

Loại cuối cùng của quá trình kiểm soát là việc xem xét lại cẩn thận liên tụcđối với bốn thành phần đã nêu trên của KSNB Liên quan tới việc xem xét lại làkiểm tra độc lập hay thẩm tra trong nội bộ Đối với nhiều công ty, đặc biệt lànhững công ty lớn, thiết lập một phòng kiểm toán nội bộ là cần thiết để cho hoạtđộng giám sát đạt hiệu quả

Để một chức năng kiểm toán nội bộ có hiệu quả thì nhất thiết kiểm toánviên nội bộ phải độc lập với cả phòng kế toán và điều hành; và khi đó nó sẽ báocáo trực tiếp tới bộ phận quản lý cấp cao trong đơn vị đó hoặc là người quản lýcao nhất, hoặc là người đứng đầu ban kiểm toán

Trang 8

1.2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng - thu tiền

Bán hàng và thu tiền là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá quaquá trình trao đổi hàng – tiền Với ý nghĩa như vậy, quá trình này được bắt đầu

từ một đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hoáthành tiền

Bán hàng là một quá trình có mục đích thống nhất, tuy nhiên phương thứcthực hiện mục đích này rất đa dạng Chẳng hạn như phương thức bán hàng trựctiếp thu tiền ngay, bán hàng chậm trả, phương thức gửi hàng đi bán,…

Thông thường, với một Doanh nghiệp nói chung thì chu trình bán hàng - thutiền bao gồm các chức năng như: xử lý đơn đặt hàng của người mua, xét duyệt ,chuyển giao hàng hoá, lập hoá đơn bán hàng, xử lý và ghi sổ doanh thu bán hàng

và thu tiền, lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xoá sổ các khoản nợ không thu hồiđược

1.2.2 Các chứng từ và sổ sách kế toán liên quan đến chu trình bán hàng-thu tiền

- Hợp đồng kinh tế: là văn bản thoả thuận chung những điều kiện về muahàng và thanh toán giữa người mua và người bán

- Phiếu xuất kho: Là loại chứng từ thể hiện mẫu mã, chủng loại, số lượnghàng thực xuất giao cho khách hàng

- Chứng từ vận chuyển: Là loại chứng từ được lập khi giao hàng, ghi rõmẫu mã, chủng loại, số lượng hàng hoá được giao Chứng từ vận chuyển có thể

là vận đơn, hoá đơn vận chuyển hoặc là biên bản giao nhận giữa người bán vàngười vận chuyển để chứng minh việc nhận và chuyên chở hàng hoá

Trang 9

- Hoá đơn bán hàng: Là chứng từ ghi rõ mẫu mã, quy cách, số lượng,nguồn gốc xuất xứ, giá cả của hàng hoá, là chứng từ pháp lý chỉ rõ số tiền màkhách hàng phải trả, là căn cứ ghi sổ doanh thu và theo dõi thu tiền.

- Phiếu thu: Là chứng từ thể hiện số tiền đã thu của khách hàng bằng tiềnmặt, là căn cứ để ghi giảm khoản phải thu của khách hàng tương ứng

- Giấy báo có của Ngân hàng: Là chứng từ thể hiện số tiền khách hàng đãthanh toán bằng chuyển khoản qua tài khoản của Doanh nghiệp mở tại Ngânhàng, là căn cứ để ghi giảm khoản phải thu của khách hàng tương ứng

1.2.2.2 Các sổ sách được sử dụng

- Sổ nhật ký bán hàng: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng phát sinh

Sổ nhật ký thường ghi rõ doanh thu bán hàng của nhiều mặt hàng khác nhau

- Sổ nhật ký thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Dùng để ghi chép toàn bộ sốtiền thu được kể cả bán hàng thu tiền ngay hoặc do khách hàng trả nợ cho lầnmua hàng trước đó

- Sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng

- Sổ chi tiết khoản phải thu khách hàng,…

1.2.3 Nội dung kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền

1.2.3.1 Các rủi ro thường xuất hiện trong chu trình bán hàng - thu tiền

- Rủi ro về bán hàng

- Rủi ro về thu tiền

- Rủi ro về ghi sổ kế toán

1.2.3.2 Thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền

Một hệ thống KSNB được thiết lập là nhằm trợ giúp các Doanh nghiệp ngănchặn gian lận, giảm thiểu sai sót để hạn chế rủi ro trong hoạt động thông qua việcthiết lập các thủ tục kiểm soát chặt chẽ và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách

và quy trình được thiết lập Mỗi Doanh nghiệp thường xây dựng một hệ thống kiểmsoát nội bộ riêng về nghiệp vụ bán hàng - thu tiền, phù hợp với đặc điểm của đơn vịmình Thông thường bao gồm các bước kiểm soát trong từng khâu đối với chu trìnhbán hàng - thu tiền như sau:

- Tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng của khách hàng :Các thủ tục kiểm soát

bao gồm việc yêu cầu phải đánh số thứ tự đối với đơn đặt hàng; kiểm tra chữ ký,

Trang 10

con dấu hợp pháp của người mua hàng và người bán hàng; sự phê chuẩn bánhàng của cấp có thẩm quyền về chủng loại, số lượng, giá cả, phương thức giaohàng,…Sau khi chấp thuận đơn đặt hàng thì phải thông báo cho khách hàng biết

để tránh các tranh chấp

- Xét duyệt: Các thủ tục kiểm soát bao gồm việc phải có quy định cụ thể

về cấp có thẩm quyền phê duyệt bán chịu, các chính sách bán chịu phải cụ thể,

rõ ràng trong đó cần lưu ý đối với trường hợp bán hàng lần đầu thì cần phải cóthế chấp tài sản hoặc kỹ quỹ của khách hàng Bộ phận bán hàng đề xuất xétduyệt bán chịu phải thẩm định về tình hình tài chính, khả năng thanh toán củakhách hàng, uy tín thanh toán của khách hàng Nếu làm tốt công tác thẩm địnhkhách hàng thì rủi ro phát sinh nợ khó đòi sẽ được hạn chế

- Giao hàng cho khách hàng:Các thủ tục kiểm soát bao gồm việc thủ kho

phải kiểm tra lại tính hợp pháp của phiếu xuất kho trước khi xuất kho hàng hoá,Phiếu xuất kho phải được đánh số thứ tự, có đầy đủ chữ ký hợp pháp của các bênliên quan và thủ kho phải xuất đúng quy cách và số lưọng hàng hoá ghi trên phiếuxuất kho Sau khi xuất kho hàng hoá, thủ kho phải lập biên bản giao nhận hàng hoávới người mua hoặc người vận chuyển để xác nhận thực tế hàng hoá đã chuyểngiao

- Lập hoá đơn bán hàng: Các thủ tục kiểm soát bao gồm việc bộ phận lập hoá

đơn phải kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ liên quan như: Đơn đặt hàng, lệnhbán hàng, Phiếu xuất kho, Biên bản giao nhận hàng hoá giữa người mua và ngườibán với nội dung: chủng loại, số lượng, giá cả, điều kiện thanh toán Hoá đơn đượclập xong sẽ chuyển qua các bộ phận liên quan để ký kiểm tra và phát hành, trước khiphát hành hoá đơn, bộ phận kiểm tra độc lập tiến hành kiểm tra lại tất cả các thôngtin như đã nêu trên

- Ghi sổ nghiệp vụ và theo dõi thanh toán: Doanh thu ghi sổ là doanh thu

thực tế phát sinh, khoản phải thu khách hàng là số tiền thực tế khách hàng phảitrả, số tiền ghi sổ là số tiền thực tế thu được và phải được phản ảnh đầy đủ,chính xác, kịp thời vào sổ sách kế toán

Trang 11

Việc ghi sổ phải có cơ sở pháp lý, thông thường vì trước khi lập hoá đơn,các bộ phận liên quan đã kiểm tra tính chính xác các thông tin bán hàng thể hiệntrên hoá đơn.

- Lập dự phòng và xóa sổ nợ phải thu khó đòi: Thủ tục kiểm soát là xem

xét việc Doanh nghiệp có thực hiện đúng và đủ các quy định tại thông tư số228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ tài chính về việc lập và xoá sổ cáckhoản nợ phải thu khó đòi hay không

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG

- THU TIỀN TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KỸ NGHỆ KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM

2.1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty

Tên công ty : Công ty Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam

Trụ sở chính : Cụm Công nghiệp Hà Lam-Chợ Được, Huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

+ Ngày 27/9/1991, thành lập Công ty Khoáng sản QN-ĐN trên cơ sở Xínghiệp Vàng Punếp

+ Ngày 06/6/2000, do quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề được đổi tênthành Công ty Công nghiệp Miền Trung

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định

số 72/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 về phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp,

Trang 12

đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh Quảng Nam đến năm 2005

và Quyết định số 1555/QĐ-UB ngày 15/01/2004 của UBND tỉnh Quảng Nam về

cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý trong năm 2004;

Kết quả hoạt động qua các năm

Đơn vị trực thuộc

1 Xí nghiệp Vàng Punếp

2 Xí nghiệp Cát Thăng Bình:

3 Xí nghiệp Tràng Thạch Đại Lộc:

4 Nhà máy chế biến Silica Quảng Nam:

5 NM Vải sợi thủy tinh Quảng Nam

6 Chi nhánh TP Đà Nẵng

Ngày đăng: 17/08/2017, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w