1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cao học mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong công tác đoàn hiện nay

25 546 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẨU1. Tính cấp thiết của đề tàiLà một trong sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng, phạm trù “nguyên nhân và kết quả” được đưa vào giảng dạy làm nền tảng tri thức giúp cho mỗi người tự trang bị cho mình một nền móng vững chắc trong nhận thức và cải tạo hiện thực. Nói cách khác nắm vững nội dung của cặp phạm trù sẽ là cơ sở cho việc xem xét toàn diện nguồn gốc và bản chất của sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Phạm trù “nguyên nhân” và “kết quả” luôn hiện diện rất phổ biến trong bất cứ một quá trình, hiện tượng nào. Bởi lẽ dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn chúng ta cần phải nhìn nhận, phân tích các yếu tố làm nên bản thân quá trình đó. Việc mổ xẻ, nắm được đâu là nguyên nhân của vấn đề, đâu là kết quả của quá trình sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các quyết sách thúc đẩy sự vận động của quá trình được phát triển nhanh hơn. Điều đó nói lên được rằng trong công tác Đoàn nói riêng hay các vấn đề khác cần phải nắm và vận dụng nó một cách thường xuyên, phổ biến nhưng phải sâu sắc để giúp cho phong trào Đoàn được phát triển nhanh chóng để góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.Theo quan điểm triết học Mác thì không có một kết quả nào mà không thể không tìm thấy nguyên nhân của nó, ngược lại với bất kì nguyên nhân tác động nào đó đều mang lại một kết quả tương ứng. Trong thực tiễn đã và đang diễn ra vô vàn các quá trình, hiện tượng chúng tạo ra một hệ thống các quá trình, sự việc mà nếu chúng ta chú ý đều có thể cho ta những kết luận xác đáng.Đoàn Thanh niên là một trong những tổ chức chính trị xã hội, là cánh tay đắc lực, đội dự bị tin cậy của Đảng. Hoạt động tích cực của Đoàn thanh niên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã, đang và sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung. Đổi mới nội dung hoạt động phong trào Đoàn là một công việc quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng. Thực tiễn trong những năm qua, phong trào Đoàn ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng đã và đang đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Qua đó mang lại cho thế hệ trẻ một niềm tin vào tương lai, vào công cuộc đổi mới đất nước trong tình hình mới. Trong thời gian tới sự nghiệp đổi mới đất nước sẽ được phát triển với tốc độ cao hơn và toàn diện hơn trong tất cả các lĩnh vực. Với tinh thần đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phải có sự đánh giá, tổng kết và đề ra kế hoạch, biện pháp cho riêng mình trong giai đoạn mới. Cũng giống như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội để đạt được những kết quả tốt, Đoàn cần phải quán triệt một cách toàn diện và sâu sắc cơ sở lí luận chung và sự vận dụng phù hợp hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.Là một tỉnh vừa mới tách ra từ Quảng Nam Đà Nẵng cũ, trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách cùng với các ngành, lĩnh vực khác đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Tỉnh nhà.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung hiện nay trong công tác Đoàn thanh niên vẫn còn nhiều bất cập trên nhiều phương diện cả về mặt tổ chức, cả về mặt con người. Điều này thể hiện ở mối quan hệ giữa đoàn viên với tổ chức có nơi, có lúc chưa thật chặt chẽ, tính tiên phong gương mẫu của một số cán bộ đoàn chưa cao, sự nhiệt huyết của bản thân mỗi đoàn viên còn hạn chế, và đôi lúc, đôi nơi còn có cả sự buôn lỏng sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền...; trong đó có cả các nhân tố chủ quan và khách quan cho nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào Đoàn, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của thế hệ trẻ. Suy đến cùng thì những tồn tại, hạn chế đó rất khó tránh khỏi, nhất là đối với một tỉnh vừa mới thành lập như Quảng Nam. Tuy vậy, tất cả những vấn đề đó cần nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện từ đó cần có những biện pháp đúng đắn tích cực để xây dựng phong trào Đoàn phát triển mạnh mẽ trong thời gian đến. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ “nguyên nhân và kết quả”, không chỉ có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc thúc đẩy phong trào Đoàn ngày càng phát triển. Với ý nghĩa đó tác giả chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong công tác đoàn ở Quảng Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.

Trang 1

MỞ ĐẨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một trong sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng, phạmtrù “nguyên nhân và kết quả” được đưa vào giảng dạy làm nền tảngtri thức giúp cho mỗi người tự trang bị cho mình một nền móng vữngchắc trong nhận thức và cải tạo hiện thực Nói cách khác nắm vữngnội dung của cặp phạm trù sẽ là cơ sở cho việc xem xét toàn diệnnguồn gốc và bản chất của sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội

và tư duy

Phạm trù “nguyên nhân” và “kết quả” luôn hiện diện rất phổbiến trong bất cứ một quá trình, hiện tượng nào Bởi lẽ dù trong hoàncảnh thuận lợi hay khó khăn chúng ta cần phải nhìn nhận, phân tíchcác yếu tố làm nên bản thân quá trình đó Việc mổ xẻ, nắm được đâu

là nguyên nhân của vấn đề, đâu là kết quả của quá trình sẽ là cơ sởcho việc đưa ra các quyết sách thúc đẩy sự vận động của quá trìnhđược phát triển nhanh hơn Điều đó nói lên được rằng trong công tácĐoàn nói riêng hay các vấn đề khác cần phải nắm và vận dụng nómột cách thường xuyên, phổ biến nhưng phải sâu sắc để giúp chophong trào Đoàn được phát triển nhanh chóng để góp phần vào sựphát triển chung của đất nước

Theo quan điểm triết học Mác thì không có một kết quả nào

mà không thể không tìm thấy nguyên nhân của nó, ngược lại với bất

kì nguyên nhân tác động nào đó đều mang lại một kết quả tương ứng.Trong thực tiễn đã và đang diễn ra vô vàn các quá trình, hiện tượng

Trang 2

2chúng tạo ra một hệ thống các quá trình, sự việc mà nếu chúng ta chú

ý đều có thể cho ta những kết luận xác đáng

Đoàn Thanh niên là một trong những tổ chức chính trị- xã hội,

là cánh tay đắc lực, đội dự bị tin cậy của Đảng Hoạt động tích cựccủa Đoàn thanh niên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã,đang và sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế -

xã hội nói chung

Đổi mới nội dung hoạt động phong trào Đoàn là một côngviệc quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đờisống xã hội do Đảng ta khởi xướng Thực tiễn trong những năm qua,phong trào Đoàn ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng đã

và đang đạt được những kết quả rất đáng tự hào Qua đó mang lại chothế hệ trẻ một niềm tin vào tương lai, vào công cuộc đổi mới đấtnước trong tình hình mới Trong thời gian tới sự nghiệp đổi mới đấtnước sẽ được phát triển với tốc độ cao hơn và toàn diện hơn trong tất

cả các lĩnh vực Với tinh thần đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phải

có sự đánh giá, tổng kết và đề ra kế hoạch, biện pháp cho riêng mìnhtrong giai đoạn mới Cũng giống như các lĩnh vực khác của đời sống

xã hội để đạt được những kết quả tốt, Đoàn cần phải quán triệt mộtcách toàn diện và sâu sắc cơ sở lí luận chung và sự vận dụng phù hợphoàn cảnh cụ thể của từng địa phương

Là một tỉnh vừa mới tách ra từ Quảng Nam- Đà Nẵng cũ, trongnhững năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam đã vượtqua nhiều khó khăn, thử thách cùng với các ngành, lĩnh vực khácđóng góp quan trọng cho sự phát triển của Tỉnh nhà

Trang 3

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chunghiện nay trong công tác Đoàn thanh niên vẫn còn nhiều bất cập trênnhiều phương diện cả về mặt tổ chức, cả về mặt con người Điều nàythể hiện ở mối quan hệ giữa đoàn viên với tổ chức có nơi, có lúcchưa thật chặt chẽ, tính tiên phong gương mẫu của một số cán bộđoàn chưa cao, sự nhiệt huyết của bản thân mỗi đoàn viên còn hạnchế, và đôi lúc, đôi nơi còn có cả sự buôn lỏng sự quan tâm chỉ đạocủa các cấp chính quyền ; trong đó có cả các nhân tố chủ quan vàkhách quan cho nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong tràoĐoàn, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của thế hệ trẻ Suy đếncùng thì những tồn tại, hạn chế đó rất khó tránh khỏi, nhất là đối vớimột tỉnh vừa mới thành lập như Quảng Nam Tuy vậy, tất cả nhữngvấn đề đó cần nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện từ đó cần cónhững biện pháp đúng đắn tích cực để xây dựng phong trào Đoànphát triển mạnh mẽ trong thời gian đến

Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ “nguyên nhân và kết quả”,

không chỉ có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa học thuật mà còn có ý nghĩathực tiễn sâu sắc trong việc thúc đẩy phong trào Đoàn ngày càng phát

triển Với ý nghĩa đó tác giả chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong công tác đoàn ở Quảng Nam hiện nay” làm

luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Là một trong những nội dung của phép biện chứng duy vật,cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả đã được nhiều tác giả tiếp cận

và nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau Với ý nghĩa phương

Trang 4

4pháp luận và ý nghĩa thực tiễn, phạm trù nguyên nhân và kết quảđược nghiên cứu chủ yếu từ hai góc độ: học thuật và vận dụng ýnghĩa phương pháp luận vào các vấn đề cụ thể Tuy vậy, việc phânchia này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối Do vậy, việc điểm tình hìnhnghiên cứu của đề tài sẽ theo hai hướng nghiên cứu trực tiếp và giántiếp có liên quan phạm trù nguyên nhân và kết quả các công trình cụ

thể là: Nguyễn Văn Dũng (1997), Arixtốt với học thuyết phạm trù, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội; Phạm Văn Đức (1997), Phạm trù quy luật trong triết học phương Tây, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội; Phạm

Văn Nhuận (1999), "Một cách tiếp cận về cặp phạm trù “điều kiện

khách quan” và “nhân tố chủ quan”", Tạp chí Triết học, Số 6; Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn (2000), Giáo trình triết học Mác-Lênin,

Lê Doãn Tá (2000), Khái lược triết học trước Mác, NXB CTQG HN;

Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2002), Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXGD; Đặng Hữu Toàn (2002), Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB CTQG HN; Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2004), Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB CTQG HN;

Các tài liệu về công tác Đoàn nói chung:

Lê Văn Cầu (2002),Phát triển các mô hình, hình thức hoạt động lao động và sáng tạo khoa học và công nghệ của Đoàn thanh niên, NXB TN; Trần Văn Miều (2002), Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ, NXB TN; Nguyễn Huy Dung (2003), Lý tưởng và lẽ sống, NXB TN; Dương Tự Đam (2003), Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB TN;

Trang 5

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2003), Công tác đoàn kết tập hợp Thanh niên vùng tôn giáo dân tộc, NXB Thanh niên;

Về tài liệu liên quan đến công tác Đoàn ở Quảng Nam.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam (2002), "Chàomừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Quảng Namlần thứ XV"; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Nam(2006), "Biên giới trong trái tim tôi"; Ban Chấp hành Tỉnh đoànQuảng Nam (2007), "Báo cáo chính trị tại Đại hội Đoàn TNCS HồChí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XV, XVI"; Đoàn TNCS Hồ ChíMinh tỉnh Quảng Nam (2007), "Chào mừng Đại hội Đại biểu ĐoànTNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVI"; Đoàn TNCS HồChí Minh tỉnh Quảng Nam (2011), “Lịch sử Đoàn TNCS Hồ ChíMinh tỉnh Quảng Nam” được biên soạn công phu, chi tiết qua từngthời kì giúp tác giả có cái nhìn tương đối xuyên suốt, toàn diện trongquá trình làm luận văn

Điểm qua tình hình nghiên cứu cho thấy đến thời điểm này chưa

có một công trình nào trùng với hướng nghiên cứu của đề tài luận văn

Về tài liệu liên quan đến công tác Đoàn ở Quảng Nam.

“Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Quảng Nam” được

biên soạn công phu, chi tiết qua từng thời kì giúp tác giả có cái nhìntương đối xuyên suốt, toàn diện trong quá trình làm luận văn

Điểm qua tình hình nghiên cứu cho thấy đến thời điểm này chưa cómột công trình nào trùng với hướng nghiên cứu của đề tài luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích

Trang 6

Đề cập mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

và vận dụng phương pháp luận của nó vào thực tiễn công tác Đoàn ởQuảng Nam hiện nay

Nhiệm vụ

Làm rõ ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứnggiữa nguyên nhân và kết quả, làm rõ sự vận dụng trong mối quan hệnguyên nhân và kết quả qua đó đề xuất một số giải pháp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trong giới hạn Luận văn Thạc sĩ, đề tài chỉ khái quát mối quan

hệ nguyên nhân và kết quả trong lịch sử triết học Và việc vận dụngcác phạm trù đó vào giải quyết các vấn đề lý luận cụ thể trong côngtác Đoàn ở Quảng Nam hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích,tổng hợp, lịch sử cụ thể, diễn dịch, quy nạp và một số phương phápkhác

6 Đóng góp của luận văn

Trình bày một cách có hệ thống các quan niệm nguyên nhân vàkết quả

Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp cho công tácĐoàn ở Quảng Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiệnđại hoá từ góc độ lí luận

Trang 8

1.1.1 Trong triết học phương Đông

Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

- Nhân quả có nội dung định hướng giá trị đạo đức

Các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông trong đó cóViệt Nam thì lý thuyết về nhân quả dạy con người lánh xa cái ác vàlàm các việc lành nên tự bản thân nó mang ý nghĩa đạo đức, luân lýcủa đạo Phật đã đóng góp tích cực cho giá trị đạo đức xã hội Còn vớinhững người chưa làm các điều thiện thì cái khuynh hướng tránh xacái khổ đau của con người khiến họ tránh xa các tội ác, nếu họ tinnhân quả Điều này cũng đóng góp vào công cuộc loại trừ các hiệntượng xã hội xấu, tiêu cực Trong phạm vi chuẩn mực của lương tâmthì nhân- quả nghiêm chỉnh đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân củacon người, bởi con người là chủ nhân của nghiệp, vừa là kẻ thừa tựcủa nghiệp, như chính đức Phật đã dạy

- Theo quan điểm của Phật thì bản thân con người cũng là một biểu hiện cụ thể của qui luật nhân quả trong chuỗi biến hóa của tự nhiên

Con người, theo Phật giáo là một hợp thể của vật chất và tinhthần (năm uẩn) Nó là kết quả của quá trình vận động nhân quả- nghiệpbáo Con người cũng vậy, theo Phật giáo thì con người của hiện tại

Trang 9

cũng là kết quả của nguyên nhân quá khứ Quá trình vẫn động nàykhông đơn thuần là nhân nào quả nấy mà cả một chuỗi nhân- duyên-quả tương tác qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau trùng trùng điệpđiệp để hình thành chúng sanh Trong vấn đề nhân quả của con người

có một vấn đề được đặc ra, đó là Nghiệp Nghiệp là hành động tác ý,một hành động không có tác ý thì chỉ là hành động, mà không gọi lànghiệp Vì thế, “không thể nào lập được một bản liệt kê đối chiếu giữacác loại nhân và quả bởi vì nhân và quả đều là duyên sinh mang ýnghĩa bất định như các pháp hữu vi khác”

Nhân quả nói đầy đủ là nhân- duyên- quả Nhân là nguyênnhân chính, duyên là những nguyên nhân phụ, quả là kết quả Tiếntrình từ nhân đến quả rất phức tạp: nhân quá khứ sinh quả hiện tại;nhân quá khứ sinh quả tương lai Trong đó, duyên (nhân phụ) đóngvai trò rất quan trọng, chi phối mãnh liệt đến quả, có khả năng làmlệch hướng kết quả so với nhân ban đầu Do vậy, nhận thức nhân quảphải dựa trên nền tảng, tương quan duyên khởi, mỗi hiện tượng vừa

là kết quả vừa là nguyên nhân, luôn chi phối lẫn nhau vô cùng tận

1.1.2 Quan niệm về quan hệ nhân - quả trong triết học phương Tây

Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả có liên hệ chặt chẽ vớivấn đề cơ bản triết học, nó luôn là chủ đề tranh cãi, đấu tranh giữa chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Lênin nhận xét rằng vấn đề tínhnhân quả có một tầm quan trọng hết sức đặc biệt để định nghĩa đườnglối triết học của những loại “chủ nghĩa” mới nhất “Đường lối chủ quantrong vấn đề tính nhân quả là Chủ nghĩa duy tâm triết học…”[Lênin toàn

Trang 10

10tập, Tập18] Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận tính khách quan củamối liên hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội

Tuy vậy song song với các nhà triết học duy tâm, trong lịch sửtriết học phương Tây vẫn có những nhà triết học giải thích sự hiệndiện của tự nhiên với lập trường duy vật Nhà triết học duy vật HàLan là Xpinôda (1632-1677) là một trong số nhà bác học cận đại đãgiải thích thế giới không phải bằng nguyên nhân bên ngoài mà bằngnguyên nhân bên trong của bản thân nó Giải thích thế giới từ bảnthân nó là yêu cầu đầu tiên của chủ nghĩa duy vật Xpinôda

1.2 Quan điểm triết học Mác - Lênin về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả

1.2.1 Khái niệm về nguyên nhân, kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác thì nguyên nhân là phạm trù

dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vậthoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó

Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện

do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sựvật với nhau gây ra

1.2.2 Tính chất của mối liên hệ nhân - quả

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả cótính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu

1.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khái quát mối quan hệbiện chứng giữa nguyên nhân và kết quả thành năm vấn đề sau đây

Trang 11

- Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện

- Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân

- Nguyên nhân - kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau.

Vấn đề này được thể hiện ở hai góc độ dưới đây:

Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân nguyên

nhân khi sinh ra kết quả lại đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân quả trước đó

Thứ hai, đó chính là ý nghĩa đã được xét ở khía cạnh trên, tức

là nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả lại có khả năng tácđộng trở lại đối với nguyên nhân Trong mối quan hệ này, khi kết quảtác động trở lại với nguyên nhân thì kết quả lại có tư cách là nguyênnhân chứ không phải là kết quả nữa Do đó có thể nói có sự hoán đổi

vị trí giữa nguyên nhân và kết quả ngay trong cùng một mối quan hệnhân – quả

- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, và ngược lại, một kết quả có thể được ra đời từ rất nhiều nguyên nhân

- Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân

Tóm lại, mối quan hệ nhân - quả được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực Nhưng dù ở lĩnh vực nào thì con người cũng phải luôn

luôn tìm hiểu, nghiên cứu để khắc phục, tránh những hậu quả xấu

do các tác động gây ra Ngược lại, chúng ta cũng có thể lợi dụng mối quan hệ nhân - quả này để phục vụ cho cuộc sống của mình

Trang 12

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ

TRONG THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐOÀN

Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1 Từ thực trạng công tác Đoàn hiện nay, cần xác định được nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp quyết định đến sự phát triển công tác Đoàn của Quảng Nam hiện nay

+ Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước

Thế hệ trẻ Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh- tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt Nam do ĐảngCộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rènluyện, luôn luôn là lực lượng xung kích và đội dự bị tin cậy của Đảng Cácthế hệ thanh niên Việt Nam kế tiếp nhau cống hiến xuất sắc, trưởng thànhvượt bậc, viết nên những truyền thống quý báu.” [Trích tiêu đề Bài học Líluận chính trị cho Cán bộ, đoàn viên] Nghị quyết 25 của BCH TW Đảng

về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Tỉnh uỷ Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết 05 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong tình hình mới” Trong đó nêu rõ: Chăm lo đào tạo,

giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện để thanh niên phấn đấu để hìnhthành thế hệ thanh niên có “Trí tuệ cao, đạo đức trong sáng, thể lực cườngtráng và tinh thần phong phú, bản lĩnh vững vàng, ý chí mạnh mẽ ”.Chương trình hành động 22 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về công tác thanhniên; Chỉ thị 03 của Tỉnh uỷ về thực hiện Năm Thanh niên 2011

Ngày đăng: 17/08/2017, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w