1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm giúp học sinh nhận dạng qui luật di truyền chi phối trong một số bài tập lai thường gặp

23 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 311 KB

Nội dung

Từ năm 2015 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới kì thi tốt nghiệp và thiđại học - cao đẳng gọi chung là kì thi THPT Quốc gia, với việc ra đề cũng cónhiều đổi mới, ngoài những dạng bài tập

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH NHẬN DẠNG QUY LUẬT DI TRUYỀN CHI PHỐI TRONG MỘT SỐ

BÀI TẬP LAI THƯỜNG GẶP

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Trang 3

1 Lí do chọn đề tài

Nhiệm vụ quan trọng của dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh họctrong nhà trường trung học phổ thông nói riêng là nhằm phát triển tư duy sángtạo và khả năng phân tích, suy luận, so sánh của học sinh Vì vậy giáo viênkhông những tổ chức hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những kiến thứckhoa học cơ bản mà còn phải biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết đượcnhững bài tập cơ bản và nâng cao phù hợp với xu hướng ra đề trong các kì thihọc sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia nhất là các dạng bài tập lai phần quy luật ditruyền học

Tuy nhiên việc vận dụng những kiến thức đã học để nhận định chính xácđược phép lai tuân theo quy luật di truyền nào, từ đó định hướng giải nhanh,chính xác dạng bài tập đó là điều không phải dễ dàng đối với tất cả học sinhcũng như giáo viên, nếu không có sự chủ động học hỏi, tìm tòi, sáng tạo

Từ năm 2015 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới kì thi tốt nghiệp và thiđại học - cao đẳng gọi chung là kì thi THPT Quốc gia, với việc ra đề cũng cónhiều đổi mới, ngoài những dạng bài tập dễ cơ bản học sinh dễ dàng nhận định

và thao tác chính xác kết quả, tuy nhiên còn có dạng nâng cao phối hợp nhiềuquy luật di truyền trong một bài tập đã gây nhiều khó khăn cho học sinh cũngnhư các thầy cô giáo trong việc tiếp cận thay đổi cách học và cách dạy Với thờigian làm bài của môn thi rất ngắn đòi hỏi học sinh phải tư duy nhanh, thao tácnhuần nhuyễn trong từng dạng bài tập phù hợp với các quy luật di truyền

Qua nhiều năm đứng lớp và tham gia ôn thi học sinh giỏi, ôn luyện họcsinh thi THPT Quốc gia và trước thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm

tra đánh giá, tôi đã nghiên cứu viết đề tài "Kinh nghiệm giúp học sinh nhận

dạng quy luật di truyền chi phối trong một số phép lai thường gặp" làm sáng

kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học từ đó giúpcho học sinh có kĩ năng thao tác để nhanh chóng nhận dạng được quy luật ditruyền chi phối trong phép lai, nhận dạng chính xác quy luật là cơ sở quan trọnggiúp học sinh định hướng đúng cách giải quyết được yêu cầu của bài toán

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu: Phương pháp nhận dạng chính xác quyluật di truyền chi phối trong một số dạng bài tập lai thường gặp

4 Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý thuyết về phương pháp nhận dạng các quy luật di truyền

có ví dụ minh họa

- Biên soạn các dạng bài tập phù hợp với vấn đề nghiên cứu

- Thực nghiệm: tiến hành giảng dạy thực tiễn trên 2 lớp 12A1, 12A2 trườngTHPT Thạch Thành 2 năm học 2016-2017

- Tổ chức kiểm tra, thống kê và đánh giá hiệu quả đạt được từ đó rút ra nhậnxét hiệu quả áp dụng của đề tài

II NỘI DUNG

Trang 4

1 Cơ sở lí luận

1.1 Hiện tượng di truyền phân li độc lập

- Quy luật phân li: Trong tế bào lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thànhtừng cặp tương đồng, do đó gen cũng tồn tại thành cặp tương ứng trên cặpnhiễm sắc thể tương đồng Vì vậy khi cặp nhiễm sắc thể phân li trong giảm phânhình thành giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh do sự kết hợp ngẫu nhiên của cácgiao tử đực và cái đã đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng

- Quy luật phân li độc lập: Mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng nằm trên

1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân liđộc lập của các cặp NST tương đồng dẫn tới sự phân li độc lập của các cặp gentương ứng tạo nên các loại giao tử khác nhau với xác suất ngang nhau Quy luật

này còn được hiểu là "các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình

hình thành giao tử".

1.2 Hiện tượng di truyền tương tác gen

Mỗi tính trạng có thể do 1 gen quy định hoặc do nhiều gen quy định.Trong tự nhiên, hầu hết các tính trạng đều do nhiều phân tử prôtêin tương tác với

nhau quy định (tương tác gen).

- Tương tác gen: Sự tác động qua lại giữa các không alen gen trong việchình thành một tính trạng Thực chất là sự tác động gữa các sản phẩm của gen

- Các gen không alen tương tác với nhau lên sự hình thành một tính tạngtheo kiểu tương tác bổ sung, tương tác át chế, tương tác cộng gộp

1.3 Hiện tượng gen đa hiệu

- Là hiện tượng 1 gen chi phối nhiều tính trạng

- Giải thích hiện tượng biến dị tương quan là khi một gen đa hiệu bị độtbiến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến đổi ở một số tính trạng mà nó chi phối

1.4 Hiện tượng liên kết gen hoàn toàn

- Các gen nằm trên một nhiễm sắc thể phân li cùng với nhau và làm thành

1 nhóm liên kết Số nhóm liên kết gen ở mỗi loài tương ứng với số nhiễm sắcthể trong bộ đơn bội (n) của loài đó

- Liên kết hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng

1.5 Hiện tượng hoán vị gen (liên kết không hoàn toàn)

- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, tại kỳ đầu của giảm phân I cóhiện tượng các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau, nên

có thể xảy ra hiện tượng đứt và trao đổi đoạn tương ứng giữa hai crômatit khôngcùng nguồn gốc dẫn đến sự chuyển vị của các gen nằm trên nhiễm sắc thể tươngứng gây nên hiện tượng hoán vị gen

- Các gen trên nhiễm sắc thể có xu hướng liên kết với nhau, không phảibất kì tế bào nào giảm phân cũng xảy ra hoán vị, ở tế bào xảy ra hoán vị thì vẫncho giao 1/2 tử liên kết, nên tần số hoán vị gen (f) không vượt quá 50%

- Tần số hoán vị gen thể hiện thể hiện lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể, khoảng cách tương đối giữa các gen càng xa nhau lực liên kết càng yếu tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại

Trang 5

- Tần số hoán vị gen f(%) được tính bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử manggen hoán vị.

1.6 Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính

- Di truyền liên kết với giới tính là sự di truyền tính trạng thường do gennằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định

- Tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể X quy định có hiện tượng di truyềnchéo, tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể Y quy định có hiện tượng di truyền

thẳng (chỉ trong giới dị giao tử).

1.7 Hiện tượng di truyền tế bào chất

- Sự di truyền tính trạng vai trò chủ yếu thuộc về giao tử cái

- Nguyên nhân là do khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu nhưkhông truyền tế bào chất cho trứng Nên các gen trong tế bào chất chỉ được mẹtruyền cho con qua tế bào chất của trứng -> tính trạng biểu hiện theo dòng mẹ

- Gen này tập trung chủ yếu ở ADN ti thể và lục lạp Sự di truyền các tínhtrạng do gen trong tế bào chất quy định không tuân theo các quy luật di truyềnnhiễm sắc thể

2 Thực trạng của vấn đề

- Trong các đề thi đại học cao đẳng, đề thi học sinh giỏi thì các dạng bàitập về các phép lai chiếm một tỉ lệ khá lớn, đây cũng là dạng bài tập gây nhiềukhó khăn cho các em học sinh, để giải quyết được yêu cầu của bài toán thì điềuquan trọng đầu tiên là phải nhận dạng chính xác quy luật di truyền chi phối cáctính trạng trong phép lai Một khi nhận dạng sai quy luật di truyền chi phối trongphép lai thì mọi tính toán tiếp theo sẽ trở nên vô nghĩa Với thời gian rất ngắn đểgiải quyết một bài tập như vậy đã khiến cho không ít giáo viên cũng như các emhọc sinh lúng túng trong việc dạy và học

- Tháng 2/2017 sau khi học sinh đã học hết nội dung theo phân phốichương trình các quy luật di truyền học, tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn trêntổng số 80 học sinh khối 12 thuộc 2 lớp 12A1, 12A2 trường THPT Thạch Thành

2 năm học 2016-2017 (40 học sinh 12A1, 40 học sinh 12A2) với 40 bài tập từ dễ đến khó (mỗi bài tương ứng 0,25 điểm) thiết kế ra đề theo hướng đánh giá khả

năng nhận dạng chính xác quy luật di truyền chi phối trong các bài tập toán lai phần quy luật di truyền, thời gian làm bài 50 phút, kết quả cho thấy:

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

Trang 6

+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình còn rất khiêm tốn.

+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém ở cả 2 lớp là rất cao

3 Giải pháp

3.1 Quy luật Menđen

3.1.1 Phép lai 1 cặp tính trạng

a) Trường hợp tính trạng trội hoàn toàn

* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.

- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn

- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử: Aa x Aa -> F1 phân li kiểu hình 3 trội :

1 lặn

- Phép lai phân tích: Aa x aa -> Fa 1 trội : 1 lặn

Ví dụ: Ở đậu Hà lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy

định thân thấp Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm

900 cây thân cao, 299 cây thân thấp Xác định quy luật di truyền chi phối phéplai trên?

Giải: Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 900 thân cao : 299 thân thấp ≈ 3 : 1 -> là tỉ lệcủa quy luật phân li của Menđen, tỉ lệ 3:1 = 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử x 2 giaotử

=> kiểu gen của P: Aa x Aa

b) Trường hợp tính trạng trội không hoàn toàn

* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.

- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội không hoàn toàn

- Ptc -> F1 dị hợp tử biểu hiện kiểu hình trung gian

- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử: Aa x Aa -> F1 phân li kiểu hình 1 trội :

2 trung gian : 1 lặn

- Phép lai phân tích: Aa x aa -> Fa 1 tính trạng trung gian : 1 lặn

Ví dụ: Cho giao phấn giữa hai thứ hoa thuần chủng hoa màu đỏ và hoa màu

trắng ở F1 thu được toàn cây hoa màu hồng Cho cây F1 tự thụ phấn ở F2 thuđược: 299 hoa đỏ : 403 hoa hồng : 301 hoa trắng

a) Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên và viết sơ đồ lai.b) Lai phân tích cây F1 kết quả thu được như thế nào?

Giải:

a) Ptc -> F1 biểu hiện tính trạng trung gian -> màu sắc hoa di truyền theo quy luậttrội không hoàn toàn

PTc: Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa) -> F1: Aa (hoa hồng)

F1 x F1: Aa x Aa -> F2: 1AA (hoa đỏ) : 2 Aa (hoa hồng) : 1 aa (hoatrắng)

b) Lai phân tích F1

P: Aa x aa -> Fa: 1 Aa (hoa hồng) : 1 aa ( hoa trắng)

c) Trường hợp có gen gây chết

* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.

- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn

Trang 7

- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử (P) : Aa x Aa -> F1 phân li kiểu hình 2trội : 1 lặn.

Ví dụ: Ở một loài Động vật, gen A quy định tính trạng không có mào trội hoàn

toàn so với alen a quy định tính trạng không có mào Cho lai giữa 2 cá thể không

có mào ở thế hệ sau thu được 2 cá thể không mào : 1 cá thể có mào Xác địnhkiểu gen của (P)?

Giải:

- P: không mào x không mào -> F1: 2 không mào : 1 có mào

-> tỉ lệ phù hợp với trường hợp gen gây chết, tỉ lệ 2: 1 thực chất là 3:1, đã cóhiện tượng chết ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA)

- Kiểu gen của P: Aa x Aa

3.1.2 Phép lai 2 và nhiều cặp tính trạng

* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.

- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn

- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử hai cặp gen (P): AaBb x AaBb -> F1 có 4kiểu hình với tỉ lệ chung bằng tích các tỉ lệ riêng từng tính trạng: 9 : 3 : 3 : 1 =(3:1)(3:1)

- Trong phép lai 2 cặp tính trạng khác: tỉ lệ chung bằng tích tỉ lệ riêng củatừng tính trạng như: (3:1)(1:1); (1:1)(1:1)…

- Trong phép lai nhiều cặp tính trạng: tỉ lệ chung của phép lai bằng tích tỉ

lệ riêng của từng tính trạng như: (3:1)(3:1)(3:1)(1:1); (3:1)(3:1)(1:1)

- Lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen (P): AaBb x aabb -> Fa thu được

4 kiểu hình với tỉ lệ: 1:1:1:1

Ví dụ: Ở một loài thực vật, khi lai giữa cây thân cao, chín sớm với cây thân

thấp, chín muộn do 2 cặp gen Aa, Bb quy định được F1 toàn cây thân cao, chínsớm Cho F1 tự thụ phấn ở F2 xuất hiện 1347 cây cao, chín sớm : 452 cây cao,chín muộn : 448 cây thấp, chín sớm : 149 cây thấp, chín muộn

a) Xác định quy luật di truyền các tính trạng trong phép lai trên?

b) Cho cây F1 giao phấn với cây khác kết quả thu được 450 cây cao, chínsớm : 451 cây cao, chín muộn : 449 cây thấp, chín sớm : 453 cây thấp, chínmuộn Xác định kiểu gen của phép lai?

- Xét chung 2 cặp tính trạng, tỉ lệ phân li kiểu hình F2: 1347 : 452 : 448 : 149

≈ 9 : 3 : 3 : 1 = (3:1)(3:1) => Sự di truyền của các tính trạng di truyền theo quyluật phân li độc lập Menđen

b) - Xét riêng từng tính trạng:

Thân cao/thân thấp ≈ 1:1 -> là tỉ lệ của phép lai phân tích -> P: Aa x aa.Chín sớm/chín muộn ≈ 3:1-> là tỉ lệ của phép lai phân tích -> P: Bb x Bb

Trang 8

- Xét chung 2 cặp tính trạng, tỉ lệ phân li kiểu hình Fa: 450 : 451 : 449 : 453

≈ 1 : 1 : 1 : 1 = (1:1)(1:1) => Sự di truyền của các tính trạng di truyền theo quyluật phân li độc lập Menđen

3.2 Quy luật tương tác gen

- Các gen không alen tác động lên sự hình thành 1 tính trạng

- Tỉ lệ kiểu hình tiêu biểu dựa trên biến dạng của tỉ lệ (3:1)2

a) Xác định quy luật chi phối trong phép lai trên?

b) Cho cây F1 giao phấn với 1 cây khác ở đời sau thu được 203 cây lárộng, 398 cây lá trung bình, 199 cây lá hẹp Xác định kiểu gen của phép lai

b) Tỉ lệ kiểu hình 9 : 7

- Phép lai một cặp tính trạng -> đời sau cho cho 2 kiểu hình phân li theo tỉlệ: 9 : 7

- Phép lai phân tích một tính trạng -> Fa cho 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ

1 : 3; cơ thể dị hợp đem lai phân tích có kiểu hình có màu

Ví dụ: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F1

toàn cây hoa đỏ Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết Tỉ lệ phân li kiểu gen ở

Trang 9

- F2: 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng ≈ 9 : 7 = 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4giao tử => F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) mà chỉ quy định 1 tính trạng => cóhiện tượng tương tác gen kiểu bổ sung, tỉ lệ 9 : 7.

- F1 x F1 : AaBb x AaBb -> F2 phân li kiểu gen: 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1

Ví dụ : Khi lai giữa các gà thuần chủng mào hình hạt đậu với gà mào hình hoa

hồng, ở thu được toàn gà mào hồ đào Cho gà F1 giao phối với nhau ở F2 thuđược 9 Gà mào hồ đào, 3 gà mào hạt đậu, 3 gà mào hoa hồng, 1 gà mào hình lá

a) Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên?

b) Lai phân tích gà F1 xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa?

Giải:

a) - Phép lai 1 tính trạng, Ptc -> F1 dị hợp

- F1 x F1 -> F2: 9 Gà mào hồ đào, 3 gà mào hạt đậu, 3 gà mào hoa hồng, 1

gà mào hình lá = 16 tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử => F1 dị hợp tử 2 cặpgen (AaBb) mà chỉ quy định 1 tính trạng => có hiện tượng tương tác gen kiểu bổsung, tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1

- Quy ước: A-B- -> mào hồ đào; A-bb -> mào hạt đậu; aaB- -> mào hoahồng; aabb -> mào hình lá

b) P: AaBb (Gà mào hồ đào) x aabb (Gà mào hình lá)

Fa: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb

1 Gà mào hồ đào : 1 Gà mào hạt đậu : 1 Gà mào hoa hồng : 1 Gà mào hình lá

Ví dụ: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây

thuần chủng hoa trắng (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng Cho F1 tự thụphấn thu được F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 12 cây hoa trắng : 3 cây hoa đỏ : 1cây hoa vàng Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xảy rađột biến, tính theo lí thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là :

A 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng

B 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng

C 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng

Trang 10

D 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng

[Trích đề thi tuyển sinh CĐ 2011]

Giải:

- Phép lai 1 tính trạng, Ptc -> F1 dị hợp (hoa trắng)

- F1 x F1 -> F2: 12 cây hoa trắng : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng = 16 tổhợp = 4 giao tử x 4 giao tử => F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) mà chỉ quy định 1tính trạng => có hiện tượng tương tác gen kiểu át chế gen trội tỉ lệ: 12 : 3 : 1

- Quy ước: A-B-, A-bb : hoa trắng; aaB- : hoa đỏ; aabb : hoa vàng

- Phép lai: Cây hoa trắng F1 (AaBb) x Cây hoa vàng (aabb)

Fa: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb

2 hoa trắng : 1 hoa đỏ : 1 hoa vàng

a 2 ) Tỉ lệ 13 : 3

- Phép lai một cặp tính trạng -> đời sau cho cho 2 kiểu hình phân li theo tỉ

lệ kiểu hình: 13: 3, như màu sắc hoa có kiểu hình không màu chiếm tỉ lệ cao

- Phép lai phân tích một tính trạng -> Fa cho 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ

1 : 3 Khác biệt với quy luật tương tác bổ sung ví dụ màu sắc hoa là cơ thể dịhợp đem lai phân tích biểu hiện kiểu hình không màu

Ví dụ: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện

môi trường Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thểthuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng.Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lôngtrắng : 3 con lông màu Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng,theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A 1 con lông trắng : 1 con lông màu B 1 con lông trắng : 3 con lông màu

C 5 con lông trắng : 3 con lông màu D 3 con lông trắng : 1 con lông màu

[Trích đề thi tuyển sinh CĐ 2010]

Giải:

- Phép lai 1 tính trạng, Ptc -> F1 dị hợp

- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 13 : 3 = 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử => F1 dịhợp tử 2 cặp gen (AaBb) mà chỉ quy định 1 tính trạng => có hiện tượng tươngtác gen kiểu át chế gen trội tỉ lệ 13 : 3

- Quy ước: A - B - ; A-bb; aabb: Lông trắng; aaB- : Lông màu

- Lông màu thuần chủng: aaBB

Trang 11

- Phép lai phân tích một tính trạng -> Fa cho 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ1: 2 : 1 Khác với kiểu át chế gen trội tỉ lệ 12 : 3 : 1 là cơ thể dị hợp đem lai phântích ví dụ màu sắc hoa là kiểu hình có màu.

Ví dụ: Ở 1 loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với

alen a quy định hoa tím Sự biểu hiện màu sắc hoa còn phụ thuộc vào 1 gen có 2alen (B và b) nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể khác Khi trong kiểu gen có B thì hoa

có màu, không có B thì hoa không màu (hoa trắng) Cho giao phấn giữa 2 câyđều dị hợp tử về 2 cặp gen trên Biết không có đột biến xảy ra, tính theo líthuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là bao nhiêu?

[Trích đề thi tuyển sinh ĐH 2010]

- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn

- Căn cứ vào tỉ lệ phân li kiểu hình của từng phép lai để kết luận sự ditruyền của 2 cặp tính trạng tuân theo quy luật liên kết gen:

- P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) -> F1 có 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1

hoặc 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 (Khác với quy luật phân li độc lập là

cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1).

+ F1 xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn (ab/ab) -> P có liên kếtthuận (AB/ab)

+ F1 không xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn (ab/ab) -> P có liênkết nghịch (Ab/aB)

- Khi lai phân tích cá thể dị hợp tử 2 cặp gen (Aa, Bb) => Fa cho 2 kiểu hình

phân li theo tỉ lệ 1 : 1(Khác với quy luật phân li độc lập là cho 4 kiểu hình với tỉ

a) Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên?

b) Nếu cho F1 giao phấn với cây quả vàng, bầu dục thì thế hệ sau phân likiểu hình như thế nào?

Ngày đăng: 16/08/2017, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w