TR Ư NG Đ I H C KHOA H C XÃ H I VÀ NHÂN VĂN – Đ I H C QU C GIA HÀ N I ẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘ
Trang 1TR Ư NG Đ I H C KHOA H C XÃ H I VÀ NHÂN VĂN – Đ I H C QU C GIA HÀ N I ẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ỐC GIA HÀ NỘI ỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
MÔ HÌNH PHÂN TÂM
H C ỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Sigmund Freud
NHÓM 6 – TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
[Pick the date]
Trang 2Tâm lí của con người là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người, ví dụ: sợ hãi, vui mừng, buồn chán…
Có nhiều quan điểm khác nhau trong tâm lí học hiện đại như: Tâm lí học hành vi, tâm lí học cấu trúc, tâm lí học phân tâm, tâm lí học nhân văn, tâm lí học nhận thức, tâm lí học hoạt động Trong đó, học thuyết phân tâm do Sigmund Freud (1859 – 1939) bác sĩ người Áo xây dựng nên, bằng các quan sát tìm tòi nghiên cứu trong điều trị các bệnh nhân bị tâm thần Học thuyết Phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức
1 NỘI DUNG HỌC THUYẾT PHÂN TÂM
Freud quan niệm: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản
chất là hiện tượng vô thức Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí của con người Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức”.
Theo Freud tâm lí con người được cấu tạo bởi ba khối: Vô thức, tiềm ý thức, ý thức Tương ứng với ba khối này, Freud đã đưa ra ba thành phần cấu trúc nhân cách: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi gọi là bộ máy tâm thần
Khối vô thức là khối bản năng, trong đó bản năng tình dục giữ vị trí trung
tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lí và hành vi của con người Khối bản năng có một số tính chất sau:
Đặc điểm chung của bản năng là bị kim nén, nó là nguồn động lực, sức mạnh cho hoạt động
Mục đích của bản năng là hướng tới sự thoả mãn bằng cách trực tiếp hay gián tiếp
Trang 3 Bản năng hướng tới khách thể, thế giới bên ngoài là đối tượng để thoả mãn Bản năng đòi hỏi khách thể phải thoả mãn ngay lập tức
và trực tiếp
Nó chi phối toàn bộ đời sống hoạt động tâm thần của con người
Tương ứng với cái vô thức là cái ấy, cái ấy là nguồn gốc nguyên thuỷ của các ham muốn sinh vật, là thùng chứa năng lượng tinh thần, là cái chảo sùng sục những khát vọng, bản năng Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, nghĩa là thoả mãn ngay tức khắc những khát vọng bản năng
Khối ý thức tương ứng với cái tôi, nó xuất hiện sau cái ấy Cái tôi được
hình thành do áp lực thực tại bên ngoài đến toàn bộ khối bản năng Nó đảm bảo cho các chức năng tâm lí như chú ý, trí nhớ… Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại Con người phải dùng một năng lượng đáng
kể để kiềm chế và kiểm soát những bản năng phi lý của cái ấy Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho cái ấy thoả mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất Cái tôi có tính chất tự chủ, nó
tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục được trung hoà Nó còn tự chủ với môi trường chọn ra những kích thích của môi trường Cái tôi và cái ấy tồn tại không tách rời, cái tôi tìm kiếm nguốn sức mạnh trong cái ấy Nó hướng vào việc tạo thuận lợi cho việc thực hiện cái ấy Cái ấy phải được điều chỉnh , kiểm soát nếu không cái tôi lý tính sẽ bị vứt bỏ và dẫm nát Phrot nhấn mạnh rằng cái tôi vừa là đầy tớ vừa là chủ nhân của cái ấy
Cái siêu tôi là nhân tố đạo đức trong nhân cách bao gồm mọi khái niệm
xã hội về cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu Nó được hình thành từ cái tôi,
nó là hiện thân của những lý tưởng, và cố gắng đạt tới sự hoàn thiện thay
vì sự thoả mãn hay thực tại Cái siêu tôi là các chuẩn mực bên ngoài được
Trang 4tắc kiểm duyệt, nó là một cỗ máy ngăn chặn không cho con người bộc lộ những bản năng tính dục và hiếu chiến theo cách có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội và trật tự xã hội Chức năng chủ yếu của cái siêu tôi là giám sát cái tôi, đảm bảo cái tôi không vi phạm quy tắc đạo đức Cái siêu tôi luôn có ý đồ áp chế hoàn toàn những dục vọng của cái ấy
Nói về vai trò của vô thức và ý thức, Freud đã nhiều lần mượn hình ảnh tảng băng trôi trên biển để nói về vai trò của hai yếu tố này Phần nhỏ bé nổi trên mặt nước được ví là tầng ý thức, phần giáp gianh là tiền thức, còn toàn bộ khối băng chìm trong lòng biển là vô thức Phần nằm dưới nước lớn hơn nhiều lần phần nổi, quy định trọng tâm, phương hướng vận động và số phận của cả tảng băng ấy Điều này chứng tỏ Phrot rất đề cao vai trò của khối vô thức, phần tảng băng chìm chiếm tới 80% diện tích ấy
Ví dụ về đặc điểm của các khối ý thức theo quan điểm của Freud:
Khối vô thức – bản năng: Khi đứng trước sự tấn công bất ngờ con người thường có tính bản năng tự vệ, trước hết biểu hiện ở khả năng đáp trả đối tượng tấn công
Khối tiềm thức: Ví dụ hiện tượng giấc mơ được Freud xem như một minh chứng của tiềm thức, ông đã mở đường cho một bộ môn nghiên cứu về lý giải những bí ẩn về giấc mơ
Khối ý thức: Cung cách ứng xử của con người với môi trường xung quanh có được là do quá trình học hỏi và đúc rút dần Những nghiên cứu của Phrot vẫn còn có giá trị ứng dụng phổ biến cho đến ngày nay, không chỉ đối với những nhà khoa học của sinh học đời sống, mà còn có một tầm sâu ý nghĩa đối với việc giải phẫu tâm lí người Tuy nhiên bên cạnh đó để đánh giá học thuyết phân tâm học của Freud dưới góc dộ tâm lí học thì có tồn tại những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Trang 52 ƯU ĐIỂM
Freud đã đưa ra một lí thuyết trọn vẹn về nhân cách, nó đầy đủ và cho phép giải quyết nhiều vấn đề tâm lí có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được ứng dụng
Đối với sinh học ông có công lao trong việc tìm ra đồng thời lý giải những hiện tượng tâm lí cảm xúc con người do dồn nén tâm lí ức chế mà thành Tạo tiền cho việc điều trị các căn bệnh tâm thần phân liệt
Ông còn được đánh giá cao khi là người đã khám phá ra một lĩnh vực nghiên cứu mới của tâm lí học: vô thức Có công lớn trong việc nghiên cứu động lực hành vi vủa con người là động cơ vô thức
Đưa ra những khái niệm: Sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự đồng nhất hoá, xung đột, sự xã hội hoá…Vấn đề các động cơ bị che giấu của bệnh nhân trong lâm sàng và ý nghĩa của nhân tố này đối với các nhà lâm sàng
Tóm lại học thuyết của Freud là cơ sở ban đầu của chủ nghĩ hiện sinh, thể hiện sinh vật hóa ý thức con người Phrot đã cố gắng đưa tâm lí học theo xu hướng khách quan Ông có một công lao không hề nhỏ góp phần vào việc giải thích giấc mơ của con người − bộ phận tiềm thức tồn tại khá bí ẩn và có phần nào liên quan tới đời sống sinh hoạt trực tiếp của con người
3 NHƯỢC ĐIỂM
Phân tâm học đã đối lập hoàn toàn với các nguyên tắc cơ bản của tâm lí học duy vật biện chứng Nó tách biệt hoàn toàn nhân cách với những điều kiện
xã hội của sự hình thành nhân cách, đề cao cái vô thức, cái sinh vật lên hàng đầu Cái vô thức được Freud đặt cao tuyệt đối, coi nó là nguồn gốc quyết định mọi hoạt động của con ngươì Cùng với đó ông cũng phủ định hoàn toàn bản chất xã hội lịch sử của tâm lí người, khi trên thực tế vai trò của những tác động
Trang 6Freud đã trộn lẫn lao động với bản tính tự nhiên của con người, con người vốn sinh ra đã không thích lao động, nhưng vì lợi ích của cộng đồng của văn hóa buộc con người phải lao động Cùng với đó học thuyết của ông còn đồng nhất tâm lí người với tâm lí con vật, đây là một sự nhận thức chưa đầy đủ và thiếu tính chính xác
Trong thời gian khá dài có đến gần nửa thế kỷ những hội Phân tâm học hoạt động như những giáo phái, khai trừ những hội viên bị kết án là sai lệch và ngược lại bị một số người xem là tà đạo Học thuyết Freud quá nhấn mạnh tới tính dục làm không ít đối tượng phản đối, trong đó có cả học trò của ông Điển hình là trường hợp của Vilhem Reich vào những năm 30, một hội viên hội Phân tâm học Đức đồng thời là Đảng viên đảng cộng sản Đức Ông Reich đề xuất ý kiến là có thể kết hợp hai học thuyết của Marx và Freud để lý giải các vấn đề xã hội và con người Kết quả Reich bị cả hai bên khai trừ
HẾT