1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bạo lực tình dục giữa chồng đối với vợ trong gia đình Việt Nam hiện nay

14 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 124,49 KB

Nội dung

nội dung chính.

Trang 1

Mục lục

1 Dẫn nhập 2

1.1 Khái niệm về BLGĐ 2

1.2 Bạo lực gia đình đối với phụ nữ và các hình thức biểu hiện 3

2 nội dung chính 4

2.1 Bạo lực tình dục hiện nay đang diễn ra như thế nào 4

2.2 Những lý giải xung quanh vấn đề bạo lực tình dục 10

2.3 xu hướng bạo lực tình dục trong tương lai 11

3 Kết Luận 12

Danh mục tài liệu tham khảo 14

Trang 2

Đề tài: Bạo lực tình dục giữa chồng đối với vợ trong gia đình Việt Nam hiện nay

1 Dẫn nhập

Gia đình không chỉ mang lại sự êm ấm, hạnh phúc, bình yên cho mỗi cá nhân mà nó còn mang lại sự bình ổn cho xã hội Nó còn được gọi với cái tên thân thương “tổ ấm gia đình” Nếu tổ ấm gia đình bao hàm ý nghĩa của một giá trị sống thì bạo lực gia đình (BLGĐ) chính là một sự sai lệch Nó diễn ra giữa những người thân, những người cùng huyết thống, những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà của gia đình, nơi được coi là tổ ấm của hạnh phúc và những yêu thương, trìu mến Thật đáng buồn khi trong xã hội hiện nay BLGĐ đang diễn ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng Trong bài viết xin đề cập đến một trong những hình thức bạo lực gia đình đang gây ra những tổn thương vô cùng nghiêm trọng hiện nay đó là bạo lực tình dục

1.1 Khái niệm về BLGĐ

BLGĐ là một dạng thức của bạo lực trong xã hội Đó là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề gia đình Nó là khái niệm để chỉ bất kỳ một hành động bạo lực nào của thành viên trong gia đình gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho thành viên khác trong gia đình về thân thể, tình dục hay tâm lý Nếu gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt, là hình thức thu nhỏ của xã hội thì BLGĐ cũng là một hình thức thu nhỏ và đặc biệt của bạo lực xã hội

BLGĐ tuy chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình nhưng không dễ gì xóa bỏ nó Thực tế cho thấy rằng có bao nhiêu dạng thức và kiểu loại trong các mối quan hệ gia đình thì cũng có bấy nhiêu thứ BLGĐ tương ứng với chúng Trong việc thực thi các chức năng của gia đình ta thấy BLGĐ có thể diễn ra trong hoạt động chăm sóc, nuôi dạy con cái, chăm sóc người già, trong hoạt động lao động sản xuất và trong việc xử lý các mối quan hệ tình cảm trong gia đình BLGĐ diễn

ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể gây ra đau khổ, tổn thương về mặt thể xác, thậm chí chết người, nhưng cũng có thể chỉ là những giọt nước mắt và sự chịu đựng âm thầm Các dạng bạo lực trên có thể xảy ra đối với bất kỳ thành viên nào trong gia đình Theo chiều lịch đại đó là bạo lực thế hệ và theo chiều giới tính là bạo lực giới

Bạo lực thế hệ: “Dạng bạo lực thế hệ trong gia đình đã phản ánh lại việc xử lý các quan

hệ và mâu thuẫn thế hệ trong quá trình thực hiện các chức năng của nó Nó thường biểu hiện trong những quan niệm và hành vi của ông bà, cha mẹ đối với con cháu hoặc ngược lại Về phương diện này bạo lực thường diễn ra dưới dạng cha mẹ đánh đập con cái, trừng phạt hoặc giết chết con cái hoặc con cái bỏ rơi, đối xử tàn bạo, đánh đập, giết hại ông bà, cha mẹ.” (theo

Lê Thị Quý- Đặng Vũ Cảnh Khanh, Bạo lực gia đình- một sự sai lệch giá trị)

Bạo lực giới: “Quan hệ giới trong gia đình là một trong những quan hệ cơ bản tạo nên

sự tồn tại cơ bản của một gia đình Về thực chất nó là mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong gia đình mà trung tâm là mối quan hệ vợ chồng Nhìn chung bạo lực giới trong gia đình thường diễn ra dưới dạng vợ hoặc chồng dùng sức mạnh và bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ giữa họ với nhau Trong xã hội còn tồn tại sự bất bình đẳng giới, quyền hành trong tay nam giới thì bạo lực giới trong gia đình trường là bạo lực của người chồng đối với người vợ,

Trang 3

trường hợp ngược lại có thể diễn ra nhưng không phổ biến” (theo Lê Thị Quý- Đặng Vũ Cảnh

Khanh, Bạo lực gia đình- một sự sai lệch giá trị)

Có nhiều cách phân chia các hình thức BLGĐ khác nhau như:

Cách phân chia thành hai loại: Bạo lực nhìn thấy được (hành vi đánh đập về thể chất, cưỡng ép tình dục) và bạo lực không nhìn thấy được (sỉ nhục, chửi bới, thờ ơ, lãnh đạm)

Cách phân chia thành ba loại: Bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục Trong bài viết này sử dụng cách phân chia hình thức BLGĐ thành bốn dạng như sau:

Bạo lực thân thể: là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của một hay nhiều

thành viên khác trong gia đình đối với một hay nhiều thành viên khác trong gia đình gây tổn thương tới sức khỏe, tinh thần, tính mạng của các thành viên

Bạo lực lao động hoặc kinh tế: là việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặt hoặc lừa mị

nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của một hay một nhóm người đối với một hay một nhóm người khác trong gia đình Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công lao dộng và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia đình

Bạo lực tâm lý: là những lời nói, thái độ, hành vi nược đãi hoặc sỉ nhục của một hay

nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tinh thần của một hay nhiều thành viên khác Bạo lực tâm lý còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu riêng của mỗi người

Bạo lực tình dục: là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thỏa mãn tình dục

của một người hoặc một nhóm người khác Bạo lực tình dục còn bao hàm cả việc ép vợ sinh nhiều con, sinh con trai hoặc không được sử dụng các biện pháp tránh thai

1.2 Bạo lực gia đình đối với phụ nữ và các hình thức biểu hiện.

Trong bài viết này đề cập đến vấn đề BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam, tập trung vào vấn đề bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ trong khía cạnh tình dục, với mục đích cung cấp thông tin cho người đọc có được cái nhìn sâu hơn về bản chất của vấn đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ, tính tiến triển của nó, và tiến tới giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong tương lai

Trước khi đi vào nội dung chính, cần hiểu khái niệm về BLGĐ đối với phụ nữ Khái niệm này được nêu trong Tuyên ngôn về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng Liên

Hiệp Quốc thông qua năm 1993 Theo đó, BLGĐ đối với phụ nữ gồm “ bất kỳ một hành động

bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về mặt thân thể, tình dục, hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do (của phụ nữ), bất kể trong đời sống riêng tư hay bên ngoài của cộng đồng” diễn ra trong gia đình (Nguyễn Hữu

Minh-Trần Thị Vân Anh, Bạo lực gia đình đôi với phụ nữ ở Việt Nam Thực Trạng, diễn tiến và nguyên nhân United Nations, 1995: 73)

Trong các hình thức bạo lực của người chồng đối với người vợ bài viết sẽ đề cập tới một trong bốn loại bạo lực đó là bạo lực tình dục (BLTD)

2 nội dung chính.

2.1 Bạo lực tình dục hiện nay đang diễn ra như thế nào.

Trang 4

BLGĐ luôn đi liền với cuộc sống gia đình tuy nhiên ở từng giai đoạn khác nhau nó lại có mức độ biểu hiện khác nhau Trong vài chục năm về trước BLGĐ được nhiều người coi là

“chuyện vặt”, “chuyện nội bộ”, “ vợ chồng đóng cửa bảo nhau” Trong thời đại hiện nay, nhờ có những cuộc đấu tranh trên các diễn đàn, và đặc biệt là cuộc đấu tranh của phụ nữ vì sự bình đẳng, phát triển và BLGĐ được nhìn nhận như một sự trở ngại của phát triển và là sự vi phạm không thể chấp nhận đối với phụ nữ

Kết quả điều tra bất bình đẳng giới (2005) cho thấy:

Trong điều tra bất bình đẳng giới, thông tin thu được từ BLGĐ thể hiện ở ba chỉ báo: chửi, đánh và ép quan hệ tình dục

Trước hết, xét về tình hình mâu thuẫn giữa vợ và chồng, có 46% cặp vợ chồng thừa nhận có cãi nhau trong 12 tháng trước khi điều tra Như là hệ quả của những mâu thuẫn gia đình trước đó, có 22% cho biết bị chồng chửi; 5,2% bị đánh và 24,2% phụ nữ bị ép quan hệ tình dục

Bảng tần suất các loại hình bạo lực (%)

Qua điều tra cũng cho thấy học vấn có tác động không nhỏ tới nạn bạo lực trong gia đình Phụ nữ có trình độ học vấn cao bị bạo lực thấp hơn so với nhóm học vấn khác Cụ thể có tới 37,1% phụ nữ mù chữ và 30,2% là phụ nữ tiểu học bị chửi, trong khi tỉ lệ này giảm dần xuống còn 22,4% ở nhóm trung học cơ sở và 17,4% ở nhóm Trung học phổ thông Đến nhóm có trình độ Cao đẳng- Đại học tỉ lệ này chỉ còn 9,6% Việc bị ép QHTD ở nhóm phụ nữ mù chữ cao hơn

so với các nhóm khác Tuy nhiên, tỉ lệ bị ép QHTD ở bốn nhóm trình độ không có sự chênh lệch đáng kể Như vậy kết quả cho thấy việc phụ nữ có học vấn cao sẽ nhận được sự tôn trọng của chồng hơn trong QHTD

Kết quả cho thấy biểu hiện của BLGĐ có sự khác biệt giữa hai khu vực thành thị và nông thôn

Bảng thể hiện các loại hình bạo lực theo khu vực (%)

Trang 5

Khu vực

sinh sống

Các loại bạo lực Chửi

Nông thôn

Thành thị

Như vậy, nhìn chung BLGĐ đang diễn ra ở mọi nơi, mọi khu vực cả ở nông thôn và đô thị Nhìn chung tỉ lệ phụ nữ ở nông thôn bị chồng bạo lực cao hơn so với phụ nữ thành thị Do những hạn chế về mặt nhận thức, cũng như quan niệm gia trưởng còn nặng nề ở nông thôn hơn

so với ở đô thị

Kết quả Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm

2010 – Do tổng cục thống kê thực hiện đã đưa ra những kết quả quan trọng liên quan đến vấn đề BLGĐ Tỷ lệ bạo lực thể xác và tình dục là chỉ tiêu quan trọng về bạo lực do chồng gây ra và được sử dụng để so sánh quốc tế

Tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác phụ nữ cho biết bị bạo lực tình dục cũng cho biết bị bạo lực thể xác Tỷ lệ bạo lực tình dục hoặc thể xác hoặc cả hai trong đời và hiện thời trên toàn quốc lần lượt là 34% và 9%

Trang 6

Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp Tuy nhiên, trong các buổi phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua Đáng chú ý là bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ

Trang 7

Tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực tình dục có sự khác biệt ở những độ tuổi khác nhau, cao nhất ở nhóm tuổi từ 45-49 cho thấy ở độ tuổi này cơ thể phụ nữ có những thay đổi lớn về mặt thể chất, ở giai đoạn tiền mãn kinh, duy giảm nội tiết tố nữ là giai đoạn phụ nữ dễ mắc những căn bệnh nhiều nhất cho thấy sự suy giảm về mặt thể lực Trong độ tuổi này ham muốn tình dục ở nữ giới đã giảm đi rất nhiều trong khi ở độ tuổi này sức khỏe nam giới vẫn còn khá ổn định, nhu cầu tình dục còn cao Ở những độ tuổi trẻ hơn ở nữ giới tỉ lệ bị chồng gây bạo lực tình dục ít hơn, ít nhất ở độ tuổi 18- 24 tuổi, ở độ tuổi này là độ tuổi kết hôn của các cặp vợ chồng, tình trạng sức khỏe đảm bảo, nhu cầu đời sống tình dục ở cả vợ và chồng đều cao và khả năng đáp ứng cho cả hai bên được đảm bảo nên tỉ lệ bạo lực tình dục thấp nhất ở độ tuổi này Ở độ tuổi 25- 29 tỉ lệ bạo lực tình dục tăng mạnh là do ở độ tuổi này là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ, họ dành nhiều thời gian trong việc mang thai cũng như chăm sóc con cái, việc đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng trong thời gian này bị hạn chế Đặc biệt trong thời gian mang thai, nhiều ông chồng vẫn ép vợ mình QHTD trong khi phụ nữ không muốn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Trên các trang mạng, diễn đàn nói nhiều đến vấn đề BLGĐ Một nghiên cứu “Thực trạng đưa tin về BLGĐ trên các báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Hương Trà, tạp chí gia đình và giới (số 4/2012) Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát những bài báo đăng tải trên các trang Web như: Dantri.com, Vnexpress.com, Hanoimoi.com …trong tổng số 470 bài báo đề cập tới BLGĐ, đề cập nhiều nhất tới bạo lực của chồng đối với vợ (64,9%), gấp 2 lần so với những bài báo về bạo lực của vợ với chồng (28,5%) Trên thực tế số vụ bạo hành của chồng đối với vợ là rất phổ biến và số vụ xảy ra cao gấp nhiều lần so vơi những vụ bạo hành vợ đối với chồng Sở dĩ những bài báo về bạo lực giữa vợ đối với chồng được đề cập khá nhiều trên các trang báo là bởi đây là hiện tượng vốn được coi là “ngược đời” trong xã hội Việt Nam, vì vậy nó cũng được đặt với những tiêu đề như “ bạo hành ngược” để thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng do từ

Hình 3 Tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo lực tình dục chia theo nhóm tuổi, Việt

Nam 2010 (N=4561)

Trang 8

trước tới nay ta cảm thấy quen thuộc với những vụ bạo lực của chồng lên vợ, nên khi có những vụ bạo hành của vợ lên chồng là một điều rất lạ và thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Các bài báo tập trung khá nhiều đến bạo lực thân thể trong khi những hình thức bạo lực khác ít được đề cập Trong tổng số 554 bài báo thì có tới 358 bài đề cập đến bạo lực thể chất Có thể do các hành vi bạo lực thể chất dễ bị phát hiện hơn các hành vi bạo lực khác Những hành vi như bạo lực tình dục, bạo lực tâm lý được xem là vấn đề tế nhị, khó chia sẻ đối với nhiều chị em Báo chí cũng lảng tránh bình luận về vấn đề này bởi sự nhạy cảm và sự khó truyền tải nội hàm của sự việc, do đó tỉ lệ các bài viết về hành vi BLTD được đăng tải trên các báo mạng chỉ chiếm 9,7% Những biểu hiện liên quan đến BLTD được nhà báo nhắc đến tập trung ở những hình thức

(46 bài), lạm dụng tình dục (22 bài), trong khi những hình thức khác như ép sinh thêm con trai hoặc không cho dùng các biện pháp tránh thai lại được ẩn đi Như vậy có thể thấy BLGĐ nói chung và BLTD nói riêng đã được đăng tải trên những trang mạng khác nhau, vấn đề này đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng, qua đó rung lên hồi chuông về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu ta thấy vấn đề BLTD vẫn có sự dè dặt trong quá trình chia sẻ của những nạn nhân mà đa phần là phụ nữ bởi sự tế nhị, riêng tư của nó, sự dè dặt còn được thể hiện trong cách nhìn nhận của báo chí về vấn đề này, những bài báo vẫn có xu hướng đứng trên lập trường, định kiến có lợi cho nam giới

Nghiên cứu “Thực trạng bạo lực tình dục và cách ứng phó” của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) năm 2011 đối với 165 nạn nhân bị bạo lực gia đình tại một số xã ở huyện Thạch Thất (Hà Nội), huyện Tân Lạc (Hòa Bình), phường Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội) cho thấy, hơn 85% số các chị thường xuyên bị chồng và bạn tình cưỡng ép quan hệ tình dục bất cứ lúc nào mà không quan tâm đến cảm xúc hay thái độ của vợ

Rượu cũng là nhân tố “tiếp tay” đắc lực cho BLTD Có đến 43% số phụ nữ trong khảo sát cho biết đã bị BLTD khi chồng say xỉn Tỷ lệ này ở phụ nữ di cư cao gấp 3 lần phụ nữ ở địa phương Đặc biệt, 60% số chị em bị ép buộc quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang đau ốm, 43% bị ép “thực hành” như trong phim khiêu dâm…

“Bạo lực gia đình đã khó phát hiện và ít phụ nữ dám lên tiếng tố cáo, BLTD lại càng khó hơn Hầu hết chị em đều coi đó là nỗi xấu hổ, tủi nhục và chỉ dám âm thầm chịu đựng” – bà Nguyễn Vân Anh – chuyên viên Viện Nghiên cứu xã hội ISDS cho biết

Cũng trong bài báo “kiểu tra tấn bạo lực tình dục ở nông thôn” trên trang congdong.cz cũng đã nêu lên những số liệu thống về bạo lực tình dục cùng những di chứng nặng nề của tình trạng bạo lực tình dục đang diễn ra hiện nay.Vì bị bạo hành ở lĩnh vực “khó nói, khó chia sẻ” nên nhiều chị em bế tắc tới mức có ý nghĩ tự tử, 40% số chị em đã “chết hụt” bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc sâu, thuốc ngủ, treo cổ tự tử, nhảy cầu, nhảy xuống sông…Ngoài ra, nếu vẫn phải sống chung với những người chồng có xu hướng BLTD, chị em luôn sợ hãi khi quan hệ tình dục, nhiều chị em đã bị tổn thương vùng kín, mệt mỏi, căng thẳng Tuy nhiên, chỉ có 10% số chị em tới các cơ sở y tế để thăm khám do họ xấu hổ, sợ hãi Nhiều chị em vẫn cho rằng việc “chiều chồng” vô điều kiện và không phản kháng là “nhiệm vụ” của người vợ Theo Báo cáo quốc gia về bạo lực gia đình Việt Nam 2010, gần 10% phụ nữ đã từng bị BLTD trong gần 60% phụ nữ đã từng bị bạo lực Còn theo điều tra của CSAGA, hơn 83% chị em cho rằng việc họ bị ép buộc QHTD là một trong nguyên nhân khiến họ không hạnh phúc Qua những số liệu trên có thể thấy rằng vấn đề BLGĐ đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng Nó đã và đang được đem ra xem xét trên các kênh truyền thông đại chúng, để từ đó thấy

Trang 9

được BLTD không chỉ là vấn đề của một người, mà còn là nỗi khổ tâm của nhiều chị em phụ nữ trong xã hội hiện nay

Trong nghiên cứu “Ép buộc tình dục trong hôn nhân từ quan điểm của nam giới” Vũ Hồng Phong, tạp chí xã hội học (số 2/2006) Kết quả thu được cho thấy đa số nam giới khi được hỏi đều không thấy thoải mái khi nghe cụm từ “ép buộc tình dục” trong hôn nhân, với họ chuyện ép buộc trong tình dục chỉ diễn ra bên ngoài xã hội chứ không diễn ra trong gia đình, giữa vợ và chồng Theo họ đã là hôn nhân thì không có chuyện ép buộc Ép buộc tình dục trong hôn nhân thường được nam giới Nghệ An cho là hành vi ngoài hôn nhân, không tồn tại trong gia đình họ Theo họ những từ như “cưỡng ép” được cho là không thích hợpdể nói về quan hệ tình dục giữa vợ và chồng, được coi là ngược đời Ở một mức độ nào đó, ép buộc tình dục mà theo những người đàn ông địa phương là một hiện tượng xấu vẫn xảy ra Điều đáng quan tâm ở đây là nhiều nam giới cho rằng nếu chuyện đó xẩy ra thì phụ nữ không nên làm to chuyện vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới danh dự của chồng và gia đình Đa số nam giới đồng ý rằng QHTD diễn ra khi có sự im lặng và không có phản kháng của phụ nữ được coi là “chiều” Nhiều nam giới được hỏi cho rằng phụ nữ nên chiều chồng bởi vì đã là vợ thì không được chống cự, hoặc vì đàn ông đã đi làm cả ngày rồi nên vợ phải cho người chồng quan hệ như là “phần thưởng” cho công lao của họ

Đa số nam giới khi được hỏi cũng cảm nhận được sự “ không mong muốn” của vợ mình khi QHTD, nhưng họ vẫn tiếp tục quan hệ và dường như theo họ đó là việc bình thường và là một hành vi có thể chấp nhận được Chính những quan điểm thể hiện sự gia trưởng, đề cao yếu tố cá nhân này của nam giới đã khiến cho nhiều người vợ lâm vào trạng thái tâm lý không vui, mệt mỏi thậm chí thấy ghê sợ người chồng của mình, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý của phụ nữ Qua nghiên cứu này ta thấy rõ ràng BLTD đã và đang tồn tại trong mỗi gia đình, tuy nhiên hầu hết nam giới lại không cho đó là một hình thức BLGĐ Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ thấy được quan điểm của nam giới về vấn đề này mà chưa thấy được quan điểm của phụ nữ về vấn đề này Trong khi phụ nữ là nạn nhân của BLTD trong gia đình, việc nghiên cứu quan niệm, thái độ của họ về vấn đề này là điều hết sức quan trọng và cần thiết

Những nghiên cứu về BLGĐ nói chung và BLTD nói riêng đã và đang góp phần làm sáng tỏ mức độ phổ biến của hành vi BLTD đối với phụ nữ Tuy nhiên một số cuộc điều tra lớn ở quy mô toàn quốc như Tổng điều tra bất bình đẳng giới 2005 và Kết quả Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 đã cung cấp những số liệu tổng quát về vấn đề BLGĐ tuy nhiên chưa được phân tích sâu Ngoài ra những nghiên cứu giống như là những bản chụp về các hiện tượng BLGĐ ở trạng thái tĩnh mà chưa chỉ ra được BLGĐ xuất hiện và diễn tiến trong mỗi gia đình như thế nào? Các nghiên cứu tuy đã chỉ ra một số tương quan nhất định về mặt định lượng giữa hành vi BLGĐ với các yếu tố liên quan đến điều kiện môi trường sống, đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh gia đình nhưng chưa thấy rõ sự tiến triển từ các khác biệt mâu thuẫn, từ mâu thuẫn đến hành vi bạo lực Các nghiên cứu cũng chưa lý giải được tại sao trong cùng một bối cảnh chung của cộng đồng, cuang chịu sự quy định của các điều kiện pháp lý chung, hoàn cảnh gia đình như nhau nhưng BLGĐ chỉ xảy ra ở gia đình này mà không xảy ra ở gia đình khác Các nghiên cứu tập trung nhiều ở những hậu quả của BLGĐ mà

Trang 10

chưa quan tâm đến quá trình hình thành BLGĐ và sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp để hạn chế BLGĐ ở mức sớm nhất

2.2 Những lý giải xung quanh vấn đề bạo lực tình dục.

Để lý giải cho vấn đề bạo lực tình dục, áp dụng quan điểm của lý thuyết mâu thuẫn có

liên quan đến vấn đề này dựa trên vấn đề bất bình đẳng giới: “ Một số nhà theo thuyết bình

quyền cho rằng nơi nào bất bình đẳng giới tồn tại thì nơi đó có một hệ thống xã hội gia trưởng bởi nó điểu chỉnh và chấp nhận tình trạng bạo lực gia đình như là một trong rất nhiều hình thức của việc nô dịch hóa phự nữ trước nam giới Về cơ bản, nam giới thường bảo vệ nguồn lực vượt trội của mình trước những người yếu thế hơn và rất nhiều nguồn lực trong số đó đã chỉ ra rằng người phụ nữ nên “ an phận ở vị trí của mình ”.(Lê Thái Thị Băng Tâm- xã hội học gia

đình)

Bạo lực tình dục đã và đang tồn tại trong đời sống gia đình tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra loại bạo lực này Những người nam giới luôn có suy nghĩ gia trưởng, đã là vợ chồng thì không hề có sự cưỡng ép trong quan hệ tình dục, việc người vợ đáp ứng nhu cầu của chồng được coi là bổn phận và nghĩa vụ Với lối suy nghĩ ích kỉ đó trên thực tế nhiều anh chồng đã đánh đập vợ không thương tiếc vì vợ không “chiều” minh Như vậy trong thực tế bạo lực tình dục thường

đi liền với bạo lực thân thể khi người chồng không được thỏa mãn Và ngay cả những người phụ nữ- những nạn nhân của bạo lực tình dục cũng không nhận ra dạng bạo lực này, mà cứ cam tâm chịu đựng, coi đó là một trong những giá trị mà người phụ nữ phải đảm nhận Chính điều này đã và đang làm cho tình trạng bạo lực tình dục này một diễn biến phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng

Báo cáo năm 2011 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy, khoảng 30% phụ nữ Việt Nam bị bạo lực tình dục và 10-50% phụ nữ từng bị bạo lực tình dục trong đời Bên cạnh đó, theo thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hơn 70% các ca lây nhiễm HIV là qua đường tình dục và 1/3 số người nhiễm HIV hiện nay là phụ nữ

Trong bài báo “vòng luẩn quẩn của bạo lực gia đình” Bác sỹ Tú Anh cho biết: “ bạo lực

tình dục xảy ra khi tồn tại quan hệ bất bình đẳng giữa người vợ và người chồng Thông thường người chồng sẽ đòi hỏi quan hệ tình dục bất chấp mong muốn của vợ Khi điều đó xảy ra, người vợ không được quyền thỏa thuận, thống nhất với chồng về việc áp dụng các biện pháp tránh thai hay phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV”

Cũng trong bài báo “vòng luẩn quẩn của Bạo lực gia đình” đã nêu lên nguyên nhân dẫn

đến bạo lực tình dục trong cuộc sống gia đình Theo tác giả thì: “ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến

bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực tình dục chính là sự bất bình đẳng giới Bạo lực gia đình xuất phát từ hành vi và thái độ kéo dài hàng thế kỷ của xã hội mà trong đó phụ nữ bị cho là thấp kém hơn đàn ông và so với đàn ông thì họ không xứng đáng để kiểm soát cuộc sống của chính họ hay đưa ra các quyết định Bạo lực đối với phụ nữ thường bị coi nhẹ như thể đó là điều hết sức bình thường trong xã hội, ngay cả đối với chính những nạn nhân bị bạo lực Kết quả nghiên cứu quốc gia phản ánh, 27% phụ nữ đồng ý với ý kiến “một người vợ tốt là người luôn biết vâng lời ngay cả khi chị ta không đồng ý Bên cạnh đó, tồn tại những lầm tưởng và quan niệm

Ngày đăng: 14/08/2017, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w