1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 12, tiết 19,20 phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ 1919 1925(lịch

22 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 625 KB

Nội dung

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy họctích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, trong những năm gần đây việc ứng dụngcông nghệ thông tin và tích hợp kiến thức li

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 MỞ ĐẦU ………. 2

1.1 Lí do chọn đề tài ……… 2

1.2 Mục đích nghiên cứu ……… 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài ……… 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài ……… 3

2 NỘI DUNG ………. 4

2.1 Cơ sở lý luận ……… 4

2.1.1 Cơ sở lý luận ……… 4

2.1.2 Cơ sở thực tiễn……… 4

2.2 Thực trạng của vấn đề 6

2.3 Giải pháp thực hiện 7

2.3.1 Định hướng sử dụng kiến thức văn học và các đoạn phim tư liệu, vi deo có liên quan đến nội dung bài 12 tiết 19,20“ phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925" 7

2.3.2 Một số lưu ý khi khai thác và vận dụng kiến thức văn học và các đoạn phim tư liệu, video vào bài dạy 7

2.4 Biện pháp tổ chức thực hiện 8

2.4.1 Đối với mục 1.1 Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Tôi vận dụng đoạn phim tư liệu để học sinh làm rõ nội dung kiến thức bài học 8

2.4.2 Đối với phần 1.3 Những chuyển biến lớn về kinh tế, và giai cấp xã hội ở Việt Nam: ở mục này giáo viên vừa vận dụng đoạn phim tư liệu và kết hợp kiến thức văn học để học sinh làm rõ trọng tâm kiến thức bài học 10

2.4.3 Đối với mục 2.3 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 13

2.5 Kiểm nghiệm thực tế 16

2.5.1 Phương pháp kiểm nghiệm 16

2.5.2 Kết quả kiểm nghiệm 17

3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 18

3.1 Kết luận 18

3.2 Đề xuất 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyếtTrung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang chỉđạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học,học và thi Sự đổi mới gần đây nhất của Bộ giáo dục và đào tạo đối với bậctrung học phổ thông là đã áp dụng kì thi quốc gia chung, và chuyển một sốmôn từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm Đây là hình thức thi mới tiết kiệm đượcnhiều tiền của cho nhà nước nhân dân, mở ra cho học sinh nhiều cơ hội lựachọn ngành nghề Tuy nhiên để thích ứng được với yêu cầu đổi mới như hiệnnay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo,vận dụng kiến thức liên môn linh hoạt, sử dụng và kết hợp có hiệu quả các loạiphương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Chủ trương đổi mới của

Bộ giáo dục hiện nay là nhằm khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc, hướng tới phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡngphương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức liên môn trong học tập, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinhđộng mà vững chắc

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy họctích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, trong những năm gần đây việc ứng dụngcông nghệ thông tin và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đangđược coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, nguyên tắc này được thực hiện ởtất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Lịch Sử, một môn họcquan trọng trong nhà trường phổ thông

Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 12 nóiriêng việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức liên môn vàobài dạy còn gặp nhiều lúng túng dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục

đề ra Bên cạnh đó, còn nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tậptrung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộmôn khác cũng như việc tìm phương pháp, phương tiện dạy học, vận dụng kiếnthức liên môn để dạy học bộ môn Lịch sử còn hạn chế, nên giờ học chưa gâyđược sự hứng thú học tập cho học sinh, dẫn đến hiệu quả giáo dục của bộ mônchưa thực sự đạt được theo yêu cầu Đặc biệt trong năm học 2016 -2017, là nămđầu tiên Bộ giáo dục và đào tạo sử dụng hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn đốivới bộ môn Lịch sử và hơn nữa môn Lịch sử lại nằm trong bài thi tổ hợp khoahọc xã hội để xét công nhận tốt nghiệp và đại học cho học sinh trung học phổthông Vì vậy, để phù hợp với những đổi mới hiện nay của Bộ và giúp các emhọc sinh khối 12 có hứng thú đối với bộ môn sử, giúp các em ghi nhớ kiến thứcmột cách chủ động nhẹ nhàng, chuẩn bị một hành trang cho kì thi có nhiều điểmmới đang là một nỗi trăn trở của đội ngũ giáo viên

Trang 3

Bản thân là một giáo viên dạy Lịch sử có kinh nghiệm đứng lớp 12 năm,được dự nhiều tiết dạy của bạn bè đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, qua đó tôi

đã rút ra được những cái hay và những mặt hạn chế trong các tiết được dự đồngthời đúc rút cho mình những kinh nghiệm giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả caonhất cho các tiết dạy Trong khuôn khổ của bài viết này tôi cũng mạnh dạn chia

sẻ những kinh nghiệm của mình về vấn đề: Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng học tập cho học sinh khi dạy bài 12- tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925”(Lịch sử lớp 12 cơ bản), đến bạn bè và quý thầy cô.Tôi rất mong nhận

được sự đóng góp ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin

và vận dụng tích hợp liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực tôi

đã mạnh dạn áp dụng trong các tiết dạy thực tế của mình để từ đó hiểu rõ hơnvai trò, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuậtdạy học tích cực trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT nhằm gây hứng thúhọc tập cho học sinh Trong đề tài này, tôi không đi sâu vận dụng tất cả các đoạnphim tư liệu và kiến thức liên môn có liên quan tới bài 12- tiết 19, 20: “ Phongtrào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12- ban cơ bản) màchỉ tập trung vào vận dụng kiến thức bộ môn gần gũi có sự giao thoa như Vănhọc, sử dụng các đoạn phim tư liệu để cũng cố và khắc sâu bài học

1.3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Là quá trình “ Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khối 12 những lớp do tôi trực tiếp phụ trách: 12A1,12A2 và 12A5,12A6 khi dạy bài 12 tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản)

1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; so sánh, tổng hợp kiếnthức, kết luận thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu, phươngpháp điều tra khảo sát thực tế…

Trang 4

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận:

2.1.1 Cơ sở lý luận:

Đề tài của tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm, nghị quyết của Đảng,của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạohiện nay

Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộgiáo dục và đào tạo đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng mônhọc, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; Bồidưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; Rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho học sinh”.[4]

Thực hiện công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộtrưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc “ Tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thứcliên môn để giải quyết tình huống thực tiễn và dạy học theo chủ đề tích hợpdành cho giáo viên trung học”.[3] Mục đích khuyến khích học sinh vận dụngkiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thựctiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khă năng tự học, tự nghiên cứucủa học sinh, thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhàtrường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm

“Học đi đôi với hành”

Công văn số 3535/BGĐT –GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương

pháp “ Bàn tay nặn bột” với các phương pháp dạy học tích cực khác

2.1.2 Cơ sở thực tiễn:

Dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng tích hợpkiến thức liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các mônhọc với nhau, những khái niệm, hình ảnh, tư tưởng chung giữa các môn học, tức

là con đường tích hợp những nội dung, một số hình ảnh từ một số môn học cóliên hệ với nhau Từ những năm 60 của thế kỉ XX người ta đã đưa vào giáo dục

ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học

Nhìn chung trên thế giới nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học

thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, GDCD …để thành môn họcmới với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn Xu hướng thứ hai

là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới, đại diệncho xu hướng này là Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan…

Ở Việt Nam thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trongmột số môn học của trường tiểu học, từ những năm 1987 việc nghiên cứu xâydựng môn tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp được thực hiện và đượcthiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, cho đến nay việc nghiên cứu quanđiểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống,đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do yêu

1 Trong trang này mục 2.1.1 được tham khảo trong TLTK [3], [4 ]

Trang 5

cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn nhất là đốivới môn lịch sử yêu cầu này cũng rất cần thiết Thế nhưng trong thực tế nhiềugiáo viên cho rằng bộ môn Lịch sử là môn có dung lượng kiến thức nhiều, nặng

nề về các sự kiện vì vậy phần lớn giáo viên chỉ tập trung cố gắng để học sinhghi được đầy đủ nội dung bài học mà không quan tâm đến phương pháp làm chohọc sinh thực sự được sống với không gian lịch sử của bài học ấy Hoặc một sốgiáo viên có áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng côngnghệ thông tin nhưng chỉ áp dụng một cách sơ sài, hầu hết mới dừng lại ở mức

độ cung cấp hình ảnh, phim tư liệu, liên hệ thông thường mà chưa làm cho họcsinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và mối liên hệ giữa kiến thức của bài vớinhững tư liệu đã có nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của họcsinh, dẫn đến tiết dạy của giáo viên chưa đạt được hiệu quả trong quá trình dạyhọc Chính những nguyên nhân này đã khiến cho học sinh ngại học, thậm chí là

sợ học lịch sử ngày càng nhiều

Dựa trên quan điểm của ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020:

“Tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục” và sự chỉ đạo chuyênmôn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục, đặc biệt là việc quán triệt sâu sắccông tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được ban giám hiệu thống nhấtđến các tổ nhóm và từng cá nhân trong việc sử dụng phương pháp, phương tiện,

kĩ thuật dạy học tích cực, vận dụng kiến thức liên môn một cách phù hợp đối vớitừng bộ môn nhằm nâng cao chất lương dạy và học tại trường THPT Hoằng Hoá

4, nên tôi đã “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn với ứng dụng công nghệthông tin” vào công tác dạy học của mình

Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã áp dụng rất nhiều phương pháp

và phương tiện dạy học tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các tácphẩm văn học và đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử là vô cùng ý nghĩa.Cách dạy học này đã tạo nên hứng thú của học sinh trong tiết học lịch sử Cả cô

và trò đều nhận thấy tiết học lịch sử diễn ra nhẹ nhàng nhưng vẫn hiệu quả, họcsinh không bị áp lực mà vẫn hiểu rõ sự kiện và ghi nhớ được những sự kiệntrong bài học Các tác phẩm văn học và đoạn phim tư liệu không những khônglàm ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức mà còn làm cho tiết học sinh độnghơn vì

“ Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử,giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật Hơn nữa tác phẩm văn học bằnghình tượng tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, góp phần quantrọng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập chohọc sinh”.[1]

Các đoạn phim tư liệu hoặc vi deo là tư liệu sống trong dạy học lịch sửbởi qua những thước phim này các em biết được về thời kì quá khứ hào hùngcủa dân tộc, đồng thời còn có tác dụng thay đổi không khí của tiết học

Quá trình sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với vận dụng tích hợpkiến thức của Văn học được tôi áp dụng ở cả ba khối lớp, nhưng trong khuôn

2 Trong trang này : mục 2.1.2 được tham khảo trong TLTK [1]

Trang 6

khổ bài viết chia sẽ kinh nghiệm nhỏ tôi xin áp dụng cụ thể vào học bài 12 tiết19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 -1925 ở Việt Nam ” (Lịch sử 12 cơbản) phương pháp dạy học của tôi giúp học sinh học bài với niềm say mê vàhứng thú hơn Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực,sinh động về cách mạng việt Nam giai đoạn 1919 -1925

2.2 Thực trạng vấn đề:

Để hiểu rõ thực trạng thái độ hứng thú học tập của học sinh sau khi học

bài 12 tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925”

(Giáo viên không vận dụng tích hợp kiến thức liên môn và không chiếu phim tư liệu vào giảng dạy) Giáo viên đã chọn 2 lớp đối chứng 12A1 và 12A2 kết quả

cho thấy thái độ hứng thú học tập của học sinh qua điều tra được thể hiện thôngqua bảng sau:

Lưu ý: Mẫu Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho

nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau

Bảng 1: Bảng thống kê về thái độ hứng thú học tập của học sinh 2 lớp

đối chứng ở Trường THPT Hoằng Hoá 4 ( Phụ lục 1)

Lớp Sĩ số

Mức độ hứng thú Rất thích Bình thường Không thích

do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư chochuyên môn dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻ…

do đó không đủ sức gây được sự hứng thú từ phía người học, chưa phát huyđược tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học

Như chúng ta đều biết trong các phương pháp dạy học truyền thống chỉchú ý đến người giáo viên mà ít quan tâm tới học sinh, học sinh được ví như

“Cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy cái “lọ” này như thế nào, điều đó thể hiệntính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng

Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiếnthức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chántrong từng nội dung của bài học Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn lịch

sử phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp vớitừng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu

tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT Do đó,dạy học theo chủ đề “ Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp vớitích hợp kiến thức liên môn ” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong

Trang 7

dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nhất là dạy bài 12 tiết 19,20 “ Phongtrào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản) nói riêng, đâyđược coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của họcsinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục

Chính vì vậy ở năm học 2016 - 2017 tôi đã “Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi dạy bài 12 tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản), đã bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng

khích lệ từ phía học sinh, đa số các em rất hào hứng, chờ đợi các tiết học khi côgiáo sử dụng phương pháp ở trên vào giảng dạy cho học sinh, được các em kíchthích khai thác, lĩnh hội kiến thức một cách đầy hứng thú

2.3.Giải pháp thực hiện:

2.3.1 Định hướng sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến kiến thức văn học có liên quan đến nội dung bài 12 tiết 19,20“ phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925"

Phần kiến thức lịch

sử

Kiến thức văn học sẽ áp dụng vào mục kiến thức lịch sử

Các đoạn phim tư liệu, vi deo sẽ áp dụng vào bài dạy

- Ca dao: Cao su đi dễ khó về

Khi đi trai tráng khi về bủng beo

Cao su đi dễ khó vềKhi đi mất vợ khi về mất conCao su xanh tốt lạ đờiMỗi cây bón một xác người công

nhân

- Đoạn phim tư liệu: Những biến đổi về kinh tế Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

Trang 8

2.3.2 Một số lưu ý khi khai thác các đoạn phim tư liệu, video và kiến thức văn học vào bài dạy.

* Đối với kiến thức văn học:

- Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu không sa

đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho

bài học lịch sử Tránh tình trạng biến giờ học lịch sử thành giờ giảng văn, làm

loãng kiến thức đang học.

- Sử dụng tài liệu văn học phải đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù hợp không quá lạm dụng việc sử dụng tài liệu này Không phải trong bài học

nào, chương mục nào, giáo viên cũng phải sử dụng tài liệu văn học mà phải biếtchọn lọc và sử dụng khéo léo để tránh gây nhàm chán cho học sinh và thực hiệnđược mục tiêu đề ra

- Giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải đảm bảo

cảm xúc văn học tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm

cao Nếu việc sử dụng tài liệu văn học không có và không đúng cảm xúc của sự

kiện hiện tượng lịch sử thì mục tiêu của giờ học không những không đạt được

mà còn gây căng thẳng, nhàm chán cho học sinh Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữkhi sử dụng tài liệu văn học của giáo viên góp phần quan trọng nhất làm nênhiệu quả của việc sử dụng loại tài liệu tham khảo này

* Đối với việc sử dụng phim tư liệu, video:

- Các đoạn phim tư liệu hay đoạn video như một nguồn tư liệu sống trong dạy học lịch sử, bởi chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh và lời nói với âm nhạc tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn không nguồn tư liệu nào có thể sánh kịp.

Qua những thước phim này các em hình dung được lại thời kì quá khứ hào hungcủa dân tộc Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạnphim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thayđổi không khí trong một giờ học lịch sử có hai hình thức sử dụng vi deo vàphim tư liệu:

+ Xem phim tư liệu bổ sung kiến thức vừa học.

+Xem phim tư liệu rút ra nội dung kiến thức cơ bản của bài học.

- Nội dung của phim phải có hình ảnh chân thực, âm thanh rõ ràng.

- Sau khi xem phim xong giáo viên cần tổ chức cuộc trao đổi ngắn hoặc làm bài tập thu hoặch nhỏ Như vậy việc học lịch sử mới có kết quả theo yêu

cầu giáo dục bộ môn

- Không sử dụng những đoạn phim tư liệu tiểu thuyết mang nhiều tính chất hư cấu, làm cho kiến thức lịch sử dễ sai lệch, nhầm lẫn.

2.4 Biện pháp tổ chức thực hiện:

Như đã chú thích ở phần mục đích đề tài, trong khuôn khổ bài viết này tôikhông trình bày hết các kiến thức mà chỉ tập trung vào những nội dung có liênquan đến việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 12 tiết 19,20

“ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 919 -1925”

Trang 9

2.4.1 Đối với mục 1.1 Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Tôi vận dụng đoạn phim tư liệu để học sinh làm rõ nội dung kiến thức bài học.

Cho đến nay, việc sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy học vẫn chưađược giáo viên áp dụng nhiều và phổ biến, vì các thầy cô cho rằng việc làm nàymất rất nhiều thời gian và không cần thiết Nhưng thực tế đối với một số bài họchình thức này lại rất quan trọng, bởi qua kênh phim tư liệu với những hình ảnhsống giúp các em hình dung lại quá khứ một cách chân thực Những hình ảnh cụthể sẽ thay thế cho phương pháp truyền đạt thụ động của thầy cô, phim tư liệu sẽtác động trực tiếp vào giác quan của các em, từ đó giúp các em chủ động tìmhiểu kiến thức bài học, hiểu rõ hơn về hiện tượng lịch sử

Ví dụ: Sau khi cô trò tìm hiểu xong hoàn cảnh của chương trình khai thác

thuộc địa lần thứ hai, chuyển sang mục nội dung khai thác giáo viên yêu cầu họcsinh vừa kết hợp sách giáo khoa với việc xem đoạn phim tư liệu trên màn hình:

“Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương” ( Phụ lục 2 - Nguồn từ đĩa phim tư liệu trong dạy học lịch sử dân tộc

giai đoạn 1858 - 1945 của ThS Nguyễn Mạnh Hưởng, ThS Nguyễn Văn Ninh)[9]

Trang 10

Hình ảnh GV cho học sinh xem đoạn tư liệu: chính sách khai thác thuộc địa của

thực dân Pháp(Phụ lục 3)

Sau khi học sinh xem phim tư liệu xong giáo viên tổ chức cuộc trao đổi

ngắn bằng hệ thống câu hỏi: ?Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong các lĩnh vực nào? Ngành nào được Pháp chú trọng nhất? vì sao?

Dựa trên câu trả lời của học sinh giáo viên nhận xét và chốt ý:

- Vốn đầu tư: Tăng cường đầu tư vốn với qui mô lớn, tốc độ nhanh, trong

6 năm 1924- 1929 đầu tư tăng 4 tỉ frăng

- Nông nghiệp:Thu hút vốn nhiều nhất,chủ yếu đầu tư vào đồn điền caosu

3 Trong trang này mục 2.4.1 được tham khảo trong TLTK [9]

- Công nghiệp: Coi trọng khai thác mỏ và một số ngành chế biến

- Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền ngoại thương

- GTVT: Được phát triển nhất là đô thị

- Pháp còn tăng thuế để tăng ngân sách Đông Dương

- Sau khi học sinh hoàn thiện và giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: ? Vậy em

có nhận xét gì về chính khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?

Hs trả lời giáo viên nhận xét và chốt ý: => Nhận xét: Pháp hạn chế phát triểncông nghiệp nặng, những chính sách chỉ nhằm khai thác bóc lột phục vụ lợi íchcủa thực dân Pháp, dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế Việt Nam

Như vậy đoạn phim tư liệu này sẽ tác động trực tiếp vào các giác quancủa học sinh, kích thích hứng thú học tập của các em, giúp các em hình dung lạithực trạng kinh tế Việt Nam thời kì (1919 -1929) bị thực dân Pháp khai thác nhưthế nào, hiểu rõ bản chất của vấn đề từ đó các em sẽ ghi nhớ nội dung bài họcmột cách nhanh chóng và sâu sắc hơn Đặc biệt phương pháp này còn tạo mộthứng thú học tập liền mạch cho mục tiếp theo của bài học

Trang 11

2.4.2 Đối với phần I.3 Những chuyển biến lớn về kinh tế, và giai cấp xã hội ở Việt Nam: ở mục này giáo viên vừa vận dụng đoạn phim tư liệu và kết hợp kiến thức văn học để học sinh làm rõ trọng tâm kiến thức bài học.

Ví dụ 1: Khi dạy mục I.3.a Những chuyển biến về kinh tế: Tương tự

mục 1 giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp theo dõi sách giáo khoa và tiếp tụcchiếu trên màn hình cho các em xem đoạn phim tư liệu: “ Những chuyển biếnkinh tế Việt Nam sau chương trình khai thác của thực dân Pháp”( Phụ lục 4 -Nguồn từ đĩa phim tư liệu trong dạy học Lịch sử dân tộc giai đoạn 1858 – 1945của ThS Nguyễn Mạnh Hưởng và ThS Nguyễn Văn Ninh)[9]

4 Trong trang này mục 2.4.2, ví dụ 1 được tham khảo trong TLTK [9]

Pháp.Với phương thức sản xuất tiến bộ đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn,tuy nhiên khối lượng sản phẩm này bị Pháp chuyển về chính quốc và ra thịtrường thế giới Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường cung cấp nguyên vậtliệu, là mảnh đất màu mỡ góp phần làm giàu cho nền kinh tế chính quốc Pháp

Vì vậy sau khi học sinh xem xong đoạn phim tư liệu giáo viên đặt học

sinh vào tình huống để giải quyết vấn đề của bài học bằng câu hỏi: ? Qua đoạn phim tư liệu vừa xem kết hợp với sách giáo khoa em hãy cho biết cuộc khai thác lần thứ hai đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

Như vậy với cách làm này học sinh sẽ làm rõ được kiến thức trọng tâmkiến thức một cách dễ dàng theo lối tư duy logic vì các em hiểu rõ được bản chất

Ngày đăng: 14/08/2017, 15:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phương pháp dạy học môn Lịch sử tập I, II (Phan Ngọc Liên chủ biên và Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi) NXB ĐHSP Hà Nội Khác
2. Dạy học các môn theo quan điểm liên môn: Tạp chí nghiên cứu giáo dục Khác
3. Công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Khác
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử 12 cơ bản, Chuẩn kiến thức kỹ năng Lịch sử 12 cơ bản Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w