1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập phần kiến thức địa lý tự nhiên địa lý 12 cho học sinh ở trường THPT quảng xương 4

28 849 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 9,88 MB

Nội dung

Định hướng chung của đổi mới phương pháp là “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh giúp học sinh hướng tới học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động.” Để đạt được mục đ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tinh thần của đổi mới phương pháp là biến quá trình dạy học thành quátrình tự học và tự khám phá xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫndắt không thể thiếu của người giáo viên Luật giáo dục điều 28.2 ghi rõ:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh” Định hướng chung của đổi mới phương pháp là “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh giúp học sinh hướng tới học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động.” Để đạt được mục đích trên tôi sử dụng

sơ đồ tư duy- là một trong những phương pháp dạy học mới nhằm phát huytính chủ động ,tích cực của học sinh

Địa lí là một môn học tổng hợp Nó được kết hợp chặt chẽ giữa các môn

khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội Bởi vậy muốn học tốt, hiểubiết và giải thích các sự vật hiện tượng địa lí một cách thành thạo, học sinhcần phải xét trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên và cácyếu tố xã hội, giữa các yếu tố tự nhiên với tự nhiên, xã hội với xã hội Để làmđược những điều đó cần phải có phương pháp dạy học phù hợp, sử dụngphương tiện dạy học phù hợp trong những bài học, tiết học cụ thể Với yêucầu trên đòi hỏi người thầy phải tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động họctập tự giác của HS, người thầy sẽ không còn là người phát thông tin duy nhất,không phải là người hoạt động chủ yếu như trước đây mà sẽ là người tổ chứcđiều khiển quá trình học tập của HS

Trong nhiều năm giảng dạy Địa lí 12, bản thân tôi nhận thấy học sinhcòn yếu về kĩ năng hệ thống hóa kiến thức; vận dụng kiến thức đã học, khaithác kiến thức từ các phương tiện dạy học để trả lời các câu hỏi trong các đềkiểm tra, đề thi Vậy làm thế nào để trong 1 tiết ôn tập mà học sinh, đặc biệt

là học sinh yếu có thể hệ thống hóa được những kiên thức đã học, xác địnhđược nội dung trọng tâm cần ôn tập để đạt được kết quả cao trong các bàikiểm tra, bài thi từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn Xuất phát từ nhữngtrăn trở trên, trong nhiều năm gắn bó với học trò vùng khó khăn bãi ngangven biển tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập phần

Trang 2

kiến thức Địa lí tự nhiên - Địa lí 12 cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra những phương pháp ôn tập kiến thức phần Địa lí Tự nhiên - Địa

lí 12 có hiệu quả nhất phù hợp với học sinh ở vùng điều kiện kinh tế - xã hộicòn khó khăn từ đó nâng cao chất lượng bộ môn

3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh khối 12 trong học tập, ôn tập môn Địa lí

- Đối tượng sử dụng đề tài: Học sinh lớp 12 ôn tập kiểm tra 1 tiết, thihọc kỳ, thi THPT quốc gia

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;

- Phương pháp đối chiếu, so sánh;

- Phương pháp điều tra cơ bản

- Phương pháp hệ thống hóa kiến thức

- Phương pháp khái quát hóa kiến thức

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về phương pháp dạy học

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, nhưng theoquan niệm về đổi mới phương pháp dạy học thì:

“Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức”.

2 Khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức

- Khái quát hoá: Tìm những thuộc tính bản chất chung của các đối tượng,chuyển từ cách đơn nhất sang cái chung

- Hệ thống hoá: Xếp các đối tượng vào một hệ thống nhất định theonhững nguyên tắc đã lựa chọn

- Biện pháp khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức: so sánh và lập bảng

hệ thống

- Để giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền vững, giáo viêncần biết hướng dẫn cho học sinh biết hệ thống hoá kiến thức theo nhiều cáchkhác nhau Có thể là lập thành một đề cương sơ lược, có thể là xây dựng các sơ

đồ, các bảng biểu để hệ thống hoá kiến thức

2.1 Những yêu cầu khi lập sơ đồ

Tính khoa học: Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, cácmối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựngsắp đặt

Tính sư phạm: Sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh cóthể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng

Tính mĩ thuật: Bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm vàcác nhóm kiến thức

2.2 Những ưu điểm khi sử dụng sơ đồ trong ôn tập

So với những phương pháp ôn tập truyền thống như GV nhắc lại kiếnthức trọng tâm của từng bài học, yêu cầu HS tái hiện kiến thức thì việc đưa ra sơ

đồ định hướng ôn tập có những ưu điểm sau đây:

- Học sinh xác định được nội dung trọng tâm trong một thời gian ngắn

Trang 4

- Việc quan sát gắn với việc tuy duy và ghi chép sẽ giúp học sinh khắc sâukiến thức được lâu hơn.

- Để lập sơ đồ hệ thống kiến, khái quát hóa kiến thức HS chỉ cần dụng cụ

là giấy và bút chì hoặc bút mực là được, đề cương ôn tập ngắn gọn giúp HSthuận tiện hơn khi ôn tập

2.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ định hướng nội dung ôn tập

Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ (chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mãhoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng)

Bước 2: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh cóliên quan)

Bước 3: Hoàn thiện (kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp vớinội dung)

2.4 Mục tiêu của tiết học hệ thống hoá và khái quát hoá tri thức địa lí

Có nhiệm vụ là ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học thường được tiếnhành khi kết thúc 1 chương, 1 giáo trình Khi tiến hành tiết học này, giáo viên cóthể thiết kế bài giảng dưới dạng các câu hỏi hoặc sử dụng phương pháp sơ đồ, hệthống hóa kiến thức để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh

quan hệ nhân quả với mối quan hệ qua lại

II THỰC TRẠNG

1 Thực trạng của việc dạy học các tiết ôn tập

1.1 Thực trạng dạy các tiết ôn tập của giáo viên

Mục tiêu tiết học ôn tập là giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức,những kĩ năng đã học một cách logic, khoa học Tuy nhiên để làm được nhữngđiều này giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian nên nhiềugiáo viên chỉ dừng lại ở mức độ lựa chọn những câu hỏi trọng tâm cho học sinhtrả lời Sau đó thực hiện phương pháp phát vấn : thầy hỏi - trò trả lời với cáchthức như vậy học sinh sẽ dựa vào SGK hoặc các tài liệu để trả lời các câu hỏimột cách dễ dàng, tuy nhiên sau khi trả lời xong thì học sinh sẽ nhanh chóngquên kiến thức Cũng với cách tiến hành như trên của giáo viên sẽ làm cho họcsinh nảy sinh tâm lí thụ động chờ tới ngày gần kiểm tra mới học vì lúc đó giáoviên sẽ giao đề cương giới hạn ôn tập cho học sinh Bên cạnh đó, cách làm nhưtrên cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan về kết quả kiểm tra - đánh giáhọc sinh

Trang 5

Một khó khăn khi giáo viên sử dụng sơ đồ vào tiết ôn tập thì đòi hỏingười giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng, công phu, khi tiến trình lên lớp sợ không

đủ thời lượng tiết dạy

Qua việc tham khảo các giáo án của các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằngnhiều giáo viên còn chưa chú trọng đến tiết ôn tập cho học sinh, điển hình còn

có cả giáo án không có tiết ôn tập

Trong các giáo án tham khảo, tôi còn nhận thấy rằng giáo viên khi giảngdạy trên lớp còn chưa phân hóa được đối tượng học sinh, cào bằng lớp chọn vớilớp cơ bản, học sinh giỏi cũng như học sinh yếu Mà trong quá trình giảng dạythì đối tượng mà người giáo viên cần quan tâm giúp đỡ nhất là học sinh có họclực trung bình và yếu

1.2 Thực trạng ôn tập của học sinh

Hiện nay đa số học sinh, thậm chí nhiều giáo viên vẫn cho rằng môn Địa

lí là môn học bài thuần túy, thầy cho ghi chữ nào thì học chữ ấy Trong quá trìnhhọc tập học sinh rất lười hoặc không biết cách vẽ sơ đồ để hệ thống kiến thức đãhọc

Kết quả khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 12E và 12D năm học

Chưa có phương pháp

ôn tập, chủ yếu họcthuộc lòng

Trang 6

tư duy bộ môn còn yếu.

- Nhiều học sinh học lệch để chuẩn bị cho các kỳ thi đại học, cao đẳngnên chỉ tập trung một số môn học, ngoài ra ít dành thời gian cho các môn họckhác

III CÁC GIẢI PHÁP

1 Phương pháp chung trong dạy học học sinh

a Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệuquả cao Giáo viên tạo nên sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các embày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình Cửchỉ, lời nói, hành động mô phạm Trình bày, giảng giải ngắn gọn, từ ngữ thuầnviệt, tránh dong dài, tránh dùng từ Hán – Việt khó hiểu

Luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng với các em, tạodựng sự tin tưởng ở các em

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồitích cực Ví dụ như nên thay chê bai bằng khen ngợi và tìm những việc làm mà

em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em

b Phân loại các đối tượng học sinh trong quá trình soạn giảng

Giáo viên phải xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với nhữngđặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc

Trang 7

điểm chung và riêng của từng em Một số khả năng thường hay gặp ở các em là:khả năng tiếp thu bài chậm, thiếu tự tin, nhút nhát…

Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ranhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được trả lời các câu hỏi và luyệntập các kĩ năng

Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dànhcho đối tượng này những câu hỏi dễ, những kĩ năng đơn giản để tạo điều kiệncho các em được tham gia trình bày trước lớp

c Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

Giáo viên giáo dục ý thức học tập, tạo cho các em sự hứng thú trong họctập, từ đó sẽ giúp cho các em có ý thức vươn lên Trong mỗi tiết dạy tôi đã liên

hệ nhiều kiến thức vào thực tế để các em thấy được ứng dụng và tầm quan trọngcủa môn học trong thực tiễn Từ đây, các em sẽ ham thích và chủ động trongviệc chiếm lĩnh tri thức

Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàncảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập, tổchức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục các em về ý thức học tập tốt và ýthức vươn lên trong học tập, làm cho các em thấy tầm quan trọng của việc học.Đồng thời phải phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập cho các em

2 Phương pháp cụ thể trong ôn tập cho học sinh

2.1 Giáo viên định hướng học sinh ôn tập ở nhà theo từng bài học

Mục tiêu trọng tâm của tiết ôn tập kiểm tra 1 tiết Địa lí 12 cho học sinhgiữa kì I và cuối học kì I là hệ thống hóa những kiến thức và các kĩ năng đã họctrong những bài trước đó Tuy nhiên thời lượng trong một tiết ôn tập mà chúng

ta giải quyết nhiều nội dung sẽ gặp khó khăn về thời gian Trong phạm vi của đềtài tác giả nêu ra một giải pháp để khắc phục hạn chế về vấn đề thời gian là địnhhướng ôn tập kiến thức và rèn luyện các kĩ năng ngay từ đầu chương trình trongbài học cụ thể

Phương pháp tiến hành như sau: dùng khoảng thời gian củng cố ở cuốimỗi bài học để định hướng ôn tập cho học sinh, giáo viên đưa ra các câu hỏi vàbài tập về nhà để học sinh làm, đến tiết học tiếp theo sẽ kiểm tra việc hoàn thànhcủa học sinh thông qua khâu kiểm tra bài cũ hoặc những nội dung bài mới cóliên quan đến kiến thức cũ Cụ thể dùng sơ đồ tư duy:

Trang 8

2.2 Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức ôn tập và phát triển tư duy cho học sinh trong các tiết ôn tập trên lớp

Nội dung chương trình Địa lí 12 được trình bày theo từng nội dung, từngbài khá dài Phần kiến thức được chia làm 4 phần: Địa lí Tự nhiên, Dân cư,Ngành kinh tế và Vùng kinh tế với 33 bài lý thuyết Riêng phần Địa lí Tự nhiênViệt Nam bao 3 nội dung với 10 bài lý thuyết dài Điều này gây khó khăn chohọc sinh trong việc ôn tập, đặc biệt là đối với học sinh yếu

Trong quá trình ôn tập giáo viên thường làm “Tài liệu ôn tập” cho học

sinh, tuy nhiên những tài liệu này thường trình bày dưới dạng kênh chữ nên nộidung cũng khá dài, cô đọng nhất của nội dung Địa lí Tự nhiên 12 cũng khoảng

12 trang giấy A4 Khi học sinh thấy kiến thức dài như vậy thường nảy sinh tâm

lý chán nản dẫn đến "buông xuôi", lười học hoặc “học vẹt”, học tủ để đối phó với

các kỳ kiểm tra và thi

Vì vậy việc đưa ra định sơ đồ định hướng nội dung ôn tập là việc rất cầnthiết cho học sinh

a Căn cứ để lập sơ đồ hệ thống kiến thức cho học sinh phần Địa lí Tự nhiên – Địa lí 12:

Dựa vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, sách giáokhoa và nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan

b Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy các tiết ôn tập

IV THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Giáo án minh họa

Ví dụ : Ôn tập học kỳ I

Tiết PPCT: 17 - ÔN TẬP HỌC KÌ I

Ngày soạn: 16-12-2016 Ngày dạy: 26-12-2016

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1 Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức đã học (10 bài)

- Nắm được kiến thức trọng tâm của những nội dung chính đã học trongchương trình

2 Kĩ năng

Trang 9

- Hoàn thiện những kĩ năng cơ bản liên quan.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong đề thi, đềkiểm tra

3 Thái độ

Có ý thức ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kỳ

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên.

- Sơ đồ định hướng nội dung ôn tập

- Hệ thống câu hỏi ôn tập

- Atlat Địa lí Việt Nam

2 Học sinh

- Atlat Địa lí Việt Nam, SGK, vở ghi

- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập GV đã giao

III PHƯƠNG PHÁP

Dùng sơ đồ, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, Phát vấn, Đặt vấn đề,…

IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

- GV: Từ đầu năm học đến nay chúng ta đã học mấy nội dung lớn, mỗi nội dung

lớn đó bao gồm những bài nào?

- HS: trả lời

- GV chuẩn kiến thức:

Nội dung đã học bao gồm 3 nội dung chính:

ÄVị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ: Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Ä Đặc điểm chung của tự nhiên: Đất nước nhiều đồi núi (Bài 6&7); Thiên nhiênchịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (Bài 8); Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Bài9&10); Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Bài 11&12)

Ä Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

(Bài 14), Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Bài 15)

Trang 10

- GV: Em hãy cho biết trong những bài đó trên các em cần nắm được những nội

2 Phạm vi lãnh thổ (Đặc điểm về vùng đất, vùng biển và vùng trời)

3 Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam (ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế, văn hóa-xã hội

và quốc phòng)

- GV: treo sơ đồ định hướng nội dung ôn tập lên bảng

- HS: theo dõi và thành lập sơ đồ theo cách riêng của mình

Hoạt động 2: GV cung cấp một số sơ đồ tư duy để Hs làm tư liệu ôn tập

HÌNH 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ

PHẠM VI LÃNH THỔ

Trang 11

HÌNH 2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG ĐẤT NƯỚC

NHIỀU ĐỒI NÚI

HÌNH 3: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG THIÊN NHIÊN

CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

Trang 12

HÌNH 4: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG THIÊN NHIÊN

NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Trang 14

HÌNH 5: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DANG VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI

NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hoat động 2: Giáo viên định hướng học sinh trả lời các câu hỏi khó bằng cách chia câu hỏi lớn thành các câu hỏi nhỏ hơn, tăng cường sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và liên hệ với thực tiễn.

* Giáo viên nêu các câu hỏi:

Câu 1: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Câu 2: Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?

Câu 3: Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có những đặc điểm như trên?

Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc –

Nam, theo chiều cao?

* HS suy nghĩ trả lời

* GV đưa ra các sơ đồ và yêu cầu HS phân tích

Sau đó phân tích các mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau

Ngày đăng: 14/08/2017, 08:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w