Để hoạt động thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự đạt hiệu quả trong thực tế phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đội ngũ chấp hành viên,bở
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi số liệu, kết quả nêu trong luậnvăn đều trung thực ; các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn và dẫn nguồn rõ ràng Luận vănnày chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
TÁC GIẢ Nguyễn Thị A
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THADS : Thi hành án dân sự TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 5MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 8
1.1 Khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự 8
1.2 Khái niệm, tiêu chuẩn, vai trò của chấp hành viên trong thực hiện pháp luật về thi hành
2.2 Những kết quả đạt được về chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp luật
về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa 48
2.3 Những hạn chế về chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp luật về thihành án dân sự tỉnh Thanh Hóa 55
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ, công chức luôn là một nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củamỗi quốc gia Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc”[20,tr 269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[20,tr 273]
Vì đội ngũ cán bộ, công chức là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng Nếu độingũ này yếu thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực hoá Hồ ChíMinh cũng khẳng định: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền khôngtốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là những ngườiđem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chínhsách hay cũng không thể thực hiện được”[20,tr 54] Do đó, Người luôn chú trọng đến côngtác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Theo Người: “Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”[20,tr 310]
Con người xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải là người vừa có đức, vừa cótài, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng tốt, có năng lực tương xứng với nhiệm vụđược giao và phải có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dângiao phó
Thực hiện pháp luật có vai trò rất quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, bởi pháp luậtchỉ có thể phát huy được vai trò của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật
tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và được thực hiện đầy đủ,nghiêm minh trong thực tế cuộc sống Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự có vai tròtrong việc đưa các bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện trong thực tế cuộc sống, gópphần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xãhội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
Để hoạt động thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự đạt hiệu quả trong thực tế phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đội ngũ chấp hành viên,bởi đội ngũ chấp hành viên được coi là trung tâm, là người trực tiếp tổ chức thi hành phầndân sự trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, làm cho nó được thihành trên thực tế, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật Do vậy, việc nâng cao chất lượngcủa đội ngũ chấp hành viên trong quá trình thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự là mộtđòi hỏi khách quan có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp hiện nay
Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong số các đơn vị hành chính cả nước Diệntích rộng và địa hình chiếm phần nhiều là miền núi, trung du ( với 11 huyện miền núi, trong
đó có 07 huyện nghèo theo chương trình 30a của Chính phủ), nhiều nơi đường giao thôngcòn khó khăn, số lượng án bàn giao và thụ lý hàng năm tương đối lớn Cùng với sự phát triểncủa kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế các quan hệ dân sự trong cả nước, cũng như
ở Thanh Hóa có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, công tác thi hành án dân sự cànggặp nhiều khó khăn hơn Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa vẫn còntồn tại nhiều vấn đề bức xúc, bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, chưa đáp ứng được nhiệm vụtrong tình hình mới như:lượng án tồn đọng hàng năm chưa được thi hành còn nhiều, số lượngđơn thư khiếu nại vượt cấp còn lớn Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng mộttrong những nguyên nhân cơ bản là do chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện
Trang 7Sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay đã và đang đặt ra những nhiệm vụ mớinặng nề đối với công tác thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa, đòi hỏi đội ngũ chấp hành viênthi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa phải vững vàng về mặt chính trị, gương mẫu về đạo đức,trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, gắn bó với nhân dân.Trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, thì nâng cao chất lượng đội ngũ Chấp hành viênthi hành án dân sự nói chung, đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa nóiriêng trong quá trình thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra là một vấn đề rất đáng quan tâm Do vậy, tác giả đã chọn
việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp
luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ của mình nhằm nghiên
cứu về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mà Đảng ta đã đặt ra
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta những năm gần đây, nghiên cứu về thi hành án dân sự và chất lượng đội ngũ chấphành viên trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự đang được quan tâm nghiên cứu ởnhiều khía cạnh, nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau Cụ thể:
Về thi hành án dân sự đã có một số công trình nghiên cứu như: - “Hoàn thiện pháp luật thihành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” (2008) của tác giả Nguyễn Thanh Thủy, Luận án Tiến
sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh[33] Luận án đã làm rõ
cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, đề xuất các quan điểm và giảipháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - “Hoàn thiện pháp luật thihành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” (2013) của tác giả Trần Mạnh Quân, Luận văn Thạc sĩLuật học, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội[26] Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận vềkhái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của pháp luật thi hành án dân sự; Đánh giá đúng đắn
về thực trạng pháp luật thi hành án dân sự hiện hành và trong mối quan hệ với hệ thống phápluật nói chung; Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án dân
sự Việt Nam - “Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực Thi hành án dân sự (qua thực tiễn tạiThanh Hóa)” (2012) của tác giả Lê Trung Kiên, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốcgia, Hà Nội[18] Luận văn đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước tronglĩnh vực thi hành án dân sự trong điều kiện ở nước ta hiện nay; Đánh giá thực trạng vai tròcủa Nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự và đưa ra một số nguyên nhân của thực trạngđó; Kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợithúc đẩy công tác thi hành án dân sự nói riêng và hoạt động thi hành án nói chung để đạt hiệuquả cao hơn
- “Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa” (2008) của tác giả Đỗ ThànhNam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, HàNội[21] Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thi hành ándân sự, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa, chỉ ranguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác này Trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápnhằm góp phần đảm bảo thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa
Về Chấp hành viên và chất lượng đội ngũ Chấp hành viên thi hành án dân sự có một số côngtrình khoa học như:- “Hoàn thiện địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Trang 8tại Việt Nam” (2009) của tác giả Nguyễn Thị Phíp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội[25].
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viêntrong thi hành án dân sự, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiệncác quy định về quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại ViệtNam
- “Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ Chấp hành viên và xây dựng chươngtrình đào tạo theo yêu cầu cải cách tư pháp” (2007) của Bộ Tư pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Hà Nội[7] Đề tài đã đánh giá tổng quan thực trạng đội ngũ chấp hành viên hiện nay Trên cơ
sở đó, đề xuất nhu cầu phát triển đội ngũ chấp hành viên và chương trình khung về đào tạochấp hành viên trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - “Xây dựng đội ngũchấp hành viên thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa” (2016) của tác giả Nguyễn Xuân Thái,Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội[32] Luận văn
đã nghiên cứu vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ Chấp hành viên và trên cơ sở đánh giáthực trạng xây dựng đội ngũ Chấp hành viên ở tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những quan điểm,giải pháp bảo đảm xây dựng đội ngũ Chấp hành viên thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa.Một số công trình nghiên cứu khác như: “Chất lượng đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân
sự ở tỉnh Đồng Tháp” (2015) của tác giả Vũ Quang
Hiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội[17];
“Chất lượng đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang” (2013) của tác giảNguyễn Thành Bắc, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội[1]; “Xây dựng đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự ở thành phố
Hà Nội” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chi Minh, Hà Nội[38]
Một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí liên quan đến Chất lượng đội ngũ chấp hành viênthi hành án dân sự như: “Năng lực chấp hành viên – yếu tố quyết định thành công trong thihành án dân sự” của tác giả Đặng Đình Quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp Văn phòngQuốc hội, số 6/2009, tr 16 – 21[27]; “Nâng cao chất lượng chấp hành viên” của tác giả PhạmCông ý, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ Tư pháp, số 8/2009, tr 52 – 55[39]
Ngoài ra, còn nhiều công trình khoa học và các bài viết nghiên cứu của các tác giả khác vềmột số vần đề lý luận và thực tiễn về thi hành án dân sự và chấp hành viên thi hành án dânsự; nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn về: “Nângcao chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnhThanh Hóa”
3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phân tích lý luận về chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp luật
về thi hành án dân sự, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra một số quan điểm, giải phápnâng cao chất lượng của đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân
Trang 93.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có một số nhiệm vụ sau đây:
+ Phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự;chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ Chấp hành viên trong thực hiện pháp luật
về thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa và tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó;
+ Đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đội của ngũ chấp hành viên trongthực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện phápluật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc thực hiện pháp luật về thi hành ándân sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thông qua thực tiễn và số liệu của cơ quan thi hành ándân sự tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 đến năm 2015
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về nhà nước và pháp luật; chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củanhà nước về công tác thi hành án dân sự và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp thống kê
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học của luận văn:
- Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ Chấp hành viên trongthực hiện pháp luật về thi hành án dân sự;
- Thực trạng chất lượng đội ngũ Chấp hành viên trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân
sự ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 đến năm 2015;
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ Chấp hành viên trongthực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Trang 10Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung thêmnguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh ở Thanh Hóa.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được kết cấu làm ba chương, tám tiết:
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện phápluật về thi hành án dân sự
Chương II: Thực trạng chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thực hiện pháp luật thi hành
án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa
Chương III: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ chấp hành viên trong thựchiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1 Khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự
1.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự
có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống phápluật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống Pháp luật được thực hiện nghiêm minh
sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướngmong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước cũng như cho cá nhân[34]
Thực hiện pháp luật là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặpphải tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mìnhchuyển hóa một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung mà Nhà nước đã quy định vào tình huống
cụ thể đó thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình, nói cách khác, những đòi hỏi, cấmđoán hay cho phép của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đã được biểu hiện thành cáchành vi thực tế thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật Dưới góc độ pháp lý thìthực hiện pháp luật là hành vi pháp luật (hành động hoặc không hành động) hợp pháp, nghĩa
là nó được tiến hành phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi trong phạm vi các quy định củapháp luật[14]
Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ của tất cả các tổ chức và cá nhân, mọi tổ chức và cá nhântrong xã hội Đối với Nhà nước thì thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, quản lý và bảo vệ xã hội, còn đối với các tổchức phi nhà nước hoặc các cá nhân thì thực hiện pháp luật là hoạt động sử dụng các quyền,
tự do pháp lý và thi hành các nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định cho họ
Tóm lại, thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp có mục đích của các chủ thể phápluật nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống
1.1.1.2 Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự
Thực hiện pháp luật nói chung đã trở thành một phạm trù pháp lý cơ bản Những vấn đề thựchiện pháp luật dường như đã được giải quyết như: khái niệm thực hiện pháp luật, các hìnhthức thực hiện pháp luật Song thực hiện pháp luật nói chung cần được cụ thể hoá ở từng lĩnh
Trang 12về thi hành án dân sự là một trong những lĩnh vực cụ thể Nó có khái niệm, đặc điểm riêngbiệt cần được định nghĩa, bổ sung, cụ thể hoá lý luận chung, góp phần làm sáng tỏ tình hìnhthực hiện pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự Để hiểu được khái niệm thực hiện phápluật thi hành án dân sự, trước tiên ta phải hiểu thế nào là hoạt động thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thihành án dân sự năm
2008, hoạt động thi hành án dân sự nhằm mục đích thựchiện bản án, quyết định dân sự, hìnhphạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền,tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, ánphí và quyết định dân sựtrong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyếtđịnh hànhchính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lývụviệc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tàisản của bên phải thihành án và phán quyết, quyết định của Trọng tài thươngmại (sau đây gọi chung là bản án,quyết định) Do đó, theo nghĩa pháp lý, hoạtđộng thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp thihành các bản án, quyết địnhđược đưa ra thi hành theo quy định Điều 2 Luật thi hành án dân
sự 2008được sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về những bản án, quyết định đượcđưa ra thihành bao gồm:
- Những bản án đã có hiệu lực pháp luật: Bản án, quyết định hoặc phầnbản án, quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thẩm; bản án, quyếtđịnh của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyếtđịnh giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; bản án,quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việtnam công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam; quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh của Hội đồng xử lý vụ việccạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày cóhiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thihành, không khởi kiện tại
Tòa án; quyết định của Trọng tài thương mại; quyết định của Tòa án giảiquyết phá sản
- Những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hànhngay, mặc dù có thể bịkháng cáo, kháng nghị: Bản án, quyết định về cấpdưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm,trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tínhmạng, sức khỏe,tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; quyết định ápdụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời
Như vậy, hoạt động thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành các bảnán, quyết định của Tòa
án theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, cơ quan, tổ chức
Bản án, quyết định của Tòa án mới chỉ giải quyết nội dung vụ án, xácđịnh được quyền vànghĩa vụ của các đương sự, còn phán quyết của Tòa án cótrở thành hiện thực hay không còntùy thuộc vào quá trình thực thi nó trongcuộc sống Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về thihành án dân sự sẽ pháthuy hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án, đảm bảo chúngđược tôntrọng và thi hành trên thực tế, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của phápluật vàpháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân và Nhànước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăngcường hiệu lực, hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy nhà nước
Như vậy, Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự là hành vi thực tế,hợp pháp, có mục đích
Trang 13của pháp luật trong quá trình đưabản án, quyết định của Toà án được thực hiện trong thực tếcuộc sống.
Chủ thể trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự là những cá nhân,cơ quan tổ chức đápứng được các điều kiện do pháp luật thi hành án dân sựquy định Chủ thể của quan hệ phápluật thi hành án dân sự bao gồm: Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh, Viện
kiểm sát, đương sự, người đại diện của đương sự và những cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự Trong các chủ thể trên thì
cơ quan thi hành án dân sự là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự Trong phạm vi nghiên cứu của luận
văn, tác giả chủ yếu đề cập đến hoạt động thực hiện pháp luật của đội ngũ
chấp hành viên thuộc cơ quan thi hành án dân sự để phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài
Như vậy, trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự, Chấp hành
viên là chủ thể pháp luật bằng việc thực hiện những quy định của pháp luật
trên thực tế để đưa các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trong thực
tế cuộc sống theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định Thông qua
hoạt động thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự của chấp hành viên, bản
án, quyết định của Tòa án mới có hiệu lực trên thực tế Mặc khác, còn có thể
kiểm nghiệm thực tiễn những phán quyết của Tòa án, chất lượng hiệu quả của
hoạt động xét xử; thấy được những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp
luật thi hành án dân sự, từ đó có giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự; công chức ngành Tòa án có thể rút ra những kinh
nghiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác xét xử
1.1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự
Nhà nước điều tiết xã hội bằng pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội
bằng các quy phạm pháp luật nhất định Việc biến chuẩn mực pháp luật thành
Trang 14hành vi pháp luật thực tế của con người gắn liền với việc thực hiện pháp luật
và gắn liền với các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật Theocách tiếp cận này, thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về thihành án dân sự nói riêng có các hình thức cơ bản là: tuân thủ (tuân theo) phápluật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.Tuân thủ (tuân theo) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà phápluật cấm Các quy phạm pháp luật cấm được thực hiện ở hình thức này Tuânthủ pháp luật biểu hiện cách cư xử thụ động của các chủ thể pháp luật
Ở hình thức thực hiện pháp luật này, chấp hành viên trong quá trình thi
hành án không được tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm Ví dụ:chấp hành viên không được thực hiện những công việc mà cán bộ công chứckhông được làm theo quy định tại các Điều 18, 19, 20 của Luật cán bộ, côngchức 2008 và các văn bản liên quan[28] Ngoài ra, theo quy định tại Điều 21Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014 thì trong quátrình Thi hành án dân sự, chấp hành viên không được làm những việc sau:
- Tư vấn cho đương sự làm cho việc thi hành án không đúng quy định
của pháp luật;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ việc thi hành án;
hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thihành án;
- Sử dụng trái phép tiền, tài sản, vật chứng có liên quan đến thi hành án;
- Thi hành những vụ việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trực tiếpcủa bản thân và những người thân thích: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; Cha đẻ,
Trang 15mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu,
cô, dì và anh, chị, em ruột của chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của chấphành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì
- Sử dụng thẻ chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ
hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Sách nhiễu gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình18
thi hành án;
- Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài
thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành độngtích cực Các quy phạm pháp luật bắt buộc được thực hiện ở hình thức này.Trong thi hành án dân sự, chấp hành viên phải thực hiện những nhiệm
vụ, công việc mà pháp luật quy định Nhiệm vụ của chấp hành viên được quyđịnh cụ thể tại Luật thi hành án dân sự và Thông tư số 10/2010/TT- BNVngày 28/10/2010 của Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ cácngạch công chức chấp hành viên và thi hành án dân sự Ví dụ: Điều 20 Luậtthi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về nhiệm vụ,quyền hạn của chấp hành viên thì trong quá trình thi hành án chấp hành viênphải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công, ra các quyết định
về thi hành án theo thẩm quyền;
- Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án; áp dụng đúngcác quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án; thực hiện nghiêm
Trang 16chỉnh chuẩn mực đạo đức chấp hành viên;
- Triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án; xác minhtài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi màpháp luật cho phép chủ thể thực hiện) Các quy phạm pháp luật quy định vềcác quyền tự do pháp lý được thực hiện ở hình thức này Vì quyền tự do pháp
lý là những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủ thể cóthể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, tự do đó theo ý chí của mình.Trong quá trình thi hành án, chấp hành viên thực hiện các quyền hạn
mà pháp luật quy định chấp hành viên có thể lựa chọn thực hiện hoặc khôngthực hiện, tùy thuộc vào ý chí của mình Ví dụ: chấp hành viên có thể lựa19
chọn sử dụng hoặc không sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ; cóquyền yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành ántheo quy định của pháp luật (Khoản 9; khoản 6, Điều 21, Luật thi hành án dân
sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014)…
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nướcthông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chứccho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tựmình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phátsinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể
Ở hình thức thực hiện pháp luật này, chấp hành viên là người nhân
danh Nhà nước căn cứ vào các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự,căn cứ vào tình hình thực tế của vụ việc để lựa chọn và ra quyết định và áp
Trang 17dụng các biện pháp cưỡng chế, biện pháp đảm bảo thi hành án phù hợp.Trong áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, tính chủ động trong hoạt độngtác nghiệp của chấp hành viên được đề cao Ví dụ, vụ việc đơn giản, ý thứcchấp hành pháp luật của người phải thi hành án tốt, thì chấp hành viên lựachọn biện pháp giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thihành các nghĩa vụ của mình theo đúng phán quyết của Tòa án hoặc của Trọngtài thương mại (trường hợp người được thi hành án yêu cầu người phải thihành án thi hành toàn bộ các nghĩa vụ theo quyết định của bản án, quyết địnhcủa Tòa án) Ngược lại, nếu sau khi xác minh thấy đương sự có điều kiện đểthi hành án, nhưng xét thấy người phải thi hành án ý thức chấp hành pháp luậtkhông tốt, có biểu hiện tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thìchấp hành viên áp dụng một hoặc nhiều biện pháp đảm bảo thi hành án theoquy định của pháp luật (phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạmdừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản), hoặc ngườiphải thi hành án cố tình không tự nguyện thi hành án thì chấp hành viên lựachọn, áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế được quy định trong LuậtThi hành án dân sự (khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi xử lý tiền, giấy cógiá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;20
kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả tài sản của người phảithi hành án đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thihành án; buộc giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phảithi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định) để tổchức thi hành dứt điểm bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định củaTrọng tài thương mại
Trang 181.2 Khái niệm, tiêu chuẩn, vai trò của chấp hành viên trong thực hiện
pháp luật về thi hành án dân sự
1.2.1 Khái niệm chấp hành viên
Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ
sung năm 2014 thì: “Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụthi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này Chấphành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp
và Chấp hành viên cao cấp”[29]
Theo Giáo trình Luật thi hành án dân sự thì: “Chấp hành viên là người
được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định dân sự đượcđưa ra thi hành”[35,tr 86]
Vậy chấp hành viên là chức danh gì và có đặc thù ra sao thì hiện nay
đang có nhiều ý kiến khác nhau
Liên quan đến vấn đề này, đa số ý kiến cho rằng, chấp hành viên là
chức danh tư pháp, được pháp luật quy định nhiều nhiệm vụ, quyền hạn quantrọng (tương tự như chức danh Kiểm sát viên và Thẩm phán)
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng chấp hành viên là công chứchành chính - tư pháp vì xuất phát từ đặc thù của hoạt động thi hành án là hoạtđộng mang tính chất hành chính - tư pháp
Về vấn đề này tác giả cho rằng, chấp hành viên trước hết là công chức
Nhà nước, được bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn do pháp luật quy định, côngtác tại các cơ quan THADS ở cấp tỉnh, cấp huyện, được pháp luật quy địnhnhiều nhiệm vụ, quyền hạn nhằm thực hiện những mục tiêu mà Nhà nước đặt
ra Theo đó, chấp hành viên sẽ nhân danh Nhà nước, thực hiện quyền lực nhà21
Trang 19nước để tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án Trong quá trìnhthực thi nhiệm vụ, chấp hành viên chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệmtrước pháp luật và được pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, do hoạt động trong lĩnhvực tư pháp, có nhiều đặc thù nên khác với các công chức khác, chấp hànhviên cùng với Thẩm phán, Kiểm sát viên được Nhà nước quy định riêng vềchế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm nghề, đồng thời cũng bị áp dụng hìnhthức kỷ luật riêng so với các chức danh khác.
Như vậy, Chấp hành viên là chức danh tư pháp, được nhà nước giao
trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Toà án, độc lập, tuân theopháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ
Hoạt động thi hành án dân sự của chấp hành viên có những đặc trưng
cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động của chấp hành viên mang tính chủ động và độc
lập Chấp hành viên chịu sự quản lý của thủ trưởng cơ quan THADS nhưngtrong việc tổ chức và thi hành án thì Chấp hành viên có vị trí tương đối độclập với thủ trưởng cơ quan THADS Không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cóquyền can thiệp trái pháp luật vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa chấp hành viên Khi được thủ trưởng cơ quan thi hành án phân công tổchức thi hành bản án, quyết định dân sự, chấp hành viên có quyền chủ độngtrong việc áp dụng các biện pháp thi hành án phù hợp với quy định của phápluật để thi hành bản án, quyết định đó
Thứ hai, hoạt động của chấp hành viên trong quá trình THADS đều
phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật Mọi hoạt động thi hành án củachấp hành viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tụcthi hành án Chấp hành viên phải thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định
Trang 20dân sự, không được có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung bản án, quyết địnhdân sự được đưa ra thi hành, trừ trường hợp các đương sự thỏa thuận về việcthi hành án Nếu trong quá trình tổ chức thi hành án, chấp hành viên vi phạmpháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, họ có thể bị xử lý kỉ luật,hành chính hoặc hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định22
của pháp luật dân sự[35,tr 87]
Khái niệm “đội ngũ” được sử dụng khá rộng rãi và dùng để chỉ các tổ
chức trong xã hội như: Đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũchấp hành viên Đó là sự gắn kết những cá thể với nhau, hoạt động qua sựphân công, hợp tác lao động, là những người có chung mục đích, lợi ích vàràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý
Đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự là tập hợp những người
người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa
án theo trình tự, thủ tục quy định
1.2.2 Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa
đổi bổ sung năm 2014, để trở thành chấp hành viên cần thỏa mãn những điềukiện sau: Là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, trung thực, liêmkhiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân Luật trở lên, đã được đàotạo về nghiệp vụ thi hành án dân sự, có thời gian làm công tác pháp luật theoquy định, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, ngoàicác điều kiện theo quy định nêu trên để được bổ nhiệm vào ngạch chấp hànhviên thì bắt buộc phải qua kỳ thi tuyển Để tham dự kỳ thi tuyển này, Điều 57nghị định số 62/2015/NĐ - CP ngày 18/07/2015 của Chính phủ quy định chi
Trang 21tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định:ngoài việc có đủ tiêu chuẩn của ngạch chấp hành viên, người tham dự kỳ thituyển phải không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặcđang bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận, quyết định cuối cùngcủa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật về cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, để được bổ nhiệm làm chấp hành viên sơ cấp, trung cấp
hay cao cấp thì ngoài những tiêu chuẩn chung đã nêu ở trên, người được bổnhiệm làm chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật từ
03 năm trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và trúng tuyển
kỳ thi chấp hành viên sơ cấp Người được bổ nhiệm làm chấp hành viên trungcấp phải có thời gian làm chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên và trúng23
tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên trung cấp Người được bổ nhiệm làm chấphành viên cao cấp phải có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 05 nămtrở lên và trúng tuyển kỳ thi làm chấp hành viên cao cấp
Ngoài ra, theo quy định của Thông tư số 10/2010/TT-BNV của Bộ Nội
vụ ngày 28/10/2010 về Quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch côngchức chấp hành viên và thư ký thi hành án dân sự thì đối với mỗi ngạch chấphành viên phải có đủ tiêu chuẩn về năng lực và trình độ khác nhau Cụ thể:
- Đối với chấp hành viên sơ cấp:
+ Về năng lực: Có kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành
án dân sự; nắm vững nội dung cơ bản về hệ thống pháp luật hiện hành; nắm
Trang 22vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự; biết áp dụng các nguyên tắc,chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án; nắm được tình hình kinh tế, xã hội ởđịa phương; có năng lực độc lập tổ chức thi hành những vụ việc thuộc thẩmquyền của cơ quan thi hành án cấp huyện; có khả năng giáo dục, thuyết phụcđương sự thi hành bản án, quyết định của tòa án; có khả năng soạn thảo cácvăn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.
+ Về trình độ: Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch chấp hành viêntheo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; có ngoại ngữ trình độ B trở lên(một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc một ngoạingữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc; có trình độ tin học văn phòng
- Đối với chấp hành viên trung cấp:
+ Về năng lực: Có kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành
án dân sự; am hiểu các nội dung về hệ thống pháp luật hiện hành và pháp luậtquốc tế liên quan đến công tác thi hành án của cấp mình; am hiểu sâu về nộidung pháp luật về thi hành án dân sự; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế
độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự; nắm chắc tình hình kinh tế, xã hộicủa địa phương, của đất nước; có khả năng độc lập tổ chức thực hiện công24
việc được giao; có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan trong việcthi hành án; có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án,quyết định của tòa án; có khả năng phân tích, tổng hợp và soạn thảo được vănbản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao
+ Về trình độ: Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch chấp hành viên
Trang 23trung cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; có ngoại ngữ trình độ
B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặcmột ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc; có trình độ tin học vănphòng; chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, công trình nghiên cứukhoa học về công tác thi hành án dân sự được áp dụng có hiệu quả trong thựctiễn
- Đối với chấp hành viên cao cấp:
+ Về năng lực: Có kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành
án dân sự; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; am hiểucác nội dung về hệ thống pháp luật hiện hành và pháp luật quốc tế liên quanđến công tác thi hành án của cấp mình; am hiểu sâu các nội dung pháp luật vềthi hành án dân sự; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục vềnghiệp vụ thi hành án dân sự; am hiểu sâu rộng tình hình kinh tế, xã hội trongnước và quốc tế; có khả năng độc lập tổ chức thực hiện công việc được giao;
có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thihành án dân sự; có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án,quyết định của tòa án; có khả năng biên soạn tài liệu giảng dạy và bồi dưỡngnghiệp vụ về thi hành án dân sự cho chấp hành viên trung cấp, chấp hành sơcấp và công chức làm công tác thi hành án dân sự; có năng lực nghiên cứukhoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuấtnhững vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, có khả năng phântích, khái quát, tổng hợp tình hình hoạt động của nhiều lĩnh vực, đề xuất, chỉđạo và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thi hành án dân sự
Trang 24+ Về trình độ: Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch chấp hành viêncao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; có trình độ cao cấp lý25
luận chính trị; có ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh,Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vịtrí làm việc; có trình độ tin học văn phòng (sử dụng thành thạo các kỹ năngcủa Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet để phục vụ công tác chuyênmôn); chủ trì xây dựng hoặc triển khai thực hiện đề án, đề tài, công trìnhnghiên cứu khoa học về công tác thi hành án dân sự được Hội đồng khoa họccấp Bộ công nhận và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn
Ngoài ra, để tạo điều kiện thu hút người có kinh nghiệm làm công tác
pháp luật ở các ngành khác từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ thi hành án, bên cạnh những đối tượng đã được Luật thi hành án dân sự
2008 quy định như người đang là thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viênđược điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014 đã bổ sung thêmtrường hợp người đã từng là chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụkhác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 18 thì có thể được bổnhiệm chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển Ngoài ra,Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự còn quy địnhtrong trường hợp do nhu cầu cấp bách phải bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủtrưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản
1, Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 đã có thời gian làm công tác phápluật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp; có 10 nămlàm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên trung
Trang 25cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm chấphành viên cao cấp không qua thi tuyển Việc xác định tiêu chuẩn và bổ nhiệmchấp hành viên trong một số trường hợp đặc biệt nêu trên được quy định cụthể tại Điều 18 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
2014, Điều 63 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
1.2.3 Vai trò của Chấp hành viên trong thực hiện pháp luật về thi hành ándân sự
Thứ nhất, chấp hành viên là người thi hành nội dung bản án, quyết
định của Tòa án tuân theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luậtNhiệm vụ trọng tâm của cơ quan THADS là thi hành phần dân sự trong26
các bản án, quyết định hình sự; các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân giađình, kinh tế và các quyết định khác theo quy định của pháp luật; trong cơquan THADS chấp hành viên chính là người gánh vác tránh nhiệm này Đểquản lý, điều hành và tổ chức hoạt động THADS, thì trong cơ quan thi hành
án dân sự có rất nhiều cán bộ, công chức với các chức danh khác nhau như:Thẩm tra viên, Thư ký, chuyên viên, kế toán, thủ kho, thủ quỹ nhưng chỉ cóchấp hành viên là người trực tiếp có quyền tổ chức thi hành án, còn các chứcdanh khác trong cơ quan thi hành án chỉ giữ vai trò phụ trợ cho hoạt động củaChấp hành viên như Thư ký, chuyên viên pháp lý giúp chấp hành viên trongviệc xác minh và đôn đốc thi hành án, tống đạt các quyết định, văn bản giấy
tờ cho các đương sự trong quá trình tổ chức thi hành án
Chính vì vậy, Chấp hành viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ
quan THADS Không có hoạt động của Chấp hành viên thì các bản án, quyếtđịnh của Tòa án nhân danh Nhà nước sẽ chỉ là những quyết định trên giấy do
Trang 26không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế Hoạtđộng thực hiện pháp luật thi hành án dân sự có hiệu quả hay không có hiệuquả, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và của Nhà nướcđến mức độ nào phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động của chấp hành viên Vì,hầu hết các hoạt động của chấp hành viên đều trực tiếp tác động các quyền vànghĩa vụ cả về nhân thân và tài sản của người được thi hành án, người phải thihành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.Bên cạnh đó thi hành án dân sự là lĩnh vực nhạy cảm, khó khăn, phức
tạp, trực tiếp động chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự
và người có liên quan, đòi hỏi phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tụcrất chặt chẽ Thi hành án dân sự phải được coi là một “ nghề” mà không phải
ai cũng làm được Cũng như Tòa án, Thẩm phán mới có quyền xét xử, thìtrong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự chỉ có cơ quan thi hành án dân
sự, chấp hành viên mới có quyền tổ chức thi hành án dân sự và thi hành nótheo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định
Thứ hai, Chấp hành viên nhân danh Nhà nước ra các quyết định mang
27
tính cưỡng chế để đảm bảo thi hành bản án, quyết định của Tòa án
Chức năng của nhà nước là duy trì và bảo đảm trật tự xã hội Thực tiễn
cho thấy, trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự, một bên đương sự làngười có quyền lợi, còn bên kia có nghĩa vụ Về nguyên tắc bên có nghĩa vụphải tự giác thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các nghĩa vụ của mình cho bên
có quyền lợi Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không tự giác thực hiệnnghĩa vụ thì bên có quyền sẽ sử dụng quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án dân
sự Pháp luật không cho phép người được thi hành án và những người có
Trang 27quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tự dùng sức mạnh bạo lực để buộc bên có nghĩa
vụ thực hiện nghĩa vụ cho mình Trong một nhà nước pháp quyền, cơ quanquyền lực nhà nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thực hiện cưỡng chếthi hành Do đó, cưỡng chế thi hành chỉ liên quan đến cơ quan quyền lực nhànước Khi tiến hành cưỡng chế thi hành, cơ quan quyền lực nhà nước cần có
sự hỗ trợ của cơ quan quyền lực công Các cá nhân không thể thao túng hoạtđộng này, cũng như không thể làm sai lệch việc tổ chức thực hiện cưỡng chếthi hành theo quy định của pháp luật, bởi vì đây là hoạt động dựa trên cơ sởquyền lực
Trong hoạt động THADS, quyền cưỡng chế thi hành án chỉ do Nhà
nước thực hiện, song pháp luật cũng quy định chặt chẽ các thủ tục mà cơ quanTHADS phải thực hiện trước khi đi đến áp dụng biện pháp cưỡng chế Biệnpháp tự nguyện thi hành án được áp dụng trong trường hợp người phải thihành án thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng nội dung bản án, quyết địnhcủa Tòa án trong thời hạn pháp luật cho phép Hết thời hạn pháp luật chophép tự nguyện THADS mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụthì chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án Khi tổ chức thihành án chấp hành viên có tư cách là người thực hiện công vụ, nhân danhcông quyền đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyếtđịnh của mình Nhà nước trao cho chấp hành viên quyền được trực tiếp sửdụng quyền lực nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, thể hiện rõ nhất làđược sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất cả các chủ thể có nghĩa vụ28
phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án Ngay
cả khi không phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án thì đằng sau
Trang 28những biện pháp như đôn đốc, giáo dục, thuyết phục để tổ chức thi hành án
mà chấp hành viên thực hiện đều ẩn chứa biểu hiện của quyền lực nhà nước.Thứ ba, hoạt động của chấp hành viên góp phần quan trọng trong việc
bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành
án và thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án để bảo đảmquyền, lợi ích của người được thi hành án và người phải thi hành án; khôngxâm phạm đến quyền, lợi ích của những người liên quan đến việc thi hành án
là yêu cầu quan trọng nhất đối với một chấp hành viên thi hành án dân sự Vìkhi bản án, quyết định được Chấp hành viên tổ chức thi hành nghiêm chỉnh,đúng pháp luật thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật phải chấmdứt các hành vi đó và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quyết định củaTòa án; quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm được khôi phục,bảo đảm thực hiện được mục đích xét xử của tòa án, bảo vệ được lợi ích củanhà nước, bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, tổchức xã hội và công dân Đồng thời, việc thi hành án có hiệu quả sẽ củng cốhiệu lực của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ mộtcách vững chắc các quyền tự do của công dân, nâng cao uy tín của bộ máynhà nước mà đại diện là các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính là các cơ quanTHADS
1.3 Khái niệm và các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ chấp hành
viên trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự
1.3.1 Khái niệm chất lượng đội ngũ chấp hành viên
Chất lượng được hiểu ở nghĩa chung nhất là “cái tạo nên phẩm chất, giátrị của một con người, sự vật, sự việc” Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ,
Trang 29công chức có chất lượng thì phải hội đủ các tiêu chuẩn đức và tài, hồng vàchuyên Người chỉ rõ: “Có tài phải có đức, có tài không có đức, tham ô hủ hoá
có hại cho nhà nước Có đức không có tài, như ông Bụt ngồi trong chùa,29
không giúp ích gì được ai”[20,tr 184] “Đức” được thể hiện ở sự trong sáng,thành thật, trung thực, không cơ hội, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích của Tổquốc, của nhân dân Có lối sống trong sạch, lành mạnh, gần gũi với quầnchúng, gương mẫu gắn bó với nhân dân, khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị
Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, tương thân, tương ái lẫn nhau “Tài” củangười cán bộ là trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất,
có hiệu quả nhất Tài được thể hiện ở trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp
vụ, khả năng nhận thức đúng các quy luật, sáng tạo trong giải quyết côngviệc; luôn làm chủ được tri thức khoa học và có khả năng hiểu biết sâu rộng
về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chuyên môn của mình Theo đó, chất lượngcủa chấp hành viên được tác giả đánh giá dưới cả hai góc độ “ Đức” và “Tài”, đó là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn và kỹnăng nghiệp vụ
Mỗi chấp hành viên không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt
trong một chỉnh thể thống nhất của cả đội ngũ chấp hành viên Chất lượng củatừng chấp hành viên là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ Vìvậy, chất lượng đội ngũ chấp hành viên là giá trị chất lượng tổng hợp của toànđội ngũ chấp hành viên trong cơ quan thi hành án dân sự Giá trị này bắtnguồn từ phẩm chất vốn có bên trong của mỗi chấp hành viên và nó được tănglên bởi tính thống nhất của tổ chức; sự giáo dục, đào tạo, phân công, quản lý
Trang 30Như vậy, chất lượng của đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự là
tổng hợp trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống của mỗi chấp hành viên, thể hiện qua việc thực thi pháp luậtđúng đắn và đạt được kết quả cao trong quá trình tổ chức thi hành các bản án,quyết định của Tòa án
1.3.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng của chấp hành viên trong thực hiệnpháp luật về thi hành án dân sự
Để hoạt động thực hiện pháp luật thi hành án dân sự thực sự có hiệu
quả thì chất lượng của đội ngũ chấp hành viên đóng vai trò rất quan trọng30
mang yếu tố quyết định Với trách nhiệm là người được Nhà nước trao quyền
tổ chức thi hành án và cũng như bất kỳ cán bộ, công chức khác trong bộ máynhà nước, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Chấp hành viên thi hành ándân sự cũng phải có những năng lực, phẩm chất nhất định, bao gồm: trình độchuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, những phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống, trình độ hiểu biết, năng lực hoạt động thực tiễn, kết quả công việc đạtđược Tất cả những yếu tố đó tạo nên chất lượng của một chấp hành viên đápứng yêu cầu đặt ra
1.3.2.1 Trình độ chuyên môn
Thứ nhất, chấp hành viên phải có trình độ cử nhân Luật trở lên
Chấp hành viên là chức danh tư pháp, được quy định nhiều nhiệm vụ,
quyền hạn quan trọng nên chấp hành viên phải có trình độ cử nhân Luật trởlên, được thể hiện qua năng lực hiểu biết của chấp hành viên ở những điểmdưới đây:
- Có kiến thức hiểu biết về hệ thống pháp luật hiện hành
Trang 31Hệ thống pháp luật của nước ta là tổng thể các quy phạm pháp luật có
mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, thể hiện trong các văn bản do các cơquan có thẩm quyền ban hành Hoạt động THADS có liên quan trực tiếp đếnnhiều lĩnh vực khác nhau, chịu sự điều chỉnh của nhiều quan hệ pháp luật Vìvậy, trong quá trình thực thi nhiệm vụ chấp hành viên phải nắm vững nhữngnội dung cơ bản của hệ thống pháp luật, xác định những văn bản đang có hiệulực thi hành, những văn bản hết hiệu lực thi hành, mối tương quan giữa hệthống pháp luật chung với các quy định của pháp luật thi hành án dân sự.Trong quá trình tổ chức thi hành án, chấp hành viên phải có sự hiểu biếtnhất định về pháp luật của các ngành luật liên quan Ví dụ: trong quá trình thihành án có vụ việc liên quan đến chế độ tài sản Người phải thi hành án là tổchức, chấp hành viên phải phân biệt tổ chức đó là doanh nghiệp hay cơ quannhà nước, doanh nghiệp thì thuộc loại doanh nghiệp nào: doanh nghiệp tưnhân, công ty cổ phần hay công ty TNHH mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ cóchế độ tài sản, chế độ trách nhiệm khác nhau Nếu không nắm vững quy định31
của pháp luật doanh nghiệp, dân sự về các vấn đề trên, chắc chắn việc thihành án sẽ không tránh khỏi những sai sót thậm chí vi phạm Tương tự nhưvậy, khi tổ chức thi hành án đối với người phải thi hành án là cá nhân, chấphành viên cần phải nắm được nghĩa vụ thi hành án là do cá nhân đó chịu tráchnhiệm hay là các thành viên của gia đình người phải thi hành án trên cơ sởphân biệt trách nhiệm giám hộ, trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới theopháp luật Như vậy, ngoài pháp luật về thi hành án dân sự, chấp hành viênphải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự,hình sự, tố tụng hình sự, pháp luật về doanh nghiệp thì mới tổ chức thi hành
Trang 32án đúng pháp luật[7].
- Hiểu biết chuyên sâu về nội dung pháp luật về thi hành án dân sự
Chấp hành viên phải nắm vững, hiểu sâu các quy định của pháp luật về
thi hành án dân sự, thể hiện ở các khía cạnh:
+ Nắm vững các quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản
lý nhà nước về THADS; mối quan hệ trong tổ chức và hoạt động của bản thâncác cơ quan THADS; mối quan hệ giữa cơ quan quản lý thi hành án và cơquan THADS; mối quan hệ giữa cơ quan THADS và chấp hành viên, cán bộthi hành án; mối quan hệ giữa cơ quan THADS và cơ quan được ủy thác thihành án; mối quan hệ giữa cơ quan THADS và người phải thi hành án, ngườiđược thi hành án, người có quyền lợi liên quan đến thi hành án
+ Nắm vững các quy định về mối quan hệ giữa cơ quan THADS và các
cơ quan tiến hành tố tụng; mối quan hệ giữa cơ quan THADS và VKSNDthực hiện kiểm sát THADS; mối quan hệ giữa cơ quan THADS và chínhquyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc
THADS
+ Nắm vững các quy định liên quan đến nội dung việc thi hành án và
chấp hành các bản án, quyết định của Tòa án về dân sự, phát sinh ngay saukhi bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực pháp luật như quan hệ giữa cơquan THADS và người phải thi hành án, người được thi hành án và nhữngngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Từ những quan hệ chủ yếu này sẽ32
phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm bảođảm việc thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trongquá trình thực thi các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án
Trang 33+ Nắm vững các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục thi hành án
dân sự như: quan hệ phát sinh trong bước chuyển từ thủ tục tố tụng (giai đoạnxét xử) sang thủ tục thi hành án, chủ yếu là trong việc chuyển giao bản án,quyết định đã có hiệu lực của Tòa án Tiếp đó là trình tự, các bước tiếp theocủa quá trình thi hành án như: thụ lý thi hành án, ra quyết định thi hành, tựnguyện thỏa thuận thi hành án, cưỡng chế thi hành án Đặc biệt là việc ápdụng các biện pháp cưỡng chế như: kê biên tài sản, trừ vào thu nhập hợp phápcủa người phải thi hành án, kê biên phần tài sản của người phải thi hành ántrong khối tài sản chung, cưỡng chế giao đồ vật, cưỡng chế thi hành nghĩa vụgiao vật hoặc trả nhà, chuyển quyền sử dụng đất, cưỡng chế thi hành nghĩa vụbuộc làm hoặc không được làm một công việc nhất định
Thứ hai, chấp hành viên phải có trình độ ngoại ngữ, tin học
Trình độ ngoại ngữ: Với tình hình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế ở
Việt Nam hiện nay, tranh chấp với các doanh nghiệp nước ngoài cũng tănglên, các bản án có đương sự là người nước ngoài ngày càng nhiều Vì vậy,trong quá trình thi hành án, chấp hành viên phải có trình độ ngoại ngữ để cóthể giao tiếp, làm việc với đương sự là người nước ngoài; phải có khả năngnghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì mới có thể đánh giá tình huống,điều kiện, lựa chọn các biện pháp thi hành án hợp lý Theo quy định tại thông
tư số 10/2010/TT-BNV yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với chấp hành viên
sơ cấp và chấp hành viên trung cấp là trình độ B trở lên, đối với chấp hànhviên cao cấp là trình độ C trở lên Tuy nhiên, chất lượng trình độ ngoại ngữcủa chấp hành viên không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà trong quá trình thi hành
án chấp hành viên phải sử dụng được ngoại ngữ đó để giao tiếp, làm việc vớiđương sự là người nước ngoài; nghiên cứu, đọc, dịch được tài liệu bằng tiếng
Trang 34nước ngoài thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Trình độ tin học: Là mức độ đạt được những kiến thức, những kỹ năng
33
trong lĩnh vực tin học Trước yêu cầu của bối cảnh hội nhập và sự phát triểnnhư vũ bão của công nghệ khoa học như hiện nay thì nếu thiếu trình độ ngoạingữ và tin học đều làm cho đội ngũ cán bộ công chức nói chung, đội ngũ chấphành viên nói riêng rất bị động trong xử lý công việc Ví dụ: Các công việc từquản lý hồ sơ, soạn thảo các văn bản, quyết định thi hành án; báo cáo, thốngkê liên quan đến quá trình thực hiện pháp luật thi hành án dân sự đều thôngqua máy vi tính, internet Nếu chấp hành viên không thông thạo các thao tác
về máy vi tính và mạng internet thì việc giải quyết công việc rất khó khăn vàchậm trễ Vì vậy, chấp hành viên phải có trình độ tin học văn phòng, sử dụngthành thạo các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet đểphục vụ công tác chuyên môn
Ngoài ra, để phục vụ tốt cho quá trình thi hành án, chấp hành viên còn
phải nắm bắt được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương
Theo quy định hiện hành thì Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ quản lý
toàn diện hệ thống tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất của các cơ quan thi hành ándân sự (bao gồm 63 cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, 691 cơ quan thi hành
án dân sự cấp huyện) Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự được tổ chứctheo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo hệ thống dọc Cơ quan thi hành ándân sự cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan của trung ương đặt tại địa phương Tuynhiên, hoạt động thi hành án dân sự diễn ra tại địa phương, thực hiện nhiệm
vụ chính trị của địa phương, liên quan trực tiếp đến tình hình an ninh, chínhtrị, xã hội của địa phương nên đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm được tình
Trang 35hình kinh tế, xã hội ở địa phương Việc nắm được tình hình kinh tế xã hội củađịa phương sẽ thuận lợi cho Chấp hành viên trong việc nắm bắt, tìm hiểu điềukiện và đưa ra các biện pháp tổ chức thi hành án phù hợp[7].
1.3.2.2 Kỹ năng nghiệp vụ thi hành án dân sự
Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học, hay nói gọn hơn là
khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào
đó áp dụng vào thực tế, thực tiễn Kỹ năng nghiệp vụ THADS có thể hiểu làcách thức thực hiện, vận dụng những quy định của pháp luật về thi hành án34
dân sự, liên quan đến thi hành án dân sự vào thực tiễn, khả năng đáp ứngnhững yêu cầu cụ thể trong hoạt động thi hành án dân sự; mức độ thông thạo,chuyên sâu để thực hiện những yêu cầu nhất định của quá trình THADS vớikết quả tốt nhất Tác giả thấy rằng tùy thuộc vào tiêu chí phân loại mà trongTHADS có nhiều kỹ năng khác nhau Tuy nhiên, theo tác giả để thực hiệnnhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án một cách thànhthục và đạt hiệu quả cao thì chấp hành viên phải đáp ứng được các yêu cầu kỹnăng như sau:
Thứ nhất, kỹ năng phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết,
hoàn cảnh, điều kiện, làm rõ những đặc trưng pháp lý của vụ việc để làm cơ
sở cho việc có hay không việc ra quyết định nghiệp vụ thi hành án, xác địnhbiện pháp thi hành án phù hợp Để làm được việc này, chấp hành viên phảitiến hành thụ lý hồ sơ, nghiên cứu kỹ bản án, quyết định của tòa án, đơn yêucầu thi hành án của bên được thi hành án; đánh giá và xác minh chính xác khảnăng, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án Những công việc nàyđòi hỏi phải nghiên cứu khách quan, toàn diện, làm rõ đặc trưng pháp lý, tuân
Trang 36thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với từng loại vụ việc.
- Thứ hai, kỹ năng lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp Sau khi xác
định xong điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, làm xong các thủ
tục cần thiết như hòa giải, định thời gian tự nguyện thi hành án, chấp hành
viên phải nghiên cứu toàn diện các tình tiết, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi
hành án… và lựa chọn trong số các quy phạm pháp luật về thi hành án và
pháp luật có liên quan để xác định biện pháp thi hành án phù hợp và đạt hiệu
quả cao
- Thứ ba, kỹ năng ra quyết định áp dụng các biện pháp thi hành án Sau
khi đã nắm chắc được thái độ, điều kiện về tài sản, nghĩa vụ mà người phải thi
hành án phải thực hiện, chấp hành viên phải nghiên cứu, xem xét để ra quyết
định áp dụng các biện pháp thi hành án theo quy định của pháp luật Khi ra
quyết định áp dụng các biện pháp thi hành án, chấp hành viên phải xác định
được biện pháp nào sẽ áp dụng bảo đảm đúng với tính chất, nội dung của vụ
35
việc Quyết định áp dụng biện pháp thi hành án phải được thể hiện bằng văn
bản, được ban hành đúng hình thức, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn, bảo
đảm chất lượng kỹ thuật và phải rõ ràng, dễ hiểu
Thứ tư, kỹ năng thuyết phục, vận động người phải thi hành án tự
nguyện thi hành án
Thuyết phục là "làm cho người ta thấy đúng, hay mà tin theo, làm theo"Còn cưỡng chế là việc "dùng quyền lực Nhà nước bắt phải tuân theo" Thuyếtphục và cưỡng chế có quan hệ mật thiết trong quản lý nhà nước Hiệu quả
quản lý xã hội và trật tự pháp luật chủ yếu được thực hiện thông qua phương
pháp tác động giữa thuyết phục và cưỡng chế Nếu như thuyết phục tác động
Trang 37vào ý thức con người, tạo ra cho con người sự nhận thức, tình cảm, nhu cầu
xử sự theo pháp luật thì cưỡng chế lại bắt buộc công dân phải thay đổi hành vicủa mình theo hướng có lợi cho xã hội
Bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật là căn
cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức thi hành án dân sự Tuy nhiên, để có thể thi hànhmột cách có hiệu quả trên thực tế những bản án, quyết định đó thì đòi hỏichấp hành viên phải biết kết hợp hài hòa giữa “cái tình” và “cái lý” sao cho
“thấu tình đạt lý” trong quá trình giải quyết vụ việc Điều này chỉ có thể đượchiện thực hóa khi chấp hành viên có kỹ năng vận động, thuyết phục - một kỹnăng đặc biệt quan trọng, được coi là “chiếc chìa khóa vàng” trong giải quyếtcác tranh chấp dân sự nói chung và trong quá trình giải quyết việc thi hành ándân sự nói riêng Đây cũng là một trong những kỹ năng được quy định trongthông tư số 10/2010/TT-BNV[23, tr 52-55]
Thông thường, để giải quyết một vấn đề hay công việc nào đó, mỗi
người cần nhờ sự hợp tác, giúp đỡ của người khác Điều đó đòi hỏi giữa cácbên phải có sự thống nhất về quan điểm, lập trường giải quyết công việc Tuynhiên, thực tế tổ chức thi hành án cho thấy, giữa chấp hành viên với ngườiphải thi hành án và các bên đương sự thường không cùng chung ý kiến, quanđiểm với nhau; bởi vậy, việc tổ chức thi hành án dân sự có đạt hiệu quả nhưmong muốn của các bên hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng vận36
động, thuyết phục của chấp hành viên đối với các bên đương sự Để tìm kiếmđược sự đồng thuận giữa các bên, chấp hành viên cần đưa ra được những tìnhtiết, sự kiện, lý lẽ để định hướng, phân tích, giải thích cho đối tượng thấyđúng đắn, hợp lý, hợp tình mà tin tưởng làm theo Để thực hiện tốt kỹ năng
Trang 38vận động, thuyết phục, đòi hỏi chấp hành viên phải thực sự nhiệt tình, tâmhuyết với công việc được giao Việc vận động, thuyết phục đương sự chấpthuận thi hành án dân sự không chỉ là gặp gỡ, làm việc riêng với đương sự,
mà trong nhiều trường hợp chấp hành viên còn phải tìm cách tác động đến giađình, người thân của đương sự, bàn bạc với chính quyền địa phương nơiđương sự đang cư trú, với cơ quan đương sự đang làm việc để cùng phối hợpvận động, thuyết phục Để thực hiện tốt công việc này, chấp hành viên phảivận dụng toàn bộ tri thức của mình về pháp luật, tâm lý, phong tục - tập quán,truyền thống văn hóa của từng địa phương nơi người phải thi hành án, ngườiđược thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan sinh sống Việc vậnđộng, thuyết phục phải mềm mỏng, linh hoạt, khôn khéo, kiên trì, bền bỉ Nếuviệc vận động thuyết phục không thành công, người phải thi hành án vẫn cốtình trì hoãn, kéo dài thời gian thi hành án thì chấp hành viên phải có thái độkiên quyết, nghiêm túc, áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, không đểtình trạng khinh nhờn pháp luật, coi thường bản án, quyết định của Tòa án.Tuy nhiên, khi bắt buộc phải tiến hành cưỡng chế thi hành án không có nghĩa
là chấm dứt việc vận động, thuyết phục Vận động, thuyết phục phải được tiếnhành ở mọi lúc, mọi nơi; trong nhiều trường hợp việc làm này mang lại thànhcông ngay trước thời điểm cưỡng chế
Thứ năm, kỹ năng tổ chức cưỡng chế thi hành án
Chấp hành viên là người đưa các bản án, quyết định của Tòa án từ chỗ
được “ghi nhận trên giấy tờ” trở thành được “thực hiện trong thực tiễn”, chấphành viên là người đưa ra quyết định tạo cơ hội cho người phải thi hành án tựnguyện thi hành án trong thời gian luật định hoặc quyết định áp dụng biệnpháp cưỡng chế thi hành án, buộc họ phải thi hành bản án, quyết định của Tòa
Trang 39án Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cuộc sống, uy tín, danh dự của37
người phải thi hành án Vì lẽ đó, khả năng hành động khéo léo, mạnh mẽ, dứtkhoát, triệt để là tố chất cần thiết mà chấp hành viên phải có trong kỹ năngcưỡng chế thi hành án Để hoạt động tổ chức cưỡng chế thi hành án đạt hiệuquả chấp hành viên phải nắm vững được thái độ của người phải thi hành án vàgia đình họ, nắm bắt dư luận trong nhân dân địa phương, những đối tượng cókhả năng chống đối, từ đó đề ra được những phương án cưỡng chế, khống chếđối tượng có khả năng chống đối Đây là giai đoạn cần phải có sự giáo dục,tuyên truyền, giải thích cặn kẽ pháp luật cũng như nội dung vụ việc trongcộng đồng dân cư nhằm tạo dư luận ủng hộ cơ quan thi hành án thực hiệnquyết định cưỡng chế
Ngoài ra, chấp hành viên còn phải biết phối hợp với cơ quan công an,
kiểm sát, đại diện chính quyền địa phương cùng các lực lượng khác trong việcbảo đảm trật tự nơi thực hiện quyết định áp dụng pháp luật cưỡng chế
THADS; chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để sử dụng vào công việc cưỡng chế;thông báo, tống đạt quyết định cưỡng chế đến các cơ quan có liên quan và cácđương sự theo đúng trình tự, thủ tục luật định Đồng thời, tiếp tục theo dõidiễn biến của người thi hành án và người nhà của họ để có phương án bổsung
Thứ sáu, kỹ năng làm việc độc lập, quyết đoán trong tổ chức thi hành
án
Thi hành án dân sự là hoạt động phức tạp với nhiều công đoạn từ việc
tống đạt giấy tờ, xác minh, phối hợp các cơ quan ban ngành có liên quan đếnviệc cưỡng chế thi hành án Mỗi công đoạn không chỉ đòi hỏi phải thực hiện
Trang 40đầy đủ và chặt chẽ theo đúng các quy định về trình tự, thủ tục mà còn yêu cầuphải cụ thể, linh hoạt Nhà nước trao quyền tổ chức thi hành án, chịu tráchnhiệm về kết quả thi hành án của mình nên Chấp hành viên phải có khả nănglàm việc độc lập, từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự báotình hình Bên cạnh đó, thi hành án dân sự là một lĩnh vực công tác khó khăn,phức tạp Trong nhiều trường hợp, sự chống đối, tấn công của đương sự, đặcbiệt là của người phải thi hành án rất quyết liệt và diễn ra ở mọi giai đoạn của38
quá trình thi hành án Hơn nữa, thi hành án dân sự là lĩnh vực nhạy cảm, liênquan đến quyền cơ bản của công dân (như quyền tài sản, quyền có chỗ ở,quyền nhân thân ) Vì vậy, quá trình thực hiện nhiệm vụ một mặt đòi hỏi sựthận trọng, nhưng phải quyết đoán dựa trên niềm tin nội tâm, sự nhạy cảm củanăng lực trực giác, khả năng phân tích, tổng hợp để từ đó ra quyết định mộtcách dứt khoát, không rụt rè, ngại va chạm, không do dự, đùn đẩy, thoái tháctrách nhiệm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Thứ bảy, kỹ năng giao tiếp xã hội, phối hợp trong quá trình làm việc
Khi tổ chức thi hành án, chấp hành viên phải thường xuyên giao tiếp,
làm việc với rất nhiều cá nhân, tổ chức như người được thi hành án, ngườiphải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các cơ quan, tổ chức,đoàn thể nhân dân có nhiệm vụ phối hợp trong việc thi hành án Vì vậy, chấphành viên phải có kỹ năng giao tiếp, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trongthực hiện nhiệm vụ Đó là khả năng hiểu biết con người, nhận biết được khảnăng của người khác và có thể khai thác được lợi thế của họ cho yêu cầunhiệm vụ của mình; biết xây dựng mối quan hệ, biết cách làm việc với từngtập thể, từng con người, ứng xử đúng mực với từng mối quan hệ; biết “đối