1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ sự PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG lối KINH tế VIỆT NAM THỜI kỳ 1976 1985, bài học KINH NGHIỆM và NGUYÊN NHÂN

33 894 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

Với đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30 tháng 4 năm 1975 Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, lịch sử Việt Nam chính thức bước vào kỷ nguyên mới Kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Trong 10 năm đầu sau khi đất nước được thống nhất, song song với nhiệm vụ hàng đầu là hàn gắn những vết thương chiến tranh thì nhiệm vụ cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế cũng đặt ra những yêu cầu cấp bách.

Trang 1

Mở đầu

Với đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30 tháng 4 năm

1975 Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, lịch sử Việt Nam chính thức bướcvào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa xã hộitrên phạm vi cả nước Trong 10 năm đầu sau khi đất nước được thống nhất, songsong với nhiệm vụ hàng đầu là hàn gắn những vết thương chiến tranh thì nhiệm

vụ cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế cũng đặt ra những yêu cầu cấp bách

Với tinh thần "cách mạng tiến công không ngừng" của những năm khángchiến, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tiến công vào "mặt trận kinh tế"với khí thế hết sức sôi nổi

Vận dụng mô hình và kinh nghiệm trong cải tạo, phát triển kinh tế ở MiềnBắc trong 20 năm trước, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện mô hìnhkinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp trên phạm vi cả nước, đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo hướng ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và côngnghiệp nhẹ nhằm đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội

Với tinh thần ấy, sau 10 năm thực hiện (1976-1985), nền kinh tế nước ta đãđạt được những thành tựu quan trọng đồng thời cũng có nhiều khó khăn tháchthức to lớn Đến cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trướcnước ta rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Thực tiễn đó đã cho chúng tathấy "mặt trận kinh tế" cũng gay go và không kém phần quyết liệt so với chiếntranh giải phóng Chỉ với 10 năm phát triển kinh tế xã hội nhưng đã để lại cho chúng

ta rất nhiều bài học sâu sắc và đắt giá Đó chính là cơ sở thực tiễn quan trọng đểĐảng ta quyết định phải đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới về kinh tế

Với ý nghĩa đó, việc phân tích làm rõ sự phát triển kinh tế nước ta thời kỳ1976-1985, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm có ýnghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn

Trang 2

Không những thế, nền kinh tế còn chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiếntranh ác liệt và ở Miền Nam còn có nhiều tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới.Thêm vào đó, cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và phía Bắc cũng gây cho

ta thêm nhiều khó khăn hơn nữa trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước.Trên trường quốc tế, chúng ta cũng gặp phải những khó khăn nhất định:cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa đế quốc và các thế lực phản động đang diễn ra gay go quyết liệt Đế quốc

Mỹ và các thế lực phản động thực hiện bao vây kinh tế đối với nước ta Sau khicuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thắng lợi, nhiều khoản viện trợ khônghoàn lại hầu như không còn nữa Sự hợp tác kinh tế với nước ngoài đều đượctiến hành trên cơ sở có đi, có lại và cùng có lợi

b Những thuận lợi cơ bản.

Bên cạnh những khó khăn chủ yếu trên đây chúng ta cũng có những thuậnlợi rất cơ bản:

Tổ quốc được hòa bình, độc lập, thống nhất, nhân dân phấn khởi, hai miền

có thể hỗ trợ được cho nhau trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 3

Nước ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một hoàn cảnh quốc

tế thuận lợi: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lớn mạnh, phong trào độc lậpdân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triểnrộng khắp; cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra mạnh

mẽ và đem lại những thành tựu cực kỳ to lớn trong sự phát triển kinh tế của cácnước Những điều đó đã có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc xây dựng kinh tế ởnước ta

2 Đường lối kinh tế của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ này.

Trên cơ sở kế thừa tư duy về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong 20 năm xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc trước đó, Đại hội IV (12-1976) của Đảng đãnêu lên đường lối chung và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩatrong thời kỳ mới ở nước ta

Đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội IV như sau: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xãhội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sởphát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp vànông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh

tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốcdân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiệnquan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng"

Có thể thấy rằng, đường lối kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ IV và các hộinghị Trung ương Đảng khóa IV đề ra cũng như các chính sách của nhà nướctrong giai đoạn 1976-1980 về cơ bản là sự tiếp tục đường lối của Đại hội Đảnglần thứ III, đó là: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua công nghiệp hóa

xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lýtrên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; hoàn thành cải tạo xã hội

Trang 4

chủ nghĩa ở Miền Nam, tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hộichủ nghĩa theo hướng mở rộng kinh tế quốc doanh và hợp tác xã; tiếp tục xâydựng cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.

Sau những nỗ lực phát triển kinh tế theo đường lối trên, nền kinh tế nước tatăng trưởng rất chậm chạp, thậm chí đến cuối những năm 70 đã bước vào khủnghoảng, sản xuất trì trệ, giá cả tăng nhanh Trước tình hình đó Hội nghị Trungương 6 Khóa IV năm 1979 đánh giá lại tình hình, chỉ ra những sai lầm tronglãnh đạo kinh tế, chủ yếu là trong việc xây dựng kế hoạch mang tính tập trungquan liêu, chưa kết hợp kế hoạch với thị trường, chưa sử dụng đúng đắn cácthành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc ở Miền Nam, chậm khắc phục sự trìtrệ, bảo thủ trong việc xây dựng các chính sách cụ thể về kinh tế, tài chính đểkhuyến khích sản xuất, có biểu hiện giản đơn trong công tác cải tạo xã hội chủnghĩa ở Miền Nam

Đại hội lần thứ V (tháng 3- 1982) đánh giá những thành tựu và khó khăncủa nền kinh tế, đã chỉ ra rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan, nhữngkhó khăn của nền kinh tế còn do khuyết điểm sai lầm của các cơ quan Đảng vànhà nước từ Trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xãhội Trên cơ sở đó đã đề ra đường lối kinh tế trong chặng đường trước mắt baogồm thời kỳ 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến năm 1990: "trong 5 năm 1981-

1985 và những năm 80, cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coinông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn

xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựngmột số ngành công nghiệp nặng quan trọng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp

lý Đó là những nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trongchặng đường trước mắt" Đại hội cũng đã xác định "trong một thời gian nhấtđịnh…ở Miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợpdoanh, cá thể và tư bản tư doanh)"

Trang 5

Những điểm mới trong chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước tronggiai đoạn 1981-1985 là: đã điều chỉnh mối quan hệ giữa công nghiệp và nôngnghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ trong nội dung công nghiệphóa; trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đã chú ý phải tiến hành bằng các hình thứcphù hợp; Trong quản lý kinh tế đã có một số cải tiến theo hướng mở rộng quyền

tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh và xã viên trong các hợp tác xã Tuy vậy,vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải xóa bỏ hẳn cơ chế kế hoạch hóa tập trungbao cấp Nói cách khác, mặc dù có một số điều chỉnh trong đường lối chính sáchcủa Đảng và nhà nước, có một số cải tiến trong quản lý kinh tế, song mô hìnhkinh tế nước ta trong giai đoạn này về cơ bản vẫn chưa thay đổi Đường lốichính sách của Đảng và nhà nước tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế nước

ta trong giai đoạn 1976-1985

II Thực trạng kinh tế thời kỳ 1976-1985.

1 Những chuyển biến cơ bản của nền kinh tế.

Trong giai đoạn 1976-1985, nhiều vết thương chiến tranh đã được hàn gắn,GDP năm 1980 so với năm 1976 tăng gần 2%, bình quân mỗi năm tăng 0,4%.Sang giai đoạn 1981-1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã gia tăng nhanh hơn,GDP năm 1985 so với năm 1981 tăng 34,4%; bình quân mỗi năm tăng gần6,1% Đến năm 1985, hàng trăm công trình tương đối lớn trong các ngành côngnghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa xã hội…đã được xây dựng trênkhắp các miền của đất nước, đã góp phần phát triển thêm một bước lực lượngsản xuất Tài sản cố định của nền kinh tế đã tăng đáng kể, so với năm 1976 thìnăm 1980 tăng 29,2% và năm 1985 tăng 105,3% ( tính theo giá năm 1982) Tínhchung 10 năm (1976-1985) GDP tăng 3,56%/ năm

Trang 6

Một số chỉ tiêu cơ bản đã thực hiện trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai và lần thứ ba

Đơn vị: (%)

Tuy nhiên, đây là thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và phát sinh mâuthuẫn gay gắt Đặc biệt nhất là trong những năm 1976-1980, kinh tế tăng trưởngchậm chạp, thậm chí có năm bị giảm sút So với năm trước, năm 1979 GDPgiảm 2,9% Giai đoạn 1981-1985, nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, nhưngtình hình kinh tế bất ổn định do lạm phát nghiêm trọng Sau đây là nhữngchuyển biến cụ thể đã diễn ra trong các ngành kinh tế

a Cải tạo và phát triển nông nghiệp.

* Cải tạo XHCN.

- Vấn đề củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở Miền Bắc

Thực hiện các quyết định của Đảng về tổ chức lại sản xuất trên địa bànhuyện, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN, trong những năm 1976 - 1980,các hợp tác xã nông nghiệp Miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô, tổ chức lại theohướng tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa

Năm 1979, toàn Miền Bắc có 4.154 hợp tác xã quy mô toàn xã Một số nơi

đã hợp nhất 2-3 hợp tác xã thành một hợp tác xã với quy mô trên 1.000 ha Năm

1980 quy mô của nhiều đội sản xuất tương đương với quy mô hợp tác xã năm

1958 Trong các hợp tác xã đều hình thành các đội chuyên, thu hút phần lớn lực

Chỉ tiêu 1980 so vớiGiai đoạn 1976-1980 Giai đoạn 1981-1985

1976

Tốc độ bình quân

1985 so với 1981

Tốc độ bình quân

Trang 7

lượng lao động trẻ khỏe, làm việc theo chế độ khoán việc, vừa chịu sự điều hànhcủa ban quản trị hợp tác xã, vừa chịu sự điều động của huyện Các đội cơ bảnphần lớn là lao động nữ hoặc già yếu, làm việc theo chế độ khoán rất chặt, thunhập rất thấp Kiểu tổ chức đó là sự áp dụng máy móc quy trình lao động trongcông nghiệp, nó tách người lao động ra khỏi ruộng đất, cây trồng và vật nuôi,không thích hợp với sản xuất nông nghiệp Đến giai đoạn này, tập thể hóa nôngnghiệp được đẩy tới trình độ cao nhất và ngày càng bộc lộ rõ những nhược điểmcủa nó Tình trạng thất thoát, mất mát, hư hao tái sản cố định, tiền vốn trong hợptác xã trở thành phổ biến Hàng năm, ở đồng bằng và trung du Miền Bắc cókhoảng 2,4 vạn đến 8,7 vạn hecta ruộng đất bị bỏ hoang Bộ máy quản lý hợptác xã cồng kềnh, phình ra quá lớn, ngày càng xa rời thực tiễn sản xuất Hợp tác

xã nông nghiệp có quy mô càng lớn, càng chuyên môn hóa, thì sản xuất càngkém hiệu quả Mặc dù nhà nước tăng đầu tư cho nông nghiệp nhưng sản xuấtnông nghiệp lại giảm Mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở Miền Bắc lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng nặng nề Sản xuất không đủ tiêu dùng, thu nhập và đời sốngcủa xã viên bị bấp bênh và giảm sút, trên 70 % số hợp tác xã nông nghiệp thuộcloại trung bình và yếu kém, nhiều hợp tác xã nằm trong tình trạng bị tan rã, nôngdân bỏ ruộng đồng không thiết tha với hợp tác xã Trước tình hình đó ở một sốđịa phương, có hợp tác xã đã phải khoán "chui" đến hộ gia đình dưới các hìnhthức khác nhau

Do sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp trong giai đoạnnày nên tháng 1 - 1981 , Ban Bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100 về khoánsản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động (thường gọi là khoán 100) Sự

ra đời của chỉ thị 100 rất phù hợp với thực tiễn khách quan và nguyện vọng củanông dân

Nội dung cơ bản của khoán 100 thể hiện trên mấy điểm:

Trang 8

"Khoán chui", một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của môhình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác củanông dân; mặt khác, phản ánh tính tất yếu kinh tế - khôi phục lại chức nǎng kinh

tế hộ nông dân Khoán 100 bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan này Sau khi kinh nghiệm khoán của Đoàn Xá được thí điểm ở toàn huyện Đồ Sơn vàHải Phòng đem lại kết quả tích cực, Hội nghị Trung ương 9 khóa IV (tháng12/1980) đã quyết định mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện khoán sản phẩmtrong nông nghiệp Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng raChỉ thị 100-CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đếnnhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp Chỉ thị nàycho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước

Mục đích của khoán 100 nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh

tế, nǎng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động

Nguyên tắc: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết làruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuốicùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giảiquyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động

Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi

Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể

và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu choquá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động vớiruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thíchphát triển sản xuất Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơchế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp Trong thời gian đầu, khoán

100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khốilượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước

Trang 9

Như vậy, khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động là mộthình thức quản lý tiến bộ, thích hợp với điều kiện lao động của ta - chủ yếu còn

là thủ công và là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất

và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Chỉ thị 100 đã có tác dụng gắn chặt trách nhiệm và lợi ích của người laođộng với sản phẩm cuối cùng Các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đã phát huyđược tốt hơn khả năng lao động, tạo ra những khí thế lao động sôi nổi, tận dụngđược điều kiện về vốn và vật tư, chú trọng các biện pháp thâm canh, tăng năngsuất, tăng thu nhập, giải quyết tốt việc kết hợp ba lợi ích (lợi ích nhà nước, lợiích tập thể, lợi ích cá nhân) cho nên chỉ thị đó nói chung đã là một động lực đốivới việc phát triển sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh tác dụng tích cực trên đây, trong quá trình thực hiện khoán sảnphẩm cũng đã phát sinh những hiện tượng tiêu cực làm giảm động lực khoán,chẳng hạn như có tới 80% tổng số hợp tác xã đã xảy ra tình trạng khoán trắngcho nông dân; tình trạng khê đọng sản phẩm tăng lên Nông dân trả bớt ruộng,

cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã không được sử dụng tốt, thậm chí bị giảmsút Trong nông dân có sự phân hóa giàu nghèo…Sở dĩ có tình hình đó, một mặt

là do hình thức khoán sản phẩm mang trong mình nó những thiếu sót nhất định,nhưng mặt khác do cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp cộng với sự yếu kém về

tổ chức quản lý của hợp tác xã cũng đã làm ảnh hưởng không tốt đến việc thựchiện khoán sản phẩm, ví dụ như định mức khoán không sát, phân phối thù laochưa hợp lý Điều đó đặt ra vấn đề chế độ khoán sản phẩm cần được tiếp tụchoàn thiện ở giai đoạn sau Đồng thời với việc củng cố và hoàn thiện quan hệsản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Miền Bắc, Đảng và nhà nước đãtiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở Miền Nam

- Cải tạo nông nghiệp ở Miền Nam

Trang 10

Sau khi được giải phóng, quan hệ sở hữu ruộng đất đã có sự biến đổi sâusắc, đại bộ phận ruộng đất đã về tay nông dân; quan hệ sản xuất phong kiếnkhông còn là trở lực lớn trên con đường tiến lên của xã hội Miền Nam Do vậy,

ở đây chúng ta không cần tiến hành cải cách ruộng đất như ở Miền Bắc mà chủyếu là việc xóa bỏ những tàn dư thực dân và phong kiến về ruộng đất, giải quyếtvấn đề tranh chấp ruộng đất trong nội bộ nông dân

Từ ngày giải phóng đến đầu năm 1976, các tỉnh ở Liên khu V và VI đã cơbản hoàn thành việc xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột của giai cấpđịa chủ, kết hợp với việc khôi phục và phát triển sản xuất, từng bước đưa nôngdân đi vào con đường làm ăn tập thể

Trong chỉ thị số 57CT/TW ngày 15/11/1978 của Bộ Chính trị đã nhậnđịnh " tàn dư bóc lột của địa chủ phong kiến đã bị xóa bỏ, phần lớn ruộng đất đãthuộc về nông dân lao động" Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề về ruộng đất

ở các tỉnh Nam bộ Trong hai năm 1982- 1983, những tồn tại ấy được tập trunggiải quyết

Sau khi cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ tàn dư thực dân phong kiến vềruộng đất, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở Miền Nam được tiến hành theo

mô hình tập thể hóa như đã được tiến hành ở Miền Bắc, chỉ có điểm khác là "hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và cơ giới hóa" Sở dĩ như vậy là vì cuộc vậnđộng hợp tác hóa nông nghiệp ở Miền Nam được tiến hành trong điều kiện nềnnông nghiệp đã bước đầu được cơ giới hóa, nông dân đã sử dụng máy móc vàonông nghiệp Vì vậy, cần phải kết hợp hợp tác hóa với cơ giới hóa thì việc lôikéo nông dân mới được thuận lợi

Trong những năm 1975 - 1976, có các cuộc vận động rộng lớn nông dântham gia vào các hình thức kinh tế tập thể quá độ như tổ nông dân đoàn kết sảnxuất, tổ vần công, đổi công, tổ hợp máy nông nghiệp, tập đoàn sản xuất (có nơigọi là tổ hợp tác lao động, đội sản xuất)

Trang 11

Sau khi có sự chuẩn bị, đến cuối năm 1977, Ban thư Trung ương Đảng rachỉ thị số 15 (tháng 8- 1977) quyết định xây dựng các hợp tác xã thí điểm, quyđịnh các chính sách tập thể hóa Tiếp theo đó, năm 1978, Bộ Chính trị lại ra Chỉthị số 43 (tháng 4-1978) về đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp Miền Nam và coi đó

là công tác trung tâm thường xuyên

Thực hiện các chủ trương trên đây, vào cuối những năm 70, đầu nhữngnăm 80, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh Nam Trung bộ đã cơ bảnhoàn thành việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hai hình thứcchủ yếu là tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp (với gần 1.200 hợp tác

xã và 775 tập đoàn sản xuất, chiếm 91,6 % số hộ nông dân) Các tỉnh ở Tâynguyên đã đưa được 90,3% số hộ nông dân vào làm ăn tập thể, chủ yếu dướihình thức tập đoàn sản xuất

Đối với các tỉnh Nam bộ, đến cuối năm 1979, công cuộc hợp tác hóa mớibắt đầu bước sang thời kỳ mới, chủ yếu là hình thành các tập đoàn sản xuất.Trong năm đó, các địa phương đã xây dựng được 13.246 tập đoàn sản xuất.Nhưng vì làm ồ ạt, không chuẩn bị tốt nhất là việc điều chỉnh ruộng đất chưađược giải quyết hợp lý và do có thiên tai nên có trên 4.000 tập đoàn sản xuất gặpkhó khăn và dần dần bị tan rã Hơn nữa, trong năm 1979, do tình hình chung củađất nước gặp khó khăn, phức tạp nên nhiều địa phương đã buông lơi công tác cảitạo nông nghiệp

Để uốn nắn những lệch lạc đó, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 93 (tháng 1980) nhấn mạnh tinh thần tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp

6-ở Nam bộ Đến cuối năm 1980, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp 6-ở đó dầndần đi vào ổn định và ngày càng tiến lên những bước mới Đến cuối năm 1985,các tỉnh Nam bộ đã xây dựng được 363 hợp tác xã và 36.220 tập đoàn sản xuất,thu hút 74 % số hộ nông dân vào làm ăn tập thể.Đó là những kết quả bước đầucủa công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở Miền Nam

Trang 12

Tuy nhiên, Cũng như ở Miền Bắc trước đây, trong quá trình tiền hành hợptác hóa nông nghiệp ở Miền Nam đã có biều hiện "chủ quan, nóng vội trong cảitạo, gò ép nông dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy

mô lớn, tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện Ápdụng máy móc những hình thức tổ chức quản lý giống nhau vào các vùng và cáchợp tác xã, tập đoàn sản xuất khác nhau"

* Phát triển nông nghiệp.

Sau khi đất nước được thống nhất, nhà nước đã tăng cường đầu tư pháttriển nông nghiệp: từ 2.651 triệu đồng (năm 1976) lên 3.038 triệu đồng (năm1980), nhưng trong giai đoạn (1976 - 1980) nông nghiệp cả nước nói chung vànông nghiệp Miền Bắc nói riêng chẳng những không tăng mà còn bị giảm: điểnhình là sản lượng lương thực ở Miền Bắc từ 6,407 triệu tấn, bình quân đầu người

247 kg năm 1976, giảm xuống 5,997 triệu tấn, bình quân đầu người là 214 kgnăm 1980 Sở dĩ như vậy là vì tập thể hóa nông nghiệp đã bị đẩy đến mức bấthợp lý, người nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng, quy mô hợp tác xãcàng lớn thì hiệu quả kinh tế càng thấp; chế độ phân phối theo ngày công vàbình quân theo định suất (áp dụng từ năm chiến tranh: tối thiểu là 13 kg, tối đa

18 kg lương thực cho một nhân khẩu) làm cho người nông dân không hăng háisản xuất tập thể, nhiều người tập trung sức cho kinh tế phụ gia đình để bảo đảmcuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ

Chế độ "khoán 100" và chủ trương tập trung cao độ cho sản xuất nôngnghiệp, coi "nông nghiệp là mặt trận hàng đầu" do Đại hội lần thứ V đề ra đãngăn chặn được tình trạng giảm sút Nông dân nhiệt tình và đầu tư nhiều hơncho sản xuất Đầu tư của nhà nước cho ngành nông nghiệp cũng được nâng cao.Trong thời kỳ này, nhà nước đã thực hiện chủ trương khai hoang, phục hóa, tăng

vụ, diện tích gieo trồng đã được tăng lên 1,5 triệu ha, đã cung ứng cho nôngnghiệp gần 10.000 máy kéo các loại, đưa tỷ lệ cơ giới hóa làm đất lên 25 %

Trang 13

diện tích giao trồng Diện tích trồng rừng đạt 500.000 ha, thêm gần 1 triệu hađược tưới nước.

Do vậy sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1981-1985 đã được pháttriển một bước quan trọng Năm 1985, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt126,9% so với năm 1980, bình quân hàng năm tăng 4,9 %; sản lượng lương thựctăng 27%, đạt 18,2 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 304 kg (so với mức 268 kgnăm 1980) So với giai đoạn 1976-1980, sản lượng bình quân năm 13,35 triệutấn, thì giai đoạn 1981-1985 là 17 triệu tấn, tăng 3,65 triệu tấn Nhờ những cốgắng trên mặt trận nông nghiệp, mà lương thực, thực phẩm và những yêu cầubức thiết của đời sống nhân dân cơ bản được bảo đảm

b Cải tạo và phát triển công nghiệp.

* Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

- Cải tạo đối với tư bản tư doanh

Ở Miền Nam, công tác này có nhiều khó khăn hơn so với Miền Bắc vì giaicấp tư sản có thực lực kinh tế và kinh nghiệm hoạt động hơn ở Miền Bắc

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IV đặt ra mục tiêu đến năm 1980 phải hoànthành cơ bản công cuộc cải tạo đối với công thương nghiệp ở Miền Nam, đếntháng 3-1977, Bộ Chính trị ra quyết định: Hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cảitạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh trong 2 năm1977-1978, trước hết là xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa Thực hiện chủtrương đó, công cuộc cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh ở Miền Nam đã đượcđẩy nhanh và thực hiện bằng những hình thức sau: Quốc hữu hóa và chyểnthành xí nghiệp quốc doanh (xí nghiệp công quản và xí nghiệp của tư sản mạibản, tư sản bỏ chạy ra nước ngoài) 1.354 cơ sở với 13 vạn công nhân, bằng 34

% số cơ sở, 55% số công nhân, chiếm 14,5 % số cơ sở, 5,5 % số công nhân; Xínghiệp hợp tác, gia công, đạt hàng: 1.600 cơ sở với trên 7 vạn công nhân, chiếm

45 % về cơ sở và khoảng 30% về công nhân Số cơ sở công nghiệp tư bản tư

Trang 14

doanh còn lại chiếm khoảng 6% về cơ sở, 5% về số công nhân trong tổng sốccasc xí nghiệp công nghiệp tư doanh Năm 1978, là năm tuyên bố hoàn thànhcải tạo tư sản công nghiệp ở Miền Nam, trong đó có xóa bỏ sự lũng đoạn của tưsản người Hoa Nhưng thực chất việc hoàn thành cải tạo tư sản chỉ diễn ra trênhình thức.

- Cải tạo tiểu thủ công nghiệp

Ở Miền Nam có hàng triệu người thợ thủ công sống rộng khắp ở nông thôn

và thành thị Trong việc cải tạo tiểu thủ công nghiệp, Đảng ta chủ trương: "đốivới tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và những ngành dịch vụ cần thiết cho xãhội, phải sắp xếp lại theo ngành nghề mà áp dụng những hình thức tổ chức vàcải tạo thích hợp Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tiểu công nghiệp và thủcông nghiệp phải đưa đến kết quả phát triển sản xuất, giữ gìn và nâng cao kỹthuật sản xuất, làm phong phú mặt hàng và bảo đảm chất lượng sản phẩm".Trong những năm 1977-1978, việc cải tạo các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp ở Miền Nam đã được thực hiện: tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệptại những vùng tập trung và trong những ngành quan trọng đã được tổ chức lại

và có một bộ phận được đưa vào hợp tác xã Tính đến cuối năm 1985, số cơ sởsản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Miền Nam đã có 2.937 hợp tác xã chuyênnghiệp, 10.124 tổ sản xuất chuyên nghiệp, 3.162 hợp tác xã nông nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, 529 hợp tác xã kiêm và 920 hộ tư nhân cá thể

- Củng cố quan hệ sản xuất trong các xí nghiệp quốc doanh

Do cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư doanh ở MiềnNam và đầu tư xây dựng mới của nhà nước, số lượng cơ sở công nghiệp quốcdoanh và công tư hợp doanh đã tăng lên từ 1.913 xí nghiệp năm 1976 lên 2.627

xí nghiệp năm 1980 và 3.224 xí nghiệp năm 1985 song, do thực hiện cơ chế kếhoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp của nhà nước nên khu vực kinh tế quốcdoanh đã bộc lộ nhiều hạn chế Các xí nghiệp quốc doanh không có quyền chủ

Trang 15

động trong sản xuất vì phụ thuộc vào kế hoạch của nhà nước về vật tư, tài chínhtrong khi nguồn lực bao cấp của nhà nước ngày càng hạn chế do các nguồn việntrợ ngày càng bị cắt giảm Trước tình đó, ngày 21-01-1981, Hội đồng Chính phủ

đã ban hành quyết định 25/ CP về: " Một số chủ trương và biện pháp nhằm pháthuy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cho các xínghiệp quốc doanh" Trong đó, tiến hành cải tiến công tác kế hoạch hóa của xínghiệp quốc doanh Kế hoạch gồm 3 phần: Kế hoạch I là kế hoạch với nhữngchỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước quyết định và được đảm bảo các yếu tố đầu vào

do nhà nước bao cấp; Kế hoạc II là kế hoạch do xí nghiệp tự lo vật tư để tậndụng năng lực sản xuất của xí nghiệp (máy móc, nhà xưởng và lao động), sảnphảm làm ra phải bán cho nhà nước, nhưng giá thành sản phẩm được tính theogiá mua vật tư, nhờ vậy, lợi nhuận định mức được tăng lên gấp 2 đến 4 lần địnhmức lợi nhuận của kế hoạch I; Kế hoạc III là kế hoạch sản xuất phụ, do xínghiệp tự tổ chức làm thêm không nằm trong nhiệm vụ sản xuất Sản phẩm làm

ra được quyền tự tiêu thụ trên thị trường

Mục đích của việc ban hành quyết định 25/CP của Chính phủ là nhằm làmcho sản xuất "bung ra", nhưng trên thực tế sản xuất lại "bung ra" ít hơn so vớilưu thông, lúc này ở mọi xí nghiệp kế hoạch III được chú trọng hơn cả, đặc biệt

ai nấy đều coi việc tranh thủ đi buôn kiếm lời là trên hết Trên cơ sở phân tích vàkết luận về tình hình thực hiện quyết định 25/CP, ngày 25-8-1982, Hội đồng bộtrưởng đã ra quyết định số 146/HĐBT sửa đổi và bổ sung quyết định 25/CP đểphát huy mặt tích cực và uốn nắn những lệch lạc đã phát sinh trong quá trìnhthực hiện nghị quyết đó Các quyết định trên đã giảm bớt phần nào tính tập trungbao cấp trong cơ chế quản lý của nhà nước đối với các xí nghiệp quốc doanh,tạo điều kiện cho sự "bung ra" của sản xuất, và điều quan trọng hơn là từ đây đãgợi mở ra hướng đổi mới không chỉ trong kế hoạch mà cả trong lĩnh vực giá cả,

Trang 16

lợi nhuận và các biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất khác trong cơ chế quản

lý kinh tế của nhà nước ở giai đoạn tiếp theo

* Phát triển sản xuất công nghiệp.

Trong thời kỳ này, Đảng và nhà nước rất quan tâm tới vấn đề phát triểncông nghiệp, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.Công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa tiếp tục được đẩy mạnh

Để tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước trong mười năm 1985) nhà nước đã đầu tư vào các ngành công nghiệp gần 65 tỷ đồng (tính theogiá năm 1982), chiếm trên 40% tổng số vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vậtchất, có tốc độ tăng cao hơn mức tăng bình quân của toàn bộ khu vực sản xuấtvật chất Trong đó, đã đầu tư vào nhóm A trên 70 % và nhóm B dưới 30%.Trong 10 năm (1976-1985) có nhiều công trình công nghiệp tương đối lớn

(1976-đã được xây dựng như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; thủy điện Hòa Bình; thủyđiện Trị An; khu dầu khí Vũng Tàu; các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, HoàngThạch, Hà Tiên; Nhà máy phân lân Lâm Thao; nhà máy sợi Hà Nội, Vinh, Huế,Nha Trang; nhà máy đường Lam Sơn, La Ngà; các nhà máy giấy Bãi Bằng, TânMai Do đó, giá trị tài sản cố định của toàn ngành công nghiệp đã được tăng lênđáng kể: giai đoạn 1976-1980 là 13 tỷ đồng, bằng 35 % tổng giá trị tài sản cốđịnh mới tăng thuộc khu vực sản xuất vật chất và giai đoạn 1981- 1985 là 18,6

tỷ đồng, bằng 40% tổng giá trị tài sản cố định mới tăng thuộc khu vực này Giátrị tổng sản lượng công nghiệp năm 1985 so với 1976 tăng 58%, bình quân mỗinăm tăng 5,2% Năng lực sản xuất đã được bổ sung thêm, riêng trong giai đoạn1981-1986, điện tăng 456.000 Kwh, 2,5 triệu tấn than, 2,1 triệu tấn xi măng,33.000 tấn sợi, giấy tăng 58.000 tấn Dầu mỏ bắt đầu được khai thác

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong những năm 1976-1980, mặc dù đầu tưcủa nhà nước cho công nghiệp rất lớn, chiếm 35,5% tổng số vốn đầu tư xâydựng cơ bản và tăng lên không ngừng qua các năm, nhưng sản xuất công nghiệp

Ngày đăng: 11/08/2017, 18:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giỏo trỡnh lịch sử kinh tế, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, H.2010 Khác
2. Giáo trình kinh tế chớnh trị Mỏc - Lờ nin, NXB chớnh trị quốc gia, H.2008 Khác
3. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, V, VI, VIII, X, XI Khác
4. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.1977 Khác
5. Phan Đại Doãn, Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2004 Khác
6. Trần Quốc Vượng, Những nhân tố tự nhiên, số dân, kỹ thuật, ý thức trong văn minh nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí phát triển, số 2.1983 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w