DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT THỊ Cảm hứng về sự sống đã chi phối sự vận động của các nhân vật. Nhân vật thị từ chỗ bị cái đói vứt ra ngoài đường để người ta nhặt như cái rơm cái rác lại trở thành người thắp lên ngọn lửa sự sống, đem lại hạnh phúc, báo tin tương lai cho mẹ con Tràng. Qua nhân vật thị, Kim Lân không chỉ phản ánh cái hiện thực bi thảm mà còn nêu bật cái khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tâm trạng hướng vè cách mạng của những người nghèo khổ với một cái nhìn thấu hiểu, cảm thông, yêu thương và trân trọng. 1. Nhà văn đã đặt nhân vật thị vào bối cảnh của nạn đói năm 1945: Chỉ một chữ “tràn” nhà văn đã gợi được cái khủng khiếp của nạn đói. Nó ập vào từng nhà như thác dữ, gây nên thảm cảnh người chết như ngả rạ, người sống thì “xanh xám như những bóng ma”. Tiếng quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Cho đến không khí cũng vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người. Đó là thời khắc mà cõi dương đã lởn vởn không khí của cõi âm, trần gian mấp mé miệng vực địa ngục, ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc. Chính trong bối cảnh đó Tràng đã gặp thị. Lần gặp lại Tràng không nhận ra thị bởi cái đói đã làm cho thị tơi tả hình hài, biến dạng nhân cách, xóa đi những nét tinh nghịch hồn nhiên để phơi bày một ham muốn trần tục là được ăn. Khi chưa được ăn, thị “cong cớn”, “sưng sỉa” với Tràng. Khi được ăn thì quên cả ý tứ, sĩ diện, rồi theo về sau lời rủ rê đùa cợt của Tràng. Thế nhưng điều kì lạ là từ khi chấp nhận cùng về với Tràng, nhất là sau một đêm có nơi nương tựa, thị đã hoàn toàn biến đổi, “rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì là chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh”. 2. Vậy điều gì đã làm cho thị đổi thay? Quá trình ấy diễn ra như thế nào? a, Lưu ý cụm từ “vợ nhặt”. Theo Kim Lân, “nhặt” là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Vợ không phải cưới xin mà nhặt được như cái rơm cái rác. Cho nên người con gái ấy không có tên. Nhưng cái vô danh không hẳn là vô nghĩa. Chính tư cách vinh dự của người vợ đã làm cho thị đổi thay trả lại cho thị sự sống, nhân cách, nhân phẩm.
Trang 1DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT THỊ
Cảm hứng về sự sống đã chi phối sự vận động của các nhân vật Nhân vật thị từ
chỗ bị cái đói vứt ra ngoài đường để người ta nhặt như cái rơm cái rác lại trở thành người thắp lên ngọn lửa sự sống, đem lại hạnh phúc, báo tin tương lai cho mẹ con Tràng
Qua nhân vật thị, Kim Lân không chỉ phản ánh cái hiện thực bi thảm mà còn nêu bật
cái khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tâm trạng hướng vè cách mạng của những
người nghèo khổ với một cái nhìn thấu hiểu, cảm thông, yêu thương và trân trọng
1 Nhà văn đã đặt nhân vật thị vào bối cảnh của nạn đói năm 1945:
- Chỉ một chữ “tràn” nhà văn đã gợi được cái khủng khiếp của nạn đói Nó ập
vào từng nhà như thác dữ, gây nên thảm cảnh người chết như ngả rạ, người sống thì “xanh xám như những bóng ma” Tiếng quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết Cho đến không khí cũng vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của
xác người Đó là thời khắc mà cõi dương đã lởn vởn không khí của cõi âm,
trần gian mấp mé miệng vực địa ngục, ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc
- Chính trong bối cảnh đó Tràng đã gặp thị Lần gặp lại Tràng không nhận ra thị
bởi cái đói đã làm cho thị tơi tả hình hài, biến dạng nhân cách, xóa đi những
nét tinh nghịch hồn nhiên để phơi bày một ham muốn trần tục là được ăn Khi chưa được ăn, thị “cong cớn”, “sưng sỉa” với Tràng Khi được ăn thì quên cả ý
tứ, sĩ diện, rồi theo về sau lời rủ rê đùa cợt của Tràng
- Thế nhưng điều kì lạ là từ khi chấp nhận cùng về với Tràng, nhất là sau một
đêm có nơi nương tựa, thị đã hoàn toàn biến đổi, “rõ ràng là người đàn bà
hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì là chao chát chỏng lỏn như mấy lần
Tràng gặp ngoài tỉnh”
2 Vậy điều gì đã làm cho thị đổi thay? Quá trình ấy diễn ra như thế nào?
a, Lưu ý cụm từ “vợ nhặt” Theo Kim Lân, “nhặt” là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ Vợ
không phải cưới xin mà nhặt được như cái rơm cái rác Cho nên người con gái ấy
không có tên Nhưng cái vô danh không hẳn là vô nghĩa Chính tư cách vinh dự của
người vợ đã làm cho thị đổi thay trả lại cho thị sự sống, nhân cách, nhân phẩm.
b, Sự thay đổi ấy bắt đầu từ khi thị chấp nhận “cùng về” với Tràng:
Trang 2- Trước đây, nơi nhà kho quán chợ thị cong cớn, sưng sỉa, chao chát, chỏng lỏn với Tràng nhưng lúc này thị đối với Tràng cách chừng ba bốn bước, tay cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi
nửa mặt, rồi rón rén, e thẹn, ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia,
rồi “thèn thẹn hay đáo để”
- Vì sao thị lại e thẹn, ngượng ngập đến như vậy? Phải chăng vì sự tò mò của người dân trong xóm hay đây còn là sự đối diện với lòng mình? Bởi đâu phải
chuyện đùa chơi để có thể liếc mắt cười tít Chấp nhận “cùng về” với Tràng
là chấp nhận dấn thân vào một cảnh đời xa lạ mà tương lai không thể đoán
định được Nhưng nhìn kĩ trong cái dáng điệu “thèn thẹn hay đáo để” kia, ai
bảo không ánh lên niềm vui của người con gái lần đầu về nhà chồng.
c, Khi vào nhà, thị cúa “ngồi mớm” ở mép giường, “hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”
- Chi tiết “ngồi mớm ở mép giường” được lặp lại như muốn lưu ý người đọc về
cái dáng rụt rè, chông chênh rất đặc biệt của thị Phải chăng đó là cái thế phân
vân của lòng thị:
+ Vì thị lâm vào một cảnh ngộ thật trớ trêu là đã theo không một chàng trai xa
lạ nhưng vẫn không tránh khỏi cái đói Thị cố nén sự thất vọng khi trông thấy
gia cảnh của Tràng: “cái ngực gầy lép nhô lên, nén 1 tiếng thở dài” Hơn nữa
bà cụ Tứ chưa về, bà có chấp nhận thị hay không? Rồi cái cảnh làm dâu, làm
vợ lại lủi thủi, trơ trọi như thế hay sao?
+ Khi đối diện với bà cụ Tứ thị lại lúng túng cất tiếng chào “U đã về ạ!” Trước
cái nhìn đăm đăm của bà cụ khi hiểu ra thân phận của thị thì “thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt” Cho đến lúc bà cụ đón nhận thị với tư cách nàng dâu mới cho phép thị ngồi xuống cho đỡ mỏi chân nhưng thị “vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ” Qua chi tiết trên, Kim Lân đã diễn tả một cách chính xác, sắc sảo cái tâm trạng vừa tủi phận, vừa e thẹn, ngượng ngập của thị khi lâm vào cảnh ngộ trớ trêu như thị
d, Nhưng ngòi bút nhân hậu của Kim Lân không khoét sâu vào sự trớ trêu ấy Không tìm
thấy sự no ấm nhưng thị đã tìm thấy sự đầm ấm của một gia đình Sau một đêm có nơi
nương tựa, thị đã hoàn toàn thay đổi khiến Tràng cũng phải ngạc nhiên: “Rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”
Trang 3- Thị dậy từ sớm quét dọn nhà cửa sân vườn gọn gàng sạch sẽ làm cho ngôi
nhà quen thuộc “có cái gì đó vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ” Người con gái nhà
quê bị cái đói ném ra nơi nhà kho quán chợ giờ đã được trả về đúng vị trí của
mình, vị trí con người sinh ra để tạo lập hạnh phúc Nhưng thị không chỉ đem
lại hạnh phúc cho gia đình Tràng mà chính thị cũng tìm thấy hạnh phúc ở cái
gia đình này Đó là một cuộc sống bình dị với một mái nhà để chở che, những
con người để yêu thương
Trong bữa cơm ngày đói sáng hôm ấy, thị đã có một ý tứ đẹp đẽ là điềm nhiên
và vào miệng cái món cám đắng chát Nó thật xa lạ với hình ảnh thị lăn xả vào miếng ăn nơi đầu huyện, tất cả chỉ là do cái đói
3 Với bản chất ấy, thị trở thành người thắp lên ngọn lửa sự sống, đem lại hạnh phúc, báo tin tương lai cho mẹ con Tràng.
- Sự nết na chăm chỉ, chịu thương chịu khó của thị khiến cho cái mặt bủn beo u
ám của bà cụ Tứ rạng rỡ hẳn lên Còn Tràng thì thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng, thấy bây giờ mới “nên người” Từ chỗ bị cái đói vứt ra ngoài đường làm cho tơi tả nhân hình, biến dạng nhân cách, thị trở thành người
nhen nhóm ngọn lửa sự sống, đem lại hạnh phúc cho mẹ con Tràng.
- Câu nói tưởng như tình cờ mà góp chuyện của thị về Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho người đói giữa lúc tiếng trống thúc thuế vang lên dồn dập đã hướng suy nghĩ của Tràng về cách mạng, mở ra con đường sống Thị trở thành
người báo tin tương lai cho mẹ con Tràng – một tương lai tươi sáng gắn với
một cuộc cách mạng đang đến rất gần