Hướng vận động của nhân vật Tràng là từ nỗi lo vì đói đến niềm vui nhặt được vợ, cảm thấy “nên người”; từ chỗ xa lạ với chính trị đến chỗ bắt đầu hướng đến Việt Minh và ước mơ về một sự
Trang 1PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG TRÀNG
Cảm hứng về sự sống đã chi phối sự vận động của các nhân vật Hướng vận động
của nhân vật Tràng là từ nỗi lo vì đói đến niềm vui nhặt được vợ, cảm thấy “nên người”; từ chỗ xa lạ với chính trị đến chỗ bắt đầu hướng đến Việt Minh và ước mơ
về một sự đổi đời
Qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã nêu bật cái khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình thương yêu đùm bọc giữa những người cùng cảnh ngộ cũng như tâm
trạng hướng về cách mạng của những người nghèo khổ với một cái nhìn đầy yêu
thương, trân trọng
1 Để làm nổi bật tâm trạng của Tràng, nhà văn đã sáng tạo nên một tình huống
truyện độc đáo, tình huống nhặt vợ của Tràng: Tràng là một người nghèo khổ,
lại là dân ngụ cư, xấu trai, ế vợ vậy mà bỗng dưng có được vợ theo, vợ nhặt Lại nhặt vợ vào lúc người chết đói như ngả rạ, nuôi thân đã khó lại còn đèo bồng Tình huống ấy lại dẫn đến những sự thay đổi diệu kì
2 Diễn biến tâm trạng:
A, Trước hết là nỗi lo vì “cái đói đã tràn đến đến xóm này tự lúc nào.”
- Chỉ một chữ “tràn” nhà văn đã gợi được cái khủng khiếp của nạn đói Nó ập
vào từng nhà như thác dữ, gây nên thảm cảnh người chết như ngả rạ, người sống thì “xanh xám như những bóng ma” Tiếng quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết Cho đến không khí cũng vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của
xác người Đó là thời khắc mà cõi dương đã lởn vởn không khí của cõi âm,
trần gian mấp mé miệng vực địa ngục, ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc
- Gia đình Tràng cũng rơi vào thảm cảnh của nạn đói Vì thế, khi người con
gái đói khát theo về sau lời rủ rê đùa cợt, dội lên trong lòng Tràng là nỗi lo
“thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo
bòng” nhưng xuất phát từ tình thương đối với một người còn đói khát hơn
mình mà Tràng chấp nhận để thị “cùng về”
B, Nhưng vượt lên nỗi lo vì đói là niềm hạnh phúc của một anh chàng nghèo
khổ, tưởng như ế vợ mà bỗng dưng có vợ, có một tổ ấm gia đình
Trang 2- Niềm hạnh phúc bỗng dưng có vợ gây nên một chấn động lớn trong tâm hồn
Tràng
+ Nó làm cho Tràng quên đi cái thực tại đói khát ghê gớm đang đe dọa để sống
với thực tại hạnh phúc Nó hiện lên trên gương mặt phớn phở khác thường,
cứ vênh lên tự đắc với mình, trong đôi mắt sáng lên lấp lánh, trong tiếng chửi yêu lũ trẻ, trong bước chân loanh quanh hết chạy ra ngõ ngóng mẹ lại chạy
vào sân nhìn trôm vào trong nhà…
+ Đặc biệt, Kim Lân nhiều lần diễn tả tiếng cười của Tràng từ khi nhặt được
vợ: tủm tỉm cười nụ một mình, bật cười, cười khanh khách, cười cười, tươi cười, cười khì khì… Cung bậc tiếng cười có khác nhau nhưng nó tỏa ra một niềm vui, một sức sống hồn nhiên rạo rực mà cái đói, cái chết không thể nào dập tắt được
- Cùng với niềm hạnh phúc lứa đôi là niềm vui có được một tổ ấm gia đình
+ Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào Tràng mới trở dậy Ở Tràng vẫn
còn nguyên cái cảm giác ngỡ ngàng vì bỗng dưng có vợ “Việc hắn có vợ đến
hôm nay, hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”
+ Tràng càng ngỡ ngàng hơn trước sự thay đổi mới mẻ, khác lạ của nhà cửa, sân vườn Vợ hắn thức dậy từ sớm, quét dọn trong nhà, ngoài vườn làm
cho nhà cửa sân vườn gọn gàng sạch sẽ khiến Tràng bỗng thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng “Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con, đẻ cái ở đấy Cai nhà như cái tổ cấm che mưa, che nắng” Và một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột trỗi dậy, tràn ngập trong lòng Tràng + Niềm vui của Tràng có chiều sâu khi Tràng cảm thấy bây giờ mới “nên người” Hóa ra Tràng chỉ thực sự trưởng thành từ khi có vợ, nghĩa là biết suy
nghĩ nghiêm chỉnh về trách nhiệm đối với gia đình Ý thức về sự nên người
khiến Tràng thay đổi cả tâm tính lẫn hành động Về tâm tính, Tràng thấy mình
có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này Về hành động, “hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn
nhà” Chi tiết ấy nói rằng, Tràng đã thực sự trưởng thành, thực sự tìm thấy hạnh phúc
C, Tuy nhiên, hạnh phúc mà Tràng có được rất chông chênh bởi sự đe dọa
của cái đói, cái chết
- Bữa ăn ngày đói với miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ Tràng, rồi hổi
trống thúc thuế vang lên dồn dập, vội vã khiến đàn quạ trên cây gạo ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám như những đám mây đen Tất
cả dường như báo trước sự hủy diệt không thể tránh khỏi
Trang 3- Trong bối cảnh ấy, bà cụ Tứ đã khóc vì “giời đất này không chắc là đã sống
qua được đâu các con ạ” Một người như bà chắc chắn sẽ không khóc nếu cảnh ngộ chưa đến mức tuyệt vọng
D, Nhưng Kim Lân không đẩy nhân vật Tràng vào chỗ tuyệt vọng
- Câu nói tưởng như tình cờ mà góp chuyện của thị về Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho người đói giữa lúc tiếng trống thúc thuế vang lên dồn dập đã tác
động mạnh đến Tràng Anh nhớ lại cảnh những người đói kéo nhau đi cướp
thóc đằng trước có là cờ đỏ to lắm Tự dưng thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ Có lẽ
Tràng ân hận vì đã bỏ qua một dịp may để đổi đời
- Khép lại tác phẩm là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới trong
óc Tràng Chi tiết này diễn tả tâm trạng hướng về cách mạng của nhân vật
cũng như nhuững con người nghèo khổ
(Đã tham khảo)