1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 5 theo hướng tích cực

19 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,2 MB

Nội dung

Nguyên nhân chính là do phần lớn giáo viên vẫn coi nhẹ môn học này, thậm chí chỉ đọc lại truyện cho học sinh nghe mà chưa thực hiện đầy đủ các bước của một giờ kể chuyện.. - Bài tập kể b

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bậc tiểu học là bậc học nền móng cho việc hình thành nhân cách cho học sinh, bậc học coi là nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông Đây là bậc học được cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhân cách và hoạt động thực tiễn Trong giáo dục tiểu học các môn học đều có quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau Vì vậy các môn học ở bậc tiểu học đều góp phần trong quá trình giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện

Trong chương trình tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành nhiều phân môn: Tập đọc, tập làm văn, luyện từ và câu, kể chuyện Mỗi phân môn đều

có chức năng riêng rèn cho học một sinh kĩ năng nhất định nhưng đều hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ khi dạy Tiếng việt ở nhà trường

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường được xuất hiện như một điều tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường Cả thế giới đang mở ra trước mắt các em Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều

sơ đẳng nhất.Quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng toàn diện nên môn Tiếng Việt đóng vai trò vô cùng quan trọng Trong các phân môn của môn Tiếng Việt thì phân môn Kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ, góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn học sinh Kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em Kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông một cách tự nhiên, có nghệ thuật, góp phần khêu gợi

tư duy hình tượng của trẻ

Trong giảng dạy cũng như trong thực tế, phân môn Kể chuyện vẫn là một môn học mà học sinh rất yêu thích Bởi các em thích được nghe cô giáo kể chuyện Nhưng đến phần luyện kỹ năng kể của học sinh thì nhiều em còn e dè,

sợ sệt chưa dám mạnh dạn kể trước lớp Một số em khác khi kể vẫn mang tính chất đọc lại truyện trong sách giáo khoa chưa có sự sáng tạo trong cử chỉ, lời nói, hành động Nguyên nhân chính là do phần lớn giáo viên vẫn coi nhẹ môn học này, thậm chí chỉ đọc lại truyện cho học sinh nghe mà chưa thực hiện đầy

đủ các bước của một giờ kể chuyện Chính điều này đã làm hạn chế khả năng kể chuyện của học sinh, không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Xác định được tầm quan trọng của môn học đồng thời cũng thấy được lòng yêu thích, ham mê của trẻ đối với môn học này, tôi thiết nghĩ là người giáo viên Tiểu học cần phải làm tốt trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy Vậy làm thế nào để học sinh được học tốt phân môn Kể chuyện? Làm thế nào để mọi học sinh đều biết kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình? Đó là điều mà tôi luôn trăn trở, suy nghĩ Cũng chính vì lẽ đó đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu đề

tài: “Rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 5 theo hướng tích cực ”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 2

Với đề tài này mục đích nghiên cứu chính là rèn kĩ năng kể chuyện trong quá trình dạy các dạng bài học kể chuyện Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng dẫn các dạng bài kể chuyện cho học sinh một cách có hiệu quả

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đốí tượng nghiên cứu: Kĩ năng kể chuyện ở học sinh lớp 5 theo hướng tích cực

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lí luận ( đọc tài liệu)

2 Phương pháp phân tích tổng hợp

3 Phương pháp điều tra

4 Phương pháp thực nghiệm

5 Phương pháp đàm thoại

6 Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

B NỘI DUNG

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Như chúng ta đã biết, phân môn Kể chuyện lớp 5 tiếp tục củng cố, rèn các

kỹ năng kể chuyện đã được hình thành ở lớp 4 với ba kiểu bài tập cơ bản và một kiểu bài tập kể bằng trí tưởng tượng (dành cho HS có năng khiếu kể chuyện) Cụ thể như sau:

- Bài tập Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy (cô) kể trên lớp.

- Bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc

- Bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

- Bài tập kể bằng trí tưởng tượng của mình( HS có năng khiếu)

So với các câu chuyện ở lớp 4, trong 10 câu chuyện học sinh được nghe giáo viên kể ở lớp 5 có tình tiết phức tạp, nội dung sâu sắc hơn, nói về đất nước

và con người Việt Nam, những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và loài người gắn với 10 chủ điểm học tập trong sách giáo khoa Những câu chuyện hấp dẫn, cảm động, giàu ý nghĩa này sẽ tác động mạnh đến học sinh, giúp các em rút

ra được những bài học đạo đức sâu sắc cho bản thân Được nghe những câu chuyện đó, được kể lại, học sinh sẽ được bồi dưỡng về nhận thức, tình cảm, được làm giàu vốn từ, tư duy lôgic và đặc biệt tư duy hình tượng của các em sẽ được phát triển, giúp cho tâm hồn các em trong sáng hơn

Bên cạnh kiểu bài đã nói ở trên, hai kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc

và Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia vừa kích thích học sinh đọc sách

ngoài nhà trường vừa rèn cho các em thói quen suy nghĩ về mình, quan sát và suy nghĩ về những người xung quanh, về cuộc sống trong gia đình, lớp học, trường học, nơi các em ở hay ngoài xã hội Qua gợi ý tìm hiểu câu chuyện trong sách giáo khoa và sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ tìm được đề tài cho các bài kể chuyện, hiểu sâu sắc hơn nội dung mỗi chủ điểm trong sách Nội dung kể chuyện sẽ mở rộng tầm hiểu biết của các em Văn học trong nhà trường theo cách đó sẽ gắn với văn học ngoài đời sống, cuộc sống trong khuôn viên nhà trường gắn với cuộc sống mở rộng ngoài xã hội Đó là điều kiện tốt, góp phần

Trang 3

giúp nhà trường đào tạo những con người năng động, có khả năng thích ứng với

đời sống xã hội luôn biến đổi

Trong tiết Kể chuyện, hoạt động chính của tiết học là hoạt động kể, nghe

cô giáo kể mẫu – học sinh theo dõi, học sinh tự kể, kể trong nhóm, kể trước lớp

Do đó, phương pháp dạy tiết Kể chuyện cần xem xét cả hai mặt: Kỹ năng kể chuyện và phương pháp điểu khiển tiết Kể chuyện của giáo viên; phương pháp rèn kỹ năng nghe và kể của học sinh Trong kỹ năng kể chuyện và kỹ năng điều khiển tiết Kể chuyện của giáo viên thì nghệ thuật kể chuyện của giáo viên có vai trò quan trọng Nó là yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, là phương tiện đầu tiên để chuyển nội dung câu chuyện cần kể tới học sinh, là các mẫu mực về kể chuyện cho học sinh noi theo Muốn rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh thì yếu tố đầu tiên là học sinh phải nắm được nội dung câu chuyện Từ việc nắm vững được nội dung câu chuyện sẽ giúp cho học sinh cảm nhận sâu sắc về từng nhân vật trong truyện từ đó các em mới có thể kể lại được câu chuyện theo đúng nội dung bằng ngôn ngữ và cử chỉ của mình Như vậy muốn rèn được kỹ năng kể chuyện cho học sinh thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả thầy và trò Thầy cũng phải tập luyện

để có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và nghệ thuật tổ chức tiết dạy Trò phải nắm được nội dung câu chuyện và dùng ngôn ngữ, cử chỉ của mình để kể lại truyện Làm tốt hai nhiệm vụ này là góp phần quan trọng để tiết dạy kể chuyện thành công

2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH HIỆN NAY.

Qua thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Kể chuyện có vai trò quan trọng trong nhà trường tiểu học Việc tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh trong trường tiểu học chính là quá trình làm việc của thầy và trò, giúp cho học sinh thực hiện tốt hai hình thức: Nhớ hiểu nội dung truyện và kể tự nhiên Trong thực tế hai hình thức này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nhiệm vụ của người giáo viên là phải rèn cho học sinh có thói quen nghe, kể, quan sát và ghi nhớ thông qua hai hình thức trên Nhưng trong thực tế hiện nay, nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ phân môn Kể chuyện Do đó, những tiết kể chuyện họ chỉ dạy qua loa, thậm chí chỉ đọc cho học sinh nghe câu chuyện là xong tiết dạy Chính

vì vậy, hiệu quả của giờ kể chuyện không thể đạt được như ý muốn Cũng chính xuất phát từ tư tưởng coi nhẹ môn học này mà giáo viên cũng ít quan tâm đến việc đọc sách báo, đọc truyện thiếu nhi để làm giàu vốn truyện của mình Một số khác họ cũng đã quan tâm đến tiết kể chuyện nhưng bản thân giáo viên cũng chưa quan tâm trau dồi, tập luyện nên lời kể của giáo viên khô khan, thiếu truyền cảm nên không thu hút được sự chú ý của học sinh Đây thực sự là một điều thiệt thòi lớn đối với học sinh, đẩy học sinh vào thế bị động khi học môn học này

* Đối với giáo viên: Hầu hết số giáo viên được hỏi cho rằng: Đối với những câu

chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp thì phần lớn học sinh nắm được cốt truyện

và kể lại được nội dung câu chuyện Nhưng khi dạy những tiết kể chuyện đã được nghe, được đọc ngoài sách giáo khoa thì phần lớn học sinh kể rất hời hợt,

Trang 4

không hình dung để thể hiện rõ được nội dung câu chuyện chính điều đó làm giảm hứng thú dạy học của giáo viên Đối với dạng bài chứng kiến hoặc tham gia thì hầu hết các em chưa biết xây dựng cốt truyện

* Đối với học sinh:

- Hầu hết học sinh thích được nghe giáo viên kể chuyện nhưng không

muốn kể cho người khác nghe

- Khi hỏi về việc tìm đọc các câu chuyện trong các loại sách báo ngoài chương trình thì chỉ có 20% học sinh có thói quen này số còn lại chỉ đọc các câu chuyện có trong sách giáo khoa nên khi kể lại những câu chuyện ngoài sách giáo khoa và những câu chuyện đã được chứng kiến, tham gia thì các em thực hiện không tốt

Từ thực trạng trên,trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:

3 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

3.1 Điều tra thực tiễn

Trong năm học 2016 - 2017, tôi được Ban giám hiệu Nhà trường phân công chủ nhiệm giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5B Ngay từ khi nhận lớp, qua một số tiết kể chuyện, tôi đã chú ý theo dõi và phân loại khả năng kể chuyện của các em như sau:

Sĩ số Kể chuyện còn ấpúng nhớ nội dung truyệnKể chuyện ở dạng xúc, có sự sáng tạoKể chuyện có cảm

16 64% 7 28% 2 8%

Từ việc điều tra trên, tôi phân học sinh thành các nhóm khác nhau bố trí, sắp xếp chỗ ngồi để tiện việc theo dõi, kèm cặp, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau

3.2 Tìm hiểu nguyên nhân

Sau khi phân các mức năng khiếu kể chuyện của học sinh, tôi chú ý theo dõi các em để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em kể yếu hoặc không kể được

Có nhiều nguyên nhân như: Phần nhiều các em ít đọc sách báo, truyện thiếu nhi,

do mải chơi, không ham đọc, đọc truyện nhưng chưa biết cách ghi nhớ cốt truyện, dẫn tới đọc được nhưng không kể được Ngoài ra, có nhiều em phải học nhiều, bố mẹ cấm đọc truyện vì sợ bị cận thị, không nghiên cứu một số tài liệu tham khảo để kể chuyện Bên cạnh đó một số em có thói quen học thuộc lòng truyện, vì vậy khi kể các em gần như chỉ mới đọc thuộc truyện như trong sách giáo khoa, có những em vừa kể vừa cố nhớ từng từ, từng tiếng trong truyện nếu quên là lúng túng không kể được, một số em trí nhớ kém Với tình trạng kể chuyện như vậy thì khó mà các em phối hợp được ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật trong truyện Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tìm ra cách khắc phục

3.3 Rèn luyện từng đối tượng học sinh đối với từng dạng bài

Đối với từng dạng bài kể chuyện trong chương trình lớp 5, tôi luôn chú ý đến từng đối tượng học sinh trong lớp để giúp đỡ các em, cụ thể là:

3.3.1 Đối với dạng bài nghe - kể

Trang 5

* Với những em kể còn yếu và lúng túng:

Đối với dạng bài “Nghe - kể”, đây là dạng bài mà học sinh được quan sát

tranh minh họa và nghe thầy cô kể Với dạng bài này rất gần gũi và quen thuộc với các em vì các em đã được làm quen ở các lớp dưới, song vẫn còn nhiều em lúng túng Khả năng nhớ truyện của các em còn nhiều hạn chế Để giúp các em nhớ được truyện thì điều đầu tiên là phải giúp các em nắm được nội dung câu chuyện Để làm được điều này, tôi yêu cầu các em khi cô giáo kể các em phải chú ý lắng nghe, không làm việc riêng Đồng thời, kể lần một xong, lần hai tôi

kể thật chậm, kể đến đâu tôi chỉ vào từng tranh có nội dung gắn với lời kể, lần thứ ba tôi gợi ý bằng những câu hỏi và cũng chỉ vào tranh Đó chính là các điểm tựa giúp cho các em học sinh yếu nắm được vững nội dung câu chuyện

Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng” Nội dung câu

chuyện trong sách giáo khoa chỉ có bốn bức tranh sau:

Người này ra sức chối

Quan sai người múc một chậu nước

Quân sĩ cải trang thành dân phu Các võ sĩ bất ngờ xông ra

Mỗi bức tranh là một chuỗi sự việc được ghi tóm tắt bằng những câu hỏi gợi ý như sau:

- Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?

- Nội dung bức tranh thứ nhất vẽ cảnh gì?

Trang 6

- Bằng cách nào mà ông đã làm cho tên trộm tiền lộ nguyên hình?(tranh 2)

- Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp? (tranh 3,4)

- Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?

Hay ví dụ: Khi dạy bài “ Chiếc đồng hồ” Nội dung câu chuyện trong sách

giáo khoa được thể hiện trong bốn bức tranh

Để giúp học sinh nắm được nội dung câu chuyện tôi đưa ra những câu hỏi gợi ý sau:

- Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?

- Mọi người dự hội nghị bàn tán về chuyện gì? (tranh 1)

- Khi thấy Bác đến, mọi người đã làm gì? (tranh 2)

- Bác Hồ mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để làm gì? ( tranh 3)

- Qua câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác mọi người đã nhận ra điều gì?

Sau khi nghe giáo viên kể, tôi gọi 1 - 2 học sinh yếu nhìn vào tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý của cô giáo Mục đích giúp các em nhận biết được nội dung mỗi tranh nói lên điều gì để từ đó các em nhớ được nội dung câu chuyện Sau đó tôi cho học sinh tập kể trong nhóm bốn, mỗi nhóm tôi quan tâm sắp xếp có các đối tượng học sinh như sau: Những em kể còn ngắt ngứ, những em kể theo kiểu thuộc lòng, những em kể tốt, kể diễn cảm, những em có năng khiếu kể chuyện, mỗi em tập kể một nội dung tranh và nghe các bạn kể lần lượt cho đến hết Nhiệm

vụ của các em kể tốt là lắng nghe để sửa cho các em còn ngắt ngứ, còn nhiệm vụ của các em kể còn ngắt ngứ là lắng nghe để học tập các bạn kể tốt, sửa theo lời góp ý của các bạn để kể được tốt hơn Sau đó tôi mời các nhóm lên kể lại truyện Những học sinh kể còn ngắt ngứ sẽ kể những đoạn ngắn, dễ nhớ Nếu các em còn lúng túng thì có thể nhìn tranh để kể Trong quá trình các em kể, tôi và các em học sinh khác chú ý lắng nghe, nếu thấy các em lúng túng tôi sử dụng các câu hỏi gợi ý để các em nhớ lại nội dung truyện và kể Khi các em kể xong, cho dù các

em kể chưa được hay nhưng tôi luôn động viên khen ngợi các em để lần sau các

em mạnh dạn, tự tin xung phong kể trước lớp

* Với những học sinh kể ở mức khá hơn

Đối với những học sinh có trí nhớ tốt, nắm bắt được nội dung câu chuyện nhanh hơn, tôi yêu cầu ở các em mức độ cao hơn Tôi yêu cầu các em không những thuộc truyện, kể đúng trình tự mà phải tái tạo lại được câu chuyện bằng chính ngôn ngữ, cử chỉ của mình sao cho phù hợp với từng nhân vật trong truyện làm cho câu chuyện sống động hơn để thu hút người nghe

Ví dụ: Trong truyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng” có đoạn:

“ Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì hắn làm sao biết người bán hàng để tiền ở đâu mà lấy… ”, đối với những em kể tốt, các em có thể dùng ngôn ngữ của mình nhưng vẫn đảm bảo nội dung: “Tìm được kẻ ăn cắp rồi, vụ

án tưởng đã khép lại, nào ngờ quan lại phán tiếp:

- Tên ăn cắp này còn là kẻ giả mù nữa vì nếu mù thật thì hắn làm sao biết người bán hàng để tiền ở đâu mà lấy….”

Trang 7

Để câu chuyện hấp dẫn người nghe thì khi kể cần thay đổi giọng điệu sao cho có sự lôi cuốn Chẳng hạn, khi kể lời dẫn chuyện thì lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, tạo sự hồi hộp, cuốn hút người nghe Còn lời nhân vật phải thể hiện được tính cách, tâm trạng của nhân vật trong thời điểm đó

Ví dụ: Khi kể chuyện“Lớp trưởng lớp tôi”, trong truyện có tình tiết như sau:

“Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hải từ đâu chạy đến, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ… tớ lại ngủ quên.” Học sinh có thể kể là:

“Thế rồi một hôm, khi trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hải từ đâu chạy đến, vẻ mặt hốt hoảng, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi Hôm nay… hôm nay đến phiên tớ trực nhật Thế mà tớ… tớ lại ngủ quên”

Cũng cùng một câu chuyện nhưng có học sinh kể hay, có học sinh kể chưa hay, điều đó mỗi chúng ta ai cũng thấy được Để kể chuyện không những chỉ thuộc truyện và cần có nghệ thuật biểu cảm qua giọng kể, nét mặt, cử chỉ, thái độ phù hợp với nhân vật trong truyện thì người nghe mới cảm nhận được sâu sắc về câu chuyện đó

3.3.2 Với dạng bài kể chuyện đã nghe, đã đọc

Đây là dạng bài tương đối khó đối với học sinh Yêu cầu học sinh phải chịu khó tìm tòi, đọc nhiều sách báo, xem ti vi hoặc nghe người khác kể lại… Để dạy dạng bài này, học sinh phải thực hiện được 2 bước cơ bản:

- Bước 1: Học sinh xác định được trọng tâm của đề bài, xác định được nội

dung truyện mà mình định kể Cần phải có thời gian, có sự chuẩn bị trước để học sinh có thời gian đọc truyện

- Bước 2: Rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh.

Dù ở dạng bài kể chuyện nào thì cũng có mục tiêu chung là rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh Với dạng bài kể chuyện này thì nó khác ở dạng bài nghe

-kể là bản thân học sinh phải tự lựa chọn cho mình một câu chuyện đúng chủ điểm Sau khi lựa chọn được câu chuyện xong, học sinh phải đọc lại hoặc nhớ lại thật kỹ nội dung câu chuyện Từ sự ghi nhớ đó thì mới giúp học sinh kể được

tự nhiên hơn và mới dùng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ của mình để thể hiện nội dung câu chuyện cho người khác nghe Khi dạy dạng bài này, tôi yêu cầu học sinh xác định kỹ yêu cầu của đề bài bằng cách đọc kỹ các gợi ý trong sách giáo khoa Các phần gợi ý giúp các em biết tìm đọc truyện ở đâu? Nếu trong sách giáo khoa thì là những truyện nào? Qua phần gợi ý này sẽ giúp các em tìm đọc truyện rất thuận lợi Ngoài ra, tôi luôn khuyến khích động viên các em tìm đọc thêm những truyện ở ngoài sách giáo khoa để làm giàu vốn truyện của mình

* Đối với những em kể còn yếu: khi dạy dạng bài này tôi có biện pháp như sau:

Những nguyên nhân dẫn đến các em kể yếu như tôi đã phân tích ở trên

Do học sinh ít đọc truyện, lười tìm tòi đọc sách báo Với những em học sinh này tôi không đòi hỏi học sinh phải tìm đọc ở đâu xa, mà các em hãy cố gắng đọc tốt

Trang 8

các câu chuyện trong sách giáo khoa và những gợi ý hướng dẫn của sách giáo khoa

Ví dụ: Khi dạy bài “Em hãy kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh” Tôi

hướng dẫn học sinh xác định trọng tâm của đề bài bằng cách gạch dưới những từ ngữ quan trọng như: Đã nghe, đã đọc tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh

Để giúp các em hiểu kỹ đề bài, tôi đưa ra câu hỏi:

- Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? (tôi yêu cầu các em lưu ý đến các suy nghĩ, hành động của nhân vật thể hiện ý thức sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh như:

+ Thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng; giữ trật

tự, vệ sinh nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông

+ Yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí, đem lại sự công bằng cho người dân

+ Đấu tranh chống vi phạm pháp luật; thiếu nhi tham gia bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ môi trường )

- Kể một số suy nghĩ, hành động thể hiện ý thức sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? (vứt giấy rác đúng nơi quy định, bảo vệ đường sắt quê em, bảo vệ cây xanh ….)

- Kể một vài tấm gương mà con biết (Đó là nhân vật nào? Trong câu chuyện nào?)

Ngoài gợi ý ở sách giáo khoa, tôi yêu cầu các em tìm kể lại những truyện

đã học như: Người gác rừng tí hon ( Tiếng Việt 5- tập 1); Phân xử tài tình (Tiếng Việt 5 - tập 2); Mồ Côi xử kiện ( Tiếng Việt 3- tập 1); Bảo vệ như thế là rất tốt ( Tiếng Việt 2- tập 2);

Hay ví dụ: Khi dạy bài “ Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân” Để học sinh xác định được trọng tâm của đề bài, tôi đưa ra câu

hỏi gợi ý để học sinh trả lời, tôi gạch chân dưới những từ ngữ chính:

- Đề bài yêu cầu gì? ( Kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.)

Để giúp các em hiểu kỹ đề bài, tôi yêu cầu các em phải nắm được:

- Chống lại đói nghèo, lạc hậu được biểu hiện qua những việc làm nào?

(+ Làm kinh tế giỏi, nâng cao đời sống của gia đình và địa phương

+ Lai tạo được những giống lúa, giống cây cho năng suất cao, …

+ Bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan như cúng bái trừ tà ma,kiêng kị vô lí,… + Bài trừ các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp,…

+ Dạy học, mở mang dân trí ở những vùng khó khăn.)

- Hãy nêu những tấm gương mà con biết? ( ông Lương Định Của trong bài

“Nâng niu từng hạt giống” – sách Tiếng Việt 3, tập một ; cô Y Hoa trong bài

“Buôn Chư Lênh đón cô giáo” – sách Tiếng Việt 5, tập một ; …….)

Trang 9

Hình thức tổ chức cho học sinh kể trong nhóm, kể trước lớp cũng tương

tự như dạng bài kể chuyện nghe - kể Đối với dạng bài này yêu cầu đối với các

em yếu cũng ở mức là các em nhớ nội dung truyện và kể được đúng trình tự câu chuyện và cuối cùng nêu được ý nghĩa câu chuyện mà mình vừa kể Nếu các em

có chút tiến bộ hơn thì tôi mới bắt đầu nâng cao ở mức kể như học sinh khác Trong mỗi giờ kể chuyện trên lớp, tôi thường dành nhiều thời gian cho các em

kể trước lớp, tạo cho các em sự mạnh dạn hơn

* Đối với những em kể tốt, có năng khiếu kể:

Nếu các em chọn cùng một câu chuyện, phần rèn kỹ năng kể cho học sinh, tôi

động viên các em sắm vai Ví dụ: Nếu các em cùng chọn chuyện “Phân xử tài tình” tôi cho các em sắm vai Truyện gồm có bốn vai: Người dẫn truyện, quan án,

hai người đàn bà bán vải Tôi cho các em tự thảo luận nhóm 4 và tự nhận vai để kể.Trước hết, tôi cho các em kể trong nhóm, sau đó trình bày trước lớp Các bạn khác nhận xét qua những cử chỉ, giọng điệu, ngôn ngữ đối với từng nhân vật như:

- Người dẫn truyện giọng dẫn truyện cần rõ ràng, mạch lạc, biểu thị cảm xúc khâm phục

- Quan án với giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm

- Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức

Hay ví dụ: Nếu các em cùng chọn chuyện “Lập làng giữ biển” Truyện có

bốn vai: Người dẫn chuyện, ông Nhụ, bố Nhụ và Nhụ Tôi cho các em tự thảo luận nhóm và tự nhận vai để kể trong nhóm sau đó kể trước lớp Tôi thấy một số

em nhập vai rất tốt, thể hiện được giọng điệu, ngôn ngữ, cử chỉ từng nhân vật phù hợp với không khí gia đình trong thời điểm đó như:

- Người dẫn chuyện thì rõ ràng, mạch lạc thể hiện được không khí lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi

- Lời bố Nhụ ( nói với ông của Nhụ) lúc đầu : rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau đó: hào hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền

- Lời bố Nhụ ( nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật

- Lời ông Nhụ ( nói với bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt

- Lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng

Tuỳ theo từng nội dung truyện, tuỳ từng nhân vật, từng hoàn cảnh trong truyện mà ta có giọng kể sao cho phù hợp (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ,…) Nếu như câu chuyện có nhiều nhân vật thì học sinh phải hiểu được tính cách của từng nhân vật mà có giọng kể cho thích hợp

3.3.3 Với dạng bài kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia.

Đây là dạng bài nhìn chung khó với mọi đối tượng học sinh Yêu cầu của chuyện phải có thật (người thật, việc thật) nhân vật có thể là bạn em, hàng xóm nhà em, người thân hoặc có thể là chính bản thân em trong chuyện mà em muốn

kể ra Để dạy dạng bài này, tôi thực hiện theo quy trình ba bước:

Bước 1: Xác định đề bài.

Tôi yêu cầu học sinh phân tích đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng (tương tự như dạng bài kể chuyện đã nghe - đã đọc)

Trang 10

Bước 2: Các hướng xây dựng cốt truyện.

Tôi đưa ra các câu hỏi theo một dàn ý chung ghi ra bảng phụ như sau:

- Em kể chuyện mình tham gia hay chứng kiến?

- Câu chuyện đó nói về điều gì?

- Chuyện xảy ra khi nào, ở đâu?

- Câu chuyện có sự việc gì xảy ra?

- Sự việc diễn biến như thế nào và kết thúc ra sao?

- Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó?

Tôi yêu cầu học sinh đọc nội dung dàn ý đó để có hướng xây dựng cốt

truyện (Lưu ý: Nhân vật, cốt truyện phải là có thật.)

Bước 3: Thực hành kỹ năng kể (tương tự các dạng bài kể chuyện nêu ở trên).

Ví dụ: Dạy bài kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia.

Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Để dạy bài này tôi áp dụng ba bước như sau:

Bước 1: Phân tích đề bài.

Tôi đưa ra câu hỏi gợi ý học sinh trả lời, tôi gạch chân dưới từ ngữ:

- Câu chuyện mà chúng ta kể thuộc dạng bài kể chuyện nào? (đã được chứng kiến hoặc tham gia) Đề bài yêu cầu gì? (Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước)

Bước 2: Hướng xây dựng cốt chuyện

- Để giúp các em biết xây dựng cốt chuyện theo các hướng, tôi đưa ra dàn

ý ghi bảng phụ

* Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.

+ Góp công, góp của xây dựng đường sá, cầu cống,…

+ Giữ gìn vệ sinh, trật tự đường phố, xóm làng

+ Trồng cây, trồng hoa, bảo vệ môi trường

+ Vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới

* Kể những truyện gì?

+ Có thể kể câu chuyện em thấy trong gia đình, ở trường, ở làng xóm,

phố phường, nơi công cộng (trên đường, trong bệnh viện, bưu điện, cửa hàng, bến xe,…); cũng có thể kể những câu chuyện em thấy trên ti vi

+ Có thể kể câu chuyện về việc làm tốt của một người thân, của một người xa lạ hay kể việc làm của chính em

* Kể như thế nào?

+ Em có thể kể một câu chuyện có đầu có cuối (diễn ra trong một thời

gian nhất định, ở địa điểm nhất định) Muốn vậy, cần cho biết:

Câu chuyện bắt đầu như thế nào?

Diễn biến chính của câu chuyện

Suy nghĩ của em về hành động của người trong câu chuyện

+ Cũng có thể kể theo cách nói những điều em biết về một người (không cần kể thành một câu chuyện có đầu có cuối) Muốn thế, em cần giới thiệu: Người ấy là ai?

Người ấy có lời nói hoặc hành động gì đẹp?

Ngày đăng: 10/08/2017, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w