1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học

24 616 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 207,5 KB

Nội dung

Đặc biệt trong những năm gần đây bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mớiđánh giá đối với học sinh Tiểu học thực hiện theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi,

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 5

Người thực hiện : Hoàng Thị Thúy Nga

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiểu học là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình học tập của trẻ Khoảng thời gian “Vàng” để trẻ hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể

-chất) Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới

tương lai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý cóchủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõnét Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh Việc hình thành nhân cách khôngthể diễn ra một sớm một chiều mà sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trìnhphát triển của của các em

Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối khôngđược "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàngmang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhâncách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhâncách ấy

Hiện nay ngành giáo dục đang đổi mới mạnh mẽ, đổi mới toàn diện nhằmđáp ứng nhu cầu của xã hội của thời đại mới

Đặc biệt trong những năm gần đây bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mớiđánh giá đối với học sinh Tiểu học (thực hiện theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaquy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào) khôngchỉ đánh giá học sinh qua kiến thức, kĩ năng mà còn đánh giá theo năng lực vàphẩm chất Việc đánh giá học sinh không chỉ từ phía giáo viên mà còn từ phíabạn bè, gia đình Chính vì vậy công tác chủ nhiệm cần phải thay đổi để đáp ứngvới yêu cầu đổi mới

Tất cả những điểm khác biệt ở mỗi lớp đó đều do giáo viên chủ nhiệm

Trang 3

trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là mộtniềm vui”.

Mỗi lớp, các em lại được học với một giáo viên khác nhau Do vậy, côngtác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 5 Nền nếp lớphọc, phương pháp học tập, năng lực, phẩm chất và các kĩ năng sống của họcsinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 vàphải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên đặc biệt là lớp 5

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 5, tôi luôn hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ được giao Liên tục trong nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luônduy trì sĩ số 100%, chất lượng kiến thức,kĩ năng cũng như phẩm chất và nănglực của học sinh luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường Đó là lí do tôi

chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số kinh nghiệm trong

công tác chủ nhiệm ở lớp 5”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu và đưa ra những biện pháp trong công tác chủ nhiệm ở lớp5nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần giúp học sinh hoàn thành và hoànthành tốt 3 nội dung giáo dục(kiến thức kĩ năng, năng lực và phẩm chất) tiến tớihình thành năng lực công dân trong thời đại hội nhập toàn cầu

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các giáo viên chủ nhiệm lớp – trường Tiểu học Minh Khai 2 –Thành phốThanh Hoá– tỉnh Thanh Hoá

- Học sinh lớp 5A – trường Tiểu học Minh Khai 2 –Thành phố Thanh Hoá – tỉnhThanh Hoá

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp được sử dụng trong đề tài :

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết;

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;

- Phương pháp thu nhập và xử lí thông tin;

- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu

Trang 4

B NỘI DUNG

Trang 5

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là thành phầnkhông thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là học sinhTiểu học

Điều 8 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của BộGD&ĐT quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên chủ nhiệmlớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần

Theo modun 34 công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học (bồi dưỡngthường xuyên cho giáo viên Tiểu học) quy định về vị trí vai trò của người giáoviên chủ nhiệm:

- Là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinhnghiệm và có uy tín; được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và tổ chức học tập, rènluyện đạt mục tiêu đào tạo

- Là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho

HS lớp mình chủ nhiệm

-Là cầu nối giữa lớp với các giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn,các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên…) và cha

mẹ học sinh

- Là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp, các hoạt động tập thể và

chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục đào tạo, lối sống vàchuẩn KTKN cần đạt của lớp mình được quy định tại QĐ số 16/ QQD- BGD

ĐT ngày 5/ 5/ 2006 của BGD và ĐT về việc ban hành chương trình giáo dụcphổ thông

Có thể nói để vừa phải đảm bảo tốt việc truyền thụ kiến thức văn hóa ởnhiều môn học cho học sinh, vừa phải làm tốt công tác chủ nhiệm, đó là việc

không dễ dàng nhưng “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của

người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” – theo

John O’brien

II THỰC TRẠNG

Trang 6

Trong nhà trường Tiểu học giáo viên chủ nhiệm là người tiếp xúc với họcsinh với thời lượng nhiều nhất Với những trường tổ chức học bán trú nhưtrường Tiểu học Minh Khai 2 giáo viên tiếp xúc với học sinh từ 7h30 phút đến

16 giờ Thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy trò nhiềuđiều tốt đẹp khác cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất

Trường Tiểu học Minh Khai 2 là ngôi trường có bề dày truyền thống họctập và rèn luyện học sinh Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi: môitrường sư phạm,cơ sở vật chất, các hoạt động ngoại khóa để học trò thoải máikhi ở trường Đội ngũ giáo viên nhiệt tình hết lòng vì học sinh thân yêu Cha mẹhọc sinh quan tâm luôn song hành cùng giáo viên trong giáo dục con em mình

Tuy nhiên chúng tôi cũng gặp khó khăn nhất định như trường học cấp4,cách bố trí phòng học, sân chơi chưa hợp lí gây tâm lí e ngại cho phụ huynh

Đa số phụ huynh lao động tự do nên thời gian dành cho các con khôngnhiều.Một số học sinh ở cùng ông bà hoặc ở với cha(mẹ) đơn thân

Năm học 2016-2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A (42 học sinh)

có 23 học sinh nam và 19 học sinh nữ

Kết quả về 3 mặt giáo dục , vở sạch chữ đẹp của lớp trong năm học trước

(2015-2016) –sĩ số 40 em.

3 mặt giáo dục vở sạch chữ đẹpKiến thức ,kĩ

SL TL S

L

T L

S L

TL S

L

T L

Trang 7

- Số lượng học sinh đạt học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học :

19 (47,5%)

- Tập thể lớp tiên tiến

Những tồn tại của tập thể lớp 5A là : nền nếp tự quản chưa tốt, chưa tập trung nghe giảng, hay văng tục, chửi thề, thiếu tự giác khi học nhóm, chưa biết chuẩn bị sách vở đồ dùng đúng thời khóa biểu, xả rác bừa bãi ra lớp…

III GIẢI PHÁP

Theo kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là năm học 2016-2017, tôi thực hiện các giải pháp sau:

1 Nhận lớp, làm quen, tìm hiểu hồ sơ và hoàn cảnh của học sinh

- Ngày đầu tiên nhận lớp tôi tự giới thiệu bản thân và làm quen với tất cả họcsinh Việc làm này gây được hứng thú và trò thấy mình được tôn trọng Có em

đã chia sẻ với bố mẹ rằng “cô giáo vào lớp chào chúng con và giới thiệu tên đầy

đủ của cô Con rất thích bố mẹ ạ Con muốn học với cô”

- Thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh bằng việc mời các em lầnlượt tự giới thiệu về mình : tên, bố mẹ, nơi ở, sở thích,… Ban đầu các em còn engại nhưng dần dần các em đã tự tin mạnh dạn giới thiệu về bản thân mình

- Tạo cảm hứng cho học sinh bằng việc viết những điều mong muốn sẽ đạt đượctrong năm học mới lên con vật bằng giấy(chim ,bướm,…) đây là cách giúp tôihiểu được một phần tính cách, ước mơ của trò và giúp các em hiểu rằng có thểchia sẻ mọi suy nghĩ của mình với cô giáo

- Tìm hiểu hồ sơ và phân loại học sinh theo đặc điểm gia đình (Sổ kế hoạch chủnhiệm lớp):

+ Con cán bộ: 7 em

+ Con gia đình công nhân: 5 em

+ Con gia đình buôn bán: 3 em

+ Con gia đình làm lao động tự do: 20 em

+ Con mồ côi cha (mẹ): 2em

Trang 8

+ Con ở với bố (mẹ) đơn thân : 5 em

2 Tìm hiểu tính cách của học sinh

- Trong những tuần đầu ngoài giảng dạy và tiếp xúc với học sinh trongcác tiết học tôi dành thời gian giải lao để nói chuyện, chơi cùng và quan sát họcsinh chơi để tìm hiểu tính cách các em Đồng thời kết hợp với giáo viên chủnhiệm lớp dưới và gia đình để phân loại học sinh thành nhóm :

HS ít khi hoàn thành nhiệm

vụ họctập trên lớp

HS nói tục, chửi thề

HS chưa

có thói quen chuẩn

bị bài theo thời khoá biểu

HS hay bắt nạt bạn

HS không biết chia sẻ,quantâm ,giúp

đỡ bạn

HS có biểu hiện đặc biệt đòi hỏiquyền lợi

HS không

có thói quen ngủ trưa

Trang 9

- Tìm hiểu mối quan hệ trong gia đình học trò để biết gia đình nào hay xảy raxung đột, cha mẹ nào ít quan tâm để con làm mọi việc theo ý thích của mình.

- Sau khi tìm hiểu tính cách của học sinh và hoàn cảnh gia đình có thể ảnhhưởng tiêu cực đến các em tôi thường xuyên nói chuyện và gợi cho trò nói ratâm tư suy nghĩ của mình, khích lệ để các con không cảm thấy xấu hổ mặc cảm

- Đối với học sinh có tiếp thu chậm: quan tâm giảng bài riêng cho học sinhtrong từng tiết học Động viên học sinh mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè khi chưahiểu Đặc biệt làm cho các em thấy rằng bạn làm được mình cũng làm được

- Luân phiên giao việc phù hợp với năng lực của các em Yêu cầu học sinh thíchhoạt động rủ học sinh ít hoạt động tham gia vào các hoạt động vui chơi Đồngthời khuyến khích các em trầm tính tham gia chơi với các bạn và đảm nhận một

“vai ” trong lớp

- Đối với học sinh có xu hướng “lãnh đạo nhóm” tôi giao việc cho các em từ cácviệc liên quan đến các tiết học cho đến việc hoạt động ngoại khoá với yêu cầuphải giúp được bạn tiến bộ, kết quả hoạt động phải tốt, phải “lôi kéo” được cácbạn ít tham gia các hoạt động tập thể, các bạn được xem là hay “quậy” tronglớp (ví dụ tập văn nghệ để biểu diễn dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần)

- Đối với học sinh hay “ăn vạ” dù mình phạm lỗi, tôi xem xét tất cả sự việc mộtcách công bằng cho em ấy thấy được mình chưa đúng Một hai lần chưa giúpđược học sinh bỏ thói quen này Tôi kiên trì cho dù sau khi nhận ra lỗi sai em ấyvẫn còn “ vùng vằng” Sau đó tôi lờ đi như không nhìn thấy, không nghe thấycho tự bản thân trò cảm nhận được rằng mình làm vậy cô và các bạn càng không

để ý đến mình từ đó trò dần dần bỏ đi thói quen này

Trang 10

- Đối với một số học sinh hay đánh bạn, bắt nạt bạn ngoài việc tôi thường xuyênnhắn tin điện tử cho gia đình mà mỗi khi có vụ việc xảy ra tôi yêu cầu cả haibên đều viết bản tường trình lại sự việc xảy ra, bạn nào nhìn thấy cũng viết lạiluôn sự việc nhìn thấy Tôi gặp gỡ gia đình hai bên và yêu cầu học sinh bắt nạtbạn phải xin lỗi bố mẹ của bạn mình Tôi đã tránh được việc bố mẹ bênh conkhông hợp tác với giáo viên chủ nhiệm hoặc do “xót” con đến quát nạt các bạnkhác…

- Đối với học sinh hay nói bậy, chửi thề (do ảnh hưởng một phần từ phía giađình và xã hội) tôi trao đổi lại với gia đình Bản thân tôi phân tích cho các emnhận thức và có một số biện giáo dục bằng các công việc cụ thể như quyét lớp,lau bảng,…

- Đối với nhóm học sinh cho rằng mọi việc mình đều có thể được quyền làm màkhông bị trách phạt, đòi hỏi được thực hiện “ quyền học sinh” Tôi lồng ghépvào các tiết dạy cho các em thấy rằng bao giờ “quyền” cũng đi đôi với “ bổnphận” Ví dụ các em liên tục không chuẩn bị sách vở, không chuẩn bị bài đầy đủnhưng không chịu chấp nhận việc bị phê bình Tôi đồng ý không phê bìnhnhưng tôi yêu cầu thực hiện đúng “bổn phận”, tôi yêu cầu học sinh nêu một sốbổn phận mà các em cần làm,…

- Để phá vỡ tư tưởng của một số học sinh cũng như phụ huynh cho rằng mình

có đặc quyền đặc lợi riêng nhưng lại thiếu ý thức trong học tập, trong xây dựngtập thể lớp tôi thường xuyên đổi chỗ ngồi bạn nào cũng được ngồi trên và bạnnào cũng được ngồi dưới Ban đầu các em ngỡ ngàng nhưng cũng từ đó các em

ấy nhận ra mình cũng giống các bạn , mình cũng cần góp sức xây dựng tập thểlớp tốt hơn

3 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động

Trang 11

- Công tác chủ nhiệm thành công do sự đóng góp một phần không nhỏ của độingũ cán sự lớp Đội ngũ cán sự lớp như cánh tay phải của giáo viên chủ nhiệm.Đội ngũ cán bộ lớp không cần phải là những học sinh học giỏi nhất lớp (tấtnhiên không phải là học sinh có học lực chạm mức hoàn thành hoặc chưa hoànthành) nhưng nhất thiết phải là học sinh có ảnh hưởng đến các bạn khác, có khảnăng thuyết phục và khiến các bạn khác phải nể phục.

- Từ việc quan sát học sinh học và chơi tôi có dự trù những ai sẽ làm cán bộ lớp,đặc biệt là lớp trưởng Sau đó trong giờ sinh hoạt lớp bầu cán sự lớp tôi tiếnhành như sau :

Với mỗi chức vụ: tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng trước hết tôi lấy tinh thầnxung phong sau đó tôi yêu cầu học sinh đề cử rồi tổ chức cho cả lớp bầu cử.+ Tổ trưởng : các bạn trong tổ giơ tay biểu quyết chọn tổ trưởng

+ Lớp phó: học sinh cả lớp giơ tay biểu quyết chọn lớp phó văn nghệ, lớpphó học tập, lớp phó lao động

+ Lớp trưởng: Tôi tổ chức cho học sinh bỏ phiếu, bầu ra ban kiểm phiếu (Giáoviên hướng dẫn các em cách kiểm phiếu)

+ Các chức vụ khác : tổ phó ,bàn trưởng các em luân phiên làm

- Sau khi tổ chức bầu cử chon ban cán sự lớp xong, tôi hướng dẫn cho các emcách quán xuyến lớp: theo dõi các bạn theo nội qui của Đội, nội qui của trường,nội qui của lớp

4 Xây dựng nội qui của lớp

- Dựa trên cơ sở 3 nề nếp 12 thói quen; 5 điều Bác Hồ dạy và các qui định củaĐội tôi cùng học sinh xây dựng nội qui lớp học:

+ Rèn lối sống văn minh, lịch sự: Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi; Khôngkhạc, nhổ bừa bãi; không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường,không bỏ rác qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng qui định; không được lục cặp củabạn; không nói tục,chửi thề

+ Ăn, ngủ đúng giờ Giữ vệ sinh khi ăn uống.Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinhphải rửa tay

Trang 12

+ Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khóa biểu.

+ HS trong lớp yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau; không nên chê bai,trêu chọcbạn

+ Tự giác ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới

+ Mặc quần áo sạch sẽ, gọn gàng, kín đáo, đeo khăn quàng đầy đủ

+ Không ăn quà trước cổng trường, không mang đồ ăn, nước uống vào lớp học.+ Nghe lệnh trống phải tập trung vào lớp, ổn định trật tự

+ Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm trahoặc thi cử

+ Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người đánh mất hoặc đưa giáo viên đểthông báo cho người đánh mất biết

+ Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tuân thủtheo mọi yêu cầu của giáo viên

+ Tập trung nghe giảng, không được nói chuyện, làm việc riêng Ngồi học với

tư thế ngay ngắn, không rút chân lên ghế, không dựa tường, không rảy mực…+ Tích cực phát biểu xây dựng bài để hình thành kiến thức bài học

+ Biết sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học, tránh ồn ào gây mất trật tự.+ Chơi những trò chơi lành mạnh không chạy lùa nhau, không xô đẩy, đánhnhau, không chơi những trò chơi nguy hiểm, không đánh bài;…

+ Không leo trèo cửa sổ, bàn ghế, cây cối…bảo vệ tài sản của chung và củariêng

+ Biết chấp hành luật lệ giao thông đường bộ

+ Ở nhà biết giúp đõ bố, mẹ, ông, bà

5 Xây dựng nề nếp sinh hoạt đầu giờ

Dựa vào lịch hoạt động của Đội theo các chủ đề, chủ điểm tôi cùng bancán sự lớp xây dựng nề nếp sinh hoạt đầu giờ cụ thể

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Modun 34 : Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học (Hà Nhật Thăng ) Tư liệu Bồi dưỡng thường xuyên ở Tiểu học Khác
2. Tâm lí học Tiểu học ( Bùi Văn Huệ ) – NXB Giáo dục 2005 Khác
3. Học sinh Tiểu học và nghề dạy học ở Tiểu học (Nguyễn Kế Hào ) – NXB Giáo dục 1992 Khác
4. Giáo dục học –Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn (Hà Thế Ngữ) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001 Khác
6. Sinh lí học trẻ em (Trần Trọng Thủy) –NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w