1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát triẻn nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học

21 4,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 6,33 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã và đang được quan tâm trong các trường mầm non, tuy nhiên giáo viên còn ômđồm nhiều nội dung khám phá trong một hoạt

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung của sáng kiến 2

Biện pháp 3: Cách đặt câu hỏi và tình huống để trẻ trả lời và

giải quyết tình huống.

12

Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan 13Biện pháp 5: Lồng ghép khám phá khoa học vào các tiết học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 3

1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài:

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có được sánh vai với các

cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần vào việc học tập của

các cháu” [1] Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã và

đang rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Ngành học mầm non trong nhữngnăm gần đây cũng được sự quan tâm đặc biệt, trường lớp được đầu tư xây dựngkhang trang sạch đẹp, chế độ chính sách của giáo viên được nâng lên, các cháumầm non vùng khó khăn đến lớp được hưởng các chế độ chính sách ưu tiên.Toàn xã hội đang rất quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Đúng vậy, muốn ngày mai có

những nhân tài, những con người có đủ tri thức, hiểu biết để cống hiến cho nhânloại thì ngay từ lúc này chúng ta phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt Thế giớxung quanh chúng ta vô cùng rộng lớn, là kho tàng kiến thức vô tận, phong phú

Vì vậy con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá sự vật, hiện tượng, cây cỏcon vật… Trong các hoạt động ở trường mầm non, làm quen môi trường xungquanh làm một môn quan trọng Qua môn học này, giúp trẻ tìm tòi, khám phánhững điều kỳ diệu, thú vị, mới lạ xung quanh cuộc sống của trẻ Khi trẻ đượctrực tiếp quan sát, thực hành, thử nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trítưởng tượng, khả năng tư duy và đặc biệt là vốn từ của trẻ được phát triển Trẻ

có thêm hiểu biết và thái độ đúng đắn với vạn vật xung quanh

Vậy để giúp trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen vớimôi trường xung quanh thì giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng.Giáo viên là người cung cấp, trang bị những kiến thức ban đầu thông qua tổchức các hoạt động, giúp trẻ tiếp cận những kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giảnđến phức tạp Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽđược phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển Đây

là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng

Để tổ chức cho trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh

có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ lên tiểu học đòi hỏi giáo viên phảikhông ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tíchcực đổi mới phương pháp dạy học, dạy học trên nguyên tắc “Lấy trẻ làm trungtâm và quá trình tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh theo phương thức

“học mà chơi, chơi mà học”[2]

Trong những năm gần đây, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã

và đang được quan tâm trong các trường mầm non, tuy nhiên giáo viên còn ômđồm nhiều nội dung khám phá trong một hoạt động, nặng về cung cấp kiến thứchơn là tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá và chưa thực sự chú trọng tớiviệc hình thành các kỹ năng cho trẻ Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, môi

Trang 4

trường giáo dục chưa phong phú Giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạotrong tổ chức các hoạt động, cách đặt câu hỏi và giải quyết tình huống trong tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh

Với mong muốn phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn làmquen với môi trường xung quanh, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, đểtìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tôi đã áp dụng những biệnpháp mới khi tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh đạt

hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm tôi áp dụng với đề tài “Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm,

khám phá môi trường xung quanh”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nhằm tìm ra những biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổithông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh , khắcphục phần lớn những hạn chế chung, đồng thời phát huy tính tò mò, ham hiểubiết, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện chương trình giáodục mầm non, các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5- 6 tuổi

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

- Phương pháp thống kê, tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận:

Môi trường xung quanh (MTXQ) là tập hợp tất cả các yếu tố của tự nhiên

và xã hội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống, đến sự tồn tại và phát triển của trẻ em Có thể phân chiaMTXQ thành môi truờng tự nhiên và môi trường xã hội Trong đó: môi trường

tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và tự nhiên hữu sinh; môi trường xã hội baogồm con người, mối quan hệ qua lại giữa con người với con người và các đồ vật

do con người làm ra

Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy:Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thế giớixung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “với biết baođiều kỳ diệu!” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khátmuốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá! Đặc điểm nhận thưc của trẻ 5- 6 tuổi làghi nhớ có chủ đích, khả năng tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ

và đã xuất hiện sự tự nhận thức Trẻ ở độ tuổi này lĩnh hội các biểu tượng kháiquát về sự vật hiện tượng, hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữachúng Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những được lĩnh hội trithức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cáchtiếp cận đối tượng,

Trang 5

cách thức khám phá hiện tượng trong môi trường xung quanh Chính quá trìnhkhám phá môi trường đã tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.

Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kỹ năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non nhằm hình thành nềntảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai Sự phát triển của trẻ về trí tuệ vàgia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thúnhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôidạy và chăm sóc trẻ Đặc biệt là nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xungquanh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất lớn Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thườngđặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về các sự vật và hiện tượng xung quanh Thôngqua tổ chức hoạt động khám phá khoa học, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ đượctìm tòi, khám phá, trải nghiệm, trẻ được hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tácgiữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớntrong việc giúp trẻ phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh vàgiáo dục thái độ đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ Đồng thời thôngqua các hoạt động khám phá khoa học trong môn học sẽ giúp trẻ hình thành vàphát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát,biết liên hệ những gì trẻ đã biết với những điều mới lạ

Ngoài ra khám phá khoa học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thông qua việcmiêu tả và giải thích những gì trẻ quan sát, khám phá được… Tổ chức khám phákhoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoahọc, tích cực hoạt động nhận thức khám phá khoa học về môi trường xung quanh làmột trong những môn học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhận thứccho trẻ.”[3]

2.2 Thực trạng của vấn đề:

a) Thuận lợi:

Trường mầm non Kim Tân nằm trên địa bàn thị trấn Kim Tân, trung tâmkinh tế chính trị của huyện Thạch Thành Từ khi thành lập đến nay, nhà trườngluôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự ủng

hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dântrong thị trấn nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, sạchđẹp

- Nhà trường là trường điểm của huyện, trường chuẩn Quốc gia nên cácchuyên đề, hội thi hàng năm huyện thường tổ chức tại trường

- Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết nhất trí, có chuyên môn vững vàng, cókinh nghiệm quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Năng động,sáng tạo, nhiệt tình, tiếp cận nhanh với yêu cầu mới của ngành

- 100% trẻ ăn ngủ bán trú tại trường và học chương trình Giáo dục mầm non

- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ

- Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, trẻ khỏe,nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ Giáo viên đã

Trang 6

phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ họctập đạt kết quả cao.

Từ thực trạng trên để tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu, khám phá

môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học”.

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học.

Lựa chọn các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học (KPKH) về môitrường xung quanh là bước không thể thiếu để phát triển nhận thức một cách có

hệ thống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ đang pháttriển mạnh nên trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanhmình Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tiến hành cung cấp kiến thức cho trẻ bằngnhiều hình thức khác nhau

+) Khám phá khoa học bằng thí nghiệm

Thông qua quá trình làm các thí nghiệm trẻ được thực hành, được trảinghiệm, được khám phá, từ đó kỹ năng tư duy, khả năng suy luận được pháttriển Những thí nghiệm mà cô đưa ra giúp thu hút sự tìm tòi, khám phá của trẻvào các hoạt động

* Thí nghiệm “Nước sẽ thay đổi như thế nào” ở chủ đề “Nước và một

số hiện tượng tự nhiên”

- Cho trẻ hát bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với” và trò chuyện với trẻ về

những cơn mưa và nước

Trang 7

- Cô rót nước đun sôi để nguội vào 4 cốc nước có đánh dấu từ 1 đến 4.

Cho trẻ quan sát, nếm, ngửi mùi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị như thếnào? Và đoán xem nước sẽ thay đổi như thế nào khi cô pha đường, muối, nướccam vào cốc nước

Cô pha đường vào cốc nước số 1, muối vào cốc nước số 2, cam vào các cốc nước số 3, cho trẻ nếm thử các cốc nước đã pha, cho trẻ nhận xét và so sánhvới cốc số 4 và cô giải thích sự thay đổi đó Cho trẻ cùng làm thí nghiệm

Hình 1: Trẻ làm thí nghiệm “Pha nước muối, nước đường”

- Trẻ rút ra kết luận: Nước trong suốt không có màu, mùi, vị Đường có vị

ngọt, khi hòa tan vào nước làm nước có vị ngọt, muối có vị mặn nên khi pha vàonước thì nước có vị mặn

- Kết luận: Trẻ biết tính chất của nước không màu, không mùi, không vị Nướcchỉ bị thay đổi mùi vị khi ta pha vào nước các chất khác nhau

+) KPKH bằng giác quan.

KPKH bằng giác quan là khám phá bằng cách: Nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi.Một hoạt động mà trong đó trẻ sử dụng phối hợp càng nhiều giác quan baonhiêu thì khả năng nhận thức của trẻ càng cao bấy nhiêu Vì vậy trong quá trìnhlựa chọn giáo viên nên lưu ý lựa chọn hoạt động khám phá khoa học mà ở đó trẻđược trải nghiệm bằng các giác quan

Ví dụ: - KPKH với đề tài “Món ăn của bé.Thực hành: Rán trứng” ở

chủ điểm “Gia đình” (Trẻ biết được các quy trình để chế biến món trứng rán và

cảm nhận được mùi vị của nó)

Trang 8

- Với đề tài: Trò chuyện về một số loại quả “Quả mít, Quả xoài” ở chủ đề

“Thế giới thực vật ” (Bằng việc sờ, ngửi, nếm trẻ cảm nhận được màu sắc quả,

mùi vị đặc trưng của các loại quả )

+) KPKH theo thời gian:

KPKH là những hoạt động không gò bó trong khoảng thời gian nào cả, nóphụ thuộc vào thao tác nhanh hay chậm của trẻ hay phụ thuộc vào yếu tố kháchquan của môi trường Có những hoạt động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn,nhưng có những hoạt động là cả một quá trình kéo dài 5-7 ngày

* KPKH theo thời gian ngắn.

Là những hoat động có kết quả ngay sau 1-2 phút, giúp trẻ lý giải đượcnhững điều mình thắc mắc sau khi trải nghiệm

Ví dụ: Hoạt động KPKH “Nam châm hút gì?”

- Cho trẻ quan sát những vật được chuẩn bị và gọi tên chúng

- Cô đưa ra từng vật và cho trẻ nói lên vật đó làm bằng gì?

- Đoán xem vật đó có bị nam châm hút không?

- Đưa nam châm lại gần vật đó xem có bị nam châm hút không?

- Cho trẻ để riêng những vật bị nam châm hút và những vật không bị hút

Hình 2: Trẻ làm thí nghiệm: “Nam châm hút gì”

- Trẻ rút ra kết luận: Những vật làm bằng sắt thì bị nam châm hút, còn

những vật làm bằng chất liệu khác thì không bị nam châm hút

* KPKH diễn ra trong thời gian dài.

Hoạt động KPKH có khi là một quá trình dài 5-7 ngày, với đặc điểm này giáoviên nên linh động sáng tạo lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với chủ điểm,vớitừng thời điểm khác nhau để trẻ hoạt động một cách thoải mái và hứng thú

Thí nghiệm “Có cây không thích nước mặn” ở chủ điểm “cây xanh”.

(Tưới 2 loại nước (nước ngọt, nước mặn) lên hai cây con Thấy cây tưới nước mặn

bị chết, do cây này không thích muối, còn cây tưới nước ngọt thì sống xanh tốt)

Trang 9

Thí nghiệm “Thực nghiệm với cây và hạt” ở chủ đề “Thế giới thực vật”.

- Trong hạt có gì ?

+ Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm

+ Cho gọi tên hạt

+ Cho trẻ đoán trong hạt có gì?

+ Cho trẻ bóc hạt và tách hạt ra thành đôi

+ Cho trẻ quan sát và nhận xét

- Trẻ rút ra kết luận: Trong hạt có cây con nhỏ xíu, cây con nhỏ xíu đó

chính là mầm cây, nếu để nguyên hạt gieo xuống đất thì hạt đó sẽ nảy mầm vàphát triển thành cây to

+ Gieo hạt?

- Cho trẻ ngâm hạt vào trong nước ấm khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, sau đóvớt lấy hạt và gieo vào 2 cái khay (Một khay có đất, một khay không có đất),hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào khay có đất và tại khay có đất đượctưới nước thì hạt sẽ nảy mầm thành cây và lớn lên

- Trẻ rút ra kết luận: Hạt nếu được gieo vào đất, được tưới nước thì hạt

sẽ nảy mầm, còn hạt ở khay không có đất và không được tưới nước thì sẽ khôngnảy mầm

+ Sự phát triển của cây?

- Cho trẻ tiến hành gieo hạt vào 5 chậu như ở thực nghiệm “Gieo hạt”.Khi hạt đã nảy mầm thì cho trẻ trò chuyện về quá trình gieo hạt và nảy mầm Chotrẻ đoán xem cây cần gì để lớn lên và phát triển, cô và trẻ lần lượt tiến hành thựcnghiệm:

Chậu 1: Cho cây vào trong hộp kín

Chậu 2: Dùng ni lông bọc kín phần cây và thân cây

Chậu 3: Để cây vào chậu không có đất

Chậu 4: Hàng ngày không tưới nước

Chậu 5: Chăm sóc cây bình thường

Cô và trẻ đoán xem chuyện gì sẽ sảy ra

Hàng ngày cho trẻ tưới nước cho cây 1,2,3,5 bình thường , còn cây 4 thìkhông tưới

Sau một thời gian cô và trẻ cùng quan sát 5 cây, nhận xét kết quả thí nghiệm

và giải thích các hiện tượng xẩy ra ở các cây và so sánh với 5 cây và chỉ có cây 5 làphát triển bình thường, còn các cây còn lại bị héo, lá úa, vàng lá và chết

- Trẻ rút ra kết luận: Trẻ biết được quá trình phát triển của cây, biết điều

kiện sống của cây, cây cần gì để lớn lên và phát triển, giáo dục trẻ biết chăm sóc

và bảo vệ cây cây cần đủ bốn yếu tố: nước, không khí, ánh sáng và đất, thiếu 1trong 4 yếu tố trên thì cây sẽ bị héo úa, vàng lá, và chết

+) Khám phá khoa học dựa vào đặc điểm cá nhân trẻ.

Trang 10

Cùng một lứa tuổi nhưng mỗi đứa trẻ được sinh ra trong gia đình khácnhau, sống trong hoàn cảnh khác nhau nên khả năng, ý kiến, suy nghĩ sự sángtạo, phán đoán ở từng trẻ khác nhau Giáo viên cần tôn trọng khác biệt ở từng cánhân để có biện pháp phù hợp đưa ra.

Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: "Chơi với sỏi" Với đề tài này trẻ

biết được tính chất của sỏi là không tan được trong nước, nặng, chìm trongnước Chơi trò chơi với sỏi như: Chơi ô ăn quan, sỏi làm nhạc cụ gõ tiết tấu bàihát, dùng sỏi chơi ghép hình con vật, nhà mà trẻ thích

Hình 3: Trò chơi với sỏi

Cùng một đề tài nhưng đối với trẻ nhút nhát giáo viên cần hướng dẫn tỉ

mỉ, có thể chơi cùng trẻ, gợi ý cho trẻ nói lên ý kiến của mình Mỗi trẻ cónhững ý kiến khác nhau, có thể sai, có thể đúng nhưng giáo viên không nên bác

bỏ ý kiến của trẻ Làm như vậy trẻ càng mất tự tin, càng trở nên nhút nhát hơn

Cô giáo ân cần, nhẹ nhàng, từ từ chứng minh để trẻ tìm ra kết quả đúng, từ đấytrẻ cảm thấy hào hứng và tự tin trước những tình huống khác nhau

Ví dụ: Hoạt động KPKH: Thử xem nước chanh có vị gì ? Chủ đề: “ Thế giới thực vật”

Cô và trẻ cùng nhau pha nước chanh, cho trẻ nếm và nêu nhận xét củamình về vị của nước chanh Có thể một vài trẻ nhận xét chưa đúng nhưng côkhông nên bác bỏ mà giải thích từ từ

Việc lựa chọn các hoạt động thực hành trải nghiệm khám phá khoa học đểphát triển nhận thức cho trẻ là rất quan trong, trẻ có thể được khám phá bằngcách sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng,nhưng có khi trẻ phải thực hiện những thí nghiệm để biết sự khác nhau về đặcđiểm như mùi,vị của từng loại quả có trong thiên nhiên Quá trình hoạt động có

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w