Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ luôn gắn liền với đời sống hiệnthực nhằm thỏa mãn về nhu cầu cái đẹp của con người, nó tạo ra các tác phẩmnghệ thuật tạo hình nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 1 Lý do chọn để tài:
Hoạt động tạo hình nói chung và ở thể loại vẽ nói riêng còn gọi là hoạtđộng tạo ra cái đẹp trong cuộc sống bằng phương tiện tạo hình Đó là sự kết hợphài hòa của những cái đẹp giữa đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục trongkhông gian Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ luôn gắn liền với đời sống hiệnthực nhằm thỏa mãn về nhu cầu cái đẹp của con người, nó tạo ra các tác phẩmnghệ thuật tạo hình nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức thẩm mĩ, đồng thời nângcao chất lượng đời sống văn hóa, đưa cái đẹp vào cuộc sống của con người.Nghệ thuật tạo hình còn là hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ của hình tượngnghệ thuật khi con người chưa biết về lời nói và chữ viết của nhau mà chỉ thểhiện qua ngòi bút vẽ….Vì thế có thể nói hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ là hoạtđộng nhận thức đặc biệt mà ở đó con người không chỉ đơn thuần nhận thức vềcái đẹp của thế giới xung quanh mà còn có mong muốn cải tạo thế giới theo quyluật của cái đẹp Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ là hoạt động đòi hỏi ở conngười lòng ham muốn, niềm say mê nghệ thuật… không có những cái đó chắchẳn không có sáng tạo nghệ thuật mà sáng tạo nghệ thuật chính là ngưỡng tối đacủa tính tích cực hoạt động nghệ thuật nói chung của hoạt động tạo hình nóiriêng, hay nói cách khác hoạt động nghệ thuật là hoạt động thể hiện cao nhấttính tích cực và sáng tạo của con người
Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ của trẻ em chưa phải là hoạt động sángtạo nghệ thuật thực thụ Qúa trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình củatrẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành Hoạt độngtạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội,cải tạo thế giới hiện thực xung quanh mà kết quả vĩ đại nhất của quá trình hoạt
động là làm biến đổi, phát triển chính bản thân trẻ.[2]
Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ là một phương tiện phát triển thẩm mỹcho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chứcnăng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộctrẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, hammuốn tạo ra được cái đẹp Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triểntoàn diện nhân cách của trẻ
Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, nhiều môn học phát triểntoàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới Trẻbiết sáng tạo, lao động trong tương lai Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạtđộng tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng caochất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ Những sản phẩm trẻ tạo
ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phảnánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế Trẻ rất thích sử dụngmầu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng Mỗi sản phẩm của trẻ mangmột nội dung, một tên gọi khác nhau Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã
Trang 2giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cáiđẹp Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiệnhành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách của trẻ Songphương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo.Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính
áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sựlinh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 - 4 tuổi, các kỹ năng tạo hìnhcủa trẻ ở mức độ đơn giản Trẻ có thể vẽ tương đối chuẩn xác các hình học vàrất tích cực linh hoạt vận dụng phương thức vẽ các hình cơ bản này để thể hiệncác sự vật đơn giản mà trẻ quan sát được trong môi trường xung quanh Trongtranh vẽ trẻ bắt đầu chú ý đến màu sắc như là một dấu hiệu làm đẹp cho bứctranh nhưng chưa biết cách tô màu phù hợp cho đối tượng Trẻ phân biệt và cóthái độ khác nhau với màu sắc, qua màu sắc để thể hiện thái độ tình cảm củamình với đối tượng miêu tả Lứa tuổi 3- 4 tuổi là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vìthế vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, cách bố cụ, tô màu…còn hạn chế) Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc nàymôi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanhtrẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể Mặt khác vốn tù của trẻcòn quá ít, một số trẻ chưa đi nhà trẻ vì là con em nông thôn ở xa nên chưathông thạo tiếng phổ thông, còn rụt rè khi giao tiếp nên chưa thể diễn đạt nguyệnvọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc Vì vậy hoạt động tạo hình chính là mộtthứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi ngườixung quanh Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, cótình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó
được Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ Vì
vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong
hoạt động tạo hình, thể loại vẽ, cho trẻ 3- 4 tuổi Trường Mầm non Điển Trung, Huyện Bá Thước” Để làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại
Trường Mầm non Điền Trung thông qua hoạt động tạo hình, thể loại vẽ
Rèn luyện đôi tay khéo léo, trí tưởng tượng, óc sáng tạo và ham muốn làm
ra cái đẹp và thích khám phá về thế giới xung quanh trẻ, tính tò mò và yêu mến cái đẹp, bảo vệ sản phẩm của mình làm ra
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động tạo hình, thể loại vẽ, cho trẻ 3- 4tuổi
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm:
Trang 3- Phương pháp thu thập thông tin: Qua trò chuyện với phụ huynh, tròchuyện với đồng nghiệp, nghiên cứu sử dụng tài liệu,tham khảo sách báo, tậpsan, mạng xã hội
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Khảo sát trên trẻ; Qua các bài tập
cụ thể; Quan sát thái độ khả năng nhận biết
- Phương pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh
- Phương pháp phân tích giảng giải dạy trẻ cung cấp kiến thức, kỹ năngcho trẻ
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp toán học thống kê sử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 4II NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận:
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻMầm Non nói riêng thì vấn để giáo dục cho trẻ làm quen với môn tạo hình cómột vai trò rất quan trọng không thể thiếu được Tạo hình là phương tiện để giúptrẻ có những đức tính tốt đẹp, yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp Tínhkiên trì và rèn luyện đôi tay nhanh nhẹn, khéo léo, óc thẩm mỹ, đó là yếu tốquan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảmxúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực, và đây làcông cụ giúp trẻ giao lưu hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viêncủa cộng đồng Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần mongmuốn được khám phá và tìm ra những cái mới, những cái đẹp và yêu thíchnhững sản phẩm tự mình làm ra
Tạo hình còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môitrường xung quanh, thông qua cử chỉ, hình tượng lời nói của người lớn trẻ sẽđược làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh Trẻ
sẽ tái tạo lại các hỉnh ảnh sẵn có hoặc trẻ sẽ dựng lại hình ảnh của sự vật hiệntượng qua óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ Nhờ có tạo hình mà trẻ sẽ nhận biếtngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sốnghàng ngày.[1]
Đặc biệt đối với trẻ 3 – 4 tuổi cần giúp trẻ phát triển mở rộng óc sáng tạo,trí tưởng tượng, biết sử dụng nhiều loại màu sắc bằng cách thường xuyên nóichuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh… mà trẻ nhìn thấy trongsinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng
từ đó hình thành cho trẻ tính tư duy, lòng ham muốn làm ra cái đẹp, thích khámphá và tái tạo lại những hình ảnh mà trẻ được quan sát Từ đó mà trong cáctrường Mầm non nói chung và Trường Mầm Non Điền Trung nói riêng và cụ thể
là Lớp Mẫu giáo C1 (3 - 4 tuổi) do tôi phụ trách lại càng là một vấn để mà tôiquan tâm và trăn trở làm thế nào để hướng dẫn cho trẻ từ cách nhận biết màu,cách phối màu, cách cầm bút, tư thế ngồi, lòng ham muốn được khám phá thếgiới của trẻ
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình ở lớp 3-4 tuổi
* Thuận lợi:
- Lớp tôi phụ trách được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường,
Sự quan tâm, đưa đón đúng giờ của các bậc phụ huynh
- Các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, đóng góp các nguyên vật liệu sẵn
có ở địa phương hoặc các nguyên vật liệu phế thải… để cô trò tận dụng làm đồdùng đồ chơi tạo môi trường cho trẻ hoạt động
Trang 5- Là một trường đạt chuẩn quốc gia nên có nhiều đồng nghiệp có năng lực
nên tôi được học hỏi để nâng nghiệp vụ tay nghề và đặc biệt là giúp ích cho tôikhi nghiên cứu đề tài này
- Bản thân đạt trình độ trên chuẩn, am hiểu về chuyên môn có uy tín đối vớiđồng nghiệp luôn nhiệt tình trong quá trình giảng dạy được nhân dân quí mến,học sinh quí trọng và yêu mến cô giáo cũng như được lãnh đạo cấp trên tintưởng
- Có một số trẻ đã đi học từ nhà trẻ nên cũng đã biết một số màu cơ bản và
có nề nếp kỹ năng trong các hoạt động Một số trẻ đã biết cách cầm bút, cáchngồi đúng tư thế
- Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi thoáng mát, cóđầy đủ các phương tiện để cho trẻ hoạt động như giá trưng bày sản phẩm, góchoạt động giờ tạo hình……
- Trẻ ngoan ngoãn, nhanh nhẹn trong các hoạt động nghệ thuật Hứng thúkhám phá và mày mò những cái mới lạ
- Đa số trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết trả lời và đưa ra những ýkiến của bản thân, biết giao tiếp bằng tiếng việt
* Khó khăn
+ Về phía giáo viên:
Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹnăng tạo hình cho trẻ
Khi xây dựng kế hoạch chuyên môn, giáo viên còn nặng nhiều về vấn đềxây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹthường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển nghệ thuậttạo hình ở trẻ
Giáo viên chưa tạo được môi trường mở cho trẻ hoạt động
Chưa có nhiều thủ thuật để tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình
Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ chotrẻ
Giáo viên còn e ngại khi rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ vì trẻ nhỏ và sốlượng quá đông
Giáo viên chưa tận dụng các cơ hội để phát huy tính tích cực ở mọi lúcmọi nơi của trẻ
+ Về phía trẻ:
Vì cơ sở vật chất thiếu thốn nên nhà trường đang thiếu phòng học dẫn đếnviệc tách lớp để đúng với yêu cầu định biên theo quy định về số trẻ / lớp là chưađảm bảo, số trẻ / lớp quá đông ( 40 trẻ)
Trang 6Phần lớn trẻ trong lớp tôi chưa qua nhà trẻ nên kỹ năng nhận biết màu, kỹnăng cầm bút, tô vẽ chưa có; trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động.
Vốn từ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểucủa mình đối với người khác
Trẻ chưa có thói quen lao động tự phục vụ, các nề nếp trong học tập vuichơi còn tự do chưa theo đúng quy trình
Trẻ chưa dám nhận xét bài của bạn và chưa biết diễn đạt đủ câu: Vì saothích? Vì sao không thích?
Đa số trẻ chưa biết cách định hướng không gian, cách bố cục tranh mộtcách phù hợp
Phần lớn phụ huynh đi làm ăn xa, để con cho ông bà nên sự quan tâm đếncác cháu còn hạn chế
Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồntại, tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp nâng cao hiệu quảtrong hoạt động tạo hình, thể loại vẽ cho trẻ 3- 4 tuổi
Trong quá trình được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo C1(3-4 tuổi) tôi
đã khảo sát mức độ phát triển của trẻ thông qua hoạt động tạo hình Kết quả thuđược như sau:
TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ
3 Trẻ biết cách tô: trời,
mặt đất, tô ngang, tô
Trang 7Biện pháp 1 : Xây dựng môi trường bên trong và ngoài lớp học
Trang trí tạo môi trường nghệ thuật nhằm gây cảm xúc, gây ấn tượng chotrẻ về nghệ thuật tạo hình
Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tácđộng vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé Chínhmôi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé Đây là tác động cần thiết
để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu củachủ điểm, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí củatrẻ ở độ 3 - 4 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ
Sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo hướng mở để trẻ tiện hoạt động và kíchthích sự tò mò cho trẻ
Với môi trường trong lớp: Các chủ điểm, các tiêu đề của các góc Để gây
ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu,
có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ
VD: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy Nộidung của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủđiểm trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô giáocùng bé đi dạo…
+ Các góc hoạt động như góc gia đình: Có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dềnấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc
sư tí hon, công trình mơ ước…có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyểncác vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng Còn phía mảng tường tôithường làm bằng giấy bóng kính trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm
để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó Hoặc tôi cùng trẻ tạo nên những sảnphẩm tạo hình ở mọi lúc mọi nơi để cùng trang trí tạo sự thích thú cho trẻ
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủđiểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt têncho chủ điểm mới và tên của góc chơi của mình
Trang 8Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng cácngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mênghệ thuật.Ví dụ: với chủ đề đồ dùng gia đình tôi ở góc nghệ thuật tôi sẽ đàmthoại và cho trẻ quan sát tranh vẽ về cái ti vi, cái giường, cái tủ…những đồ dùngquen thuộc có trong gia đình Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham giatạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
Ở góc nghệ thuật: Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúngmình Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé Nào ai
có ý kiến cô gợi ý các tên như sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay…Cho trẻ thảo luận
và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góchoạt động Khi đã có tên cô hướng dẫn trẻ làm thật nhiều những sản phẩm đểtrang trí cho ngôi nhà đẹp hơn.Ví dụ: Cô muốn trong lớp mình ai cũng có sảnphẩm được trang trí lên từng ngôi nhà nhỏ của chúng mình để cô thay các tranh
vẽ của các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không? Từ lời gợi mở như vậy đã kíchthích trẻ tạo ra sản phẩm mới một cách hào hứng, tích cực hơn
Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiếnhành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phùhợp để kích thích trẻ hoạt động
Ở đây nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy
để sử dụng khi vào hoạt động Bên cạnh đó tôi chuẩn bị một bức tranh hay 1 sảnphẩm tạo hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung đểlàm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các giờ đón
và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi Từ đó giúptrẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹnăng hơn trong giờ hoạt động chung
VD: Với chủ đề: “Thế giới thực vật” đề tài “Các loài hoa” Tôi trao đổi vớiphụ huynh đề tài mình sắp học và cho trẻ quan sát thêm ở nhà Ở lớp tôi chuẩn
bị một số tranh vẽ về các loại hoa làm tranh cung cấp kiến thức hoặc mọi lúcmọi nơi tôi cho trẻ quan sát các loại hoa bằng vật thật, cho trẻ tri giác, đàm thoại, ghi nhớ về loại hoa, màu sắc…
Khi trẻ vào góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằng cách:+ Đố trẻ cô có bức tranh gì?
+ Các bông hoa được vẽ và tô màu như thế nào?
Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về một số đặcđiểm chung cơ bản của một số loại hoa đó và cách cầm bút, cách chọn màu,cách vẽ, cách tô màu
Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ 1 cách tỉ
mỉ hơn về cách (chọn màu, cách cầm bút, cách vẽ, …) hoặc cô kết hợp làmchung với trẻ về bức tranh đó kết hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ cótâm thế hơn
Trang 9Như vậy với đề tài về “ hoa” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theonhiều hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không gò bó, chánnản giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng côđịnh cung cấp hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí củatrẻ Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình Không những chỉ
có góc tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khácgiáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ Cụ thể:
+ Góc học tập:
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán vàmôi trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọncác trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ Từ đó giáo viên có thể lồngghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ
VD: Với nội dung toán: “Tô màu theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kếthợp rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng chọn màu, tô màu
VD: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được vẽ tranh ảnh,
đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm bút,chọn màu, phối hợp màu
+ Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem cácloại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồdùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng có thể nhẹ nhàngđưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ
VD: Cô hướng dẫn trẻ tô tranh truyện, hướng dẫn cách tô màu cho bứctranh thêm đẹp
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một
cá nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ
cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ Từ đó giúp trẻ phát triển hơn vềkhả năng tạo hình
Do phòng học lớp ở cạnh hiên tôi đã tận dụng không gian bên ngoài nhưhiên của phòng học làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ Ngoài ra tôi còn trangtrí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho hợp lí để tạo môi trường thực sự phù hợp vớitâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình
Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với phấn nên tôitận dụng luôn cho trẻ vẽ về chủ đề đang học giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sảnphẩm tạo hình để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹnăng về tạo hình cho trẻ
Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ Đặc biệt ở lứa tuổi 3-4 tuổi
* Biện pháp 2 : Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Trang 10Thực tế đã chứng minh: Trẻ 3- 4 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tưduy trực quan hành động nên dẫn tới kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹnăng cầm bút còn ngượng, chưa nhận biết rõ được nhiều màu, nét vẽ, tô cònvụng, sử dụng đường nét vụng về Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sửdụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu Chính vì vậy nên việc hướng dẫn sátsao của cô là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ ở giai đoạn này, mà mà điềuquan trọng đối với cô là phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình, thể loại
vẽ
- Việc đầu tiên tôi rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ ở lớp tôi là chuẩn bị
đồ dùng cho trẻ quan sát : Đồ dùng, tranh ảnh, mô hình, đồ vật, vật thật hay sảnphẩm tạo hình của cô giáo hoặc của trẻ tôi đặc biệt lưu ý những đặc điểm sau : + Đồ dùng, đồ vật cho trẻ quan sát cần đẹp, điển hình, không quá nhiều màtập trung vào kiến thức chính nổi bật và các phương pháp hướng dẫn như : Hìnhdáng, đường nét, sắp xếp, bố cục hay màu sắc Tuy nhiên nên có đồ dùng cho trẻ
so sánh, tìm ra điểm giống hay khác nhau của cách thể hiện qua các hình ảnh,cách sắp xếp hoặc cách vẽ màu, nhằm khích lệ trẻ sáng tạo theo ý thích củamình
+ Trình bày đồ dùng cho trẻ quan sát cần lưu ý :
Dán, treo, đặt vừa tầm của trẻ (Tránh xa quá, gần quá, cao quá hoặc thấpquá)
Giới thiệu lần lượt theo trình tự bài học hoặc trình bày cùng một lúc (Đốivới bài cần có sự so sánh, tổng hợp)
Sắp xếp đồ dùng cần thoáng, dễ nhìn, thể hiện rõ bố cục giữa tranh, ảnh,
to, nhỏ, màu đậm, màu nhạt đan xen để trẻ dễ nhìn
- Việc tiếp theo khi tôi rèn kỹ năng tạo hình là hướng dẫn trẻ quan sát.Khi hướng dẫn cho trẻ quan sát tôi có một số lưu ý :
Mục đích của quan sát không những để trẻ hiểu mà còn cảm thụ được vẻđẹp của đối tượng
Hướng dẫn trẻ quan sát từ bao quát đến chi tiết từ cái lớn( cái chung tổngthể) sau mới đến bộ phận chi tiết để nắm được cấu trúc của đối tượng : hìnhdáng chung, các bộ phận, màu sắc, thể hiện qua các điểm như từ hình dángchung đối với vẽ mẫu, vẽ trang trí.Từ các hình ảnh chính và sắp xếp hình ảnhcủa đề tài đối với vẽ tranh.[3]
Gợi ý trẻ quan sát bằng những câu hỏi sát với nội dung, đúng với độ tuổi,tránh dùng từ khó hoặc mang tính chuyên môn như (bố cục, luật xa gần ) vìnhư thế trẻ rất khó hiểu
Tạo điều kiện cho trẻ so sánh, giúp chúng nhận ra các đặc điểm của đốitượng : to, nhỏ, cao, thấp
Trang 11Liên hệ với cuộc sống nhằm cung cấp thêm cho trẻ những hiểu biết hơn cóliên quan đến đối tượng Ví dụ : cây có tán lá, cành, nhánh, gốc Con chimdùng mỏ để bắt mồi, con chó dùng mõm để ăn, với con người thì gọi là miệnghay mồm Chỗ cao nhất của ngọn núi có nhiều tên : ngọn núi, đỉnh núi, chópnúi Ngược lại chỗ cao nhất của cây chỉ có một từ là ngọn cây chứ không gọi làđầu cây hay chóp cây Từ những tìm hiểu, liên hệ thực tiễn trong cuộc sống qua
đó mở rộng nhằm cung cấp thêm kiến thức có liên quan, đồng thời tạo cho bàidạy thêm phong phú, trẻ học vui hơn và tiếp nhận thêm được những điều bổ ích Tạo cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đồ vật trước khi trẻ vẽ như quansát, sờ nắn rồi nêu nhận xét và nói về đối tượng trước khi trẻ tạo hình Để quátrình nhận thức sâu sắc hơn giáo viên cần yêu cầu trẻ nêu đặc điểm, giải thích,giảng giải, lý giải vì sao trẻ có nhận xét như vậy Cần tận dụng khung cảnh xungquanh gần gũi với trẻ : Thôn xóm,vườn trường cho trẻ quan sát nhận xét giúptrẻ hiểu thêm về thế giới thiên nhiên, làm giàu cảm xúc cho trẻ
Khi cho trẻ quan sát, giáo viên không nên nói nhiều, nói hộ trẻ mà để trẻ tựxem, quan sát, nhận xét và nêu lên sự vật, hiện tượng trẻ đang quan sát Giáoviên sử dụng các câu hỏi gợi ý nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào những điểmcần cho trẻ quan sát
Hệ thống câu hỏi cho trẻ quan sát phải hướng tới vẻ đẹp, hình dạng, màusắc tổng thể của đối tượng đó.[3]
\Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kíchthích lòng ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp
Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp củaquá trình đổi mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩmcủa trẻ phải đa dạng, phong phú, sáng tạo
Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần hướng dẫn trẻ Cácbước hướng dẫn trẻ thực hiện được tiến hành như sau :
Trẻ cùng cô trao đổi cách làm, cùng tham gia làm mẫu hay thực hiện cácđộng tác quen thuộc để nhắc lại Khi sử dụng giấy vẽ cô cần dựa vào cấu trúccủa đối tượng mà yêu cầu trẻ thực hiện trên nền giấy ngang hay dọc cho phù hợpvới đối tượng Ví dụ : Với chân dung lọ hoa, cái bình cô nên cho trẻ để giấydọc Với tranh vẽ phong cảnh cô nên hướng dẫn trẻ để giấy ngang cho rộnghơn Hướng dẫn trẻ vẽ các các chi tiết chính trước, sao cho vừa, không quá tohoặc quá nhỏ sau đó vẽ các chi tiết phụ sau Hướng dẫn trẻ thêm các chi tiết phụcho phù hợp với tranh vẽ
Muốn trẻ tạo ra một sản phẩm đẹp, hợp nội dung giáo viên cần theo dõi trẻquan sát trẻ khi trẻ thực hành để gợi ý, bổ xung cho phù hợp với khả năng nhậnthức, khả năng cảm nhận của từng trẻ, không áp đặt, không chung chung Nhưvậy sản phẩm của trẻ sẽ đa dạng, phong phú tuy cùng một đề tài