1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiệu quả của các hình thức nghệ thuật trong kiến trúc (tt)

26 198 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 7,16 MB

Nội dung

Trang 1

Mã kho Tên luận án Phụ đề Tác giả Nơi xuất bản Nơi bảo vệ Năm bảo vệ Số trang Ngôn ngữ Từ khóa Tóm tắt

THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Cee eee ee ee eee a ei ut PHIEU THONG TIN LUAN AN LA97.0019.3 Hiệu quả của các hình thức nghệ thuật trong kiến trúc LAPTSKH Kỹ thuật: 2.17.01 Nguyễn Tiến Thuận Hà Nội Đại học Kiến trúc Hà Nội 1997 179tr Tiếng Việt Nghệ thuật, Kiến trúc

Hiệu quả của các hình thức nghệ thuật trong kiến trúc từ xưa tới nay; Những luận cứ về tính hiệu quả của các hình thức nghệ thuật trong kiến trúc; Ứng dụng các hình thức nghệ thuật trong kiến trúc ngày nay

Độc giả có thể xem toàn văn luận án này tại Phòng đọc Tài liệu số tập trung, tầng 2, nhà D, Thư viện Quốc gia Việt Nam

Mại chỉ tiết xin liên hệ info@nlv.gov.vn để được trợ giúp

Trang 2

PHAN 1 MO ĐẦU

i Ly do chon dé tai:

Một công trình kiến trúc cho ta nhiều hiệu quả về: sử dụng, kinh tế, văn hóa và nghệ thuật Các hiệu quả này có xen chéo nhau và có phần riêng biệt Hiệu quả nghệ thuật của kiến trúc - là một tổng hòa nhiều hiệu

quả của các hình thức nghệ thuật và cũng có đặc thù Vì vậy có các lý do

để tác giả chọn đề tài này là:

1 Đó là một khâu quan trọng trong quá trình sáng tác, phê bình

kiến trúc chưa được các học giả đi sâu nghiên cứu

2 Các khâu khác của sáng tác kiến trúc như mỹ học, lý thuyết vẻ nghệ thuật kiến trúc (trong đó có bố cục, các quy tắc công năng, đidai ), đều đã có trong sách, giáo trình ở VN Riêng khâu HIỆU QUA (HQ) của

CÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT (CHTNT) trong KIẾN TRÚC (KT)

chưa có

3 Tác giả luận án có một số thể nghiệm trong sáng tác, muốn đúc

kết, góp phần vào việc xây dựng,giới thiệu phương pháp,thủ pháp sáng tác

De Chủ đề của đề tài:

Nội dung của luận văn tập trung bàn về tính HIỆU QUÁ NGHỆ

THUẬT, của từng loại hình nghệ thuật nói chung và hiệu quả tổng hợp của CHTNT trong kiến trúc nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Các công trình kiến trúc của tác giả trong và ngoài nước có giá trị nghệ thuật, mà trong đó HQ của CHTNT là đối tượng nghiên cứu chính

- Phạm vi không gian: các tác phẩm có giá trị trên thế giới từ cổ đại

(khởi đầu thời kì văn minh)

Trang 3

SƠ ĐỒ - GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN COU So đồ bên giới thiệu Ề = ll NT KiEN TRIG | 1 4 cum thuat

ngit hay 4 dé [¢ | Ht | NT KIẾN TRÚC | 2

tài Các đề tài Ý Hiệu QuÁ | củA [c]| Mr M KIẾN TRÚC | 3

này cho thấy

HIỆU QUÁ | CỦA | C | HT | NT] TRONG | KIẾNTRÚC | 4 sự khác nhau về phạm vi nghiên cứu 6 HifU QUA | CUA ¬ KIẾN TRÚC Ì ri Sơ đồ LÀ YẾU TỐ LÀ TẤT CẢ NHỪNG:

muốn làm rõ TÍCH CỤC LÄ KẾT QUẢ YẾU TỐ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

RO RANG NHƯ: ĐK, HH, A$, VL MỖI TRƯỜNG

giới hạn của để tài luận

van nay THỦ PHẮP

PHONG CÁCH

4 Phương pháp nghiên cứu:

Lua chon các công trình tiêu biểu trong và ngoài nước, đánh giá

giá trị nghệ thuật có minh chứng để tìm tới cái nguồn gốc của hiệu quả

hình thức nghệ thuật: một lý do, một phong cách, một thủ pháp từ phía con

người nghệ sĩ của thời đại mình sống, của cộng đồng đã ấp ủ người Từ đó

rút ra các luận cứ cơ bản (khác với các lý luận “Nguyên lý thiết kế”, "Lý luận Mỹ học”, "Lý luận phê bình” hoạc "Lý thuyết sáng tác” đã có)

Qua các luận cứ cơ bản sẽ rút ra các luận đẻ để gợi ý, tư duy sáng

tác Với hy vọng làm sáng tỏ các luận đẻ bảng những mình chứng qua lao

động sáng tác thực tế của tác giả luận văn

mn De tài và thực tế học thuật:

Hiệu quả của hình thức nghệ thuật Kiến trúc được cả giới kiến trú sự sáng tác, giới phè bình, giới thường thức cảnh quan kiên trúc rộng

Trang 4

Cho nên bản luận van này không phải là công việc tiếp tục

nghiên cứu các lý thuyết cơ bản mang tính hệ thống mà là sự mạnh dạn

thu thập bằng thêm vào những thu hoạch trong thực nghiệm của mình, bổ sung, phan tích, để xây dựng một số quy tắc và kiến nghị, mong góp được

phần nhỏ vào sự nghiệp phổ biến kiến thức và dao tao tay nghề trong giới

kiến trúc trẻ

6, Mục đích nghiên cứu của luận án:

° Mục đích 1: Một số nguyên tắc thiết kế về HQ của CHTNT trong kiến trúc, phục vụ công tác lý luận, phê bình và giảng day trong

nhà trường

* Mục đích 2: Các nguyên tác thiết kế đưa ra với hy vọng tạo dựng được một phương pháp, mang phong cách rõ ràng, có hiệu quả

góp phần vào bản sắc kiến trúc Việt nam PHAN 2 NOI DUNG LUAN AN

CHƯƠNG 1

HIEU QUA CUA CAC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG KIẾN

TRÚC TỪ XƯA TỚI NAY CONG QUAN)

1,1 LAO ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT:

Trong mọi thành quả lao động được nhiều người rồi đến cả công

Trang 5

Giá trị nghệ thuật của tập hợp các công trình kiến trúc đã tạo dựng thành bộ mặt của một địa phương một quốc gia

1.4 MỘT SỐ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT KIÊN TRÚC CAC HIEU QUA

THAM MỸ CUA CHUNG:

1.4.1 Cái đẹp của Kim tự tháp và đến miếu Ai cập

Đó là cái hiệu quả của hình thức nghệ thuật điêu khác hoành

tráng, của sự tỉnh khiết, chính xác hình học đã gây sự xúc cảm thẩm mỹ O đây điêu khấc, hội họa, màu sắc nguyên của quang phổ đã tổng

hợp thành cái HQ ĐẸP kiến trúc được cảm nhận trực tiếp

1.42 Hiệu quả nghệ thuật ở Pactênông - Arôpôl - Sự biểu hiện về đẹp con người vào kiến trúc

Một vẻ đẹp ai cũng nhận thấy đã hấp dẫn du khách gần 23 thế kỷ qua Ai đã nhìn thấy Pactênông-Arôpôl, thì cái cảm nhận được ở đây hầu

như không cần thông qua tư duy phân tích lý trí Tuy rất to lớn đứng giữa

quảng trường, nhưng lại không lấn át, mà gần gñi với tầm vóc con người Pactênông cho ta một vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khác

1.4.3 Lãng mộ - Môdôlẻ (Mausolc-mausoleé)

1.4.4 Tiểu Trianông (Le Petit Trianon)

1.45 Quảng trường Capitoli

1.4.6 Nhà hát lớn Paris - Thư viện Quốc gia Paris 1.47 Xtupa Torana và dãy kiến trúc Ấn đò:

1.48 "Đại ốc đỉnh" - mái cong lớn và vẻ đẹp kiến trúc Trung Quốc Kiến trúc cổ Trung Quốc nổi tiếng về tính đa đạng của hệ kết cấu gỗ đáp ứng không biết bao nhiêu kiểu dáng nhà cửa Các kết cấu gỗ này

Kết thúc bảng các kèo xiên tạo ra mái dốc, lớn và uốn cong theo 4 phương, 8 hướng Tên hán tự của nó là ĐẠI ÓC ĐỈNH Nó có vẻ đẹp Trung Quốc,

Trang 6

1.4.9, Angco - kỳ quan thế giới về cái đẹp không phan biệt giữa kiến trúc và điêu khác

Đây là đỉnh cao của hiệu quả kiến trúc kết hợp với điêu khác, tác

phẩm lớn thời Jayavarman VỊI, để thể hiện sự tồn tại vĩnh cửu

1.4/10 Hiệu quả nghệ thuật của kiến trúc Việt nam truyền thống

Kiến trúc cổ VN có đặc trưng dùng thủ pháp kết hợp với cây, cỏ,

hồ nước v.v làm cho mỗi một công trình có một hiệu quả nghệ thuật, một

sắc thái riêng

- Chùa một cột, ngôi chùa tuy nhỏ có thể là rất nhỏ nhưng được ngưỡng mộ như một biểu tượng của Việt nam Hiệu quả ở đây là sự hoàn hảo của tỷ lệ bố cục và sự bất ngờ độc đáo của ý đồ sáng tạo

Một đặc biệt rất đáng kể trong phần kết thúc 4 góc mái, chạm

khắc gỗ đá v.v của các đình chùa Việt nam, đã cho thấy hiệu quả rất cao

trong kiến trúc của nghệ thuật điêu khác

1.4.11 Kiến trúc hiện đại và HQ thẩm mỹ của nó

° Nhà thờ Rông sàng

Là một trong những công trình phóng khoáng nhất, với đây đủ

chất cảm thẩm mỹ của Lo Coocbuyxie Ở đây tính trừu tượng của nghệ thuật tạo hình đã được vận dụng vào kiến trúc

° Nhà Quốc hội - Bradilia

Nhà Quốc hội theo quan niệm của Oxca - NieMeye - ông muốn cho ta cái mới - chưa hẻ có trước đó - cũng như cái đẹp không tiển lệ Ở đây ý nghĩa về vai trò quan trọng của chức nàng công trình đã tạo nên được bởi hiệu quả hoành tráng của kiến trúc

° Rap hat Xitnay

Ở đây kiến trúc và nghệ thuật tạo hình đã có cùng tiếng nói Hiệu quả của hình tượng kiến trúc với sự độc đáo về hình khối của nó đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, nhờ vậy cảnh quan của khu vực này đã trở thành

Trang 7

1,412 Hiện tượng Gaudi (Antoni) Với chú trương điêu khắc kiến

trúc

GALCDI xuất phát điểm là một nhà điêu khắc, ông theo chủ nghĩa ấn tượng Chủ trương của GAUDI từ điêu khác thuần túy chuyển sang

dieu khác kiến trúc Tác phẩm điển hình là nhà thờ Barcelona - Sagrada

Familia Công trình chưa được xây dựng xong phải đình lại vì dư luận phản đối là một kỳ dị đương thời Khi ông chết đi công trình này đã trở

thành một kỳ quan và là niềm tự hào của Barcelona

1.4/13 Hiệu quả Hội họa - Kiến trúc, Kiến trúc - Hội họa

Qua một số công trình cho thấy: Hội họa đã tham gia vào kiến

trúc như một cấu thành không thể thiếu Hội họa đã trang trí và còn có thể

làm biến đổi không gian kiến trúc, nhờ HQ của thủ pháp thấu thị

1.4.14 Hiệu quả tổng hợp của môi trường

Qua một số công trình cho thấy: Thiên nhiên là điều kiện cần

thiết để tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho công trình kiến trúc Đồng thời

Kiến trúc làm giàu thêm cho thiên nhiên

1.4.15 Vẻ hiệu quả nghệ thuật của kiến trúc “hàu biện đại” (HHĐ)

Những tìm kiếm hiệu quả nghệ thuật kiến trúc của nhiều KTS sau

phong cách hiện đại - đã kéo đài gần nửa thế kỷ nay Chưa có một xu hướng chung về tiêu chí cái đẹp của kiến trúc HHĐ

Những đường nét kiến trúc chiết trung được áp dụng để tạo nên

một không gian kiến trúc vừa mới vừa quen

1.5, NHỮNG DIỀU RÚT RA TỪCÁC TÁC PHẨM ĐÃ DÀN

1, Các HQ của NTKT trong lịch sử là kho tàng di sản văn hóa

2 Tính biệu quả đa phương của các loại hình nghệ thuật

3 Các HQ nghệ thuạt thành phần (hay các HTNT) được tổ hợp trong nghẹ thuật kiến (rúc có tính đạc thù

4 Các KTS bao giờ cũng đang ở trong thời điểm mới, tìm tòi HQ

Trang 8

5 Cá nhân nghệ sĩ - KTS có vai trò quan trọng trong việc sáng

tạo NTKT có bản sắc dân tộc

1.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua việc nghiên cứu lịch sử và quá trình phát triển của kiến

trúc nhân loại từ cổ Ai cập đến nay Bằng việc chọn lọc và phân tích

những tác phẩm có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, với cách nhìn khái quát

tập trung vào đặc trưng về tính HIỆU QUẢ (HQ) của CÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT (CHTNT) trong kiến trúc, trong phần này có thể đi đến một số kết

luận như sau:

KUI: - Trải qua hàng chục vạn nám lao động, con người đã luôn sáng

tạo thế giới theo tiêu chuẩn cái đẹp, đó là những giá trị nghệ thuật làm

xuất hiện và phát triển NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC NHƯ MỘT NGHỆ THUẬT

TONG HOP:

- Sự tham gia cấu thành kiến trúc của CÁC HÌNH THỨC NGHỆ

THUẬT trong sáng tạo kiến trúc của xã hội loài người đã có từ buổi bình Trinh của kiến trúc Từ những kiến trúc nhỏ bé đơn sơ, con người luôn bày

tỏ khoái cảm của mình, đến những kiến trúc hùng vĩ đã chứng minh quyền

lực và sức mạnh vĩ đại của con người trước thiên nhiên Song ở đâu và bao

giờ cũng vậy, con người luôn gửi gắm những khoái cảm của mình trong

tác phẩm kiến trúc

- HIỆU QUẢ của CÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT trong kiến trúc đã được chọn lọc và tồn tại, cho chúng ta cảm nhận được bản sắc riêng của từng địa phương, từng khu vực Kiến trúc luôn đóng vai trò với tư cách là

một đặc trưng nhận điện văn hóa

KL2: - Mọi HTNT trong kiến trúc vừa là loại hình nghệ thuật riêng, vừa

là sự phối kết trong một cấu hình tổng hợp của không gian kiến trúc Các KTS cần có sự hiểu biết và nắm chắc ngôn ngữ biểu hiện của các loại hình

nghệ thuật, để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả CHTNT đó vào trong sáng tác NTKT

KL3: - Nghệ thuật nói chung đều có đặc trưng song trùng - lý luận và

thực tiễn Trong đó kiến trúc là một NT tồng hợp, vừa gần gũi vừa trim

Trang 9

sống thực tế và những lý tưởng nghệ thuật Vì vậy càng cần phải tiến hành

song song phân tích lý luận và thực tiễn sáng tác mới có thể cho ra đời được những HTNT kiến trúc mới

KL4: - Cần coi HQ của NTKT là chất lượng tiểm ẩn trong mọi tác

phẩm, mọi truyền thống Có thể phát hiện HQ của CHTNT trong kiến trúc qua phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh đối chiếu, tái tạo rồi triển

lãm để làm cơ sở đánh giá di sản và đúc kết lý luận mới

CHUONG 2

NHỮNG LUẬN CỨ VỀ TÍNH HIỆU QUÁ CỦA CAC HINH THUC

NGHỆ THUẬT TRONG KIẾN TRÚC

2.1 — KIẾN TRÚC VÀ CÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CÙNG CÓ CÁC

PHẠM TRÙ CHUNG: nội dung, hình thức, lý tưởng thẩm mỹ (cái đẹp), phong cách và hiệu quả

2.1.1 _ Về nội dung và hình thức của kiến trúc:

Luận án khái quát về nội dung, hình thức của triết học cổ điển,

hiện đại và vận dụng nó với sự nhận thức HQ NT

2.1.2 Nội dung, hình thức và phong cách kiến trúc:

Tính biện chứng thống nhất của nội dung và hình thức nghệ thuật kiến trúc có thể biểu hiện qua sơ đồ sau đây:

Miền trùng hợp (C) nói lên

cảm nhận của ta khí thấy tác phẩm

kiến trúc, trong cái thế tuyệt mỹ của cả nội dung lẫn hình thức

Phong cách tuy qua lãng kính tác giả,nhưng môi tác giả lại qua

láng kính cộng đồng thời đại Để để biểu hiện chúng có thể bằng sơ đồ

Trang 10

Vòng tròn tâm LR, là tác giả,

nghệ sĩ và phong cách của mình Vòng I,R; là cộng đồng (cộng đồng đây phiếm chỉ địa phương, đân tộc, cộng đồng dân tộc )

phong cách của tác giả nghệ sĩ ở trong cái

nôi của vòng cộng đồng, cũng như ở trong

vòng I,R; của thời đại (thời gian)

lối BÌNH ĐIỆN TRI THỨC LUẬN TRONG KIẾN TRÚC VÀ BÌNH DIỆN SỰ

SONG TINH THAN TRONG NGHỆ THUẬT ĐÓ,

2.2.1 Khái niệm,

Kiến trúc cùng nhiều nghệ thuật khác biểu hiện ý thức về cuộc sống, nó làm phong phú sự hiểu biết và nâng cao trình độ con người 2.2.2 Các bình điện: (phạm trà nhận thức từ các góc độ khác nhau) Từ đây ta rút ra quan niệm sáng tạo nghệ thuật sẽ qua lăng kính các bình diện sau: ° Binh dién ban thé ° Bình diện nghệ thuật ° Bình diện nhận thức 23: NHUNG DAC THU CỦA HIỆU QUÁ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC: 2.3.1 Đạc thù hình thành của tác phẩm kiến trúc:

2.3.2 Đạc thù hình thành của phương pháp, thú pháp, phong cách và trường phái nghệ thuật kiến trúc

Với nghệ thuật, ý nghĩa của phương pháp được hiểu là cách thức

tái hiện đối tượng nghiên cứu trong tư duy Mỗi một lĩnh vực tư duy có một phương pháp riêng

Nếu như các phương pháp thủ pháp phong cách, trường phái của mọi nghệ thuật đều đan xen, thì ở nghệ thuật kiến trúc cũng có hiệu quả

tương tự

Thủ pháp hay bút pháp, là cung cách thể hiện tác phẩm của từng tác giả Thủ pháp phản ánh bản sắc của từng nghệ sĩ Còn phong

Trang 11

cách là một hệ thống thủ pháp, phương pháp của một hay nhiều tác giả, nó đã thành công và có tác dụng, có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Trường phái là cái nôi cụ thể của hệ thống phương pháp

Với nghệ thuật kiến trúc, HQ của nó, thông qua biểu hiện của CHINT, cho ta thấy dấu ấn của các thủ pháp, phong cách và trường phái 2.3.3 Đạc thù hiệu quả mỏi trường của nghệ thuật kiến trúc:

2.4 CÁC YẾU TỔ TẠO NÊN HIỆU QUẢ TRONG TÁC PHẨM KIẾN TRÚC

2.4.1 Các loại hình NT và sự tham gia cấu thành kiến trúc của các HTNT 1 ĐIÊU KHẮC 2 HỘI HỌA 3 CHẤT LIỆU 4 ÂM THANH 5 ANH SANG 6 THẤU THỊ 7 MÔI TRƯỜNG

2.4.2, Nhận biết hiệu quả của HTNT khác trong kiến trúc

2.4.3 Luận cứ vẻ điêu khắc và hiệu quả của nó trong kiến trúc

Như vậy là ngay từ buổi ban mai điêu khác đã vừa là nghệ thuật

thực dụng, vừa là nghệ thuật thuần tuý Ngoài ra khác với các nghè thuật

khác, với tính chất cơ bản - nghệ thuật của khối tích - điêu khác từ lâu là bạn đồng hành của nghệ thuật kiến trúc Điêu khác xuất hiện ở những nơi

mà kiến trúc cần đến: cột nhà (đầu, chân, thân) trần nhà, cửa nhà, bàn

thờ

2.4.4 Luận cứ về hội họa và hiệu quả của nó trong kiến trúc

Với tính chất tạo hình và biểu hiện hội họa đem hiệu quả màu

sác, xa gần, hiệu quả ánh sáng lầm cho nội ngoại thất kiến trúc như có tâm

hồn, thêm bộ cánh mới

Trang 12

Chất liệu luôn có tác dụng trang trí, biểu hiện của nó có thể gây

được ấn tượng rất mạnh Nó tác động vào ngũ quan của người cảm nhận, mang lại những hiệu quả về trạng thái, về cảm xúc tính thần và trong

nhiều thủ pháp chất liệu đã đạt tới sự liên tưởng của cảm xúc thẩm mỹ

2.4.6 Luan ctryé anh sang va hiệu quả của nó trong Kiến trúc

Ánh sáng chính là điêu khác và hội họa trong kiến trúc Ánh sáng là thủ pháp tác động mạnh nhất (kể cả ở góc độ tâm lý và sinh lý) vào ngũ quan của người cảm nhận một cách toàn điện

2.4.7 Luận cứ vẻ thị giác và thủ pháp về nó trong kiến trúc

Lợi dụng sự hiểu biết về tâm sinh lý của con người, đặc biệt về thị giác của người Các KTS trong lao động sáng tạo đã đưa ra nhiều thủ pháp

"đối phó” với thị giác của người, tạo hiệu quả cho tác phẩm của mình

2.4.8 Luận cứ về âm thanh và thủ pháp về nó trong kiến trúc

Âm thanh là thủ pháp tạo dựng bởi cách hòa vào trong không gian

kiến trúc như sự cân bằng về trạng thái cho con người, cả những khi cần

sống động chan hòa và khi tĩnh lặng trong không gian

2.4.9 Luận cứ về môi trường và thủ pháp về nó trong kiến trúc

Có thể nói rằng, một trong những thành công có tính quyết định

của NT kiến trúc chính là sự phù hợp của tác phẩm kiến trúc với môi

trường

Các KTS đã có thể “nhào nặn” tạo dựng được môi trường mà lẽ ra

điều kiện không thể có được

2.5 HIBU QUA MOI - CAI DANG TRAN TRO TIM KIEM CUA CAC

TRƯỜNG PHÁI HẬU HIỆN ĐẠI (HHĐ)

Ngày nay chúng ta đang ở vào cuối thời đại của phong cách, thị

hiéu HD, va rất nhiều thủ pháp, phong cách về HHĐ đang nhoi lên

HHĐ là một xu hướng kiến trúc ra đời sau phong cách HĐ Mỗi một KTS dù muốn hay không cũng cần tìm cho mình chỗ đứng trong trào

lưu này Cho nên bàn về HĐ, HHĐ và các đặc trưng của nó là cần thiết

Trang 13

2.5.1 Bàn về HD va sura dicta nd

2.5.2 Cuộc giằng co giữa hai xu hướng HĐ và sự ra đời của HHĐ

Sự sáng tạo của các KTS HĐ ngày nay đã luôn hình thành các

dòng kiến trúc khác nhau, nhưng nhìn chung có hai xu hướng rõ rệt cũng

có thể coi như bai dòng tư tưởng: Một là xu hướng trở về với cội nguồn

truyền thống, hai là xu hướng theo phát triển hiện đại công nghiệp

Các bút pháp của phong cách HĐ (chủ nghĩa HĐ) để lộ nhiều vấn

đề chưa giải quyết được cho giai đoạn mới - vả lại khi thị hiếu thay đổi thì

có "cái gì” cho sau HĐ là cân thiết, đó là sự ra đời của HHĐ

2.5.3 HHĐ và vốn cổ nói chung

Cũng có xu hướng sử dụng nhiều môtíp truyền thống cho các bộ

phận kiến trúc như: cửa, cột, trần, lan can hay cả cách tổ chức không

gian nhung vẫn cho ra được tác phẩm (công trình) phi cổ điển

2.5.4 Bản sắc dân tộc và HHĐ,

Thế giới đã xuất hiện kiến trúc HHĐ, và mỗi dân tộc sẽ có sắc

thái kiến trúc HHĐ riêng của mình Đây là luận cứ cơ bản trong quan niệm của tác giả luận văn, cũng là cơ sở để tìm và thử nghiệm các luận để sáng tác tiếp theo (Chương 3)

2.5.5 HĐ và HHĐ ở Việt nam

Ngày nay, bước vào thời kỳ quan hệ quốc tế cởi mở, thực sự

phong cách HHĐ đã xuất hiện ở TP HCM và Hà nội, đang có xu hướng

phát triển nhiều hơn và rộng hơn

2,6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

KLI: Sự sáng tạo của mọi hình thức nghệ thuật mang dấu ấn truyền thống địa phương, làm nổi bật các yếu tố phương pháp thủ pháp và từ đó hình thành phong cách

KL2: HQ của CHINT trong kiến trúc luôn là những thủ pháp được sáng tạo trong tác phẩm kiến trúc Dù thù pháp đó dưới dạng

Trang 14

để đạt tới HQ chung Có thể nói rang trong kiến trúc không có trường hợp

tự thân một HTNT dẫn tới HQ

KL3: HQ của CHINT trong kiến trúc là phương tiện hữu hiệu giúp cho KTS thực hiện cảm xúc mong muốn, để đạt tới mục đích của ý đồ tư tưởng Nhờ có các HQ này, con người cảm nhận được giá trị NT của tác

phẩm

KL4: Mức độ đầu tư CHTNT cho tác phẩm kiến trúc khơng hồn tồn

tùy hứng cho tất cả các đối tượng công trình mà chắc chắn là tùy theo từng

quy mô, thể loại kiến trúc mà tác giả lựa chon và sử dụng HQ của CHTNT cho phù hợp Mặt khác quy luật của cuộc sống sẽ là cán cân điều chỉnh khát vọng tùy hứng của con người

KL5: HQ của CHTNT xưa nay đều có nguồn gốc từ những lý luận cơ bản về mỹ học Nó được con người ở các thời đại cảm nhận và ứng dụng

Nguyên tắc của nó không thay đổi, mà nó ẩn hiện dưới các dạng trạng thái

mỹ cảm khác nhau

KL6: HQ của CHTNT tong kiến trúc nếu được tổng kết một cách có hệ

Trang 15

Quá trình từ A đến Z gọi là quá trình sáng tác Quá trình biến A thành Z,„ KTS đã phải huy động mọi tài nàng của mình, đây cũng là lúc

nhu cầu về sự ứng dụng các HTNT nhiều nhất để hình thành tác phẩm

3.2 HQ CỦA CHTNT VỚI CẢM NHẬN MỚI CỦA CON NGƯỜI THỜI ĐẠI:

Trong KL5 của Chương 2 đã nêu: "HQ của CHTNT xưa nay đều

có nguồn gốc từ những lý luận cơ bản về Mỹ học Nó được con người các

thời đại cảm nhận và ứng dụng Nguyên tác của nó không thay đổi mà nó ẩn hiện đưới các trạng thái mỹ cảm khác nhau”

Từ cổ tới kim, con người sáng tạo cái đẹp và cảm nhận cái đẹp, dù

dưới đạng bản năng cảm tính hay có phân tích khoa học cũng đều nàm

trong cái chung của quy luật thẩm mỹ Cũng cần phải nói rõ hơn rằng, quy

luật muốn nói tới ở đây là dự kiện và mối quan hệ của các dự kiện Còn thế nào là đẹp phụ thuộc vào quan niệm của từng thời đại, chính đó là yếu

tố "ẩn hiện dưới các trạng thái mỹ cảm khác nhau” Con người của các

thời đại đã chọn dự kiện mỗi lúc một khác theo thị hiếu của mình Tuy nhiên có những quan niệm về ĐẸP từ xưa tới nay vẫn chưa bị thay đổi

Các dự kiện có chung là: vần luật, nhịp điệu, tương phản, hài hòa,

chất liệu, mầu sắc, điêu khắc, hội họa, ánh sáng Còn sự khác nhau chính

là ở chỗ chọn các dữ kiện trên trong mối quan hệ của nó phù hợp với những tiến bộ của thời đại

3.3 HIỆU QUÁ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC HTNT

Các loại HTNT rất da dang, kha nang biéu hiện của chúng lại đa phương, mối liên hệ phối kết giữa chúng còn nhân lên bội lần những hiệu quả khác nhau Song có thể quy về những đặc trưng cơ bản như sau:

Kiến trúc - Kiến trúc là điêu khác hay điêu khắc là kiến trúc

Sự phân định không có giới hạn giữa kiến trúc và điêu khác Hiệu quả của

điêu khắc đã dễ dàng tạo nên những

ấn tượng mạnh mẽ trong tượng hình

Trang 16

Kiến trúc - Bài thơ bằng vật liệu

xây dựng

Đây là hiệu quả về chất cảm của vật liệu các KTS đã phối kết vật liệu trên các nguyên tác về tương

phản, hài hòa như sự cấu tứ trong

thơ

Kiến trúc - Âm nhạc im lạng

Đây là hiệu quả về nhịp điệu, vần luật, tương quan tỷ lệ Nghệ thuật tạo hình đã tạo cho kiến trúc

những khả năng như vậy Sự cảm

thấy âm nhạc cũng là như vậy anf zl

Kiến trúc - Vật chất hay hư ảo

Bằng những hiệu quả của ánh sáng, của tạo hình trừu tượng với

những đặc điểm sinh lý của mất

người KTS sẽ tạo được hiệu quả về

tạo hình và những ý đồ linh cảm

Kiến trúc - Giới hạn và mỏi trường

Bằng hình khối kiến trúc đã

tạo nên những quy ước về giới hạn

không gian, về giả định và khẳng

định Hiệu quả này đã đưa KTS tới khái niệm kiến trúc trong thiền nhiên

và thiên nhiên trong kiến trúc,

4.4 Khai thác hiệu quả của các hình thức nghẹ thuật:

Tác giả luận án, trước khi đưa ra một số kiểu dụng của mình muén trình bày sự khai thác HQ các HINT của người xưa Chính vốn khai

thác này đã gợi ý, bồi dưỡng nghiệp vụ nhiều cho tác giả

Trang 17

3.4.1 Phân tích khai thác vốn kiến trúc thực tế

Đối tượng để phân tích khai thác vốn kiến trúc thực tế là những công _ Hình thức: ` Hồ tr ca yếu tố đơn! | thuần thẩm mỹ) trình đồng loại với các công trình

như đã dẫn ở Chương 1 Phải nói

rằng kho báu văn hóa của tiền nhân có ở khấp mọi nơi xung quanh chúng ta Chúng ta cũng đã được nhìn thấy, nghe thấy v.v Song phạm trà mà chúng ta đang quan tâm lại là những vấn để vẻ nghệ thuật Để có thể khai thác được gì ở những công trình đó, vấn đề phải Hình thức: Hỗn hợp ( là điều được đặt ra như một quá trình kiện cần và đủ ) nghiên cứu

° Nền tảng của mọi tài năng là sự đi vào học tập, tái tạo rồi mới sáng tạo Nền tảng đó làm cho KTS có đôi bàn tay vàng, lúc cần thiết có

thể tái hiện cái hài hòa cổ xưa Vẻ đẹp được chấp nhận và đã tái tạo nhiều nơi Cũng có khi vốn cổ trong hiệu quả tuyệt mỹ giúp KTS tạo ra bóng đáng của kiến trúc hiện đại, phảng phất có tính dân tộc gọi là phương pháp mô phỏng

Mô phỏng là bước quan trọng để tiến tới sáng tạo Qua mô phỏng

ta nám được HIỆU QUA CUA CAC HINH THUC NGHE THUAT

Tiến độ tự nhiên của nghệ thuật là - từ mô phỏng, tái tạo, người

nghệ sĩ sẽ làm phân tích mổ xẻ để gạn lọc tỉnh hoa - tìm cái chia khóa mà

chát lọc lấy các HQ của CHTNT

Những thí dụ phân tích mồ xe sau đây sẽ là những thí dụ về một cách mới (sau cách mô phỏng) để tìm cốt lỗi HQ của CHTNT: thí dụ về

Trang 18

phân tích ngoại hình kiến trúc VN, phân tích nhà Khuê vân các của Văn

miếu tại Hà nội: Nếu ta bổ đi phần “tưởng long chầu nguyệt”, phần “tứ

quý áp mái” thì rõ ràng Các Khuê văn chỉ còn là một '*chòi canh” Từ đó ta rút ra một bài học nhỏ là: KTS cần luôn hành nghề: cầm bút, chụp ảnh, dựng mô hình, quan sát thực địa để phát hiện cái đẹp, cái hiệu quả của

HTNT luôn tiềm ẩn trong các đối tượng

3.4.2 Khai thác các dạng thủ pháp kiến trúc thực tế

'Tự nhiên xưa nay vốn là nguồn cảm hứng nhận biết và thu lượm được những hình thức nghệ thuật, hiệu quả nghệ thuật Con người đã từ cái đẹp trong tự nhiên hoàn thiện cái đẹp trong ý thức rồi lại đưa cái đẹp trong ý thức đặt trở lại trong tự nhiên - đó là cái đẹp của kiến trúc - thiên

nhiên thứ hai đối với con người

Thủ pháp khối hình âm có nghĩa:

Khi kiến trúc và điêu khác là một Song khối âm lại cho người ta

những cảm nhận khác thường Khối am thường được diễn đạt dưới dạng

Trang 19

có nghĩa Cái có nghĩa bằng vật chất nay trở thành vừa có hình mà vừa vô

hình, bởi hình lại là hư không Chính cái cảm giác đó đã mang đến HỌ nghệ thuật Tượng đài kỷ niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc sơn của

KTS Lê Hiệp là một trong những HQ như vậy

s Thủ pháp tương quan môi trường se Thủ pháp thấu thị ánh sáng s Thủ pháp chỉ tiết trang trí s Thủ pháp thau thi tam nhìn © Thủ pháp tương quan trang trí ® Thủ pháp thấu thị gương

s Thủ pháp ánh sáng ngược ® Thủ pháp thấu thị hội họa

© Thủ pháp ánh sáng bóng soi s Thủ pháp hôn hợp v.v

3.4.3 Phân mức đâu tư hiệu quả của các hình (hức nghệ thuật trong kiến trúc (đâu tư HQ của các HTNT có thể phân ra 3 mức)

1 Các công trình không có yêu cầu cao về sự tham gia của CHTNT -

Những công trình mà tính thực dụng của bản chất nội dung được coi là

mục đích quan trọng nhất

2 Các công trình kiến trúc nói chung trong đó tập chung nhiều ở các công trình kiến trúc công cộng và nổi trội hơn là các công trình phải

biểu hiện rõ về tính văn hóa

3: Các công trình không có gianh giới giữa kiến trúc và loại hình

nghệ thuật khác

3.5 HIEU QUA CUA TINH BIEU TUUNG

Có nhiều dạng Biểu tượng khác nhau:

- Biểu tượng gần với hình ảnh của đối tượng cần biểu đạt, gọi là

biểu tượng gần hay Biểu tượng gợi nghĩa tạo hình

- Biểu tượng chỉ lấy tính thần của đối tượng cần diễn đạt gọi là

biểu tượng ấn tượng hay là Biểu tượng biểu hiện

- Biểu tượng có sự mô phỏng hình ảnh của đối tượng cần diễn dat

nhưng được cách điệu (ước lệ) hoàn chỉnh, gọi là Biểu tượng trang trí

- Biểu tượng xuất phát từ một nguyên cơ nào đó, bất người ta phải

công nhận như một ký hiệu gọi là Biểu tượng võ đoán

Trang 20

+ Biểu tượng gợi nghĩa - tạo hình

(Huy hiệu của trường ĐHKT-Hà nội Hình R

ảnh chùa một cột được tổ hợp bằng chữ Ð,

H, K, T) TT

° Biểu tượng biểu hiện ấn tượng (Biểu trưng hãng Bê tông cốt thép - Pháp)

@

° Biểu tượng gợi nghĩa (tạo hình Gy)

(Biểu trưng UB chăm sóc thiếu niên nhí đồng)

Với các hình vẽ này cho thấy

từ kiến trúc Kinh điển đến kiến trúc

Hiện đại về nhà thờ Hình khối bên

ngoài có thể không còn mối liên hệ

nào với nhau Nhưng tất cả đều được

nhận ra nhà thờ nhờ cây thánh giá

CÁC YẾU TỐ TẠO HIỆU QUÁ VỀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG KIẾN

TRÚC

3.6.1 Khái quát về bản sắc dân tộc trong kiến trúc

3.6.2 Phương pháp tạo hiệu qủa vẻ bản sắc dân tọc trong kiến trúc Bản sắc là gì? - là phẩm cách đạc biệt của một sự vật Điều cảm nhận được với sự liên hệ tiềm thức, cho người ta kết quả đánh giá đối tượng cảm nhận thuộc phạm trầ nào đó Vậy cần tìm cái có bản sắc, ví dụ như phạm trù về bản sắc dân tộc Kiển trúc nào tạo ra được những đặc

trưng như một biểu tượng và đạt tới ấn tượng như một ký hiệu thì kiến

trúc đó sẽ có bản sắc Đạc trưng đó gọi là Biểu tượng ký hiệu

Trang 21

4.6.2.1 Các cách tìm đến ấn tượng về bản sắc dân tộc ¡ Tìm đến sự giống nhau về cấu trúc tạo đáng bên ngoài 2 Tìm đến sự giống nhau về ee KE cơ cấu không gian môi trường Thị Ae Fie = 3 Tìm đến sự giống nhau trong sự cảm nhận tổng hợp #

của CHTNT dân tộc mà trong Abe ) a đó yếu tố trang trí là chủ đạo XU i 3.6.2.2, Cách xảy dựng Biểu tượng ký hiệu: Ị

Tư liệu để các kiến trúc sư xây dựng Biểu tượng ký hiệu cho đồ

án của mình chính là kho tầng văn hóa của dân tộc Và phải soi vào kho tang van hóa này bảng một cách tỉnh đời nhất của kiến trúc sư Kho tư liệu

vốn đã có được phân thành hai loại: một là có ngay trong kiến trúc truyền thống và hai là chưa có trong kiến trúc truyền thống

3.6.3 Nghĩ về bản sắc kiến trúc Việt nam

Một thực tế cho thấy rằng, khi nhìn vào lịch sử, kho tàng kiến trúc

truyền thống trên đất nước ta, có hai hệ thống Kiến trúc rõ rệt: Một là hệ thống các loại kiến trúc đền đài, cung điện, đình chùa (thuộc thời chế độ

Xã hội phong kiến ) Các kiến trúc này cho dù xuất sứ cách nhau hàng thế

kỷ vẫn có chung những đặc tính giống nhau Hai là hệ thống kiến trúc

công sở, biệt thự, nhà thờ (thời thuộc Pháp) Các kiến trúc này có bản chất Châu Âu do người Pháp mang tới Giữa hai hệ thống kiến trúc này dường như không có một gạch nối của sự chuyển tiếp

Ti: CÁC LUẬN ĐỀ VÀ THỦ PHÁP ỨNG DỰNG TRONG SÁNG TÁC THỤC

TẾ CỦA TÁC GIẢ

Trong phần tiếp theo đây, bảng những sáng tác thực tẻ, tác giả đưa ra để lập luận và minh họa cho những nghiên cứu của mình cũng như vác thủ pháp ứng dụng trong đồ án thiết kế, chủ yeu minh họa về HQ của CHTNT Tuy nhiên chất lượng của một đồ án thực tế không chỉ đơn thuần

là hiệu quả của các vấn đẻ vẻ hình thức mà còn bao hàm cả những vấn đẻ

Trang 22

khoa học Liên Xô” thiết kế 1987) với đây đủ phan tích về yêu cầu công

năng trong sự sáng tạo đồng thời của các giá trị nghệ thuật, thông qua HQ cha CHTNT

3.7.1 Luận đẻ và thủ pháp trong công trình Nhà họp Chính phủ 3.7.2 Luận đẻ và thủ pháp trong công trình SCCI

3.7.4 Các luận đề và thủ pháp trong công trình “Nhà văn hóa và

khoa học Liên xô” - (Đồ án giải nhất cuộc thi Quốc gia 1987)

4.8 KẾTLUẬN CHƯƠNG 3

Bằng những lý luận cơ bản về HQ của các HTNT trong kiến trúc, tác giả luận văn dẫn dụ qua các công trình thực tế của bản thân trong

nhiều năm sáng tác Tuy nhiên tác giả hiểu rằng sự ngưỡng mộ về cái ĐẸP

của tác phẩm lại không nằm từ phía tác giả

Trong chương này, tác giả mạnh dạn đưa ra một số nguyên tác ứng dụng đưới dạng kết luận để tham khảo chung (còn thủ pháp bao giờ

cũng gắn liên với hoàn cảnh - "cái cớ" - và không có giới hạn về tỉnh

huống Do vậy tổng kết về thủ pháp sẽ được xuất bản riêng dưới dạng “cẩm nang")

KLI: - Ban chat HQ cha CHTNT trong Kiến trúc chính là thủ pháp của các KTS trong sáng tác của mình nhằm đạt tới những giá trị độc đáo của

tác phẩm

KL2: - Có thủ pháp tốt cũng chưa hoàn toàn tạo đựng được phong cách,

khi mà tác giả của đồ án chỉ hướng tới hiệu quả nhất thời

- Hệ thống thủ pháp tạo thành phong cách riêng Hệ thống các phong cách riêng hình thành các phong cách chung

KL3: - Các yếu tố phong cách khi ẩn, khi hiện và không ra đời, phát triển và mất đi theo đạc trưng tồn tại về triết học Sự tái hiện các phong

cách qua hiệu quả các hình thức nghệ thuật kiến trúc đã cho thấy như vậy KL4: - Các thủ pháp kiến trúc đù đưới dạng hình thức nghệ thuật nào cũng cần phải đạt tới những giới hạn chuẩn mực Khi thủ pháp bị lạm dụng hình thức nghệ thuật sẽ không mang lại hiệu quả mà còn phản tác dung

Trang 23

KLã - Ký hiệu trang trí trong tiểm thức cảm thu thẩm mỹ có sức thuyết

phục cao Sử dụng thủ pháp này, tác giả đồ án dễ dàng đạt được hiệu quả mong muon

KL6 - Sác độ tạo ra hiệu quả không gian, bảng hình khối hoặc bằng màu sắc chất liệu Tốt nhất tạo ra sác độ bảng ánh sáng

KL7 - Để có đẹp và hướng tới hiệu quả trong sang trọng cần có sạch và gọn gàng (tính trật tự có khuôn khổ) không dùng nhiều màu, nhiều chất

liệu trên bể mạt Kiến trúc Chính đó là giới hạn đặc thù của kiến trúc

KL8 - Thủ pháp là "thứ nghề” khó truyền đạt cho nhau được Nếu

muốn học được nó, muốn kế thừa nó, phải tăng cường đạy và học qua thực hành, nghĩa là khơng chỉ hồn tồn dạy và học theo lý thuyết Nhưng học

thủ pháp của người khác cũng chỉ để tìm kiếm cho mình một cách riêng

NGUYÊN TẮC TÌM ĐẾN : aa ¬ - BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TÁC PHẨM KIẾN TRÚC

KL9- 1 Không sao chép chính xác kiến trúc truyền thống để làm chủ

để khối tích của tác phẩm Sự sao chép truyền thống giống như sự đánh

mất tác giả và xóa nhòa lịch sử

KLI0- 2 Các hình thức NT truyền thống đưa vào tác phẩm kiến trúc

như một yếu tố trang trí dưới dạng kí hiệu sẽ để dàng đạt được HQ về bản

sắc dân tộc

KLII- 3 Các yếu tổ trang trí dân tộc hay bộ phận kiến trúc dân tộc được KTS lựa chọn và xây dựng nên, cần đạt tới biểu tượng ký hiệu

KL12- 4 Khong tm sự mô phỏng tính thần Kiến trúc truyền thống như cong việc sao chép méo mó thiếu chính xác

KL13- Š Tác phẩm kiến trúc hiện đại thành công nhất khi tìm được tỉnh thân ban sac dan tộc mà không nhìn thấy cụ thể

KL14- 6 Bản sac dân tộc trong tác phẩm kiên trúc là Kết quả của sự hội tụ các hình thức NT dân tộc trong tác phẩm kiến trúc đó Đưa các HTNT truyền thông vào tác phẩm kiến trúc chính là đã nuòi đưỡng và phát triển

van hóa dân tộc

Trang 24

PHAN 3

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Trong tất cả các chương trên đây của luận văn đều đã có những

kết luận, song kết luận của Chương 3 là những khái quất rút ra sau những

nghiên cứu thực tế của tác giả, có thể xem như một số kinh nghiệm để

đồng nghiệp tham khảo Từ tính thần cả 3 chương của luận án, tác giả có

một số kết luận và kiến nghị như sau:

KL.1: Các cảm thụ, am hiểu và có thực tiên về điêu khác, hội họa, am nhạc và vàn thơ là cần thiết, điểu cần thiết này giống như một điều kiện cho việc:

- Sáng tác tác phẩm nghệ thuật kiến trúc

- Nhận biết và rút kinh nghiệm từ các tác phẩm kiến trúc có giá trị trong nước và trên thế giới

KL2: Giá trị nghệ thuật của một công trình Kiến trúc khác với các giá

trị lịch sử, giá trị sử dụng, giá trị kinh tế Từ sự khác nhau đó sẻ có cách

sử lý về bình chọn xếp hạng, bảo tồn, bảo tàng khác nhau Với công trình

kiến trúc, cần nắm được giá trị nghệ thuật của nó rồi mới xử lý các mật nói trên

KL.3: Phong cách kiến trúc VN từng giai đoạn lịch sử là có và có những

đặc sác đáng kể, song do đặc điểm lịch sử của đất nước, trải qua nhiều

cuộc chiến tranh, nên nghệ thuật kiến trúc nói chung và phong cách kiến trúc nói riêng còn chưa thật phát triển và đậm nét Tìm hiểu van dé nay theo cơ sở các quan niệm như đã phản tích trong luận văn sẻ đóng góp

phần nhỏ vào học thuật với sự phát triển KTVN

KL.4: Kiến trúc là một nghệ thuật tổng hợp - kiến trúc là một mảnh đất

màu mỡ tạo cơ hội cho các nghệ thuật khác sống trên nó và phát triển Ngoài việc sử dụng HQ của các HTNT như một phương tiền hữu hiệu cho

nghệ thuật kiến trúc còn làm cho nên vân hóa nghệ thuật dân tộc phát

triển

Sau đay là các kien nghị:

Kien nghj 1: Dao tao KTS can c6 3 nguồn kiến thức: Khoa học (Khoa học chính xác cơ bản, và khoa hoe k¥ thuat) Nghe thuat (lav hoi hoa điều

Trang 25

khác làm cơ bản nhưng không để thiếu văn học, âm nhạc, vũ đạo ) Khoa

học xã hội (triết học, kinh tế học, lịch sử, ) Nếu để cho một nguồn kiến

thức (cả lý thuyết lẫn thực hành) bị thiếu hoặc coi nhẹ thì sẽ ảnh hưởng

lớn đến chất lượng nghệ thuật thực sự của KTS

Kiến nghị 2: Cơ sở nghệ thuật cho học kiến trúc sư hiện nay dựa vào 1-2 năm luyện thi, vài năm học theo môn, lớp cùng các môn về mỹ học, lịch sử kiến trúc, đồ án sáng tác Cần được tổ chức thành một dây chuyển hữu cơ với các tham quan, phân tích nghệ thuật, phê bình nghệ thuật, tổ chức triển lăm tranh ảnh, sáng tác kiến trúc định kỳ của các lớp sinh viên, của các hội viên KTS để tăng không khí học thuật, nghệ thuật trong nhà trường cũng như ngoài xã hội

Kiến nghị 3: Bảo tàng học đường và bảo tàng nhà nước vẻ kiến trúc, điêu khắc, hội họa cần có và nhiều hơn nữa, mở cửa để hỗ trợ cho việc xây

dựng kiến thức về mọi hiệu quả nghệ thuật và nghệ thuật kiến trúc

Kiến nghị 4: Công trình kiến trúc, sản phẩm của kiến trúc sư tác giả vẻ mặt thiết kế có thể có giá trị về nhiều mặt khác nhau Song giá trị về nghệ thuật phải được dé cao hơn cả, việc bình giải kiến trúc hàng năm cần đặc biệt quan tâm đến phong cách riêng của tác phẩm, và cách tổ chức bình giải cũng cần phải khác với hiện nay Do đặc thù của kiến trúc, HQ của

NTKT chỉ có thể cảm thụ được khi "sống” ở trong nó Vì vậy không dua

vào các tác phẩm mới chỉ là bản vẽ để bình giải

Kiến nghị 5: Đào tạo kiến trúc sư theo hình thức xưởng thiết kế là hoàn toàn phù hợp với việc nâng cao chất lượng (và phù hợp với quan điểm học

thuật của tác giả luận văn này) Cần tạo mọi điểu kiện cho các xưởng hoạt

động tốt Các xưởng sẽ là động lực cho các trường phái kiến trúc phát triển

và chính các xưởng đào tạo KTS sẽ là cái nôi nghiên cứu tích cực nhất

trong việc giữ gìn bản sác dân tộc Vì rảng trường phái nào có nhiều "môn đệ" nhất có sức sống dai nhất chính là đã cống hiến cho bản sác của dân

tộc mình

HÀ NỘI THÁNG 5 NĂM 1997

C3 OCS BC BCS FOS BUS BCS BUCS BOOS BD BOGS LOS BUCS OOS IOS HO

Trang 26

CAC CONG TRINH KHOA HOG _

TAC GIA BA CONG BO LIEN QUAN DEN BE TAI

TT TÊN CƠNG TRÌNH NƠI CÔNG BỔ NĂM

Nhà ở cho người già ¡ ¡

1 (đồ án dự thi quốc tế) : as Dipl iplome - Bulgari Sofia ~ Bul Sofi 6/1985 1198:

Thi tuyển năng khiếu vào :

2 Trường ĐHKT HNKH Trường ĐHK 7 HKT-HN 6-1986

3 | Nha van hoá và khoa học _ | Giải nhất cuộc thí quốc gia- | 4997

Xô viết (đồ án dự thi quốc | tại Hà nội

gia)

Năng khiếu và năng lực

4 Sự cấu thành và quá trinh | HNKH Trường ĐHKT-HN 6/1988

bồi dưỡng-Đào tạo kiến

trúc sư

5 Định hướng nghiên cứu HNKH - Chuyên ngành - Bộ | o/‡es2

kiến trúc 1993 - 1994 Xây dựng

Cần đào tạo kiến trúc sư tên trúe VỊ

8 một cách kỹ lưỡng hơn : T.C Kiến trúc Việt Da“ 1/1994

7 | Đào tạo kiến trúc sư theo | piiKT - Đề tài cấp bộ xướng 1995

8 | Trang thiết bị kỹ thuật cơng trình ÍoiiKT - Đề tài cấp bộ 1996

Một số vấn đề về nội thất

9 Chợ ở các đô thị Việt nam : : T.C Xay dun Lee 10/1996

10 | Bản sắc kiến trúc Việt nam | T.C kiến trúc Việt nam 1/1997 Các yếu tố tạo hiệu quả về

Ngày đăng: 08/08/2017, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w