1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình (tt)

24 398 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- PHAN TRƯỜNG HUY GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

PHAN TRƯỜNG HUY

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH

NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.TRẦN THỊ HƯỜNG

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Thị Hường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Trường Huy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiêm cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc

rõ ràng

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Trường Huy

Trang 5

MỤC LỤC Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu

Danh mục hình ảnh

MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài 1

Mục đích nghiên cứu 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

Phương pháp nghiên cứu 2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Các khái niệm (thuật ngữ) 3

Cấu trúc của luận văn 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH 5

1.1 Giới thiệu chung về thành phố Ninh Bình 5

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5

1.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội 7

1.1.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 11

1.2 Thực trạng công tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình 14

1.2.1 Hiện trạng nguồn gốc, khối lượng và thành phần CTRSH 14

1.2.2 Hiện trạng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH 18

1.2.3 Thực trạng về công tác xử lý, tái chế và tái sử dụng CTRSH 22

1.2.4 Những hạn chế của công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH 24

1.3 Thực trạng công tác tổ chức quản lý CTRSH của thành phố Ninh Bình 25

Trang 6

1.3.1 Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH của thành phố Ninh Bình 25

1.3.2 Thực trạng cơ chế chính sách quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình 31

1.3.3 Tình hình xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình 31

1.4 Đánh giá chung 32

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH 35

2.1 Cơ sở lý luận 35

2.1.1 Thành phần và đặc tính CTRSH trong đô thị 35

2.1.2 Các quá trình chuyển hóa của CTRSH 36

2.1.3 Tác động của CTRSH đến sức khỏe, môi trường, kinh tế xã hội và mỹ quan của đô thị 39

2.1.4 Các công nghệ xử lý CTRSH đô thị 43

2.1.5 Các nguyên tắc chung quản lý CTRSH đô thị 46

2.1.6 Sự cần thiết của xã hội hóa và tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH 47

2.2 Cơ sở pháp lý 49

2.2.1 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý CTRSH 49

2.2.2 Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 51

2.2.3 Định hướng phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch chung thành phố Ninh Bình 52

2.3 Dự báo CTRSH phát sinh tại thành phố Ninh Bình 56

2.3.1 Căn cứ lựa chọn tiêu chuẩn tính toán khối lượng 56

2.3.2 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Ninh Bình 57

2.4 Kinh nghiệm quản lý CTRSH của một số đô thị trên thế giới và Việt Nam57 2.4.1 Kinh nghiệm của các đô thị trên thế giới 57

2.4.2 Kinh nghiệm của các đô thị ở Việt Nam 63

2.4.3 Kinh nghiệm quản lý CTRSH có thể áp dụng cho thành phố Ninh Bình 65

Trang 7

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH

HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH , TỈNH NINH BÌNH 67

3.1 Quan điểm và mục tiêu quản lý CTRSH thành phố Ninh Bình 67

3.1.1 Quan điểm 67

3.1.2 Mục tiêu 67

3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình69 3.2.1 Giải pháp phân loại CTRSH tại nguồn 69

3.2.2 Giải pháp thu gom, vận chuyển CTRSH 72

3.2.3 Giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTRSH 76

3.2.4 Giải pháp xử lý CTRSH 77

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình 80

3.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 80

3.3.2 Cơ chế chính sách quản lý 87

3.3.3 Đầu tư và nâng cấp trang thiết bị và phương tiện 89

3.3.4 Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ thực thi quản lý CTRSH 90 3.4 Đề xuất thực hiện mô hình Xã hội hóa & Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình 91

3.4.1 Đề xuất áp dụng mô hình Xã hội hóa 91

3.4.2 Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH phủ kín địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế 94

3.4.3 Tổ chức các hình thức vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng đối với quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế góp phần tham gia vào công tác quản lý CTRSH 97

3.5 Đề xuất giải pháp tài chính 98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

Kết luận 100

Kiến nghị 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

Trang 11

Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 1.18

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần

Môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình

30

Hình 3.5

Đề xuất cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Môi trường và dich vụ đô thị thành phố Ninh Bình

86

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, các đô thị cũng được mở rộng

và phát triển nhanh chóng Sự phát triển này một mặt góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt gây ảnh hưởng tới môi trường vào cuộc sống của con người

Để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững và ổn định, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải được nhìn nhận một cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị như phần lớn các dự án hiện nay đang được thực hiện mà cần phải được xem xét toàn diện ở trên diện rộng như vùng, liên đô thị… Mặt khác việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt muốn đạt hiệu quả tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển chứ không chạy theo sự phát triển của các đô thị như hiện này Thành phố Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện

và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với rừng núi Tây Bắc, nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh, và nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ Cùng với tiềm năng về công ­ nông ­ lâm nghiệp, thành phố Ninh Bình còn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng

Bên cạnh sự phát triển đó, thành phố Ninh Bình cũng đang đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt Hiện tại toàn

bộ CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình đều được thu gom và chuyển về cơ sở xử lý CTR đặt tại thành phố Tam Điệp với công nghệ xử lý chính là chôn lấp Tổng lượng CTRSH được thu gom ước đạt 83% tổng lượng CTRSH phát sinh Tuy nhiên, công tác phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, giảm khối lượng CTRSH phải chôn lấp đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội

và môi trường chưa được quan tâm, áp dụng vào thực tế

Để góp phần phát triển đô thị bền vững, quản lý CTRSH có hiệu quả và tiết kiệm tài

Trang 13

2

nguyên, việc chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ­CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 38/2015/NĐ­CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình để từ

đó đưa ra các đề xuất, giải pháp quản lý CTRSH nhằm xây dựng hệ thống quản lý CTRSH hiện đại, nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt, hình thành lối sống thân thiện với môi trường

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Phạm vi nghiên cứu: Tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (toàn bộ lãnh

Phương pháp nghiên cứu

­ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;

­ Phương pháp tổng hợp, dự báo, đánh giá;

­ Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu và kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;

­ Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp;

­ Phương pháp so sánh, đối chiếu;

­ Phương pháp chuyên gia

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý CTRSH có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại thành phố Ninh Bình

Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý (phân loại, thu gom, vận

Trang 14

3

chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý) CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình nhằm BVMT, phát triển đô thị bền vững Đồng thời có thể áp dụng trong công tác quản lý CTRSH ở một số đô thị có điều kiện tương đồng

Các khái niệm (thuật ngữ) [7]

­ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

­ Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại

­ Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người

­ Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

­ Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau

­ Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử

lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển

­ Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải

­ Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ ­ lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau

­ Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải

­ Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu

tố có hại trong chất thải

Trang 15

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn có 03 chương:

- Chương I: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

- Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành

phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Trang 16

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 17

100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1 Để góp phần phát triển độ thị bền vững, quản lý CTRSH có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

2 Luận văn đã nghiên cứu được các vấn đề trong công tác quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình như: (1) điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Ninh Bình (2) thực trạng công tác tổ chức quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyền, tái chế và xử lý trên địa bàn thành phố Ninh Bình (3) các cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình

Từ những kết quả nghiên cứu đó tác giả đưa ra nhưng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình như sau:

­ Đề xuất nhưng giải pháp quản lý trong công tác: phân loại CTRSH tại nguồn; thu gom, vận chuyển; giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

­ Đề xuất giải pháp xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình áp dụng công nghệ dùng CTRSH làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất xi măng

­ Đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý; chính sách quản lý; đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện; đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ thực thi quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình

­ Đề xuất thực hiện mô hình Xã hội hóa & Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH: áp dụng mô hình Xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế; mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH phủ kín địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần, tổ chức các hình thức vận động; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH

­ Đề xuất các giải pháp về tài chính góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình

Trang 18

101

Kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tác giả đưa ra một vài kiến nghị nhằm hi vọng có thể cải thiện hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình, cụ thể như sau:

1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường về CTRSH của từng cấp, ngành, đặc biệt chú ý việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; tăng cường năng lực của bộ máy quản lý các cấp

2 Tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; huy động doanh nghiệp cộng đồng và các tổ chức chính trị ­ xã hội tham gia các hoạt động quản lý chất thải rắn

3 Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức BVMT cho các cán bộ quản

lý môi trường ở các sở, huyện, xã, các tổ chức doanh nghiệp

4 Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong quản lý CTRSH,

có chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng có hiệu quả công cụ kinh tế và công cụ truyền thông…

5 Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động phân loại rác thải tại nguồn ở các khu đô thị

6 Tăng cường quản lý chặt chẽ đối với hoạt động nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế; xử lý kiên quyết và nghiêm minh các hành vi vi phạm

7 Đề nghị chỉ tiếp nhận các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh đảm bảo công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường

8 Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp cận, giới thiệu các nguồn vốn vay, tài trợ từ nước ngoài cho các dự án trên địa bàn tỉnh

9 Đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận

Ngày đăng: 08/08/2017, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w