BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI QUÁCH HOÀNG VIỆT ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI TẠI PHƯỜNG HÀ PHONG, HẠ LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ Q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
QUÁCH HOÀNG VIỆT
ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI TẠI PHƯỜNG HÀ PHONG, HẠ LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Hà Nội - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG ĐỨC QUANG
Hà Nội, Năm 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn được gửi những tình cảm chân thành nhất đến gia đình, thầy
cô giáo, đồng nghiệp và những người bạn đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS TS Đặng Đức Quang, người đã tận tình hướng dẫn, giảng giải, động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã cung cấp những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu luận văn của tôi
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn và đạt chất lượng
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
Trang 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây
Hà Nội, tháng 06 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Quách Hoàng Việt
Trang 5MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn 5
Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI 7
TẠI PHƯỜNG HÀ PHONG, HẠ LONG 7
1.1 Khái quát đặc điểm khu vực nghiên cứu 7
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 7
1.1.2 Đặc điểm dân cư làng chài trên Vịnh Hạ Long 7
1.2 Hiện trạng các làng chài trên Vịnh Hạ Long 8
1.2.1 Hiện trạng làng chài, nhà bè 8
Trang 61.2.2 Giải pháp đối với các nhà bè trên Vịnh Hạ Long 13
1.3 Khái quát Khu tái định cư Làng chài tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long 17 1.3.1 Về đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 17
1.3.2 Về thực trạng Khu tái định cư Làng chài 19
CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI 21
2.1 Cơ sở pháp lý 21
2.1.1 Các văn bản pháp luật 21
2.1.2 Các quyết định có liên quan 22
2.1.3 Nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết 23
2.2 Các tiêu chí đánh giá Quy hoạch xây dựng đô thị 30
2.2.1 Về lựa chọn vị trí quy hoạch 30
2.2.2 Về quy hoạch cơ cấu sử dụng đất đô thị 31
2.2.3 Về quy hoạch các khu chức năng đô thị 34
2.2.4 Về hạ tầng kỹ thuật đô thị 36
2.2.5 Về quy hoạch môi trường đô thị 49
2.3 Bài học kinh nghiệm công tác đánh giá quy hoạch khu tái định cư tại Việt Nam 51 2.3.1 Bài học về đánh giá tái định cư tại Đồng bằng sông Cửu Long 57
2.3.2 Bài học về đánh giá tái định cư tại miền Trung Việt Nam 60
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 65
KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI TẠI HÀ PHONG, HẠ LONG 65
Trang 73.1 Mục tiêu và nguyên tắc đánh giá 65
3.1.1 Mục tiêu 65
3.1.2 Nguyên tắc 65
3.2 Đánh giá Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư làng chài tại phường Hà Phong, Hạ Long 65
3.2.1 Lựa chọn vị trí khu đất Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư làng chài65 3.2.2 Về quy hoạch sử dụng đất đô thị 72
3.2.3 Về quy hoạch xây dựng không gian chức năng đô thị 74
3.2.4 Về Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị 79
3.2.5 Về Quy hoạch môi trường đô thị 87
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 90
Kết luận 90
Kiến nghị 91
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên đầy đủ
BĐKH Biến đổi khí hậu
KTCQ Kiến trúc cảnh quan
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
KTĐC Khu tái định cư
UBND Ủy ban nhân dân
Hình 1.6 Vị trí quy hoạch khu tái định cư Làng Chài
Hình 1.7 Tổng thể Khu tái định cư làng chài phường Hà Phong
Trang 9Hình 1.8 Cảnh quan hiện trạng khu tái định cư và bến, luồng lạch Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Hình 2.2 Tuyến dân cư tại xã Long thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
tháp Hình 2.3 Các hộ dân vạn đò tái định cư tại làng Định Cư, xã Phú an,
huyện Phú Vang, tỉnh thừa thiên Huế Hình 2.4 Quá trình xây dựng khu tái định cư thôn Thủy Diện, x Phú
Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 3.1 Khu đất tái định cư trước và sau khi quy hoạch xây dựng Hình 3.2 Sơ đồ mối liên hệ khu tái định cư với trung tâm hành chính Hình 3.3 Sơ đồ mối liên hệ khu tái định cư với các công trình dịch vụ
đô thị Hình 3.4 Sơ đồ mối liên hệ khu tái định cư với bến thuyền
Hình 3.5 Sơ đồ vị trí mối liên hệ khu tái định cư với bến tàu và các ngư
trường Hình 3.6 Bản đồ cơ cấu sử dụng đất
Hình 3.7 Cảnh quan dãy nhà liền kề
Hình 3.9 Hình ảnh nhà trẻ hiện tại đang sử dụng và Khu nhà trẻ mới
đang xây dựng Hình 3.10 Phía ngoài tường rào và cổng nhà văn hóa
Trang 10Hình 3.12 Tổng mặt bằng cây xanh trong khu tái định cư và hình ảnh
hiện trạng Hình 3.13 Tổng mặt bằng hệ thống thoát nước mưa
Hình 3.14 Vị trí đấu nối đường vào khu TĐC với đường QL18
Hình 3.16 Đường vào khu TĐC, hệ thống hạ tầng khu dân cư Núi Béo Hình 3.17 Vị trí và hình ảnh hiện trạng tuyến đường từ khu tái định cư
tới bến tàu Hình 3.18 Tổng mặt bằng bố trí giao thông
Hình 3.19 Mặt cắt 1A-1A và hình ảnh thực tế tuyến đường
Hình 3.20 Mặt cắt 1B-1B và hình ảnh thực tế tuyến đường
Hình 3.21 Mặt cắt 2-2 và hình ảnh thực tế tuyến đường
Hình 3.22 Mặt cắt 3-3 và hình ảnh thực tế tuyến đường
Hình 3.23 Tổng mặt bằng hệ thống thoát nước thải đô thị
Hình 3.24 Hệ thống cống thu nước thải sinh hoạt
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu Tên bảng, biểu
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất khu tái định cư
Bảng 2.2 Bảng chỉ tiêu kỹ thuật khu tái định cư (Khu A)
Bảng 2.3 Bảng thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Bảng 2.4 Bảng chỉ tiêu cân bằng về đất đai khu dân dụng:
Bảng 2.5 Bảng bán kính phục vụ các công trình hạt nhân
Bảng 2.6 Bảng chỉ tiêu mật độ diện tích sàn nhà ở và diện tích đất
Bảng 2.7 Mực nước tính toán–mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất
(số năm) Bảng 2.8 Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
Bảng 2.9 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn
Bảng 3.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất:
Bảng 3.2 Bảng chỉ tiêu cân bằng về đất đai khu dân dụng
Bảng 3.3 Bảng đánh giá cơ cấu sử dụng đất
Trang 12MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90% Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật
tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh
Đã từ lâu, hình ảnh những ngôi nhà nổi, lớp học trên sóng nước, cảnh sinh hoạt của ngư dân vùng Vịnh… luôn có sức hấp dẫn riêng đối với du khách khi đến tham quan Vịnh Hạ Long Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay thì Hạ Long đang chịu những áp lực về môi trường là sự
ô nhiễm và suy thoái tài nguyên Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2012, vịnh Hạ long có 650 nhà bè và làng chài nổi Sự tồn tại của các nhà bè đã và đang là trở ngại đến nhiều mặt đời sống xã hội, Áp lực về gia tăng dân số ở các làng chài đang gây khó khăn cho việc kiểm soát ô nhiễm nước và bảo vệ
đa dạng sinh học trên vịnh; nhiều nhà bè nuôi trồng hải sản, kinh doanh nhà
Trang 13hàng, nên lượng tàu và khách ra vào khu vực đã tác động đến hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa, gây cản trở luồng tàu chạy trên biển, ô nhiễm môi trường nước; nhất là trẻ em các làng chài khó khăn khi tiếp cận với các dịch
vụ y tế, giáo dục…
Năm 2014, đề án “Di dời nhà bè trên vịnh Hạ Long” của tỉnh Quảng Ninh được triển khai đồng bộ, với mục tiêu sẽ đưa hàng nghìn người dân ở các làng chài trong quần thể Vịnh Hạ Long lên bờ an cư trong những ngôi nhà cấp bốn kiên cố, miễn phí Tuy nhiên, có một nghịch lí là mặc dù họ được sống một cuộc sống an toàn hơn, kiên cố hơn nhưng hiện nay nhà một số dân làng chài tái định cư này lại thường xuyên đóng cửa để trở lại với biển Nguyên nhân là họ “không biết làm gì” khi ở trên đất liền Chủ trương xây dựng nhà tái định cư cho ngư dân không chỉ là sự nỗ lực, vào cuộc không mệt mỏi của chính quyền tỉnh Quảng Ninh mà còn là niềm khát khao của bao đời người dân đi biển Đây là chủ trương đúng đắn, đầy tính nhân văn, nhưng sau quá trình thực hiện vẫn đang còn tồn tại nhiều vướng mắc, trăn trở bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu Đánh giá Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư làng chài là hoàn toàn cần thiết và cấp bách
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá những thành công, thiếu sót trong công tác quy hoạch xây dựng và đánh giá chi tiết cụ thể các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng khu tái định cư làng chài Từ đó để có những định hướng, đề xuất nhằm hoàn thiện đề án di dời, tái định cư một cách triệt để và hiệu quả
- Giúp chính quyền địa phương giải quyết các trăn trở bấy lâu về hiệu quả của đề án di dời, cũng chính là giúp các ngư dân sớm ổn định cuộc sống
Trang 14Đảm bảo hài hòa giữa nơi ăn chốn ở, làm việc hàng ngày và các nhu cầu thiết yếu khác
- Góp phần tạo sự hài hòa giữa sản xuất gắn với hoạt động bảo tồn, phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài, đảm bảo hài hoà giữa việc bảo tồn văn hoá, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ long với việc phát triển du lịch
- Góp phần hoàn thiện quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh và quy hoạch chung thành phố Hạ Long
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư cho các ngư dân làng chài tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long
- Phạm vi nghiên cứu: Khu tái định cư làng chài Hà Phong và mối liên hệ với các khu chức năng khác trên địa bàn thành phố Hạ Long có liên quan mật thiết đến đối tượng nghiên cứu: khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản của ngư dân trên vịnh, khu vực âu tàu, nơi trú bão, hệ thống giao thông trên bờ, dưới biển, hệ thống HTKT phục vụ cho các ngư dân trong khu tái định cư
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận: Đánh giá quy hoạch xây dựng xuất phát từ điều kiện thực trạng tồn tại của khu tái định cư sau khi đi vào hoạt động
- Phương pháp điều tra thực địa: Công tác điều tra thực địa có mục đích
cơ bản là kiểm tra, chỉnh lý, thu thập tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng,các điều kiện có liên quan đến khu vực nghiên cứu, tổ chức không gian nói riêng, đối chiếu Sơ bộ đánh giá các yếu tố về không gian, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, xã hội của khu vực nghiên cứu
Trang 15- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, tài liệu có liên quan đã thực hiện: tìm tòi, phân tích, chọn lọc những vấn đề liên quan, kế thừa, phát triển và mở rộng
- Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng rất hiệu quả cho việc nghiên cứu Đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu được dùng trong đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
cụ thể các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng khu tái định cư làng chài
và có những định hướng, đề xuất để hoàn thiện đề án di dời, tái định cư một cách triệt để và hiệu quả Giúp chính quyền địa phương giải quyết các trăn trở bấy lâu về hiệu quả của đề án di dời, cũng chính là giúp các ngư dân sớm ổn định cuộc sống
- Đề xuất giải pháp quy hoạch trên cơ sở khoa học mang tính khả thi có thể áp dụng cho các khu tái định cư làng chài
- Làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng trước tình hình thực tế
Trang 16Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn
- Làng chài: là nơi tập hợp một lượng các hộ dân sinh sống trên mặt
nước, bao gồm trên biển và trên sông Công việc chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng và mua bán, trao đổi thủy hải sản
- Khu tái định cư làng chài: là khu dân cư dành riêng cho các hộ dân sinh
sống và làm việc chủ yếu trên mặt nước Với đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Bao gồm các công trình nhà ở, điện, đường, trường, trạm
- Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình
gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác
- Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn
và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.[4]
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: gồm công trình giao thông, thông
tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và
xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.[4]
- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: gồm công trình y tế, văn hóa, giáo
dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác.[4]
- Không gian công cộng:
Trang 17+ Không gian công cộng chuyên dụng: là không gian được thiết kế, quy
hoạch, xây dựng và sử dụng với mục đích chỉ phục vụ cho một loại hình hoạt động công cộng nào đó Ví dụ: không gian dịch vụ thương mại, không gian văn hóa, không gian thể dục thể thao, không gian vui chơi giải trí v.v…
+ Không gian công cộng hỗn hợp (không gian đa dạng): bao gồm những
không gian như: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… là những không gian công cộng đa dạng gồm nhiều chức năng sử dụng hỗn hợp và là không gian được sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động như: thư giãn, vui chơi giải trí, đi dạo, nói chuyện, ăn uống v.v
- Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian
cảnh quan của toàn đô thị Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ
thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô thị
Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung luận văn, gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng khu tái định cư làng chài tại phường Hà Phong, Hạ Long
Chương II: Cơ sở khoa học để đánh giá Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư làng chài tại phường Hà Phong, Hạ Long
Chương III: Đánh giá Quy hoạch xây dựng khu tái định cư Làng chài tại phường Hà Phong, Hạ Long
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục