Phạm Minh Hà và các Thầy, cô giáo trong trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, bạn bè đồng nghiệp cùng với sự cố gắng học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm thực tế của bản thân, tác giả đã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
––––––––––––––
HÀ HUY HÀ
NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
––––––––––––––
HÀ HUY HÀ KHÓA: 2014 - 2016
NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số : 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM MINH HÀ
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian học tập và làm Luận văn với sự giúp đỡ tận tâm của Thầy giáo PGS.TS Phạm Minh Hà và các Thầy, cô giáo trong trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, bạn bè đồng nghiệp cùng với sự cố gắng học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm thực tế của bản thân, tác giả đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài “Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ”
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các Thầy, cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn tác giả trong thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa học và bản Luận văn này
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Minh Hà cùng các Thầy,
cô giáo trong Khoa Đào tạo sau đại học của trường đã hướng dẫn, cung cấp thông tin khoa học cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua Do hạn chế về thời gian, kiến thức lý luận còn chưa sâu, nên Luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cũng như chỉ bảo tận tình của các Thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hà Huy Hà
Trang 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 5
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
NỘI DUNG
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CTXD 5
1.1 Công tác quản lý nhà nước về xây dựng 5
1.1.1 Khái quát về tình hình hoạt động xây dựng 5
1.1.2 Thực trạng về hoạt động quản lý xây dựng 7
1.2 Vai trò quản lý nhà nước về xây dựng 13
1.2.1 Chính phủ 14
1.2.2 Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý CTXD chuyên ngành 15
1.2.3 Ủy ban nhân dân các cấp 18
1.2.4 Một số hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng 21
1.3 Công tác kiểm soát chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước 22
Trang 61.3.1 Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành 22
1.3.2 Sở Xây dựng và các Sở quản lý CTXD chuyên ngành 24
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng 26
1.3.1 Giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 26
1.3.2 Giai đoạn khảo sát và thiết kế 29
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lập dự án, khảo sát và thiết kế 34
1.3.4 Giai đoạn thực hiện công tác kiểm tra nghiệm thu hoàn thành và bảo trì công trình xây dựng 37
1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công, nghiệm thu và bảo trì công trình xây dựng 39
1.6 Tham khảo kết quả nghiên cứu của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản về tăng cường năng lực trong công tác đảm bảo chất lượng xây dựng tại Việt Nam 43
1.6.1 Tăng cường hệ thống kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các Chủ đầu tư 43
1.6.2 Tăng cường năng lực kiểm tra của các Trung tâm kiểm định 50
1.6.3 Tăng cường các chế tài đối với việc quản lý chất lượng xây dựng không đúng quy định 55
CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 65
2.1 Quản lý Nhà nước về xây dựng 65
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến quản lý Nhà nước về xây dựng 65
2.1.2 Vai trò quản lý nhà nước về xây dựng 67
2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng 72
2.1.4 Căn cứ pháp lý để quản lý Nhà nước về xây dựng 75
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng78 2.2.1 Nhóm nhân tố chủ quan 78
2.2.2 Nhóm nhân tố khách quan 82
Trang 72.3 Công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng 84
2.3.1 Các khái niệm liên quan 84
2.3.2 Vai trò của Quản lý chất lượng trong công trình xây dựng 87
2.3.3 Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng 88
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 90
3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước 90
3.1.1 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước 90
3.1.2 Hoàn thành việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 96
3.1.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về xây dựng 97
3.1.4 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế100 3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng và bảo trì công trình xây dựng 102
3.2.1 Chủ đầu tư 102
3.2.2 Nhà thầu tư vấn xây dựng 103
3.2.3 Nhà thầu giám sát thi công 104
3.2.4 Nhà thầu xây lắp 105
3.2.5 Chủ sử dụng công trình 106
3.3 Nâng cao hiệu quả quản lý công tác đấu thầu và chỉ định thầu 107
3.4 Xây dựng cơ chế, chính sách áp dụng các công cụ kinh tế, huy động cộng đồng cùng tham gia giám sát 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
Kết luận 110
Kiến nghị 111
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BNNPTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PPP Đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Hợp đồng BOT Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh –
Chuyển giao Hợp đồng BT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
MLIT Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du
lịch (Nhật Bản)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1 1: Khung pháp lý về các chế tài 55 Bảng 1 2: So sánh về các hình phạt và các quy tắc chế tài giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản 57 Bảng 1 3: Ủy quyền chức năng Kiểm toán kỹ thuật và kiểm tra nghiệm thu 61
Bảng 3 1: Tổng hợp các nội dung Thanh tra, kiểm tra theo giai đoạn dự
án 99
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1 1: Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng 14
Hình 1 2: So sánh giữa các hệ thống kiểm tra 45
Hình 1 3: Công tác Kiểm tra xây dựng đối với các CĐT ở Trung ương48 Hình 1 4: Công tác Kiểm tra xây dựng đối với các CĐT cấp tỉnh 49
Hình 1 5: Phân loại công việc của các Trung tâm kiểm định 52
Hình 1 6: Cân bằng nguồn thu 54
Hình 2 1: Chức năng của công tác quản lý nhà nước 66 Hình 2 2: Một số nội dung quản lý nhà nước với DA đầu tư xây dựng 73
Trang 111
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Chất lượng công trình xây dựng có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình, là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Vì vậy, trong những năm qua công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được Chính phủ đặc biệt quan tâm Để tạo cơ sở pháp lý phù hợp với thực tế trong việc nâng cao chất lượng công trình xây dựng trong thi công và trong quá trình khai thác sử dụng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng (thay thế nghị định 209/2004/NĐ-CP) và Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng
Quá trình triển khai thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Nghị định 114/2010/NĐ-CP đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng, góp phần kiểm soát chất lượng công trình xây dựng từ giai đoạn thiết kế, thi công đến nghiệm thu, khai thác sử dụng, nhất là đối với các công trình quan trọng quốc gia, công trình có ảnh hưởng lớn tới an toàn cộng đồng, an toàn môi trường, các công trình công cộng, chung cư Đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực do lợi ích thương mại của các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong việc kiểm soát về chất lượng và chi phí xây dựng thông qua việc thẩm tra thiết kế và dự toán, kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những bất cập trong pháp luật hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt
là thiếu một số quy định cụ thể để kiểm soát chặt chẽ chất lượng các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách từ khâu khảo sát, thiết kế, lập
dự toán đến kiểm tra công tác nghiệm thu Ngoài ra, cũng chưa quy định
Trang 122
rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về công trình xây dựng của Bộ Xây dựng, các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và của UBND cấp tỉnh Mặt khác, cũng cần bổ sung các quy định cụ thể để làm
rõ trách nhiệm quản lý chất lượng của các chủ thể trong khảo sát, thiết
kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng Bổ sung các nội dung liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu; tổ chức thẩm định
và phê duyệt các bước thiết kế; quy định bắt buộc phải thẩm tra thiết kế
về an toàn chịu lực đối với các công trình ảnh hưởng tới an toàn cộng đồng, tư vấn thẩm tra phải độc lập với tư vấn thiết kế; kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa công trình vào sử dụng; quy định về an toàn công trình trong thi công; an toàn phòng chống cháy, nổ;
xử lý vi phạm để điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong hệ thống pháp luật hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Ngày 18/6/2014, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua Nguyên tắc cơ bản và cũng là nội dung cốt lõi của Luật Xây dựng 2014 là đổi mới phương thức và nội dung quản lý dự án, nhất là các dự án sử dụng vốn Nhà nước, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng Một trong những đổi mới quan trọng của Luật Xây dựng 2014 đó
là tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về xây dựng và các chủ thể trong việc kiểm soát, quản lý chất lượng công trình xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo dự
án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng Trong đó đặc biệt Luật Xây dựng
2014 quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng phải thực hiện việc thẩm định thiết kế, dự toán trước khi chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư phê duyệt (theo quy định của Luật Xây dựng 2003 thì việc này hoàn toàn do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm)
Để thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và các văn bản pháp luật
Trang 133
liên quan từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công nghiệm thu đến khai thác, vận hành công trình, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (dưới đây viết tắt là NĐ46/CP) và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng (dưới đây viết tắt là NĐ59/CP) quy định cụ thể các nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng của Luật Xây dựng Sau khi có hiệu lực, hai Nghị định nêu trên đã bước đầu giúp cơ quan quản lý nhà nước nâng cao được vai trò kiểm soát chất lượng công trình xây dựng
Với sự phát triển của ngành xây dựng về cả số lượng và chất lượng, đồng thời cũng phát sinh các nguồn vốn và các hình thức quản lý
dự án đầu tư xây dựng mới nên cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật và Nghị định mới được ban hành Với mong muốn áp dụng những kiến thức đã được học tập trong Nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác, nghiên cứu, tác giả chọn
đề tài luận văn “Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng” nhằm nâng cao vai trò giám sát của của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trong khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đồng thời nhằm thiết lập thể chế mang tính chất hệ thống trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước nhằm kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, nhất là đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và về chất lượng công trình xây dựng nói
Trang 144
riêng; những yếu tố của hoạt động quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng
Phạm vi nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở giai đoạn lập dự án, thiết kế, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp tổng hợp và phân tích để tiếp cận giải quyết các vấn đề nghiên cứu Trong đó có vận dụng
cơ sở lý luận của khoa học quản lý, quản lý nhà nước và các khoa học chuyên ngành xây dựng Kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng qua việc sử dụng các thông tin, số liệu, tài liệu thu thập, tập hợp từ các nguồn khác nhau
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò quản
lý nhà nước bảo đảm an toàn, chất lượng, hiệu quả trong đầu tư xây dựng
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có ba chương:
Chương 1: Quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng và thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước và chất lượng công trình xây dựng
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng