1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa thầy, huyện quốc oai thành phố hà nội (tt)

24 302 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 467,12 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- PHÍ ĐÌNH CƯỜNG KHÓA HỌC 2014 – 2016 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY, HUYỆN QUỐC OAI T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

PHÍ ĐÌNH CƯỜNG KHÓA HỌC 2014 – 2016

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY, HUYỆN QUỐC OAI

THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

MÃ SỐ: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.KTS NGUYỄN VŨ PHƯƠNG

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, học viên đã luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân

Với sự biết ơn chân thành nhất, trước hết, học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS KTS Nguyễn Vũ Phương đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Học viên xin cảm ơn các thầy cô ở Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt kiến thức quý báu và giúp đỡ học viên trong suốt hai năm học vừa qua

Xin cảm ơn các anh chị lãnh đạo phòng Quản lý đô thị huyện Quốc Oai, ban quản lý di tích danh lam thắng cảnh chùa Thầy đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện đề tài tốt nghiệp này

Lời cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết sức quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Hà nội, ngày 23 tháng 6 năm 2016

Học viên

Phí Đình Cường

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả khoa học được trích dẫn cụ thể, có nguồn gốc rõ ràng Nội dung và kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận văn

Phí Đình Cường

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 9

TẠI KHU DI TÍCH CHÙA THẦY 9

1.1 Giới thiệu chung về khu di tích chùa Thầy 9

1.1.1 Vị trí địa lý 9

1.1.2 Đặc điểm và giá trị khu di tích chùa Thầy 10

1.1.3 Các di tích tại khu di tích chùa Thầy 12

1.2 Thực trạng kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy 16

1.2.1 Sử dụng đất 16

1.2.2.Công trình kiến trúc tại khu di tích chùa Thầy 17

1.2.3 Cảnh quan khu di tích chùa Thầy 21

1.2.4 Hạ tầng kỹ thuật tại khu di tích chùa Thầy 26

1.3 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy 28

1.3.1 Công tác lập quy hoạch và quản lý ranh giới bảo vệ di tích 28

1.3.2 Bộ máy quản lý 30

1.3.3 Quản lý tài chính nguồn thu công đức 31

1.4 Thực trạng quản lý kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Cả 32

1.4.1 Thực trạng kiến trúc, cảnh quan chùa Cả 32

Trang 6

1.4.2 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan chùa Cả 33

1.5 Những vấn đề cần giải quyết 37

1.5.1 Đối với quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy 37

1.5.2 Đối với quản lý kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Cả 37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY 38

2.1 Cơ sở pháp lý 38

2.1.1 Các văn bản pháp quy liên quan 38

2.1.2 Các Hiến chương và Công ước quốc tế 40

2.2 Cơ sở lý thuyết 43

2.2.1 Lý thuyết về kiến trúc, cảnh quan 43

2.2.2 Lý thuyết về bảo tồn di sản và cảnh quan lịch sử 44

2.3 Kinh nghiệm quản lý kiến trúc, cảnh quan 45

2.3.1 Kinh nghiệm trong nước 45

2.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài 47

2.4 Những yếu tố tác động tới quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy 48

2.4.1 Điều kiện tự nhiên 48

2.4.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội 50

2.4.3 Các quy hoạch liên quan 52

2.4.4 Định hướng phát triển du lịch chùa Thầy 58

2.4.5 Vai trò và sự cần thiết của cộng đồng 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CHÙA THẦY 67

3.1 Quan điểm và mục tiêu 67

3.1.1 Quan điểm 67

3.1.2 Mục tiêu 67

Trang 7

3.2 Quy định chung về quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích 68

3.2.1 Sử dụng đất 68

3.2.2 Công trình kiến trúc 68

3.2.3 Cảnh quan di tích 71

3.2.4 Công trình hạ tầng kỹ thuật 73

3.3 Giải pháp đồng bộ hệ thống bản đồ, bổ sung khu vực bảo vệ cảnh quan di tích, kiểm soát khoanh vùng bảo vệ cảnh quan di tích 75

3.3.1 Giải pháp đồng bộ hệ thống bản đồ 75

3.3.2 Giải pháp bổ sung khu vực bảo vệ cảnh quan di tích 75

3.3.3 Giải pháp kiểm soát khoanh vùng bảo vệ cảnh quan di tích 76

3.4 Giải pháp về chính sách quản lý 76

3.4.1 Chính sách và tổ chức bộ máy quản lý 76

3.4.2 Quản lý tài chính nguồn thu công đức 79

3.4.3 Quy định đối với các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động bảo tồn di tích 79

3.5 Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Cả 79

3.5.1 Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan chùa Cả 79

3.5.2 Giải pháp quản lý xây dựng trong khoanh vùng bảo vệ di tích 80

3.5.3 Các giải pháp khác 84

3.6 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan 86

3.6.1 Nâng cao nhận thức của công đồng đối với công tác quản lý kiến trúc cảnh quan 86

3.6.2 Cách thức tham gia 87

3.6.3 Phương pháp tham gia 88

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng thống kê các tổ thu gom rác thải sinh hoạt xã Sài Sơn 24 Bảng 2.1: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến chùa Thầy 58 Bảng 2.2 Dự báo doanh thu du lịch chùa Thầy 59

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí xã Sài Sơn tại huyện Quốc Oai 9

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí các di tích tại khu di tích chùa Thầy 12

Hình 1.3: Thủy đình trên hồ Long Trì 13

Hình 1.4: Khu vực chùa thượng 13

Hình 1.5: Di tích chùa Cao 14

Hình 1.6: Di tích chùa Long Đẩu 16

Hình 1.7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 17

Hình 1.8: Các công trình kiến trúc hình thức không phù hợp 18

Hình 1.9: Làng xóm nhìn từ núi Sài Sơn 18

Hình 1.10: Nhà ở dân cư xây dựng dưới chân núi Thầy 19

Hình 1.11: Nhà vệ sinh công cộng tại khu di tích 20

Hình 1.12: Nhà dịch vụ và các sạp bán hàng xây dựng tự phát 21

Hình 1.13: Cây xanh tại khu di tích chùa Thầy 22

Hình 1.14: Hồ Long Trì biến thành hồ bơi vào những ngày nắng nóng 23

Hình 1.15: Biểu đồ nguồn phát sinh rác thải khu di tích chùa Thầy 23

Hình 1.16: Các điểm tập kết rác trong khu di tích 24

Hình 1.17: Rác xả thẳng ra môi trường dọc theo tuyến tham quan 25

Hình 1.18: Các xe trọng tải lớn thường xuyên qua lại trước cổng di tích 25

Hình 1.19: Bãi đỗ xe trước khu di tích 27

Hình 1.20: Bản đồ khoanh vùng bảo vệ 2 khu di tích chùa Thầy 30

Hình 1.21: Mặt bằng tổng thể chùa Cả 34

Hình 1.22: Tình trạng xây dựng lộn xộn trước khu di tích 35

Hình 2.1: Quy hoạch chung huyện Quốc Oai 54

Hình 2.2: Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai 55

Hình 2.3: Quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới xã Sài Sơn 56

Hình 2.4: Quy hoạch chi tiết khu đô thị sinh thái Tuần Châu 57

Trang 10

Hình 3.1 Mặt cắt tổng thể chùa Cả 68

Hình 3.2 Biện pháp tu bổ cấu kiện gỗ 69

Hình 3.3: Phân vùng quản lý kiến trúc, cảnh quan chùa Cả 81

Hình 3.4: Mặt bằng tổng thể khu nội tự của chùa Cả 82

Trang 11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức UBND huyện Quốc Oai 31

Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức Ban quản lý di tích chùa Thầy 36

Sơ đồ 3.1 Bộ máy Ban quản lý các di tích 77

Trang 12

1PHẦN I: MỞ ĐẦU

 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng Đứng trước cuộc sống hiện đại thì nhu cầu trở về cội nguồn tìm hiểu lịch sử dân tộc ngày càng trở nên bức thiết Di tích lịch sử văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Là tài sản vô cùng quý giá, là bộ phận hợp thành nên nền văn hóa Việt Nam được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác Ở đó thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng diễn ra tại di tích có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước

Những di tích mà ông cha ta để lại vô cùng phong phú với hàng ngàn Đình, Đền, Miếu mạo, Lăng tẩm… giá trị của các di tích lịch sử văn hóa đã thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của bao thế hệ người Việt Nam Việc bảo vệ

di tích ngày càng có ý nghĩa lớn lao trong việc tìm về cội nguồn của dân tộc,

từ đó góp phần khai thác, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và lấy đó làm nền tảng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc

Quần thể di tích chùa Thầy là di sản văn hoá đồ sộ có nhiều giá trị của cộng đồng dân cư làng xã nói riêng và của vùng miền nói chung trong việc phát huy các giá trị văn hoá, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 05 (khoá VIII) và kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về việc xây dựng và tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Chùa Thầy là thiết chế văn hoá đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng dân cư làng xã vùng núi Sài Sơn Trong quá trình tồn tại, chùa Thầy đã khẳng định những giá trị về kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu

Trang 13

2dạng chùa thờ “Tiền Phật hậu Thánh” của cư dân Việt Toạ lạc ở vị trí đắc địa, thuận lợi cho việc sinh hoạt văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng cộng đồng, với những giá trị tổng thể lưu giữ trong mình, chùa Thầy đóng góp một phần không nhỏ cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mỹ của di tích, của vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống phủ Quốc Oai và đất Việt

Thêm vào đó, các khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách là những nhân tố thiên nhiên rất đặc biệt Núi Hương Sơn và Phượng Hoàng thuộc địa phận xã Sài Sơn và xã Phượng Cách Trước kia, trên núi đều có chùa Đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, các chùa này được chuyển vào làng Khánh Tân Ở chân núi Hương có đền Quán Thánh Ở núi Phượng Hoàng có di chỉ khảo cổ học Phượng Hoàng thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên – sơ kỳ thời đại đồng thau Việt Nam, được khai quật đầu năm 1994 Núi Hoàng Xá (còn gọi là tượng Linh hay núi Ba Ngai) nằm ở địa phận thôn Hoàng Xá của thị trấn Quốc Oai Núi Hoàng Xá có động Xuyên Sơn hai cửa Cửa chính ở hướng Đông Nam, đi ra chùa Một Mái (Hoàng Kim tự), cửa sau

đi ra hướng Tây Bắc Vòm động rộng, cao hơn 50m, có 3 lỗ thông thiên Trong động có nhiều nhũ đá rủ với nhiều hình tượng đẹp Trong khu vực núi

và động Hoàng Xá có đền Hạ (đã bị giặc Pháp đốt năm 1947), đền Văn Xương Đế Quân, chùa Một Mái, chùa Cả được xây dựng từ xưa tạo thành một quần thể đền chùa độc đáo, phù hợp với cảnh trí thiên nhiên mĩ lệ Lưng chừng núi Hoàng Xá là đền Thượng Trước cửa động, sát đường liên xã là giếng tả hình con cá chép khổng lồ, thả sen toả hương thơm mát

Chính vì vậy, khu di tích chùa Thầy đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 14

3Trong những năm qua, chúng ta đã có những nỗ lực bảo tồn khu di tích chùa Thầy, các thành phần kiến trúc và cảnh quan của di tích đã được bảo tồn

và phát huy tương đối tốt Tuy nhiên, thực tế tại khu di tích này vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục Cụ thể là, không gian cảnh quan khu di tích chùa Thầy

đã bị xâm lấn bởi nhiều hộ dân ngay khu vực liền kề với chùa và dọc theo chân núi ven hồ trước chùa Hệ thống giao thông liên kết các thành phần di tích khu vực chùa Thầy chưa được định hình, đã xuất hiện những hoạt động

tự phát không được kiểm soát Hạ tầng kỹ thuật còn đơn giản, sơ sài Hệ thống các công trình dịch vụ chưa được đầu tư cơ bản nên các thành phần tạm thời hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, gây ảnh hưởng đến không gian cảnh quan di tích và gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng, khai thác hiện nay

Thực tế trên đòi hỏi phải có giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo đảm các yếu tố kiến trúc, cây xanh, mặt nước, môi trường cảnh quan… không chỉ trong khuôn viên di tích mà cả các khu vực xung quanh được bảo tồn phù hợp không gian truyền thống của một di tích lịch sử văn hóa Qua đó góp phần bảo tồn các giá trị đặc trưng, giá trị lịch sử văn hóa của

Trang 15

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Là khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ theo qui định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có diện tích khoảng 20,9 ha

 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn Quá trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu tố, tìm ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng của các yếu tố đó Công tác quản lý đô thị nói chung và kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy cũng vậy, đòi hỏi việc phân tích các yếu tố tạo nên hình ảnh, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan tới toàn khu di tích

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Công việc này yêu cầu các đối tượng nghiên cứu phải được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với nhau, với các thành tố bên ngoài

- Phương pháp khảo sát điều tra: Phương pháp này trình bày các thành phần chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra

cụ thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia, những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đô thị, bảo tồn di sản, thầy giáo hướng dẫn khoa học, các thầy, cô giáo trong tiểu ban qua các buổi kiểm tra tiến độ luận văn tại trường

Trang 16

- Phương thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu đã có Cụ thể là các nghiên cứu và báo cáo khoa học về bảo tồn di sản, đặc biệt là các đề tài quản

lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn di sản Sử dụng phương pháp này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các số liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách, các kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, xác lập cơ sở nghiên cứu của vấn đề quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn di tích

 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học:

- Bổ sung một số giải pháp về quản lý kiến trúc cảnh quan, làm rõ thêm một số vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan khu di tích chùa Thầy

- Đề xuất các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quản lý di tích, hình thành các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng bảo tồn khu di tích chùa Thầy

Ý nghĩa thực tiễn:

- Áp dụng những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý kiến trúc, cảnh quan có tính khả thi để áp dụng cho các khu vực di tích tương tự

 Khái niệm khoa học, thuật ngữ

Kiến trúc cảnh quan: là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến

nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc

Ngày đăng: 08/08/2017, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w