Nghệ thuật biểu diễn:Trong nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam, có nhiều thể loại như chèo, tuồng, cải lương, rối nước, ca múa nhạc cung đình, hát quan họ, chầu văn, ca trù, hát then, lý N
Trang 1Nghệ thuật biểu diễn:
Trong nghệ thuật biểu diễn của Việt
Nam, có nhiều thể loại như chèo, tuồng,
cải lương, rối nước, ca múa nhạc cung
đình, hát quan họ, chầu văn, ca trù, hát
then, lý Nam Bộ… nhưng phổ biến nhất
và thường được biểu diễn nhiều nhất là
chèo, tuồng, cải lương, hát quan họ, rối
nước, lý Nam Bộ và nhã nhạc (một hình
thức của ca múa nhạc cung đình) Dưới
đây là sơ lược một vài loại hình trong
nghệ thuật biểu diễn
Ca múa nhạc cung đình:
Ca múa nhạc cung đình phát triển mạnh
vào triều đại vua Lê Thái Tông với nhiều
loại hình ca múa nhạc phong phú như
Trung cung chỉ nhạc, Yến nhạc, Nhã
nhạc, Đại nhạc, Văn vũ, Võ vũ… Dưới
triều nhà Nguyễn, ca múa nhạc cung đình
phát triển rực rỡ với những điệu múa Bát
dật biểu diễn trong các lễ tế trời của các
vị vua Triều Nguyễn tại Đàn Nam Giao,
Múa quạt, Tam tinh Chúc thọ, Bát tiên
hiến, Lục triệt hoa mã đăng, Lục cúng
hoa đăng trong các nghi lễ của triều đình
phong kiến Nhiều điệu múa, bản nhạc
cung đình còn được lưu giữ và phát triển
cho đến ngày nay Nhã nhạc cung đình
Huế đã được UNESCO chính thức công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của
thế giới năm 2003
Múa rối nước:
Múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1009
- 1225) Một vở rối nước thường có
nhiều nhân vật Mỗi nhân vật (con rối) là
một tác phẩm điêu khắc dân gian, mang
dáng vẻ khác nhau, tính cách khác nhau
Con rối được làm bằng gỗ, bên ngoài phủ
lớp chống thấm nước Nhân vật tiêu biểu
của rối nước là chú Tễu với thân hình
tròn trĩnh và nụ cười hóm hỉnh lạc quan
Nghệ nhân biểu diễn múa rối phải ngâm
mình dưới nước sau màn sân khấu để
điều khiển con rối thông qua máy sào,
máy dây Nhạc đệm cho cuộc diễn là bộ
gõ gồm trống, mõ, thanh la… Nghệ thuật
múa rối nước của Việt Nam là loại hình
sân khấu cổ truyền, độc đáo được khán
giả nhiều nước trên thế giới ưa chuộng
Chèo:
Bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian,
chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu
truyền thống tiêu biểu nhất của Việt
Nam Lúc đầu xuất hiện ở các làng quê,
dần trở thành loại hình sân khấu tiêu biểu
của cư dân đồng bằng Bắc Bộ Nghệ
thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và
văn học trong tích trò Văn chèo tự sự
(kể chuyện) mang đậm tính trữ tình của
ca dao, tục ngữ; tràn đầy tính lạc quan
trong những cái cười dân dã, thông minh,
hóm hỉnh, trí tuệ; tính nhân văn rất rõ
nét; thể hiện khát khao vươn tới hạnh
phúc và xã hội hòa thuận, bảo vệ quyền
con người; cái thiện luôn thắng cái ác
Nhân vật trong chèo mang tính ước lệ,
chuẩn hóa với tính cách và tâm lý không
thay đổi trong suốt vở Một số vở chèo
nổi tiếng thu hút sự quan tâm của nhiều
thế hệ khán giả là Quan Âm Thị Kính,
Chu Mãi Thần, Kim Nhan… được xếp
vào vốn quý của sân khấu cổ truyền dân
tộc Việt Nam
Tuồng:
Tuồng còn gọi là hát bội, bộ môn nghệ
thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt
Nam, một loại văn nghệ trình diễn cổ
truyền ở Việt Nam, phát triển từ loại hình
sân khấu dân gian của văn học Việt Nam,
được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và
các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu
đời và rất phong phú của dân tộc Việt
Nam Ðến cuối thế kỷ XVIII, Tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn Ngày nay môn nghệ thuật này vẫn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, sánh như Kinh kịch của Trung Quốc hay kịch Noh của Nhật Bản Cải lương:
Là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ 20 Nguồn gốc của cải lương là các bài hát lý, ca nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ Cải lương sử dụng nhiều cách diễn, âm nhạc của tuồng Việt Nam Cũng như các nghệ thuật kịch hát dân tộc khác, cải lương bao gồm múa, hát, âm nhạc Nhạc cụ chủ đạo trong dàn nhạc cải lương là đàn ghi ta phím lõm và đàn nguyệt Nhiều vở diễn đã thu hút sự quan tâm của người hâm mộ như Lục Vân Tiên, Lưu Bình Dương Lễ, Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt và Mộng Hoa Vương, Nửa đời hương phấn, Chim Việt cành Nam, Thái hậu Dương Vân Nga… Hát quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh): Quan họ bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng, mỗi năm một lần vào dịp hội làng Nó gắn liền với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau Hát quan
họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm theo đối giọng Hơn 180 làn điệu quan họ còn lưu giữ đến nay đều mang nội dung giao duyên trữ tình thắm thiết, với lời hay, ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc, với âm điệu phong phú, trữ tình, với lối hát mượt mà, kỹ thuật “vang rền nền nảy” độc đáo Tất cả điều này đã làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân
ca Quan họ Bắc Ninh