TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ HÀ THỊ DIỆU LINH HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI THÁI NHÓM TÀY THANH Ở XÃ TRI LỄ, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP C
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
HÀ THỊ DIỆU LINH
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI THÁI (NHÓM TÀY THANH)
Ở XÃ TRI LỄ, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC
THIỂU SỐ
MÃ SỐ : 52220110
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương
Sinh viên thực hiện : Hà Thị Diệu Linh
Hà Nội - 2016
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN
CỨU Error! Bookmark not defined.
1.1.Điều kiện tự nhiên Error! Bookmark not defined.
1.1.1.Vị trí địa lý Error! Bookmark not defined.
1.1.2.Diện tích, dân số, và phân bố dân cưError! Bookmark not defined.
1.1.3.Địa hình Error! Bookmark not defined.
1.1.4.Thổ nhưỡng Error! Bookmark not defined.
1.1.5.Khí hậu Error! Bookmark not defined.
1.1.6.Sông ngòi và động thực vật Error! Bookmark not defined.
1.2.Khái quát về các nhóm Thái ở huyện Quế Phong và xã Tri LễError! Bookmark not defined.
1.2.1.Tên gọi và các nhóm địa phương Error! Bookmark not defined.
1.2.2.Lịch sử cư trú Error! Bookmark not defined.
1.3.Đặc điểm kinh tế Error! Bookmark not defined.
1.4.Các đặc trưng văn hóa Error! Bookmark not defined.
1.4.1.Văn hóa vật chất Error! Bookmark not defined.
1.4.2.Văn hóa xã hội Error! Bookmark not defined.
1.4.3.Văn hóa tinh thần Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined.
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HÔN
NHÂNTRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI (NHÓM TÀY THANH)Error! Bookmark not defined.
2.1.Những vấn đề chung về hôn nhân Error! Bookmark not defined.
2.1.1.Quan niệm Error! Bookmark not defined.
2.1.2.Nguyên tắc Error! Bookmark not defined.
2.1.3.Tính chất và hình thức Error! Bookmark not defined.
2.1.4.Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng Error! Bookmark not defined.
2.2.Những khía cạnh khác liên quan đến hôn nhânError! Bookmark not defined.
2.2.1.Tàn dư mẫu hệ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.Vai trò bà cô, ông cậu Error! Bookmark not defined.
2.2.3.Hình phạt đối với các trường hợp vi phạmError! Bookmark not defined.
2.2.4.Một số tập tục khác Error! Bookmark not defined.
Trang 32.3.Tục lệ cưới xin Error! Bookmark not defined.
2.3.1.Quan niệm và tìm hiểu Error! Bookmark not defined.
2.3.2.Chọn người làm mối (xóoc lám) Error! Bookmark not defined.
2.3.3.Lễ dạm hỏi (pay tham xao) Error! Bookmark not defined.
2.3.4.Lễ cưới (ết đoong) Error! Bookmark not defined.
2.3.5.Lễ tạ ơn ông mối (khứn hòi lám) Error! Bookmark not defined.
2.3.6.Lễ lại mặt (pay dàm đoong) Error! Bookmark not defined.
2.4.Tập quán tương trợ trong cưới xin Error! Bookmark not defined.
2.5.So sánh với hôn nhân và cưới xin của nhóm Tày MườngError! Bookmark not defined.
Chương 3: BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI
THÁI(NHÓM TÀY THANH) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RAError! Bookmark not defined.
3.1.Biến đổi trong hôn nhân Error! Bookmark not defined.
3.2.Biến đổi trong nghi thức cưới xin Error! Bookmark not defined.
3.3.Nguyên nhân của sự biến đổi Error! Bookmark not defined.
3.3.1.Nguyên nhân khách quan Error! Bookmark not defined.
3.3.2.Nguyên nhân chủ quan Error! Bookmark not defined.
3.4.Những vấn đề đặt ra Error! Bookmark not defined.
3.4.1.Hôn nhân của người Thái đang có xu hướng mất dần bản sắcError! Bookmark not defined.
3.4.2.Hôn nhân của người Thái đang có xu hướng mở rộng phạm viError! Bookmark not defined.
3.4.3.Hôn nhân của người Thái đang cần được bảo tồn và phát huy
giá trị Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hôn nhân luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội - nhân văn Đối với Nhân học/Dân tộc học và Văn hóa học,việc nghiên cứu hôn nhânở các dân tộc có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học Điều này, một mặt, làm rõ các quan hệ xã hội và văn hóa, mặt khác góp phần làm sáng tỏ quá trình tộc người với các hình thức phát triển của các hình thức hôn nhân ở các giai đoạn lịch sử khác nhau Bởi vì, hôn nhânthể hiện mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ giữa văn hóa và các quan hệ xã hội của các cộng đồng, các nhóm xã hội, tộc người Tùy thuộc vào điều kiện xã hội và những yếu tố văn hóa tộc người mà hôn nhân diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, vừa phản ánh qui luật chung nhất về sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử, vừa mang những yếu tố đặc trưng văn hóa tộc người Kết quả của hôn nhânlà sự hình thành gia đình Xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình tạo ra mối liên hệ chặt chẽ
và ảnh hưởng trực tiếp với toàn bộ hệ thống xã hội Vì vậy, hôn nhân và gia đình có mối liên hệ qua lại với nhau, mang nhiều ý nghĩa văn hóa, xã hội
Hôn nhân của dân tộc Thái đã có một vài học giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên việc nghiên cứu những đặc trưng ở mỗi vùng miền là chưa
rõ nét, người Thái cư trú ở nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam nói chung
và ở miền Tây Nghệ An nói riêng do vậy văn hóa của mỗi vùng lại có sự giao thoa để có những điểm khác biệt, những đặc trưng dẫn đến sự khác biệt đó cần phải được nghiên cứu và làm sáng tỏ
Cùng với sự phát triển của văn hóa dân tộc, hôn nhân – một hình thái quan trọng của phong tục cũng luôn vận động biến đổi và là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ dân tộc, chế độ nào
Bản thân là sinh viên của khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu về hôn nhân để đóng góp thêm cứ liệu
Trang 5khoa học về văn hóa, xã hội cho địa phương nói riêng và những ai quan tâm đến văn hóa Thái nói chung, cũng như muốn đi sâu tìm hiểu văn hóa của đối tượng quản lý văn hóa là các dân tộc thiểu số mà mình sẽ quản lý
trong tương lai Trên cơ sở nhận thức đó, người viết mạnh dạn chọn Hôn
nhân của người Thái (nhóm Tày Thanh) ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, Thái ở Nghệ An cũng là tộc người thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Dưới thời Pháp thuộc, một số công trình của các học giả người Pháp có đề cập đến
cộng đồng này như A.Louppe với công trình Les Mương de Cua Rao, H.Maspero trong Les religions Chinoises; G Condominans, Không gian
xã hội vùng Đông Nam Á (tiếng Việt, NXB VH Hà Nội, 1997); J
Chamberlain, Maen: A Thai dialect originally spoken in Nghe An,
Vietnam, Journal of the Siam Society 79.2/1991; Breton Le Hippolyte,
Le An-Tinh, la prehistoire, les lieux et monuments historiques ou legendaries remarquable Bullentin des Amis du Vieux Hue 23/1936…
Từ những năm 60,70 của thế kỷ XX trở lại đây, một loạt công trình
và bài viết của các nhà nghiên cứu dân tộc học về người Thái ở Nghệ An
lần lượt được công bố như Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1959;Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ của Mạc Đường, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội 1964;Sơ lược giới thiệu các nhóm
dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam của Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm
Vạn, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội,1968;Tư liệu về Lịch sử xã hội của
dân tộc Thái của Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng
Kim Ân, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1978;Nhà cửa các dân tộc ở
Trung du Bắc bộ của Nguyễn Khắc Tụng, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội,
1978;Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An của Nguyễn Đình Lộc, Đại học sư
Trang 6phạm Vinh, Nhà xuất bản Nghệ An, 1993;Nhà ở cổ truyền của các dân
tộc Việt Nam của Nguyễn Khắc Tụng, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam,
1995 Nhiều bài viết về người Thái được công bố trên các thông báo khoa học, các tạp chí chuyên ngành như Dân tộc học, Khảo cổ học, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu phụ nữ và gia đình, Văn hoá dân gian hay một số Luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ, Khóa luận gần đây của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu như Đặng Nghiêm Vạn, Diệp Đình Hoa, Vi Văn An, Lê Sỹ Giáo, Hoàng Lương, Nguyễn Văn Khánh, Đặng Đình Khai, Phan Chí Thành, Mai Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hùng, Lương Thị Giang, Đậu Tuấn Nam, Artha Natatchukra (Thái Lan), Khammanh Siphanhxay (Lào), Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Thị Thủy (ĐHVH Hà Nội) Tuy nhiên, có thể nói, các công trình cũng như các bài viết kể trên cũng mới chỉ đề cập đến người Thái theo từng góc độ, thuộc các lĩnh vực khác nhau, chứ chưa có công trình hay bài viết nào nghiên cứu sâu về hôn nhân của người Thái ở Nghệ An nói chung, nhất là chủ đề hôn nhân của nhóm Thái Tày Thanh ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong nói riêng Liên quan đến đề tài nghiên cứu này, mới chỉ được đề cập ít nhiều trong các công trình của Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn hay công trình
Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) của Viện Dân tộc
học, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1978 và một số bài viết của Vi Văn
An về người Thái ở miền Tây Nghệ An, nhất là bài Hôn nhân và tục lệ
cưới xin của người Thái ở miền núi Nghệ An(Vi Văn An và Trịnh Đình
Niên),TC VHDG, số 2/1996, tr.61-68 Bên cạnh đó, trong Luận án Tiến sĩ của Lê Hải Đăng về Nghi lễ gia đình, tác giả có đề cập đến nghi lễ cưới xin, nhưng là nghi lễ cưới xin của người Thái nhóm Tày Mường ở huyện Con Cuông (vùng quốc lộ 7A)
Nói tóm lại, mặc dù đã có khá nhiều tài liệu công bố liên quan đến người Thái ở miền tây Nghệ An, nhưng vấn đề hôn nhâncủa người Thái, nhất là hôn nhân của nhóm Tày Thanh thì còn khá khiêm tốn Mặc dù
Trang 7vậy, những công trình, bài viết về người Thái ở Nghệ An nói chung là nguồn tài liệu rất đáng quý, có tính chất gợi mở, tham khảo và kế thừa
đắc lực nhất cho đề tài khóa luận Hôn nhân của người Thái (nhóm Tày
Thanh) ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An của tôi
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát, đánh giá và so sánh những tương đồng – khác biệt trong hôn nhân truyền thống của người Thái (nhóm Tày Thanh)
ở xã Tri Lễ - huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An với một số nhóm khác, khóa luận muốn khẳng định những giá trị văn hóa trong tập quán hôn nhân của họ, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị đó trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận sẽ phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khái quát về những yếu tố đã góp phần tạo nên văn hóa truyền thống của người Thái (nhóm Tày Thanh) ở xã Tri Lễ - huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An như: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, Đây
là những yếu tố nền tảng để giải mã nét khác biệt trong hôn nhân người Thái nơi đây;
- Khảo sát, giải mã, đánh giá những yếu tố cơ bản trong hôn nhân của người Thái (nhóm Tày Thanh) ở xã Tri Lễ - huyện Quế phong – tỉnh Nghệ An như: quan niệm, nguyên tắc, tính chất, hình thức, tiêu chuẩn chọn vợ - chọn chồng, nghi thức cưới xin, ; có so sánh đôi chút với người Thái (nhóm Tày Mường) cùng cư trú trên địa bàn;
- Nêu lên những biến đổi và lý giải nguyên nhân biến đổi trong hôn nhân của người Thái (nhóm Tày Thanh) ở nơi đây;
Trang 8- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị tích cực, hạn chế các yếu tố không còn phù hợp trong đời sống văn hóa mới hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là Hôn nhântruyền thống của nhóm Thái Tày Thanh ở địa bàn nêu trên Trong khi trình bày, tôi cố gắng tìm hiểu và nêu được một số so sánh với nhóm Tày Mường, cùng là người Thái cư trú trên địa bàn cũng như so sánh với hiện trạng hôn nhân của họ hiện nay
Để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, tôi xin giới thuyết về đối tượng nghiên cứu của mình như sau:
- Khái niệm Hôn nhân:
Theo Wikipedia, hôn nhân – một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa
vụ của họ
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: “Hôn nhân có nghĩa là
việc kết hôn giữa nam và nữ”
Theo Từ điển Nhân học (1997, tr.519): “Hôn nhân là mối quan hệ
gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc tạo ta một hộ gia đình mới”
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2: “Hôn nhân là thể chế xã
hội kèm theo những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ), được coi là chồng
và vợ, quy định mối quan hệ và trách nhiệm với nhau và giữa họ với con cái của họ Sự xác nhận đó,trong quá trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm những yếu tố mới Dưới xã hội nguyên thủy, hôn nhân tiến hành theo luật tục Trong các xã hội có giai cấp và nhà nước, hôn nhân
Trang 9phải được pháp luật công nhận, do đó quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ chồng con cái cũng được pháp luật xác định và bảo đảm
Có những trường hợp hôn nhân phải được tiến hành ở nhà thờ, phải tuân theo những nghi thức tôn giáo nhất định để được giáo hội công nhận ”
- Nội hàm của hôn nhân gồm có: Quan niệm, nguyên tắc, tính chất
và hình thức, tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng và nghi thức cưới xin
Do thời gian có hạn, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận chủ yếu tập trung tại một số bản nằm sát cạnh trung tâm xã Tri Lễ, huyện Quế Phong Tôi đã dành khá nhiều thời gian tìm hiểu tại bản Cắm hay còn gọi bản Khằm (có nghĩa là vàng), bản Chiềng, bản Hủa Na; so sánh với nhóm Tày Mường ở bản bản Na Niếng, bản Na Túi, bản Na Cân Ngoài ra, tôi cũng tìmhiểu thêm ở một số bản người Tày Thanh, xã Nặm Nhoóng, huyện Quế Phong vốn thường trao đổi hôn nhân với người Tày Thanh xã Tri Lễ
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình hoàn thiện được khóa luận này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Điền dã Dân tộc học là phương pháp chủ đạo Cụ thể là các thao tác quan sát, phỏng vấn, ghi chép qua lời kể của người dân, nhất là các cụ già người Tày Thanh, trong đó có một số thầy cúng, người am hiểu phong tục, cũng như tập quán hôn nhân và cưới xin, nhất là người đã nhiều lần
làm ông mối (Lám)
Khóa luận cũng sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách tham khảo và tham vấn ý kiến của những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về địa bàn và lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu này Ngoài ra, các phương pháp bổ trợ được sử dụng trong quá trình hoàn thành khóa luận gồm: chụp ảnh, phân tích, so sánh,
6 Nguồn tư liệu của khóa luận
Trang 10Khóa luận được hoàn thành dựa trên nguồn tư liệu do chính tác giả thu thập được trong chuyến điền dã tại địa bàn nghiên cứu nêu trên Bên cạnh đó, nội dung khóa luận cũng kế thừa các tài liệu qua các công trình, bài viết đã công bố từ trước tới nay của các nhà nghiên cứu, nhất là các tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài khóa luận này
7 Đóng góp của khóa luận
Bước đầu miêu tả một cách có hệ thống, đầy đủ về hôn nhân của nhóm Tày Thanh nơi đây; góp phần bổ sung thêm tư liệu, giúp người đọc hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái
ở miền tây, tỉnh Nghệ An nói chung
Từ những tư liệu thực địa, khóa luận cũng nêu lên những biến đổi trong hôn nhân của nhóm tộc người này nói riêng, của người Thái ở địa phương trên nói chung Từ việc lý giải nguyên nhân biến đổi, khóa luận cũng đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tích cực, hạn chế yếu tố không còn phù hợp trong tập quán hôn nhân, nhằm làm cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương hiện nay
8 Bố cục của khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu
Chương 2: Những nội dung cơ bản trong hôn nhântruyền thống
của người Thái(nhóm Tày Thanh)
Chương 3: Những biến đổi trong hôn nhân của người Thái(nhóm
Tày Thanh) và những vấn đề đặt ra