1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Luyện tập trắc nghiệm 3 kế TOÁN QUẢN TRỊ

9 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 126,16 KB

Nội dung

Bài tập trắc nghiệm 3 kế toán quản trị ACC304. Công ty T có kế hoạch tiêu thụ 1.000 sản phẩm trong tháng 1. Ngày 11 tồn kho 200 sản phẩm và theo yêu cầu cuối tháng cần có tồn kho 15% số sản phẩm tiêu thụ của tháng sau. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tháng 2 và tháng 3 là 900 sản phẩm và 1.200 sản phẩm. Khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến tháng 1 là: Chọn một câu trả lời • A) 1.000 sản phẩm • B) 920 sản phẩm • C) 950 sản phẩm • D) 935 sản phẩm

Trang 1

Luyện tập trắc nghiệm 3 ACC304

1 [Góp ý]

Điểm : 1

Công ty T có kế hoạch tiêu thụ 1.000 sản phẩm trong tháng 1 Ngày 1/1 tồn kho

200 sản phẩm và theo yêu cầu cuối tháng cần có tồn kho 15% số sản phẩm tiêu

thụ của tháng sau Dự kiến sản lượng tiêu thụ tháng 2 và tháng 3 là 900 sản

phẩm và 1.200 sản phẩm Khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến tháng 1 là:

Chọn một câu trả lời

 A)   1.000 sản phẩm   B)   920 sản phẩm   C)   950 sản phẩm   D)   935 sản phẩm 

Đúng Đáp án đúng là: 935 sản phẩm

Vì:

· Tổng số thành phẩm cần có = Số lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến + số lượng bán dự kiến

=> Tổng số thành phẩm cần có tháng 1 = 1000 + 15% x 900 = 1135 sản phẩm

· Số thành phẩm sản xuất dự kiến trong kỳ = Tổng số thành phẩm cần có – Thành phẩm tồn kho đầu kỳ

=> Số thành phẩm sản xuất dự kiến tháng 1 = 1135 – 200 = 935 sản phẩm

Tham khảo: mục 4.3.2 Dự toán sản xuất

Đúng

Điểm: 1/1

Câu2 [Góp ý]

Điểm : 1

Ý nghĩa của hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về thực tế sản xuất kinh doanh   B)   Để phân tích các số liệu quá khứ 

 C)   Là căn cứ để đánh giá các khả năng về sử dụng vốn của doanh nghiệp. 

 D)   Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã dự kiến, là căn cứ để khai thác các khả năng tiềm tàng về nguồn lực tài chính

Đúng Đáp án đúng là: Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm

đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã dự kiến, là căn cứ để khai thác các khả năng tiềm tàng về

nguồn lực tài chính 

Vì: Hệ thống dự toán cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh

nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các Mục tiêu đã đề ra Đây cũng là căn cứ để

đánh giá các kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến trong tương lai có khả thi hay không, nguồn lực tài

chính có đảm bảo để thực hiện các kế hoạch đó hay không… 

Tham khảo: Mục 4.3 Hệ thống dự toán, bài 4

Đúng

Điểm: 1/1

Câu3 [Góp ý]

Điểm : 1

Trang 2

Việc dự toán chính xác và hợp lý thành phẩm tồn kho cuối kỳ là cơ sở quan trọng

để:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đáp ứng yêu cầu sản xuất   B)   Phục vụ các đơn vị nội bộ một cách kịp thời   C)   Nâng cao uy tín của doanh nghiệp 

 D)   Đáp ứng yêu cầu bán ra; Phục vụ khách hàng một cách kịp thời; Nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Đúng Đáp án đúng là: Đáp ứng yêu cầu bán ra; Phục vụ khách hàng một cách kịp thời; Nâng cao uy tín

của doanh nghiệp

Vì: Tổng thành phẩm cần có = Số lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến + số lượng bán dự kiến

=> Việc dự toán chính xác và hợp lý thành phẩm tồn kho cuối kỳ sẽ dự đoán được chính xác số lượng

thành phẩm cần có hoặc số lượng bán dự kiến, đáp ứng đủ yêu cầu bản ra của doanh nghiệp, phục vụ

nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Tham khảo: mục 4.3.2 Dự toán sản xuất

Đúng

Điểm: 1/1

Câu4 [Góp ý]

Điểm : 1

Công ty lập dự toán sản xuất kinh doanh thường bắt đầu từ:

Chọn một câu trả lời

 A)   Dự toán tiền   B)   Dự toán bán hàng   C)   Dự toán sản lượng sản xuất   D)   Dự toán chi phí sản xuất 

Đúng Đáp án đúng là: Dự toán bán hàng

Vì: Một hệ thống dự toán là tập hợp những dự toán có liên quan với nhau, bao gồm dự toán bán hàng,

dự toán sản xuất, dự toán mua hàng, dự toán nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí

bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán dòng tiền

Tham khảo: mục 4.3 Hệ thống dự toán Xem sơ đồ 4.5: Hệ thống dự toán của doanh nghiệp

Đúng

Điểm: 1/1

Câu5 [Góp ý]

Điểm : 1

Công ty T sản lượng sản xuất cho tháng 1 là: 1.000 sản phẩm, tháng 2: 1.200 sản

phẩm, định mức chi phí vật liệu X là 5 kg Ngày 1/1 tồn kho 550 kg vật liệu X,

Công ty quy định lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối mỗi tháng là 10% nhu cầu

sản xuất cho tháng sau Số vật liệu X dự toán phải mua trong tháng 1 là:

Chọn một câu trả lời

 A)   5.050 kg   B)   5.000 kg   C)   5.600 kg   D)   5.550 kg 

Trang 3

Đúng Đáp án đúng là: 5.050 kg

Vì: Số kg nguyên vật liệu có kế hoạch dùng cho sản xuát trong tháng 1 = 5 x 1000 = 5000 kg

Số kg nguyên vật liệu có kế hoạch cần dùng cho sản xuất tháng 2 = 5 x 1200 = 6000 kg

=> Tổng số nguyên vật liệu cần có tháng 1 = 5000 + 10% x 6000 = 5600 kg

=> Số nguyên vật liệu phải mua trong tháng 1 = 5600 – 550 = 5050 sản phẩm

Tham khảo: mục 4.3.2 Dự toán sản xuất và 4.3.3 Dự toán mua nguyên vật liệu

Đúng

Điểm: 1/1

Câu6 [Góp ý]

Điểm : 1

Nhận định nào sau đây là KHÔNG đúng về ý nghĩa của hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh

Chọn một câu trả lời

 A)   Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh   B)   Để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã dự kiến 

 C)   Là cơ sở để các cổ đông xem xét đưa ra các quyết định đầu tư   D)   Là căn cứ để khai thác các khả năng tiềm tàng về nguồn lực tài chính 

Đúng Đáp án đúng là: Là cơ sở để các cổ đông xem xét đưa ra các quyết định đầu tư

Vì: Một hệ thống dự toán là tập hợp những dự toán có liên quan với nhau, bao gồm dự toán bán hàng,

dự toán sản xuất, dự toán mua hàng, dự toán nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán dòng tiền

=> Một hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh không phải là cơ sở để các cổ đông xem xét đưa ra các quyết định đầu tư của mình (họ thường đưa ra quyết định đầu tư dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động có lãi hay không có lãi)

Tham khảo: mục 4.3 Hệ thống dự toán

Đúng

Điểm: 1/1

Câu7 [Góp ý]

Điểm : 1

Công ty T có kế hoạch tiêu thụ 2.000 sản phẩm trong tháng 1 Ngày 1/1 tồn kho

300 sản phẩm và theo yêu cầu cuối tháng cần có tồn kho 20% số sản phẩm tiêu thụ của tháng sau Dự kiến sản lượng tiêu thụ tháng 2 giảm 10% so với tháng 1 Khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến tháng 1 là:

Chọn một câu trả lời

 A)   1.600 sản phẩm   B)   2.060 sản phẩm   C)   2.100 sản phẩm   D)   1.970 sản phẩm 

Đúng Đáp án đúng là: 2.060 sản phẩm

Vì:

· Tổng số thành phẩm cần có = Số lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến + số lượng bán dự kiến

=> Tổng số thành phẩm cần có tháng 1 = 2000 + 20% x (2000 – 10% x 2000) = 2360 sản phẩm

· Số thành phẩm sản xuất trong kỳ = Tổng số thành phẩm cần có – Thành phẩm tồn kho đầu kỳ

=> Số thành phẩm dự kiến sản xuất trong tháng 1 = 2360 – 300 = 2060 sản phẩm

Tham khảo: mục 4.3.2 Dự toán sản xuất

Trang 4

Điểm: 1/1

Câu8 [Góp ý]

Điểm : 1

Công ty M đầu kỳ còn tồn 130 sản phẩm X, dự kiến cuối kỳ còn tồn 165 sản phẩm

X (biết rằng mức tồn kho cuối kỳ bằng 15% nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau, dự kiến mức tiêu thụ kỳ sau tăng 10% so với kỳ trước) Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ này là:

Chọn một câu trả lời

 A)   1.500 sản phẩm   B)   1.300 sản phẩm   C)   1.750 sản phẩm   D)   1000 sản phẩm 

Đúng Đáp án đúng là: 1.000 sản phẩm

Vì:

· Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau = 165/0.15 = 1100 sản phẩm

· Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau = Số lượng sản phẩm kỳ này + Số lượng sản phẩm kỳ này x 10% = 1100 sản phẩm

→ Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ này = 1100/110% = 1.000 sản phẩm

Tham khảo: mục 4.3.2 Dự toán sản xuất

Đúng

Điểm: 1/1

Câu9 [Góp ý]

Điểm : 1

Công ty M đầu kỳ còn tồn 130 sản phẩm X, dự kiến cuối kỳ còn tồn 165 sản phẩm

X (biết rằng mức tồn kho cuối kỳ bằng 15% nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau, dự kiến mức tiêu thụ kỳ sau tăng 10% so với kỳ trước) Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất kỳ này là:

Chọn một câu trả lời

 A)   1.000 sản phẩm   B)   1.035 sản phẩm   C)   870 sản phẩm   D)   835 sản phẩm 

Đúng Đáp án đúng là: 1.035 sản phẩm

Vì:

· Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau = 165/0.15 = 1100 sản phẩm

· Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau = Số lượng sản phẩm kỳ này + Số lượng sản phẩm kỳ này x 10% = 1100

→ Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ này = 1100/110% = 1.000 sản phẩm

→ Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất kỳ này = 1.000 – 130 + 165 =1035 sản phẩm

Tham khảo: mục 4.3.2 Dự toán sản xuất

Đúng

Điểm: 1/1

Trang 5

Câu10 [Góp ý]

Điểm : 1

Khi phân tích chi phí kinh doanh KHÔNG sử dụng phương pháp:

Chọn một câu trả lời

 A)   Phương pháp chọn mẫu   B)   Phương pháp so sánh   C)   Phương pháp ngoại suy   D)   Phương pháp thay thế 

Đúng Đáp án đúng là: Phương pháp chọn mẫu

Vì: Khi nói đến phân tích chi phí là việc so sánh chi phí bao gồm những khoản nào có hợp lý không, năm

sau so với năm trước, làm thế nào để giảm chi phí vì vậy không thể dùng phương pháp chọn mẫu để

phân tích chi phí

Đúng

Điểm: 1/1

Câu11 [Góp ý]

Điểm : 1

Định mức chi phí nhân công trực tiếp được biểu thị thông qua:

Chọn một câu trả lời

 A)   Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp   B)   Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm. 

 C)   Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm

 D)   Số lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm 

Đúng Đáp án đúng là: Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao

động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm

Vì: Định mức chi phí nhân công trực tiếp được biểu thị thông qua định mức giá của một giờ lao động trực

tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm

Tham khảo: mục 5.1.4.2 Định mức chi phí nhân công trực tiếp, bài 5.

Đúng

Điểm: 1/1

Câu12 [Góp ý]

Điểm : 1

Định mức giá nguyên liệu trực tiếp phản ánh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số nguyên liệu đã tiêu hao để sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất

 B)   Lượng nguyên liệu tiêu hao ước tính để sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất

 C)   Giá phí nguyên liệu trực tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua. 

 D)   Giá phí cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua trừ đi chiết khấu mua hàng được hưởng

Trang 6

Đúng Đáp án đúng là: Giá phí cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp, bao gồm giá mua cộng

với chi phí thu mua trừ đi chiết khấu mua hàng được hưởng

Vì: Định mức về giá nguyên liệu trực tiếp: phản ánh giá phí cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực

tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua trừ đi chiết khấu mua hàng được hưởng

Tham khảo: mục 5.1.4.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đúng

Điểm: 1/1

Câu13 [Góp ý]

Điểm : 1

Khi xác định đơn giá NVL tiêu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm, để dự tính

đơn giá mua thực tế và chi phí mua của một số vật liệu xuất dùng, kế toán

thường căn cứ vào:

Chọn một câu trả lời

 A)   Việc nghiên cứu giá thị trường,   B)   Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu   C)   Giá cước phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển   D)   Giá cước phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển; Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và việc nghiên cứu giá thị trường

Đúng Đáp án đúng là: Giá cước phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển; Nguồn cung cấp nguyên, vật

liệu và việc nghiên cứu giá thị trường

Vì: Khi xác định đơn giá NVL tiêu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm, căn cứ vào việc nghiên cứu giá

thị trường, nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và một số điều kiện khác như giá cước phí vận chuyển,

phương tiện vận chuyển… để dự tính đơn giá mua thực tế và chi phí mua của một số vật liệu xuất dùng

Tham khảo: mục 5.1.4.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đúng

Điểm: 1/1

Câu14 [Góp ý]

Điểm : 1

Trong những nhận định sau, nhận định nào là đúng nhất:

Chọn một câu trả lời

 A)   Định mức lý tưởng hay  được áp dụng vì nó hoàn hảo. 

 B)   Định mức thực tế là định mức chặt nhưng có thể thực hiện được. 

 C)   Định mức thực tế là định mức chặt nên khó thực hiện được. 

 D)   Định mức lý tưởng có thể dùng trong bất cứ thời điểm nào 

Đúng Đáp án đúng là: Định mức thực tế là định mức chặt nhưng có thể thực hiện được.

Vì: Định mức thực tế có thể được định nghĩa là định mức “chặt nhưng có thể thực hiện được”, là loại định

mức được xây dựng một cách chặt chẽ, có cơ sở khoa học, dựa trên điều kiện sản xuất thực tế: cho

phép có thời gian hợp lý máy ngừng và thời gian nghỉ ngơi của người lao động và do đó định mức sẽ đạt

được thông qua sự nhận thức và sự cố gắng cao của người lao động trong công việc

Tham khảo: mục 5.1.2 Phân loại, bài 5.

Đúng

Điểm: 1/1

Câu15 [Góp ý]

Điểm : 1

Trang 7

Phương pháp thống kê kinh nghiệm thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình sản xuất:

Chọn một câu trả lời

 A)   Phức tạp   B)   Không ổn định   C)   Ổn định   D)   Đơn giản 

Đúng Đáp án đúng là: Ổn định

Vì: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định Để xây

dựng các định mức chi phí, người ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phân tích và từ đó xây dựng định mức về lượng (lượng nguyên liệu tiêu hao, thời gian làm việc,…)

Tham khảo: mục 5.1.3 Phương pháp xác định chi phí định mức.

Đúng

Điểm: 1/1

Câu16 [Góp ý]

Điểm : 1

Định mức chi phí sản xuất chung cho 1 ĐVSP được xác định bằng:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đơn giá chi phí sản xuất chung  phân bổ  x Đơn vị phân bổ cho 1 ĐVSP   B)   Đơn giá chi phi sản xuất chung  phân bổ/Đơn vị phân bổ cho 1 ĐVSP   C)   Đơn vị phân bổ cho 1 ĐVSP/ Đơn giá chi phi sản xuất chung  phân bổ   D)   Đơn giá chi phi sản xuất chung  phân bổ+Đơn vị phân bổ cho 1 ĐVSP 

Đúng Đáp án đúng là: Đơn giá chi phi sản xuất chung  phân bổ  x Đơn vị phân bổ cho 1 ĐVSP

(Xem giáo trình trang 107)

Tham khảo: mục 5.1.4.3 Định mức chi phí sản xuất chung

Đúng

Điểm: 1/1

Câu17 [Góp ý]

Điểm : 1

Trong những nhận định sau, nhận định nào là đúng nhất:

Chọn một câu trả lời

 A)   Định mức lý tưởng ít khi được áp dụng vì nó không có tính thực tiễn.   B)   Định mức lý tưởng hay  được áp dụng vì nó không có tính thực tiễn.   C)   Định mức lý tưởng hay  được áp dụng vì nó hoàn hảo. 

Trang 8

 D)   Định mức lý tưởng là định mức phù hợp nhất khi giá biến động 

Đúng Đáp án đúng là: Định mức lý tưởng ít khi được áp dụng vì nó không có tính thực tiễn.

Vì: Định mức lý tưởng hay còn gọi là định mức hoàn hảo là định mức chỉ có thể đạt được trong những

điều kiện sản xuất lý tưởng: Người lao động làm việc với năng suất cao nhất, nguyên liệu không bị hỏng,

không có sự hư hỏng của máy móc, hoặc sự gián đoạn sản xuất,… Trong thực tế, định mức lý tưởng ít

khi được áp dụng vì nó không có tính thực tiễn

Tham khảo: mục 5.1.2 Phân loại, bài 5.

Đúng

Điểm: 1/1

Câu18 [Góp ý]

Điểm : 1

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào định mức:

Chọn một câu trả lời

 A)   Định mức lượng nguyên vật liệu tiêu hao   B)   Định mức giá của nguyên vật liệu. 

 C)   Định mức khối nguyên vật liệu   D)   Định mức lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu. 

Đúng Đáp án đúng là: Định mức lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu.

Vì: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào định mức lượng nguyên vật liệu

tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu

Tham khảo: mục 5.1.4.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đúng

Điểm: 1/1

Câu19 [Góp ý]

Điểm : 1

Định mức lượng nguyên liệu trực tiếp phản ánh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số nguyên liệu đã tiêu hao để sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất

 B)   Lượng nguyên liệu tiêu hao ước tính để sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất

 C)   Giá phí nguyên liệu trực tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua. 

 D)   Giá phí cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua trừ đi chiết khấu mua hàng được hưởng

Đúng Đáp án đúng là: Lượng nguyên liệu tiêu hao ước tính để sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả

lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất

Vì: Định mức lượng nguyên liệu trực tiếp: phản ánh lượng nguyên liệu tiêu hao ước tính để sản xuất một

sản phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất

Tham khảo: mục 5.1.4.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đúng

Điểm: 1/1

Câu20 [Góp ý]

Điểm : 1

Trang 9

Khi xác định số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao định mức cho một đơn vị

sản phẩm phải căn cứ vào:

Chọn một câu trả lời

 A)   Loại sản phẩm đang sản xuất và những sản phẩm tiềm năng   B)   Diện tích mặt bằng, kho bã 

 C)   Số nhân công thuê ngoài   D)   Loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng NVL của công nhân hay máy móc thiết bị,

số NVL hao hụt định mức

Ngày đăng: 03/08/2017, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w