1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án thi TN điều động tàu

44 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Đáp án thi TN điều động tàu TÍNH NĂNG ĐIỀU ĐỘNG CỦA 1 CON TÀU LUÔN CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỀU YẾU TỐ DẪN ĐẾN NGUY CƠ MẤT AN TOÀN VÌ VẬY CUNG CẤP KIẾN THỨC NÀY SẼ GIÚP CÁC BẠN HIỂU RỔ HƠN VỀ CÁC MỐI NGUY HIỂM TRÊN TÀU Hi vọng tài liệu sẽ cung cấp kiến thức cho các bạn.

Trang 1

ĐÁP ÁN THI TỐT NGHIỆP Môn: Điều động tàu

Câu 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính năng điều động của tàu? Trình bày những sự ảnh hưởng đó.

Tính năng điều động của tàu chịu ảnh hưởng của cácyếu tố sau đây:

1 Kích thước của tàu:

Đó là tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng L/B và tỷ lệgiữa chiều rộng và mớn nước của tàu B/T

- Nếu L/B lớn thì tính ổn định phương hướng tốt hơn, nhưngkhả năng quay trở chậm (do lực cản của nước lên mạntàu khi tàu quay lớn)

- Nếu tỷ lệ B/T lớn thì ổn định trên hướng đi kém (vì lựccản nước hai bên mạn nhỏ), nên khả năng quay trởtốt hơn

2 Hình dáng thân tàu:

Hệ số béo của tàu δ tăng, làm cho tốc độ của tàugiảm, vì vậy tính năng quay trở của tàu cũng giảm

3 Lượng giãn nước:

Khi tăng trọng tải của tàu thì khả năng điều động củatàu sẽ kém hơn Tuy không bị tác động nhiều của giósong nó chịu ảnh hưởng sức cản của nước khá lớn, nêncó phản ứng chậm chạp khi bẻ lái Thời gian lấy trớn vàphá trớn kéo dài hơn Khi tăng thêm trọng tải (khôngtăng công suất máy) dẫn đến giảm tốc độ, nên đườngkính quay trở cũng tăng Tuy nhiên khi giảm lượng giãnnước thì có nghĩa là tăng chiều cao mạn khô, vì thế ảnhhưởng của gió lại tăng

4 Khi tàu nghiêng và chúi:

- Khi tàu chúi mũi, tính ổn định trên hướng đi kém, tínhnăng quay trở cũng không tốt hơn, vì lực cản phía mũităng

- Khi tàu nghiêng thì sự ổn định trên hướng đi càng kém,

do sự chênh lệch áp lực nước ở hai bên mạn tàu Khiquay trở thì thường tàu quay về phía mạn cao nhanh hơn,nhưng khi có ảnh hưởng của gió thì ngược lại

5 Vỏ tàu bị bám bẩn:

Vỏ tàu bị bám bẩn sẽ làm giảm tốc độ tàu (có thểlên tới 20%) Tốc độ tàu giảm có ảnh hưởng đến quántính, làm giảm quãng đường và thời gian phá trớn, hayngược lại đối với trường hợp lấy trớn

6 Nơi nông cạn và chật hẹp:

Trang 2

Những nơi có độ sâu lớn hơn 7 lần mớn nước của tàutrở lên sẽ không bị ảnh hưởng của khu vực nông cạn khiđiều động tàu.

Ở khu vực nông cạn và chật hẹp tính ăn lái kém, tàu cóhiện tượng gia tăng mớn nước (squat), phát sinh hiệu ứngbờ

7 Những yếu tố khí tượng thuỷ văn:

- Gió: Nói chung gió làm cho tàu dễ bị trôi dạt khỏi

hướng chạy tàu và ảnh hưởng đáng kể đến việc điềuđộng, có tác dụng làm giảm khả năng giữ hướng

- Tốc độ gió tăng theo độ cao diện tích hứng gió (ở độcao 2m và 10m có thể tăng gần gấp đôi)

- Gió không ổn định về hướng và tốc độ

- Lực gió phụ thuộc vào tốc độ gió và diện tích hứnggió

- Gió ngược (head wind), làm giảm tốc độ tàu, khi chạy tới

dễ điều khiển (pp di chuyển về trước) Khi chạy lùi tàukhông ổn định (pp di chuyển về sau) Khi tàu chạy tới haylùi, thì nói chung mũi hay lái tàu có xu hướng quay theongược gió

- Gió vát (wind on the bow): Khi chạy tới, gió vát mạn nào

thì mũi có xu hướng quay mũi về mạn đó Khi lùi, nếugió vát trái thì mũi càng ngả phải mạnh

- Gió ngang (beam wind): Tàu trôi dạt mạnh (nhất là khi gió

thổi tạo thành một góc từ 70-120o với trục mũi lái)

- Gió chếch (following wind): Khi lùi, nếu trớn lùi phát triển

thì lái tàu có xu hướng ngả về hướng gió nhanh Gió tạo

ra một lực tác dụng vào con tàu nhiều khi lớn hơn hiệuứng chân vịt

- Tàu đầy hàng chịu ảnh hưởng của gió ít hơn tàu khônghàng

- Tàu có kết cấu trên boong cao sẽ chịu ảnh hưởng củagió mạnh, nhất là khi thả trôi

- Tàu có xu hướng quay theo chiều gió hoặc ngang gió tuỳtheo hình dáng của nó trên mặt nước, việc xếp hàngtrên boong hay là chúi lái, chúi mũi

- Khi tàu giảm tốc độ, khả năng trôi dạt của tàutăâng

Trang 3

- Thay đổi tính ăn lái Khi xuôi dòng, tốc độ tàu mặc dùtăng nhưng khả năng ăn lái kém hơn (vì áp lực của dòngnước tác dụng lên mặt phẳng bánh lái nhỏ hơn khi ngượcnước), tuy vậy lại dễ quay trở về phía ngược lại, nhất làtàu có trọng tâm lui về sau lái.

- Khi ngược dòng, tốc độ giảm nhưng tính ăn lái tốt Tuyvậy khi quay trở lại khó khăn hơn nhiều so với trường hợpxuôi nước, đặc biệt là tàu lại có trọng tâm lui về phíasau lái

- Độ sâu dưới ki tàu giảm, tác dụng của dòng lên contàu tăng

Câu 2: Chân vịt tàu thuỷ và ảnh hưởng của chân vịt đến tính năng điều động của tàu?

Trên tàu thuỷ, chân vịt là thiết bị tạo ra lực đẩy làmcho tàu di chuyển tiến về phía trước hay lùi về phía sau Chânvịt được cấu trúc giống như một chong chóng, thường có 4cánh Khi lắp đặt, chân vịt được bố trí sau tàu, trước bánhlái, và trục chân vịt nằm trong hoặc song song với mặtphẳng trục dọc của tàu tuỳ theo tàu được trang bị một haynhiều chân vịt Ngoài ra, có tàu còn được trang bị thêm cácchân vịt phụ trợ khác như chân vịt mũi, chân vịt hông saulái…để giúp tàu điều động hiệu quả và an toàn hơn

Theo chiều quay khi hoạt động, thì chân vịt chính của tàuđược phân thành hai loại là chân vịt chiều phải (nhìn từ saulái, tàu chạy tới thấy chân vịt quay thuận chiều kim đồnghồ) và chân vịt chiều trái Theo cấu tạo thì chân vịt có hailoại là chân vịt có bước cố định và chân vịt có bước thayđổi

- Aûnh hưởng của chân vịt chiều phải đến tính năng quaytrở của tàu:

• Đối với chân vịt chiều phải khi quay để đẩy tàuchuyển động về phía trước, thì sau lái tàu sẽ xuất hiệncác dòng nước:

o Chảy từ mũi về lái, dòng này có tác dụng trựctiếp lên bánh lái làm cho tàu có khả năng thayđổi hướng

Trang 4

o Dòng nước xoáy tròn do chân vịt tạo ra, dòng nàycùng với phản lực của nước chủ yếu phát sinhhiệu ứng của chân vịt (như phân tích dưới đây).

o Dòng nước hút theo tàu, dòng này sẽ làm cho láitàu có xu hướng bị đẩy sang trái khi tàu có tốcđộ trung bình trở lên Đối với chân vịt chiều tráithì ngược lại

Dòng xoáy của chân vịt tạo ra sẽ bao gồm hai hai thànhphần chuyển động, thành phần lực dọc đẩy tàu chuyểnđộng tới, nếu bánh lái để zero thì nó không có tác dụnglàm cho tàu quay trở Vì vậy chúng ta chỉ xem xét thànhphần thứ hai, đó là thành phần lực ngang

o Hai lực C1 và C3 quạt nước theo phương thẳng đứng,nên không ảnh hưởng đến sự quay trở

o Lực C2 quạt nước trực tiếp vào phần dưới mặt bênphải của bánh lái, nên làm cho lái tàu ngả sangtrái, mũi tàu ngả sang phải

o Lực C4 quạt nước trực tiếp vào phần trên, mặtbên trái của bánh lái, làm cho lái ngả sang phải,mũi tàu ngả sang trái

o Vì C2 làm việc ở vị trí sâu hơn C4, nên phương lựctổng hợp cùng chiều với C2, như vậy phân lực Clàm cho lái tàu ngả sang trái, mũi tàu ngả sangphải

Aûnh hưởng của phản lực nước D:

o Qua hình vẽ thì ta thấy chỉ có các phản lực D1 và

D3 có tác dụng làm cho tàu quay trở, mà lực tổnghợp của chúng sẽ làm cho mũi tàu ngả sang trái.Nếu tổng hợp lực C và phản lực D:

Trang 5

Thì rõ ràng D>C Có nghĩa là lực tổng hợp sẽ làmcho mũi tàu ngả sang trái Tuy nhiên khi tàu có tốcđộ, thì dòng hút theo sẽ làm cho lái tàu ngả sangtrái, nên mũi sẽ ngả phải Vì vậy có thể kết luậnnhư sau:

Khi tàu chuyển động tới, chân vịt chiều phải,bánh lái để zero, khi chưa có tốc độ đáng kể thìmũi tàu có xu hướng ngả sang trái, khi tàu đạt đượctốc độ đáng kể thì mũi tàu sẽ ngả sang phải

• Khi tàu chạy lùi:

Khi phân tích tương tự các thành phần lực C và lực D vớichú ý trong trường hợp tàu chạy lùi, chân vịt quayngược chiều kim đồng hồ, và dòng nước do chân vịttạo ra không tác dụng trực tiếp lên bánh lái, mà tácdụng phía dưới ki tàu bên trái yếu hơn khi tác dụng trênphần hông tàu bên phải mạnh hơn, sẽ dẫn đến kếtluận là tàu chạy lùi, chân vịt chiều phải sẽ làm chomũi tàu ngả mạnh

Đối với tàu có gắn 3 chân vịt thì chân vịt giữathường là chân vịt chiều phải Hai chân vịt hai bênkhác chiều nhau Nếu hai chân vịt hai bên quay tới vớitốc độ như nhau thì hiệu ứng chân vịt sẽ bị loại trừ

Khi tàu chỉ gắn 2 chân vịt đối xứng nhau hai bên,thì tàu có thể quay trở được tại chỗ

Đối với chân vịt mũi, khi hoạt động muốn thay đổichiều lực đẩy tới hay lùi, thì chỉ cần thay đổi bước củachân vịt mà không cần phải thay đổi chế độ củamáy, kể cả máy chạy lùi

Câu 3: Trình bày về bánh lái và tác dụng của bánh lái đến tính năng điều động của tàu, ứng dụng trong thực tế.

Bánh lái là một thiết bị được lắp đặt phía sau tàu, cótác dụng giữ cho tàu chuyển động trên hướng cố định hoặcthay đổi hướng đi theo ý muốn của người điều khiển Phổbiến trên các tàu hiện nay là loại bánh lái nửa trừ bù(diện tích mặt bánh lái nằm hai phía trục lái) Nếu trên tàucó một bánh lái thì mặt phẳng bánh lái nằm trùng vớimặt phẳng trục dọc của tàu khi bánh lái ở vị trí zero Aùp lựcnước tác dụng lên mặt phẳng bánh lái được tính theo côngthức:

Trang 6

V Tốc độ tàu (m/s)

K Hệ số riêng của bánh lái phụ thuộcvào số chân vịt

Như vậy chúng ta thấy rằng áp lực nước phụ thuộcmạnh nhất vào tốc độ tàu Điều này có nghĩa là tốcđộ tàu càng lớn thì tàu càng ăn lái

Bánh lái có vai trò rất quan trọng trong việc điều độngtàu

- Khi tàu chạy tới, nếu bánh lái để vị trí zero, thì áp lựccủa dòng nước chảy từ phía trước về sau lái sẽ tácdụng cân bằng lên hai mặt bánh lái, lực tổng hợp hầunhư không đáng kể để có thể làm cho lái tàu dịchchuyển theo phương ngang, vì vậy tàu không quay trởđược

- Khi bánh lái được bẻ sang một bên mạn phải hay tráimột góc α nào đó thì áp lực tổng hợp P của nước tácdụng lên mặt phẳng bánh lái bao gồm hai phân lực:Phân lực ngang Pn và phân lực dọc Pd

Chỉ có phân lực ngang Pn mới có tác dụng đẩy lái tàusang trái, mũi ngả phải

- Khi tàu chạy lùi, áp lực của dòng nước chảy từ sau láivề phía mũi sẽ tác dụng lên mặt phẳng bánh lái,cũng phát sinh thanh phần phân lực ngang Pn làm chomũi tàu ngả trái

- Theo lý thuyết, trong một giới hạn nhất định (từ 0 đến

45o), thì góc bẻ lái càng lớn thì phân lực ngang cànglớn Nhưng thực tế góc bẻ lái tối đa chỉ khoảng 35o-

40o

- Thực tế áp dụng:

• Để điều khiển tàu hành trình đúng tuyến đường quyđịnh

• Sử dụng kết hợp với chân vịt chính để điều động, quaytrở tàu khi ra vào cầu, phao, neo…

• Sử dụng kết hợp máy tàu và chân vịt mũi có thểquay trở không có trớn tới khi cần thiết

Trang 7

Câu 4: Vòng quay trở là gì? Việc xác định đường kính vòng quay trở được thực hiện như thế nào?

- Vòng quay trở của tàu là quỹ đạo chuyển động củatrọng tâm tàu sau khi bánh lái được bẻ sang một gócnhất định về bên phải hay bên trái Thông thường gócbẻ lái trong khi thực hiện xác định vòng quay trở làgóc bẻ lái lớn nhất (hết lái)

- Quá trình quay trở bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn bẻ lái(từ 10 đến 15 giây), giai đoạn tiến hoá (từ lúc kếtthúc giai đoạn 1 cho đến khi hướng tàu thay đổi đượckhoảng 90 – 100o), và giai đoạn ổn định (vòng quay trởcó dạng đường tròn)

- Các yếu tố của vòng quay trở bao gồm:

• Khoảng chuyển dịch về phía trước (Advance): là khoảngcách theo chiều dọc từ lúc bắt đầu bẻ lái cho đến khitàu thay đổi được góc 90o so với hướng ban đầu (AdvanceTransfer at 90o) Đây là yếu tố biểu thị khả năng tránh

va của tàu theo chiều dọc

• Khoảng chuyển dịch ngang 90o (Transfer 90o): Từ lúc bẻlái đến khi tàu thay đổi hướng đi được 90o

• Khoảng chuyển dịch ngang lớn nhất (largest advance): làkhoảng cách theo chiều ngang từ lúc bẻ lái cho đến khitàu thay đổi hướng được 180o so với hướng ban đầu

Khoả ng chuyển dịch ngang 90o

Đường kính quay trở

Khoả ng chuyển dịch ngang lớ n nhấ t

Gó c dạt B Bẻ hết lá i

Trang 8

Khoảng cách này ngưới ta còn gọi là đường kính chiếnthuật (tacticle diameter) Đường kính chiến thuật biểu thịkhả năng tránh va theo chiều ngang về phía bẻ lái.Đường kính chiến thuật thường không lớn hơn 5 lầnchiều dài thân tàu.

• Đường kính ổn định của vòng quay trở: Thường phátsinh sau khi hướng tàu đã thay đổi 90-100o, yếu tố nàynhỏ hơn đường kính chiến thuật

• Góc dạt β (drift angle) (góc giữa trục dọc tàu và tiếptuyến với vòng quay trở tại trọng tâm tàu), β càng lớnthì vòng quay trở càng nhỏ

• Góc nghiêng ngang θ = 1,4 (Zg -)

Trong đó:

o V : Tốc độ tàu

o H : Chiều cao khuynh tâm

o L : Chiều dài tàu

o Zg: Độ cao trọng tâm tàu

o T : Mớn nước hiện tại

Khi bắt đầu quay trở tàu nghiêng vào bên trong, sau đótàu sẽ nghiêng ra ngoài vòng quay trở

- Xác định vòng quay trở:

Chủ yếu là xác định đường kính quay trở chiến thuậtvà các khoảng chuyển dịch như đã nêu trên

• Việc xác định đường kính quay trở có thể sử dụng cácphương pháp góc kẹp ngang, thả phao để đo bằng chiềudài thân tàu, hoặc bằng rada

Thực tế, khi xác định vòng quay trở của tàu là chúng

ta phải xác định vết của tàu khi quay trở Vết này baogồm các quỹ đạo của các điềm: trọng tâm tàu (point ofgravity track), điểm quay (pivot point track), điểm ngoài cùngphía mũi (bow track) và điểm ngoài cùng phía lái (sterntrack) Ngay sau khi bẻ hết lái, cứ theo từng khoảng thờigian nhất định (tối thiểu 30s), tiến hành xác định vị tríchính xác của tàu cùng với việc ghi lại hướng đi, thời gian,tốc độ tương ứng Sau đó vẽ quỹ đạo và vết di chuyểncủa tàu, từ đó đo đạc xác định các yếu tố cần thiết.Tiếp tục cho tàu quay theo chiều ngược lại, và thực hiệncác bước như nêu trên đây Thông thường đối với chânvịt chiều phải thì đường kính quay trở bên trái sẽ nhỏ hơnđường kính quay trở bên phải

Trang 9

Câu 5: Trình bày việc sử dụng tàu lai khi hỗ trợ tàu trong quá trình điều động tàu trong khu vực cảng.

- Tàu lai là thiết bị hỗ trợ cho tàu trong quá trình điềuđộng, thường được sử dụng ở những nơi bị hạn chếkhả năng chủ động của tàu như khi ra vào cảng, đitrong luồng, khi cập, rời cầu, phao…Yêu cầu sử dụngtàu lai phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

• Quy định của cảng

• Loại cảng và các điều kiện môi trường của khu vựcđó

• Loại tàu, hay tàu có trang bị chân vịt mũi hay khônghoặc theo yêu cầu của Thuyền trưởng

- Tàu lai cũng có nhiều loại, hiệu quả của tàu lai phụthuộc vào sự ổn định, trọng lượng, công suất máy, sốlượng và kiểu chân vịt của tàu lai đó, vị trí của chânvịt tàu lai liên quan đến điểm đặt lực kéo (dây lai)

- Tàu lai khi hỗ trợ tàu trong khi điều động bằng hìnhthức:

• Lai kéo bằng móc, tời dây

• Đẩy – Kéo

• Lai áp mạn

- Khi tiến hành lai:

PP

Vế t củ a PP Vế t củ a mũ i tà u Vế t củ a G Vế t củ a lá i tà u

Trang 10

• Để điều động tàu an toàn và phối hợp với tàu lai cóhiệu quả thì phải biết tên cụ thể tàu lai, loại tàu lai sẽtrợ giúp.

• Thống nhất tín hiệu liên lạc được sử dụng trong quáđiều động, ngoài thiết bị vô tuyến Các khẩu lệnh đưa

ra phải rõ ràng, và phải được nhắc lại bởi thuyềntrưởng của tàu lai

• Dự định trước vị trí mà tàu lai phục vụ, nhằm đảm bảohiệu quả và an toàn

• Khi tàu lai làm nhiệm vụ kéo ở mũi hay lái tàu thì dâylai phải được buộc vào cọc bích của tàu

• Khi sử dụng dây lai của tàu cần phải chọn dây tốt.Lúc buộc, cởi dây tàu lai phải tiến hành nhanh chóng

• Khi tàu lai thực hiện công việc lai, đẩy, kéo và buộccởi dây, tốc độ tàu phải giảm, nhằm làm giảm lựchút giữa hai tàu và nâng cao hiệu quả làm việc củatàu lai, ngăn ngừa việc tàu lai có thể bị lật do tốc độtàu quá cao và đảm bảo an toàn cho tàu lai

• Lưu ý đến những vị trí mà có ít tác dụng đối với tàulai như khi ở sau lái tàu đang có dòng nước của chânvịt đẩy ra; ở ngay mũi tàu nếu phần mũi loe quárộng, nơi buộc dây lai lên mũi tàu quá cao; tàu laibuộc quá gần mạn tàu lớn khi kéo ngang, tàu lai buộcdọc mạn mà cho máy chạy lùi, đặc biệt là trong điềukiện thời tiết xấu; trừ trường hợp cần thiết tàu laikhông nên buộc căng dây cả hai đầu…

• Số lượng và cách sắp xếp tàu lai đôi khi phụ thuộcvào quy định của cảng, nhưng chú ý phải đảm bảocác yếu tố như hiệu quả, an toàn, kinh tế

Câu 6: Thực hiện các bước đưa tàu vào cập cầu mạn phải hoặc mạn trái trong điều kiện bình thường khi không có tàu lai hỗ trợ.

Giả định: Điều kiện khi cập cầu là bình thường (không cóảnh hưởng đáng kể của các yếu tố bên ngoài), tàu cómột chân vịt chiều phải, không có chân vịt mũi, cậpcầu mạn trái

- Trước hết cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị đểvào cầu

- Sau khi đưa tàu gần đến khu vực cầu, chúng ta tiếnhành cập cầu như sau:

• Cho tàu chạy với tốc độ chậm, tiếp cận với cầu theohướng tạo với cầu một góc khoảng 20o – 30o

Trang 11

• Xác định vị trí dừng máy sao cho khi tàu vào gần cầuthì chỉ cần lùi nhẹ máy là mũi tàu có thể ngả ra phíangoài, lái vào sát cầu và tàu dừng lại sát gần cầuvới khoảng cách mà ta có thể dễ dàng đưa dây buộctàu lên trên bờ Thông thường khi mũi tàu đi quá đầucầu phía dưới, bánh lái được bẻ ra phía ngoài để chotàu vừa chạy tới vừa di chuyển theo hướng gần songsong với cầu

• Nhanh chóng đưa các dây ở lái và mũi lên trên cầu,

ưu tiên các dây chịu lực trước như dây chéo mũi đểhãm trớn và để đưa lái tàu vào gần cầu khi cầnthiết Chú ý giữ cho độ căng hay chùng của dây mộtcách vừa phải Việc buộc dây phải tiến hành hết sứckhẩn trương, vì dây buộc tàu đôi khi quan trọng hơn tàulai rất nhiều

• Trường hợp nếu lái tàu còn xa cầu khi đã bắt đượcdây chéo mũi, thì dây chéo mũi có thể hỗ trợ làmcho lái vào gần cầu bằng cách giữ chắc dây chéomũi, bánh lái bẻ ra phía ngoài, máy tới nhẹ cho đếnkhi xuất hiện lái tàu bắt đầu ngả vào cầu

- Cập cầu mạn phải, các bước thực hiện tương tự nhưcập cầu mạn trái, tuy nhiên cần lưu ý:

• Góc vào cầu nhỏ hơn (từ 10o – 20o): Vì khi chạy lùi, mũicó xu hướng ngả phải, lái sẽ bị đẩy ra ngoài

• Do đó tốc độ khi vào cầu cũng cần duy trì chậm hơn,để khi vào gần cầu có thể ngừng tàu với công suấttối thiểu Cần thiết có thể cho mũi ngả trái trước khicho máy lùi

Câu 7: Thực hiện các bước đưa tàu cập cầu trong điều kiện có ảnh hưởng của dòng (ngược và xuôi).

Trong trường hợp này chúng ta giả định các điều kiện sauđây:

- Không có tàu lai hỗ trợ

Trang 12

- Tàu có 1 chân vịt và là chân vịt chiều phải.

- Dòng chảy nhẹ

- Cập cầu mạn trái

Quá trình thực hiện như sau:

a Khi cập ngược nước:

- Hướng mũi tàu vào đầu cầu phía trên nước Gócđộ tiếp cận khoảng 20o

- 30o

- Tốc độ chậm sao cho đủ thắng sức cản của nướcđể đưa tàu tiếp cận đến gần đầu cầu trên nước thìdừng lại Vì tàu ngược nước nên việc duy trì hướngcho tàu khá dễ dàng Nếu tàu vào sát cầu màtrớn vẫn còn lớn thì có thể cho máy lùi để phátrớn Chú ý xu hướng ngả mũi do dòng vẫn mạnhhơn

- Nhanh chóng bắt dây dọc mũi, chéo mũi, chéo lái

- Trường hợp khi vào cầu với góc độ lớn, lái tàucách xa cầu trong khi mũi đã bắt được dây, thì chỉcần giữ dây mũi, bẻ lái ra phía ngoài, lái sẽ bịdòng đẩy vào gần cầu

- Bắt đủ các dây còn lại, kéo cho căng đều và củngcố vị trí tàu ổn định

- Khi dòng tác dụng mạnh thì nên có sự trợ giúp củatàu lai

- Khi cập tàu mạn phải trong trường hợp ngược nước, thìcũng thực hiện các bước tương tự, nhưng lưu ý:

• Góc vào cầu: nhỏ hơn (khoảng 15o – 20o)

b Khi cập xuôi nước:

Trang 13

Nói chung khi cập cầu xuôi nước là trường hợp bấtđắc dĩ, nhất là trong trường hợp tàu không có tàu laihỗ trợ.

- Nếu có điều kiện, phương pháp này thực hiện khiảnh hưởng của dòng không mạnh, thuỷ diện khu vựccầu cảng phải có đủ chỗ cho tàu quay trở Thựchiện như sau:

• Dẫn tàu đi xuôi nước càng gần song song với cầu càngtốt

• Tốc độ chậm để đảm bảo ăn lái và ổn định hướng

• Khi mũi tàu quá đầu cầu phía dưới nước, trớn cònyếu Sử dụng máy lùi kết hợp với việc bẻ lái Mũitàu ngả sang phải, thả neo

• Tàu sẽ quay trở trên neo, khi hướng tàu xuôi theo nước,song song với cầu thì kéo neo

• Tiếp tục điều động tàu cập cầu như phương pháp cậpngược nước

• Để đảm bảo an toàn cần thiết phải có tàu lai hỗ trợ

Câu 8: Trình bày cách thức điều động tàu rời cầu trong điều kiện bình thường khi không có sự hỗ trợ của tàu lai.

Giả định trong trường hợp này là không có hỗ trợ củatàu lai, chân vịt đơn, chiều phải Không có ảnh hưởngcủa các yếu tố bên ngoài Tiến hành như sau:

- Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị, cởi dây trên cầutrừ lại dây chéo muĩ (1)

- Bẻ lái về phía trong cầu, máy tới nhẹ đủ để tạo lựcđẩy đưa lái tàu tách ra khỏi cầu Góc độ ở vị trí này(2) khoảng từ 30 – 40o

Trang 14

- Cho tàu luì Khi có trớn lùi thì phải nhanh chóng cới dâychéo muĩ và thu về trên tàu Trong quá trình luì, muĩtàu phải đảm bảo ngả ra ngoài

- Sau khi tàu lùi đến vĩ trí có khoảng cách và tư thếthích hợp, cho máy chạy tới Tuỳ hướng tàu lúc đó nhưthế nào mà chúng ta điều chỉnh thêm góc bẻ lái đểsao cho đưa tàu ra khỏi cầu một cách an toàn

- Khi rời cầu mà tàu đang cập vào cầu mạn phải, thìgóc ra cầu phải để nhỏ hơn so với tàu đang cập cầumạn trái Vì chân vịt chiều phaỉ khi luì có thể làm chomuĩ tàu ngả nhanh sang phải Nếu để góc lớn hơn, màhướng hành trình lại theo hướng muĩ tàu khi đang nằmcầu, thì nếu chúng ta xử lý trớn luì không tốt sẽ gâykhó khăn cho việc tìm cách xoay trở hướng tàu theo ýmuốn

Câu 9: Trình bày các bước điều động tàu thả 1 neo trong điều kiện bình thường Những chú ý về an toàn trong quá trình thả neo.

Thả 1 neo trong

điều kiện bình

thường

Thả 1 neo khi có ảnh hưởng của dòng

Trang 15

- Dự định trước vị trí thả neo

- Hướng mũi tàu vào vị trí dự kiến nếu trên Theo kinhnghiệm tốt nhất là dẫn tàu đi cùng hướng với hướngcủa các tàu đang nằm trên vị trí neo trong khu vực đó(final heading)

- Tốc độ của tàu chậm, đủ ăn lái Cố gắng duy trì tàuổn định trên hướng đi cho đến vị trí để thả neo

- Khi tàu đến gần vị trí thả neo, trước lúc hết trớn phảibẻ lái sang mạn thả neo

- Cho máy chạy lùi Khi có trớn lùi thì thả neo Phải duy trìtrớn để cho lỉn neo xông ra đều đặn Khi đủ số đườngneo thì phanh chắc neo lại

- Tíên hành xác định vị trí tàu và thực hiện quy định theoColreg 72

- Những chú ý về an toàn trong quá trình thả neo:

• Neo phải được chuẩn bị ở vị trí sẵn sàng, tức là neophải ở bên ngoài lỗ neo

• Thân neo thường được giữ cách mặt nước khoảng 1mkhi mặt nước yên lặng, hay mắt nối lỉn neo với thânneo để ở miệng dưới lỗ nống neo để tránh neo va đậpvào mũi tàu khi thời tiết xấu Tuỳ thuộc vào độ sâucủa nước (thường lớn hơn 30m) mà lỉn neo có thể đượcxông ra trước từ 1 đường trở lên Neo được phanh chắcchắn nhất là khi tàu chạy trong luồng, phải có ngườitrực neo

• Trước khi thả neo phải quan sát trước mũi, nhất là tàuđang ra vào khu vực cầu, phao

• Nếu thả neo với trớn lùi, phải chú ý mũi tàu có thểngả mạnh sang một bên khi ở vùng nước nông, làmcho vị trí neo không chính xác hoặc việc điều độngkhông theo ý người điều khiển

• Khi lỉn neo chạy ra với tốc độ lớn thì không phanh gấpneo vì lỉn neo quá căng có thể bị đứt, hay hỏng thiết

bị hãm neo, hoặc neo không bám đáy

• Không để các chướng ngại vật phía dưới gió, dướinước khi vượt qua chúng (nếu có ảnh hưởng của cácyếu tố trên)

• Chỉ tắt máy chính khi công việc neo đã hoàn tất

• Xác định vị trí tàu, thực hiện mang dấu hiệu hay bậtđèn theo quy định

Câu 10: Trình bày các bước điều động tàu thả 1 neo trong điều kiện có ảnh hưởng của dòng, những chú

ý về an toàn trong quá trình thả neo.

Trang 16

a Thả neo xuôi dòng

- Hướng mũi tàu vào địa điểm dự kiến thả neo Vì phảidẫn tàu đi xuôi gió, nước, vì vậy chỗ thả neo phảirộng hơn Phải dự kiến được tốc độ của dòng, gióchính xác

- Trước khi neo được thả xuống, mũi tàu phải ngả vềbên có neo, cần thiết có thể bẻ hết lái về bên thảneo

- Sau khi neo được thả phải giữ cho lỉn neo không đượccăng mà cũng không được chùng quá, duy trì tốc độcủa lỉn sao cho tàu có thể vừa quay trở vừa tiếp tụcxông neo ra

- Nếu quay trở xong tàu sẽ hướng ngược gió hay dòng,xông đủ số đường lỉn theo yêu cầu

b Thả neo ngược nước:

- Dẫn tàu đi ngược dòng, tốc độ chậm sao cho tàu đến

vị trí để thả neo thì gần như hết trớn

- Trước khi mũi tàu đến được vị trí thả neo, cần bẻ láiđể cho mũi tàu ngả về phía có neo

- Nếu còn trớn có thể chủ động cho máy chạy lùi

- Khi tàu bắt đầu có trớn lùi (do tác dụng của máy hay

của dòng) thì thả neo

- Neo ngược nước cho nên tàu luôn có trớn lùi, tíêp tụcxông lỉn đủ số đường quy định, sau đó phanh mạnh neo(4)

- Những chú ý khi thả neo:

• Nếu phải neo giữa các tàu thuyền khác đang neo, thìnên neo gần tàu trên nước

• Neo phải được chuẩn bị ở vị trí sẵn sàng, tức là neophải ở bên ngoài lỗ neo

• Thân neo thường được giữ cách mặt nước khoảng 1mkhi mặt nước yên lặng, hay mắt nối lỉn neo với thânneo để ở miệng dưới lỗ nống neo để tránh neo va đậpvào mũi tàu khi thời tiết xấu Tuỳ thuộc vào độ sâucủa nước (thường lớn hơn 30m) mà lỉn neo có thể được

2

1 4

3

3 4

Trang 17

xông ra trước từ 1 đường trở lên Neo được phanh chắcchắn nhất là khi tàu chạy trong luồng, phải có ngườitrực neo.

• Khi dẫn tàu đi xuôi nước viêc ăn lái rất khó khăn,nên phải chú ý kết hợp tốt giữa góc bẻ lái và chếđộ máy phù hợp, nhằm ổn định hướng đi cho tàu

• Trước khi thả neo phải quan sát trước mũi, nhất là tàuđang ra vào khu vực cầu, phao

• Khi lỉn neo chạy ra với tốc độ lớn thì không phanh gấpneo vì lỉn neo quá căng có thể bị đứt, hay hỏng thiết

bị hãm neo, hoặc neo không bám đáy Vì vậy nếu trớnlùi lớn có thể hỗ trợ máy tới để giảm tốc độ củalỉn xông xuống nước

• Chỉ tắt máy chính khi công việc neo đã hoàn tất

• Xác định vị trí tàu, thực hiện mang dấu hiệu hay bậtđèn theo quy định

Câu 11: Trình bày các trường hợp áp dụng phương pháp thả 2 neo và cách thức tiến hành.

Do khu vực neo tàu hạn chế phạm vi quay trở, hay vì điềukiện thời tiết xấu hoặc khi có bão, để tăng cường sứcbám của neo, chúng ta phải thả hai neo Tuy nhiên so với thảmột neo, thì viêc thả hai neo có nhược điểm là lỉn hai neo dễ

bị xoắn với nhau Vì vậy ta cần phải điều động thả hai neosao cho phù hợp, để cho tàu đậu trên neo an toàn Thôngthường có các phương pháp thả hai neo sau đây:

a Thả hai neo khác hướng:

- Aùp dụng trong khu vực hẹp, có dòng chảy thay đổi

- Thông thường dẫn tàu đi ngược nước, đến vị trí dự địnhthả neo thì tiến hành thả neo trên nước trước với trớnlùi

- Khi neo bám đáy tiếp tục xông neo, dòng sẽ đẩy tàulùi về sau cho đến khi đến gần vị trí thả neo thứ hai(có thể hỗ trợ thêm máy nếu trớn nhỏ), trước khi hếttrớn lùi thì thả neo thứ hai

Trang 18

Xông lỉn neo thứ hai đồng thời với viêc thu neo thứ nhấtcho đến khi tàu nằm giữa hai neo thì phanh neo lại.

- Trường hợp này chúng ta có thể dẫn tàu neo trênnước trước với trớn tới, tuy nhiên việc đi xuôi nướcphải lưu ý tính ăn lái của tàu kém nên việc bẻ láikết hợp với máy phải phù hợp để đảm bảo tàu chạyổn định hướng

b Thả hai neo hình chữ V:

- Phương pháp này áp dụng những nơi có dòng hoặc giómạnh theo một hướng là tốt nhất

Hướng tàu chạy vuông góc với gió, nước và đi với tốc

- Khi neo đã bám đáy cho máy chạy lùi, xông lỉn neo thứhai và cần thiết thu lỉn neo thứ nhất cho đến khi lỉn haineo bằng nhau với số đường theo quy định

2 Neo hai neo khá c hướ ng (running moor)

Nướ c rò ng Nướ c lớ n

Trang 19

- Góc độ giữa hai lỉn neo tốt nhất là 60o

c Thả hai neo song song (neo râu):

- Aùp dụng những nơi có gió, nước cùng chiều và mạnh

- Hướng mũi tàu vào vị trí thứ nhất để thả neo trênnước trước với trớn lùi

- Sau đó cho tàu lùi xuống đồng thời với việc xông lỉnneo thứ nhất để tàu đến được vị trí thừ hai để thả neocòn lại

- Sau khi neo bám, tiếp tục cho tàu lùi xuống và xông đủsố đường lỉn của hai neo ở trạng thái căng đều

- Sau khi neo khoảng cách dọc giữa hai neo bằng 1/4 chiềudài của lỉn neo dài, góc mở giữa hai lỉn nhỏ

Câu 12: Trình bày các bước điều động tàu đến buộc

dây 2 phao trong điều kiện bình thường và khi có ảnh hưởng của dòng chảy, không có tàu lai hỗ trợ.

a Cập hai phao trong điều kiện bình thường:

- Khi cập hai phao tuy có thuận lợi là khu vực giữa hai phaokhông có chướng ngại vật, nhưng chúng ta vẫn coiđường nối hai phao là hiện hữu, do đó vẫn phải đảmbảo nguyên tắc như cập cầu mạn trái hay mạn phảivậy

Trang 20

- Dẫn tàu vào gần phao trên với tốc độ chậm đủ ănlái sao cho mũi tàu gần đến ngang phao thì tàu dừng lại,tránh trớn lớn để khi chạy máy lùi mũi sẽ ngả rangoài.

- Khi tàu đến gần phao, bẻ lái về phía phao để giữ chomũi tàu không ngả ra ngoài

- Ở vị trí mũi tàu ngang phao với khoảng cách thích hợpthì đưa các dây mũi xuống ca nô bắt dây và nhanhchóng đưa lên buộc trên phao

- Sau khi đã bắt dây mũi, cho máy lùi để lái gần đếnphao phía sau Khi khoảng cách từ lái tàu đến phao thíchhợp để bắt dây thì đưa dây xuống canô

- Tất cả các dây trước mũi và sau lái đều được xỏ quamột lỗ xôma chính ở giữa tàu (Panama lead) Từ từ kéotất cả các dây căng đều để tàu nằm giữa hai phao

b Cập phao khi có ảnh hưởng của dòng:

Khi có ảnh hưởng của dòng tốt nhất là nên cập phaongược nước, phương pháp thực hiện như sau:

- Hướng mũi tàu đến phao trên nước gần song song với

đường nối hai phao, tốc độ chậm đủ ăn lái sao cho khimũi tàu đến ngang phao thì tàu gân như hết trớn

- Nhanh chóng đưa các dây mũi xuống canô để bắt lênphao mũi

- Khi buộc xong dây mũi, thì luôn để dây chùng vừaphải để dòng nước đẩy tàu lùi về phía sau, nếu trớnlùi mạnh có thể dùng máy tới để hỗ trợ Khi lái gần

2

3 4 1

1

2 3

Trang 21

phao sau thì đưa dây xuống xuồng để buộc các dây saulái lên phao

- Dùng máy và tời để điều chỉnh tàu nằm giữa haiphao

- Phương pháp trên có thể thả neo mũi để hạn chế trớnlùi cũng như cần thiết để hỗ trợ việc tàu rời phao saunày

- Chú ý: Những tàu lớn, khu vực nước nông so với mớnnước tàu thì việc sử dụng máy khi tàu đã nằm trênhướng nối hai phao là rất hạn chế, nhất là khi ngượcnước

Trường hợp nếu phải cập phao xuôi nước (ảnh hưởngkhông mạnh) thì thường chúng ta phải tiến hành quay trởtại phao Phương pháp thực hiện như sau:

- Dẫn tàu đi xuôi nước với tốc độ chậm và đảm bảoăn lái

- Khi mũi tàu ngang phao trên nước, làm cho mũi ngảsang trái bằng cách bẻ lái, thả neo cùng phía với phaobằng trớn tới (Trường hợp cập mạn phải khi mũi tàungang phao trên nước ta chỉ cần lùi máy phá trớn vàthả neo)

- Do tác dụng của dòng, tàu sẽ quay trở

- Đồng thời xông từ từ lỉn neo, nếu neo căng, để giữcho tàu vừa quay trở vừa di chuyển về phía trước Khimũi tàu đi quá phao trên nước khoảng 1/4 khoảng cáchgiữa hai phao thì hãm neo để cho tàu quay trở xuôinước

- Khi tàu ở vị trí gần xuôi nước thì tiếp tục điều độngcập phao như trong trường hợp cập ngược nước vậy

- Chú ý: Phương pháp này nếu áp dụng cho tàu lớn hơnhay tàu đầy hàng, tốc độ ngả lái có thể nhanh hơn,để giám quán tính quay khi tàu gần xuôi nước, ta phảibẻ hết lái về phía ngược lại và cho máy tới, đồng thớiquan sát lái tàu không còn trớn quay trở nữa thìngừng lại

Câu 13: Trình bày phương pháp điều động tàu rời 2 phao trong điều kiện bình thường khi có và không có sự hỗ trợ của tàu lai?

Rời phao trong điều kiện bình thường là khi không cóảnh hưởng của dòng và gió hay những ảnh hưởngtrên không đáng kể Nếu tàu lớn thì chúng ta phải sửdụng tàu lai để hỗ trợ tàu rời phao Khi rời phao thựchiện như sau:

a Khi không có tàu lai:

Trang 22

- Cởi hết dây sau lái

- Bẻ hết lái về phía mà tàu sẽ rời phao

- Cho máy tới chậm

- Khi bắt đầu có trớn tới, dây mũi sẽ chùng, mũi tàungả ra phía ngoài, hướng tàu lệch khỏi đường nối haiphao

- Ngừng máy, cởi hết dây mũi, đưa bánh lái về zero(cần thiết bẻ về phía mạn ngược lại) và tiếp tục điềuđộng tàu rời khỏi phao mũi

- Để rời phao dễ dàng hơn, khi cập phao tàu có thể thảmột neo Nếu vậy sau khi cởi hết dây lái, dây mũi thìcho kéo neo để cho mũi tàu lệch khỏi hướng nối haiphao Tiếp theo điều động cho tàu ra khỏi phao như đãnói ở trên

b Khi có tàu lai:

- Thường bố trí tàu lai trước mũi Sau khi buộc dây tàu laixong thì cởi hết dây mũi sau đó cởi hết dây lái

- Tàu lai sẽ kéo mũi tàu ra ngoài Khi hướng tàu lệchkhỏi đường nối hai phao với một góc thích hợp (khoảng

20o – 30o) thì để bánh lái zero hay về phía mạn ngược lạiđể điều động tàu rời khỏi phao trước mũi

- Khi muốn quay trở để hành trình thì trong khi để tàu laitiếp tục kéo mũi, tàu cho tới máy, cần thiết bẻ láithêm về phía quay trở để tàu quay đến hướng dự định

- Phải xác định vị trí tàu lai ngừng kéo để đề phòngmũi tàu ngả quá mạnh trước khi đạt được hướng đimong muốn

2 3

4

1

5 2

3 4 1

Ngày đăng: 31/07/2017, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w