TÓM TẮT Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá sự đa dạng và hiện trạng phân bố của thảm thực vật rừng ngập mặn ở huyện Gò Công Đông.. Đa dạng sinh học hệ thực vật rừng
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với những kiến thức tích lũy được trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp HCM, cùng với những chuyến đi thực địa trao dồi kiến thức được nhà trường hỗ trợ và Khoa Môi Trường tổ chức Trong thời gian thực hiện tiểu luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình từ phía quý thầy cô bộ môn Khoa Môi Trường, gia đình
và bạn bè
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Tô Thị Hiền – Trưởng Khoa Khoa Môi Trường, cùng toàn thể quý thầy cô Bộ môn trong Khoa Môi Trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp HCM, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
em Đặc biệt, ThS Dương Thị Bích Huệ – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành tiểu luận, em xin chân thành cảm ơn cô Bên cạnh đó, vì điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công việc thực tế sau này
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, hỗ trợ và động viên em trong suốt quá trình học tập, cũng như hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy Cô được nhiều sức khỏe, đặc biệt là ThS Dương Thị Bích Huệ dồi dào sức khỏe và công tác tốt Kính chúc Quý nhà trường đạt được nhiều thành công trong công tác giáo dục
Tp HCM, tháng 5 năm 2017
SVTH
Phạm Thị Tiên Tiên
Trang 2TÓM TẮT
Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá sự đa dạng và hiện trạng phân
bố của thảm thực vật rừng ngập mặn ở huyện Gò Công Đông Kết quả nghiên cứu
đã xác định được 73 loài thực vật, 35 họ thuộc 2 ngành lớn là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Diện tích rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông đang suy giảm nhanh chóng, dẫn đến suy giảm hoặc biến mất
về thành phần loài thực vật nơi đây Nghiên cứu này đưa ra thành phần loài, loài ưu thế, diện tích khu rừng ngập mặn tại 8 xã làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng, bảo tồn và phục hồi thảm thực vật ngập mặn ở vùng này
Từ khóa: Thực vật rừng ngập mặn, huyện Gò Công Đông
Trang 3Key words: Mangrove vegetation, Go Cong Dong district
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Abstract iii
Mục lục iv
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ảnh viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu 2
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 3
1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 3
1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu – thủy văn 5
1.1.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 5
1.1.2.2 Chế độ thủy văn 5
1.1.2.3 Đặc điểm địa mạo, địa hình, địa chất 6
1.1.2.4 Ven biển 8
1.1.2.5 Các tài nguyên thiên nhiên 9
1.1.3 Đặc điểm dân sinh và kinh tế – xã hội huyện Gò Công Đông 11
1.1.3.1 Đặc điểm dân sinh 11
1.1.3.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội 11
1.2 Tổng quan về rừng ngập mặn 13
1.2.1 Khái niệm 13
1.2.2 Vai trò của rừng gập mặn 14
1.3 Các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn trên Thế giới và ở Việt Nam 17
1.3.1 Trên thế giới 17
1.3.2 Ở Việt Nam 20
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23
Trang 52.2.1 Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá 23
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 23
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Hiện trạng rừng ngập mặn khu vực huyện Gò Công Đông từ năm 1930 đến nay 25
3.2 Khái quát đánh giá nhân tố sinh thái hình thành đa dạng sinh học thực vật 29
3.2.1 Nhân tố sinh thái tự nhiên 29
3.2.2 Nhân tố con người 30
3.3 Đa dạng sinh học hệ thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông 32
3.3.1 Đa dạng loài thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông 32
3.3.2 Đặc điểm phân bố của hệ thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông 38
Kết luận 44
Tài liệu tham khảo 45
Trang 6DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân;
MS (Mangrove Species): Cây ngập mặn chính thức;
MAS (Mangrove Associated Species): Cây tham gia rừng ngặp mặn;
IUCN (The World Conservation Union): Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới;
WWF (World Wildlife Fund): Quỹ động vật hoang dã thế giới
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
Bảng 1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 13
Bảng 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng ngặp mặn huyện Gò Công Đông năm 2014 28
Bảng 3.2 Danh mục thành phần loài thực vật RNM huyện Gò Công Đông 33
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình Trang
Hình 3.1 Khu vực RNM bị xói mòn mạnh mẽ tại xã Tân Thành 26
Hình 3.2 Con đường mòn hình thành do sự đi lại giữa khu RNM tại xã Tân Thành 27
Hình 3.4-3.5 Khu vực RNM bị khai thác phục vụ cho nuôi trồng thủy sản 30
Hình 3.6 Khu du lịch sinh thái Hàng Dương xã Tân Thành 31
Hình 3.7 Hình ảnh người dân tại khu vực xã Tân Thành khai thác nghêu 32
Hình 3.8 Khu vực RNM bị khai phá phục vụ cho việc trồng dưa hấu 32
Hình 3.9 Thảm thực vật tại khu vực RNM huyện Gò Công Đông 38
Hình 3.10 Trái và nhành của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) tại khu vực RNM Gò Công Đông 39
Hình 3.11 Quần xã cỏ Năn chỉ (Eleocharis parvula) 39
Hình 3.12 Thảm thực vật tại khu RNM huyện Gò Công Đông 40
Hình 3.13Quần xã Dừa nước (Nypa fruticans) tại khu vực RNM huyện Gò Công Đông 41
Hình 3.14-3.15 Cá thể Đước con (Rhizophora apiculata) tại rừng RNM huyện Gò Công Đông 42
Hình 3.16 Cây Keo thơm (Acacia farnesiana) tại khu RNM Gò Công Đông 43
Hình 3.17-3.18 Cây Ô rô xanh và Chùm gọng tại khu vực RNM huyện Gò Công Đông 43
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tỉnh Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí khá thuận lợi, trung tâm văn hóa chính trị của cả đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn với miền Tây Nam Bộ Tỉnh Tiền Giang có vị trí tự nhiên và kinh tế xã hội quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long, là cửa ngõ vào Miền Tây Nam Bộ, một địa bàn giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ Tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội nơi đây chứa đựng tiềm năng to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế không những cho tỉnh mà còn góp phần phát triển kinh tế của cả khu vực Đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại nhiều lợi ích, là một hệ sinh thái độc đáo, vừa cung cấp nhiên liệu, dược liệu, thực phẩm cho cộng đồng dân cư lân cận Bên cạnh đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn còn là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, cũng như nơi cư ngụ của nhiều loài động vật, không những thế rừng ngập mặn còn có khả năng bảo vệ và điều hòa khí hậu như: chống xói mòn bờ biển, ngăn cản gió bão vào mùa mưa, bảo vệ hệ thống đê biển, giảm năng lượng sóng thần, làm sạch môi trường ven biển, tích lũy Carbon, giảm khí CO2 …
Huyện Gò Công Đông là một trong những huyện có diện tích rừng ngập mặn khá lớn của tỉnh Tiền Giang Tuy nhiên, nhiều năm qua tình trạng rừng ngập mặn chết và bị xâm thực mãnh liệt tại bờ biển Gò Công Đông diễn ra ngày một nghiêm trọng bởi nhiều lý do như: hậu quả tàn phá do chất độc dioxin trong chiến tranh (1969 – 1972); chặt phá rừng phục vụ cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động kinh tế của người dân Bên cạnh đó, những năm gần đây do tác động của điều kiện thuỷ văn, dòng chảy ven bờ kết hợp với gió chướng, sóng lớn từ đại dương hướng vào vùng biển Gò Công; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây nên thực trạng xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn ven biển Gò Công Trong những năm gần đây đã có nhiều bài báo khoa học hay nghiên cứu đã bàn về vấn đề Biến đổi khí hậu gây xóa mòn, suy giảm diện tích rừng ngập mặn, cũng như các hướng giải quyết tại khu vực rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông Về hệ thực vật có tại rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông rất ít tác giả đề cập đến, chỉ đề cập đến số loài và họ, chưa đề cập đến sự đa dạng sinh học ở nơi đây Nên cần có sự tìm
Trang 10hiểu, đánh giá về sự đa dạng và đặc điểm phân bố của hệ thực vật rừng ngập mặn ở huyện Gò Công Đông là thật sự cần thiết
Đó là lí do em chọn đề tài: “Đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố
thảm thực vật của rừng ngập mặn Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”
2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được sự đa dạng của hệ thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang;
Tìm hiểu đặc điểm phân bố của thảm thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
3 Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gò Công Đông
Các đặc điểm về rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông: sự đa dạng và đặc điểm phân bố của thảm thực vật rừng ngập mặn
❖ Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm về rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông, đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn
Đánh giá sự đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố của hệ thực vật khu rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông
❖ Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 01/2017 – 06/2017
Không gian nghiên cứu: Huyện Gò Công Đông (khu vực các xã ven biển
có rừng ngập mặn)
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Tỉnh Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm phía nam Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 250.830,33 ha, chiếm 6,17% diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long; với dân số là 1.677.986 người (chiếm 10,06%) Tiền Giang có vị trí nằm trong giới hạn từ 105049'07" đến 106048'06" kinh độ Đông, từ 10012'20" đến 10035'26" vĩ độ Bắc, nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh thuộc sông Mê Kông) với chiều dài 120km, phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM), phía Đông Nam giáp Biển Đông và có đường bờ biển dài 32km Vì thế, Tiền Giang có vị trí khá thuận lợi, trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ Vị trí của tỉnh nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, là cửa ngỏ vào Miền Tây Nam Bộ một địa bàn giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của miền Tây với
Tp HCM và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ [24]
Khu vực nghiên cứu rừng ngập mặn (RNM) nằm trên địa bàn huyện Gò Công Đông, thuộc tỉnh Tiền Giang Huyện Gò Công Đông có tọa độ địa lý nằm trong giới hạn từ 106035’00” đến 106048’48” kinh độ Đông; 10012’10” đến
10029’49” vĩ độ Bắc Huyện giáp tỉnh Long An, Tp HCM ở phía Bắc và Đông Bắc qua ranh giới tự nhiên là sông Soài Rạp; phía Nam giáp với huyện Tân Phú Đông qua ranh giới tự nhiên là sông Cửa Tiểu; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Gò Công Tây Nằm phía Đông Nam tỉnh Tiền Giang, huyện Gò Công Đông
là một huyện đồng bằng ven biển; một trong 11 đơn vị hành chính cấp huyện thị của tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 267,68km2, dân số năm 2014 có 142.820 người, mật
độ dân số trung bình 533 người/km2, chiếm 10,68% về diện tích tự nhiên và 8,4%
về dân số so với toàn tỉnh
Huyện Gò Công Đông có 13 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã và 2 thị trấn Thị trấn Tân Hòa là trung tâm hành chính – kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện, cách Tp Mỹ Tho khoảng 42km và thị xã Gò Công 7,5 km về hướng tây;
Trang 12cách các thị trấn Vĩnh Bình 19,5km; Chợ Gạo 31km, Tân Hiệp 54km, Mỹ Phước 67km, Cai Lậy 71km, Cái Bè 88km Ngoài ra, trung tâm huyện cách Tp HCM chỉ vào khoảng 68km (theo QL 50) Là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, bao gồm sản xuất công nghiệp với quy mô lớn, tập trung và tiểu thủ công nghiệp; phát triển nông nghiệp hàng hóa; khai thác và nuôi trồng thủy sản vùng ven biển và đánh bắt xa bờ; phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch [17]
Trên địa bàn huyện Gò Công Đông có các trục giao thông thủy bộ quan trọng:
Về đường bộ: trục ĐT.682 ra QL.50 hướng về Tp Mỹ Tho (hướng Tây)
và Tp HCM (hướng Bắc); 2 trục hướng ra biển Đông là ĐT.871 đi Vàm Láng và trục ĐT.862 đi Tân Thành
Về đường thủy: có 2 tuyến đường thủy quan trọng trên địa bàn là tuyến sông Soài Rạp hướng ra biển Đông (phía Đông) và thông với kênh Nước Mặn về phía Bắc Tp HCM và cảng Hiệp Phước Trục sông Tiền cũng là tuyến thủy lộ quan trọng đi từ cửa Tiểu lên đến Phnom Penh
Với vị trí nằm sát biển Đông, đồng thời các trục giao thông quan trọng trên, đặc biệt là giao thông thủy, về phương diện địa lý kinh tế huyện Gò Công Đông là huyện trọng điểm phát triển kinh tế biển của tỉnh Tiền Giang, là cửa ngõ quan trọng hướng ra biển Đông và về Tp HCM Ngoài ra, với vị trí thuộc vùng nhiễm mặn lợ
đã chủ động ngọt hóa, có nhiều giồng cát, Gò Công cũng khá phát triển về nông nghiệp (lúa, rau màu, sơ – ri)
Sau khi thị xã Gò Công mở rộng ranh giới ra phía bắc, huyện Gò Công Đông mất đi vị trí cửa ngõ đường bộ hướng về Tp HCM; tuy nhiên tầm quan trọng cửa ngõ đường thủy tăng lên nhờ vào sự phát triển của tuyến kinh tế công nghiệp – dịch
vụ dọc theo sông Soài Rạp và xa hơn nữa là phát triển cụm cảng – công nghiệp Hiệp Phước (Tp HCM) Ngoài ra, với vị trí ven biển, Gò Công Đông còn nhiều tiềm năng về phát triển mạnh về nông nghiệp – dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế biển (đóng tàu đánh cá, chế biến thủy hải sản, hậu cần nghề cá,…) [17]
Trang 131.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu – thủy văn
1.1.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Huyện Gò Công Đông nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chịu tác động của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo Với điều kiện khí hậu, thời tiết mang màu sắc đặc điểm chung như nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tương phản là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc Các chỉ số chung như sau:
Nhiệt độ trung bình 27oC, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3 – 4oC
Tổng tích ôn (tổng nhiệt hoạt động) năm cao (khoảng 9.800oC)
Lượng mưa thuộc loại thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long (<1.300 mm/năm), ẩm độ không khí bình quân 84 – 85% và thay đổi theo mùa, lượng bốc hơi trung bình 3,5 mm/ngày
Số giờ nắng cao (2.400 – 2.600 giờ) và phân hóa theo mùa
Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió thịnh hành là Tây Nam, tốc độ trung bình 2,4 m/s; vào mùa khô, gió mùa Đông Bắc mang không khí khô có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, tốc độ gió trung bình 3,8 m/s và thường gây gió chướng đẩy mặn xâm nhập sâu vào đất liền
1.1.2.2 Chế độ thủy văn
Tại khu vực phía Bắc, khu vực ven biển Đông, huyện Gò Công Đông có mật
độ dòng chảy khá dày Kênh Soài Rạp, sông Gò Công, sông Cửa Tiểu, kênh Salicette, kênh Trần Văn Dõng, kênh Champeaux, kênh Xóm Gồng, rạch Gốc, rạch Cần Lộc, rạch Long Uông là những kênh rạch chính của huyện
Sông Cửa Tiểu là một trong 2 dòng chảy chính, trên 10km từ Phước Trung đến Đèn Đỏ, có cao trình đáy sông bình quân –9m, độ dốc đáy 0,07%, chiều rộng 1.200 – 2.400m, tiết diện ướt vào khoảng 12.000 – 17.000m2; chịu ảnh hưởng chế
độ bán nhật triều không đều, mực nước tối đa tại cửa sông là 1,53m (với tần suất p=10%) và thấp nhất là –3,08m, biên độ triều bình quân khoảng 2,5m, thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy; lưu lượng mùa khô (tháng 4) khoảng 130 – 190m3/s và bị nhiễm mặn >4g/l quanh năm
Trang 14Sông Soài Rạp từ vàm Gò Công đến Vàm Láng dài 37,4km, chiều rộng 1.200m (đoạn sau vàm Gò Công) –2.700m (từ Vàm Láng qua Lý Nhơn), nhiễm mặn >4g/l quanh năm, chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều
Các kênh rạch nội đồng được chia ra làm 2 hệ thống:
Hệ thống các rạch và lạch triều: rạch Gò Công, rạch Gốc, rạch Cần Lộc, rạch Long Uông
Hệ thống các tuyến kênh ngọt hóa: kênh Salicette, kênh Trần Văn Dõng, kênh Champeaux, kênh Xóm Gồng
Vùng ven biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều; khu vực nhiễm mặn quanh năm thích hợp cho các loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt [16] Những năm gần đây đường bờ biển có khuynh hướng bồi lắng nhanh, tăng thêm diện tích đất, đặc biệt là tại khu vực phía nam; tuy nhiên khu vực đê xung yếu bị xói lở mạnh và quy luật bồi lắng – xói lở chưa rõ ràng [17]
1.1.2.3 Đặc điểm địa mạo, địa hình, địa chất
Về địa mạo, huyện Gò Công Đông nằm trong khu vực hạ lưu tam giác châu nhiễm mặn lợ và tiếp nối là các bãi triều ven biển, địa hình bằng phẳng nghiêng từ Tây sang Đông, xen lẫn với nhiều giồng cát lớn hình cánh cung Cao trình phổ biến
từ 0,5 – 0,8m, bao gồm một vùng đồng bằng trung tâm cao khoảng 0,6 – 0,7m và vùng bãi triều thấp (0,6 – 0,7m) Các giồng cát trên địa bàn cao trình 0,9 – 1,2m
Địa chất huyện Gò Công Đông được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có 2 loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ)
Về địa chất công trình, trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong khoảng 1 – 8m có đặc tính không thích ứng với việc xây dựng công trình lớn (góc ma sát trong
2 – 3o, lực dính 0,1 – 0,2kg/cm2, hệ số nén lún 0,2 – 0,3cm2/kg) Các tầng đất từ 3 – 30m do là giồng cát (tỉ lệ cát 19 – 64 %) nên có đặc điểm địa chất công trình khá (góc ma sát trong 8 – 16o, lực dính 0,3 – 0,9kg/cm2, hệ số nén lún 0,02 – 0,03cm2/kg) [17]
Các nhóm đất chủ yếu trên địa bàn huyện Gò Công Đông được nhận diện [16]:
Trang 15 Đất phù sa nhiễm mặn dưới rừng ngập mặn: Phù sa trẻ được bồi tụ do sóng biển thường xuyên bị ngập nước, tích lũy nhiều xác hữu cơ
Đất phù sa có đốm rỉ nhiễm mặn từng thời kỳ: được hình thành do sự bồi
tụ giữa sông và biển, phù sa lắng đọng trong môi trường nước biển
Đất phù sa nhiễm mặn từng thời kỳ đang phát triển có đốm rỉ: một phần
do tác động của con người và phần địa hình đã làm thay đổi hình thái tạo thành những vết vón già, các vết đốm màu đỏ, đỏ vàng
❖ Tóm lại, về điều kiện tự nhiên, huyện Gò Công Đông có những lợi thế sau:
Vị trí địa lý sát biển Đông, là vùng trọng điểm kinh tế biển của tỉnh Tiền Giang (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá, du lịch sinh thái biển, công nghiệp – dịch vụ cảng biển) và cũng là cửa ngõ các tuyến giao
thông thủy quan trọng hướng về Tp HCM và ra biển Đông;
Tài nguyên đất đai khá đa dạng với nhiều nhóm đất, trong đó có nhóm đất
có độ phì khá cao (đất mặn đã cải tạo, đất liên tiếp), phổ biến nghi rộng, thích ứng cho quá trình xây dựng (đất cát giồng) hoặc thích hợp cho nuôi
trồng thủy sản (đất mặn nhiều, bãi triều);
Dưới tác động của các công trình ngọt hóa, nguồn nước mặt cho nông
nghiệp hầu như không nhiễm mặn;
Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho viêc bố trí hệ thông canh tác nông
nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi;
Tài nguyện sinh vật biển khá phong phú;
Đường bờ biển có khuynh hướng bồi lắng nhanh, tăng thêm diện tích đất
❖ Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên tại địa bàn cũng có một số hạn chế sau:
Lượng mưa rất thấp, bốc thoát hơi nước cao;
Không có nguồn nước ngầm ngọt;
Trừ các giồng cát, các đặc điểm địa chất công trình nhìn chung kém, có tác động đến các công trình xây dựng cơ bản;
Xâm nhập mặn quanh năm và không chủ động được nguồn nước ngọt sạch phục vụ đời sống và sản xuất công nghiệp;
Trang 16 Khu vực đê xung yếu bị xóa lở mạnh và quy luật bồi lắng – xói lở chưa rõ ràng
1.1.2.4 Ven biển
Huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn
là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền)
Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng
10 đến tháng 2 năm sau khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng) Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông
Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống RNM với diện tích 2.028ha gồm các loại như Bần, Đước, Mắm, Dừa Nước, Phi lao…
Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hình thành các cồn ven biển:
Cồn Vân Liễu – cồn Ông Mão: nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành, với chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha Độ cao đường bình độ dao động từ 0,6 đến –0,6, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém
Cồn Ngang: nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân,
có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha Độ cao đường bình độ từ –1,1 đến –0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém Một số khu vực được trồng phi lao, mắm,…
Cồn Vượt: nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha Độ cao đường bình độ từ –2,3 đến –6,1m, ngập hoàn toàn
Do nằm giữa các cửa biển nên Gò Công Đông rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Thủy sản nước lợ gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò nghêu… tại các vùng cửa sông có thể đạt 156.000 tấn Về hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hằng năm có thể đạt 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96
Trang 17triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2013)
1.1.2.5 Các tài nguyên thiên nhiên
❖ Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Gò Công Đông không có tài nguyên kháng sản quan trọng và không có nguồn nước ngầm ngọt
❖ Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên ven biển khá phong phú với hệ thống thực vật đặc trưng cho nhiều kiểu lập địa của RNM, với môi trường nước mặn và nước lợ Hệ sinh thái RNM nơi đây phần lớn là rừng trồng với các loài cây chính như Dừa nước, Bần, Lá, Mắm, Đước, Dà; rừng tự nhiên chỉ còn một ít, là rừng thứ sinh nghèo kiệt và phát triển kém Thảm thực vật ven sông ven biển có khoảng 76 loài thuộc 35 họ (2005), trong đó các loài Ráng, cỏ nước mặn phát triển mạnh ở các vùng đất ngập thường xuyên, các kênh rạch thì chiếm ưu thế của các loài như Dừa lá, Lác, Ô rô, Cóc kèn… [16] Các loài thủy sinh vật ven biển cũng rất phong phú, trong đó các đối tượng quan trọng có khả năng khai thác kinh tế là nghêu, tôm và các loài cá biển; sinh vật trong các kênh rạch nội đồng cũng có khuynh hướng thay đổi thành phần loài theo hướng phú hóa môi trường nước dưới tác động của việc đóng cống ngăn mặn
❖ Tài nguyên đất: có 3 nhóm đất chính và mỗi nhóm được phân thành các loại đất nhỏ như sau [18]:
Nhóm đất mặn: Tổng diện tích 15.855,72 ha, chiếm 59,23% diện tích tự
nhiên, bao gồm các loại đất sau:
Đất phèn nhiễm mặn từng thời kỳ: Diện tích 580 ha, chiếm tỷ lệ 2,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất này chủ yếu tập trung ở phía Bắc của huyện và tập trung nhiều ở xã Tân Phước Nhìn chung đất có dạng địa hình cao đến trung bình, các tầng đất đều bị phèn và mặn hóa càng xuống tầng sâu thì càng nghèo đạm và lân Trong điều kiện có đê bao nếu tầng mặt không còn nhiễm mặn thì có thể thích hợp cho canh tác lúa 2 – 3 vụ
Đất phù sa nhiễm mặn ít: Diện tích 4.026 ha, chiếm tỷ lệ 15,04% tổng diện tích đất tự nhiên, được phân bố phía tây tập trung ở các xã: Tân Tây,
Trang 18Gia Thuận, Tân Đông, Kiểng Phước, Bình Ân, Bình Nghị, Phước Trung Đất có địa hình thấp, có thành phần dinh dưỡng Nitơ, Phatpho, Kali trung bình Thích hợp cho trồng cây hoa màu, cây ăn trái nếu được đầu tư tưới tiêu, cải tạo, thâm canh
Đất mặn trung bình: Diện tích 5.619 ha, chiếm tỷ lệ khá lớn 20,99% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố tập trung ở các xã: Tân Phước, Gia Thuận, Kiểng Phước, Tân Điền, Tăng Hòa, Phước Trung, Tân Thành, Bình Nghị, thị trấn Vàm Láng và thị trấn Tân Hòa Đất có địa hình trung bình, kém phát triển và có hiện tượng mặn hóa tầng mặt, thích nghi cho việc trồng cây hàng năm cũng như nuôi trồng thủy sản
Đất mặn nặng: Diện tích 1.737 ha, chiếm tỷ lệ 6,49% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố thành vệt dài nằm về phía Tây đê biển tập trung nhiều ở các xã như: Gia Thuận, Kiểng Phước, Tân Điền, Tân Thành và thị trấn Vàm Láng Nhìn chung đất có địa hình trung bình thấp, các tầng đất đều bị mặn hóa nên chỉ thích nghi cho việc trồng rừng, nuôi trồng thủy sản
Đất mặn thường xuyên : Diện tích 3.893,72 ha, chiếm tỷ lệ 14,55% tổng diện tích đất tự nhiên Loại đất này được phân bố ở khu vực phía ngoài đê tiếp giáp với biển ở các xã: Gia Thuận, Kiểng Phước, Tân Điền, Tân Thành, thị trấn Vàm Láng và phần diện tích đất cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão của xã Tân Thành Đây là loại đất có địa hình thấp, thích hợp cho trồng rừng và nuôi trồng thủy sản
Nhóm đất cát giồng: Chủ yếu là loại đất cát giồng bị phủ Diện tích 3.776
ha, chiếm 14,11% diện tích tự nhiên, bao gồm nhiều giồng cát có hình cánh cung, phân bố nhiều ở các xã: Bình Ân, Bình Nghị, Tân Đông, Tăng Hòa, Tân Tây…Đất
có địa hình cao và bằng phẳng, có thành phần cơ giới nhẹ, phần bên dưới dính nhưng phần trên mặt tơi xốp, thành phần cát chiếm 45 – 55%, dễ thấm, dễ bốc hơi, đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, thích hợp cho việc trồng cây hoa màu, cây ăn trái như: dừa, sơri, mảng cầu
Nhóm đất phù sa: Diện tích 3.474,42 ha, chiếm tỷ lệ 12,98% diện tích tự
nhiên, bao gồm các loại đất:
Trang 19 Đất lập líp (đất phù sa xáo trộn): Có diện tích 3.420,42 ha, chiếm tỷ lệ 12,78% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố hầu hết trên địa các xã tập trung theo các tuyến kênh, sông, rạch chính Đây loại đất phù sa tương đối trẻ được hình thành trên các vùng đất sa bồi có dạng địa hình trung bình, đất tương đối tơi xốp, màu mỡ nhất trong nhóm đất phù sa Thành phần cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng thích hợp cho việc trồng cây ăn trái, hoa màu các loại
Đất phù sa đang phát triển có tầng loang lỗ đỏ vàng: Có diện tích nhỏ với
54 ha, chiếm tỷ lệ 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở địa bàn xã Bình Nghị khu vực giáp ranh với thị xã Gò Công Đây là loại đất tương đối giàu mùn, kém tơi xốp, hơi chua vẫn thích nghi cho canh tác lúa, hoa màu các loại
Ngoài ra còn lại 3.662,02 ha đất sông, kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ lệ 13,68% tổng diện tích tự nhiên
1.1.3 Đặc điểm dân sinh và kinh tế – xã hội huyện Gò Công Đông 1.1.3.1 Đặc điểm dân sinh
Huyện Gò Công Đông là một trong 11 đơn vị hành chánh cấp huyện thị của tỉnh Tiền Giang, có dân số năm 2015 là 143.648 người, chiếm 8,4% dân số toàn tỉnh, diện tích tự nhiên là 267,68km2, mật độ dân số 537 ng/km2 Dân cư huyện phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm 85,8%, thành thị chiếm 14,2% Thị trấn Vàm Láng có mật độ dân số dày nhất, 2,431 ng/km2, thị trấn Tân Hòa là 1,807 ng/km2, xã Tân Tây có mật độ dân số dày thứ 3 là 1,013ng/km2 và xã có mật độ dân số thưa thớt nhất là Tân Thành với 214ng/km2(Theo NGTK, Phòng Thống kê huyện Gò Công Đông, 2015)
1.1.3.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm không ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 8,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao [17]:
Thời kỳ 2006 – 2010, kinh tế huyện đạt mức tăng trưởng tương đối thấp, giá trị sản xuát bình quân 2,5%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 17,3%/năm; nông nghiệp giảm 0,5%/năm; dịch vụ tăng 7,2%/năm
Trang 20 Giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng của huyện cũng như tỉnh bị chững lại, do gặp khó khăn chung của kinh tế vĩ mô đất nước
Thu nhập bình quân đầu người, không ngừng tăng qua các năm, mức sống dân cư từng bước được cải thiện Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,4 triệu đồng Năm 2013 đạ 25,1 triệu đồng, tăng 1,6 lần
so với năm 2010 Năm 2014 đạt 27,1 triệu đồng, năm 2015 đạt 29,6 triệu đồng [17]
Trong cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần; nông nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng nhưng thấp hơn công nghiệp nên tỷ trọng giảm dần Theo cơ cấu giá trị sản xuất năm 2014 so với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng thêm 8,4%, dịch vụ chiếm 15,4%, nông nghiệp giảm tỷ trọng từ 80,6% giảm xuống còn 68,9% Cơ cấu kinh tế huyện năm 2015, tiếp tục giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 68,9% (2014) còn 66,7%, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 17,1% và dịch vụ chiếm 16,0%
Bảng 1.1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đơn vị:%
1 Cơ cấu kinh tế (giá hiện
(Nguồn: NGTK, Phòng Thống kê huyện Gò Công Đông, 2015)
Nhìn chung, nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng nhưng vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của huyện Gò Công Đông nên chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, duy trì việc làm cho lao động nông thôn; công nghiệp đang từng bước khẳng định vai trò động lực, dịch vụ duy trì được tăng trưởng và tỷ trọng tăng dần
Trong cơ cấu lao động, có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh theo cùng sự phát triển nhanh của công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, năm 2015 tăng 9,4% so với năm 2005, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm tương đương Mặc
Trang 21dù, qua 10 năm 2005 – 2015, một lực lượng lớn lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ
Bảng 1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Đơn vị:%
1 Cơ cấu lao động ngành (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
(Nguồn: NGTK, Phòng Thống kê huyện Gò Công Đông, 2015)
Nhìn chung lao động khu vực nông nghiệp vẫn còn nhiều, chiếm tỷ trọng cao (83,2%); chất lượng lao động còn hạn chế, tỷ lệ được đào tạo nghề thấp, năng suất, hiệu quả sản xuất chưa cao
Về đời sống vật chất và tinh thần của dân cư huyện không ngừng được cải thiện, các vấn đề xã hội được chú trọng quan tâm Giáo dục và đào tạo được huyện chú trọng và đầu tư hơn, đảm bảo về chất lượng giảng dạy cũng như về cơ sở vật chất, được đầu tư bổ sung về trang thiết bị theo hướng hiện đại Tỷ lệ học sinh trong
độ tuổi đến trường đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết; chất lượng giảng dạy và học được nâng lên Công tác chống mù chữ vẫn được duy trì và nâng chuẩn [17]
Bên cạnh đó, y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương huyện Gò Công Đông cũng được nâng cao; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; cơ sở hạ tầng kỹ thuật được bổ sung, nâng cấp; đội ngũ cán bộ được tăng cường số lượng cũng như trình độ chuyên môn được nâng cao, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Ngoài ra, còn thực hiện các chính sách và các hoạt động hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo, người có công, gia đình chính sách được quan tâm [17]
1.2 Tổng quan về rừng ngập mặn
1.2.1 Khái niệm
RNM là một loại rừng phát triển ở vùng cửa sông ven biển có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới RNM là rừng của các loài cây nhiệt đới và cây bụi có rễ mọc từ các trầm tích nước mặn nằm
ở khu vực giữa bờ biển và biển như cây Bần, Trang, Mắm, Đước… Tùy theo mục
Trang 22đích sử dụng mà có RNM phòng hộ (phòng hộ chắn sóng lấn biển, phòng hộ môi trường) hay RNM sản xuất kết hợp phòng hộ… [25]
Một hệ sinh thái hết sức quan trọng, RNM vừa cung cấp nhu cầu về nhiên liệu, nguồn thức ăn,… cho cộng đồng dân cư ven biển, vừa là bức tường xanh vững chắc chống gió bão, sóng, sạt lở, làm sạch môi trường ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ nước ngầm, tích lũy cacbon, giảm khí CO2, duy trì đa dạng sinh học khi có thiên tai…
1.2.2 Vai trò của rừng gập mặn
❖ Vai trò của RNM đối với đời sống kinh tế xã hội
RNM cung cấp nguồn thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và mưu sinh hằng ngày cho cư dân nơi đây
RNM cung cấp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ như cung cấp cho vùng ven biển gỗ xây dựng, lá lợp nhà, thực phẩm, chất đốt, thức ăn gia súc
Cung cấp dược phẩm: trong số các loài cây ngập mặn đó thì có tới hơn 21 loài cây được dùng để điều chế thuốc nam chữa bệnh thông thường, chẳng hạn như vỏ, thân, cành cây Đước, có công dụng chữa bỏng, cầm máu, chữa viêm họng,… Trang, Dà, Vẹt cũng có khả năng chữa một số bệnh; ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp tanin, một số có thể nhuộm lưới, nhuộm vải hoặc thuộc da [26]
❖ Vai trò của RNM tới môi trường sinh thái
Điều hòa khí hậu: Các quần xã RNM giúp khí hậu dịu mát hơn, giảm
nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt RNM có khả năng lưu giữ CO2 cao (giảm 90,24 tấn CO2/ha/năm với RNM 15 tuổi), đồng thời còn có khả năng cân bằng lượng CO2 và O2 trong khí quyển [14]
Ngăn chặn xói mòn, lắng đọng trầm tích, mở rộng đất liền: Rễ cây ngập
mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm
cho trầm tích lắng đọng [10]
Trang 23 Giảm thiểu tác hại của sóng thần: RNM có chức năng chống lại sức tàn
phá của sóng thần, RNM có thể đứng vững, bảo vệ hệ sinh thái của chính
nó và bảo vệ cộng đồng dân sư sinh sống khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình Nếu năng lượng sóng thần lớn, đủ để cuốn trôi RNM thì chúng
vẫn có thể hấp thụ một phần lớn năng lượng của sóng thần [10]
RNM là môi trường sống cho nhiều loài động, thực vật: Nguồn thức ăn
đầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài hải sản là xác hữu
cơ thực vật dạng hạt, hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản phẩm của quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ… của các cây ngập mặn Khi lá còn trên cây đã có một số loài nấm sống trên đó, một số chui sâu trong biểu bì, một số sống trong mặt lá Khi lá rụng xuống, 24
giờ ngập nước triều đầu tiên, lá đã bị các vi sinh vật phân hủy
Trong thời gian lá bị phân hủy thành các mẫu vụn nhỏ, trên mặt mỗi mẩu vụn này được bọc một lớp áo vi sinh vật Đây là đơn vị dinh dưỡng có hàm lượng protein cao, và cũng là cơ sở cho chuỗi thức ăn phân hủy ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là các động vật ăn mùn bã như thân mềm, cua, giun nhiều tơ và một số loài cá
Đa dạng sinh học: Môi trường sinh thái của RNM là sự chuyển tiếp giữa
đất liền và biển, nên hệ sinh thái nơi đây khá phong phú, là nơi cư trú của nhiều loài động vật Là nơi quần tụ của nhiều loài sinh vật khác, từ những loài động vật không xương sống kích thước nhỏ đến những loài động vật
có xương sống kích thước lớn, từ những loài sống trong nước đến những loài sống trên cạn RNM không những là nơi cư trú của các loài động vật
mà còn là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật của sông ven biển, đồng thời còn là nơi “ương ấp” những cá thể non của nhiều loài sinh vật biển,
nơi duy nhất đa dạng sinh học cho biển
Sinh vật sống trong RNM không những có số lượng loài đông mà trong nội bộ mỗi loài còn có những biến dị thích nghi với những nơi ở khác nhau, nguồn sống khác nhau và điều kiện sống biến đổi Bởi vậy, RNM là
Trang 24nơi lưu trữ nguồn gen giàu có và có giá trị không chỉ cho các hệ sinh thái trên cạn mà cho cả vùng biển ven bờ
Du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học: Tại Việt Nam những năm gần
đây khách du lịch có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM và nguồn lợi ngành du lịch thu được cũng tăng lên Một số địa điểm du lịch thu hút khách du lịch như RNM Cần Giờ, RNM Vàm Sát (Tp HCM), RNM hòn Bảy Cạnh – Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), RNM
ven biển An Thạnh Nam (Sóc Trăng)
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái
Trang 25Bảng 1.3 Bảng tổng giá trị kinh tế RNM
Tổng giá trị kinh tế RNM
Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng
Giá trị sử dụng
trực tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng nhiệm ý
Giá trị lưu tồn
Giá trị tồn tại
+ Ngăn lũ, + Chắn gió, + Giữ đất, + Lọc và làm sạch môi trường, + Điều hòa khí hậu,
+ Là hàng rào nhằm ổn định đường bờ,
+ Chống xâm nhập mặn
Giá trị sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong tương lai:
+ Đa dạng sinh học
+ Bảo tồn môi trường sống, + Bảo tồn động vật quý hiếm, + Nghiên cứu học tập
Giá trị sử dụng hoặc không sử dụng để lại cho đời sau:
trường sống, + Những thay đổi không thể
đảo ngược
Giá trị do việc muốn tài nguyên còn tồn tại
dù không sử dụng đến: Loài có nguy cơ tuyệt chủng
Giá trị bằng tiền tăng dần Mức độ hữu hình giảm dần
Trang 26về RNM” (Phan Nguyên Hồng và ctv, 1995; Phan Ngọc Ánh và ctv, 1996) Trong
đó, các nghiên cứu này phần lớn đều đề cập đến khu hệ động thực vật phân bố trong
hệ sinh thái RNM một trong những định nghĩa và giá trị của hệ sinh thái này được khẳng định: Đất ngập nước (ĐNM) rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới, ngày nay RNM đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng
Tài liệu đầu tiên nghiên cứu về vai trò RNM một cách có hệ thống đầy đủ được đưa ra bởi Odum, RNM trở thành đối tượng được nhiều nhà khoa học quan
tâm Phân tích vai trò to lớn của mùn bã phân hủy từ lá cây đước đỏ (Rhizophora mangle) trong chuỗi thức ăn vùng cửa sông ven biển Florida Nghiên cứu của Ball ở
Florida (Mỹ) đã chỉ ra rằng “Cấu trúc mùn bã hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào mắt xích thức ăn trong hệ sinh thái RNM RNM còn là nơi ươm nuôi ấu trùng cho nhiều loại cá, giáp xác và động vật thân mềm” Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được sơ đồ mối quan hệ giữa RNM với các thành phần sinh vật sống Nghiên cứu của Robertson và Blaber (1992) đã nhận định “Hệ sinh thái RNM có vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường và năng suất đánh bắt trong nghề cá thương mại và thủ công trên thế giới” (theo Nguyễn Văn Cường, 2015)
Theo V.J Chapman (1975), có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển RNM là: Nhiệt độ, độ mặn, sự bảo vệ, thế nền đất bùn, thủy triều, dòng chảy hải lưu, biển nông (Dugan, 1990) Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất RNM ở vùng châu Á Thái Bình Dương cho rằng: Hệ sinh thái RNM trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Nguyên nhân chính là do việc khai thác tài nguyên rừng, đất RNM không hợp lý dẫn đến các biến đổi xấu đối với môi trường đất và nước Các quốc gia có rừng và đất ngập mặn được các tổ chức này khuyến cáo, cần phải
có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này bằng các giải pháp như: xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất, RNM
và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây dựng các mô hình lâm ngư kết hợp (Nguyễn Văn Cường, 2015)
Trang 27Một số công trình nghiên cứu về nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn V.J Chapman (1975), P.B Tomlinson (1986) cho rằng nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố RNM
là nhiệt độ Môi trường có nhiệt độ ấm, cây ngập mặn sinh trưởng tốt, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dưới 20oC, biên độ nhiệt theo mùa không vượt quá 10oC P Saenger và cộng sự (1983) đã giải thích sự có mặt của RNM ở một vùng nào đó tùy thuộc nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước A.N Rao (1986) nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu thì lượng mưa là nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nước ngọt cho cây ngập mặn tăng trưởng và phát triển, RNM sinh trưởng tốt nhất ở nơi có lượng mưa đầy đủ (Nguyễn Văn Cường, 2015)
De Hann (1931) (Trích dẫn từ Aksornkoae, 1993) cho rằng RNM tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn từ 10 – 30‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành hai nhóm: nhóm phát triển ở độ mặn từ 10 – 30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0 – 10‰ Khi độ mặn càng cao thì sinh trưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ, thân và lá đều thấp dần, lá rụng sớm (Ellenberg, 1974)
Theo như Ramsar (2000), nhiều tác giả cho rằng nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân bố cây ngập mặn là nhân tố đất (Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và Hannonn, 1967; S Aksornkoae và cộng sự, 1985) Đất của RNM là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, giàu H2S, thiếu O2, RNM ở vị trí thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo về chất dinh dưỡng Ellenberg cho biết
sự phát triển của thực vật ngập mặn liên quan đến số lượng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa dày (Ramsar, 2000; Ellenberg, 1974)
Trong vài thập kỷ gần đây, có sự thay đổi nhận thức lớn về ĐNN, đặc biệt là
sự thay đổi trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của vùng ĐNN của các cá nhân
và tổ chức có liên quan Trong cuốn “Các chức năng và giá trị của ĐNN: thực trạng hiểu biết của chúng ta” của Oreeson đã cho thấy có khoảng 84% tổng số các trích
dẫn là của các công trình nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của các công trình thập
kỷ 60 và chỉ có 2% là trích dẫn từ các công trình trước năm 1960 Những nghiên cứu này tạo ra một bước đột phá trong hoạt động khoa học tại các trung tâm và viện nghiên cứu có liên quan (Nguyễn Văn Cường, 2015)