3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gò Công Đông.
Các đặc điểm về rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông: sự đa dạng và đặc điểm phân bố của thảm thực vật rừng ngập mặn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 01/2017 – 06/2017.
Không gian nghiên cứu: Huyện Gò Công Đông (khu vực các xã ven biển có rừng ngập mặn).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá
Thu thập số liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các cơ quan địa phương từ cấp huyện đến cấp xã, thôn như: Thống kê, kế hoạch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục,... tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp, tiến hành tổng hợp, xử lý và đánh giá các thông tin, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Thiết lập 20 ô tiêu chuẩn có kích thước 10m x 10m gồm: Khu vực xã Tân Điền, xã Tân Thành, xã Gia Thuận, xã Kiểng phước, mỗi xã lập 3 ô tiêu chuẩn; khu vực xã Tăng Hòa, xã Phước Trung, Thị trấn Vàm Láng, xã Tân Phước lập mỗi xã 2 ô tiêu chuẩn. Những nơi thực vật ngập mặn phân bố thành từng dãi hẹp, tiến hành quan trắc toàn diện để xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của chúng.
Tiến hành điều tra, thu mẫu theo các phương pháp nghiên cứu thực vật của Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007) và Phan Nguyên Hồng (2003). Đồng thời, chụp ảnh tất cả mẫu vật cũng như hiện trạng hệ thực vật ngập mặn tại các địa điểm nghiên cứu.
Xác định tên loài theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài liệu chính của Phạm Hoàng Hộ (2001) và FAO (2008).
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng rừng ngập mặn khu vực huyện Gò Công Đông từ năm 1930 đến nay
Vào giai đoạn 1930 – 1955, RNM huyện Gò Công Đông rất đa dạng, phong phú có đầy đủ các đai, các tầng tán đặc trưng, chiều rộng đai rừng rộng hàng nghìn mét. Hằng năm, bãi biển được bồi tụ tạo thành các phân lớp mùn bồi tụ, cao hơn mực nước triều, mở rộng nhanh vùng đồng bằng màu mỡ. Trong một thời gian dài, RNM nơi đây không chỉ là tường chắn sóng mà còn là thảm rừng điều hòa mực nước triều lên xuống ổn định cho cả vùng rộng lớn. Đường bờ không có hiện tượng xói lở và tiến thêm ra biển, đê chỉ đắp bằng đất như bờ bao để ngăn mặn phục vụ canh tác nông nghiệp.
Giai đoạn 1955 – 1972, tuyến đường giao thông thuộc các xã từ cửa Rạch Soài đến Cửa Tiểu cắt qua khoảng giữa khu RNM. Tuyến đường này chia cắt RNM làm 2 phần: phía trong tuyến đường không còn chế độ ngập triều nên RNM dần suy giảm và biến mất, thay vào đó là những trảng cỏ trên đầm lầy ngập nước hoặc trở thành đất canh tác nông nghiệp.
Dải RNM nằm giữa tuyến đường giao thông và tuyến đê dần bị thoái hóa do không còn chế độ ngập triều bình thường. Đai RNM bị thu hẹp chỉ còn vài trăm mét. Một số đoạn đê đã bắt đầu xuất hiện xói lở. Một vài nơi đường bờ bị lùi sâu vào đất liền.
Phần RNM ở bên ngoài tuyến đường có lượng phù sa giảm, độ mặn tăng nên nhiều loài cây không kịp thích nghi bị biến mất. Một số loài cây không có đủ điều kiện tái sinh bình thường. Khả năng điều hòa mực nước triều của thảm rừng ở tầng thấp bị hạn chế, mực nước triều cao nhanh hơn làm cho các đoạn đê bao cũ phía ngoài tuyến đường ở Tân Điền và Tân Thành bị tràn vỡ nhiều đoạn.
Vào giai đoạn 1973 – 2001, việc đắp bờ bao và phá rừng hàng loạt ở phía ngoài đê để trồng cây ăn trái (dưa hấu và mảng cầu), khu RNM chỉ còn lại dải hẹp phía biển. Do bị ngăn cách bởi các bờ bao, RNM ở nhiều nơi không thể tái sinh nên gần như không còn các tán rừng ở tầng thấp. Các bờ bao sau vài năm đã bị sóng gây xói lở và vỡ hàng loạt, các vườn cây ăn trái bị ngập nước, không sử dụng được.
Tuyến đê chung phía trong cũng bị xói lở ở nhiều nơi, phải bồi trúc và thả đá áp trúc ở nhiều đoạn để gia cố (1978 – 1979).
Năm 1985, Dự án nuôi tôm ở khu vực Tân Thành và Tân Điền, người ta đắp nhiều bờ bao quanh các khoảng trống liền kề các khu rừng. Nhiều dải RNM lại một lần nữa bị suy giảm. Đến năm 1987 dự án nuôi tôm bị phá sản, người dân địa phương tận dụng các đầm để tiếp tục nuôi tôm. Việc chặt phá rừng để mở rộng đầm nuôi tôm đã trở thành phong trào, RNM khu vực này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng.
Hình 3.1 Khu vực RNM bị xói mòn mạnh mẽ tại xã Tân Thành.
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, dải RNM còn lại ở Tân Thành và Tân Điền hiện nay chủ yếu là rừng hỗn giao đơn giản (Mắm, Đước) hoặc thuần loài (Bần chua hoặc Mắm), điều kiện tái sinh hạn chế (sóng lớn và hoạt động đánh bắt hải sản thường xuyên) nên không có các tán rừng tầng thấp hoặc rất nghèo nàn. Nhiều cây đã qua giai đoạn trưởng thành. Do đó một số khu vực RNM sẽ tiếp tục biến mất trong tương lai gần do già cỗi và xói lở gốc [27].
Hiện tượng suy thoái và xói lở rừng phòng hộ ven biển ngày càng diễn ra mạnh mẽ, do tác động của điều kiện thuỷ văn, dòng chảy ven bờ kết hợp với gió chướng, sóng lớn từ đại dương hướng vào vùng biển Gò Công; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Hình 3.2 Con đường mòn hình thành do sự đi lại giữa khu RNM tại xã Tân Thành
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2007 – 2011, diện tích rừng phòng hộ bị xâm thực trên 68,6 ha. Hiện tại, đai rừng còn rất mỏng, khoảng từ 10 – 250 m; có một số nơi, bề dày đai rừng chỉ còn từ 4 – 20 m. Các vị trí còn lại của đai rừng đang tiếp tục bị xói lở và thu hẹp dần. Theo Hạt Quản lý đê điều và rừng phòng hộ, hàng năm, rừng bị xói lở từ 10 –15 m, nhưng năm nay tốc độ xói lở nhanh hơn, khoảng 20 – 25 m.
Theo thống kê của Hạt Quản Lý đê và rừng phòng hộ, những năm gần đây diện tích RNM giảm chủ yếu do xâm thực, vào năm 2015 giảm 51,57 ha, năm 2016 diện tích RNM giảm 19,3 ha (Hạt Quản Lý đê và rừng phòng hộ, 2017). Báo động nhất là khu vực các xã Tân Điền, Tân Phước và Tân Thành, huyện Gò Công Đông, sạt lở đất rừng phòng hộ, nước biển đã xâm thực vào đến tận chân đê.
Bảng 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng ngặp mặn huyện Gò Công Đông năm 2014
3.2. Khái quát đánh giá nhân tố sinh thái hình thành đa dạng sinh học thực vật
3.2.1. Nhân tố sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái RNM huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bị tác động của vùng triều nơi đây, chịu tác động thường xuyên của sóng biển, đặc biệt vào mùa gió Đông Bắc (từ tháng 4 đến tháng 5), phải chịu tác động trực tiếp của sóng lớn. Mặt khác, bờ biển bị chia cắt bởi các con sông lớn (Soài Rạp, Cửa Tiểu và Cửa Đại), chế độ thủy văn, thủy lực rất phức tạp, diễn biến đường bờ rất khó kiểm soát. Địa chất huyện Gò Công Đông được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có 2 loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Gò Công Đông nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ Việt Nam, chịu ảnh hưởng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt cao, nền nhiệt ẩm phong phú, thời gian bức xạ dài. Biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong năm thấp. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau trùng với mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình 27oC, có lượng mưa thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long với lượng mưa <1.300mm/năm.
Khu vực huyện Gò Công Đông chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều, mực nước tối đa tại cửa sông là 1,53m (với tần suất p=10%) và thấp nhất là – 3,08m, biên độ triều bình quân khoảng 2,5m, thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy; lưu lượng mùa khô (tháng 4) khoảng 130 – 190m3/s và bị nhiễm mặn >4g/l quanh năm.
Với ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều; khu vực nhiễm mặn quanh năm thích hợp cho các loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt.
Tất cả các điều kiện đó thuận lợi cho các loại cây thường xanh chịu ngập mặn phát triển và hình thành các quần xã RNM thường xanh che phủ các diện tích vùng triều thích hợp.
Hệ sinh thái RNM chiếm diện tích khoảng 2.028 ha, với hệ sinh thái động thực vật nơi đây khá đa dạng và phong phú. Hệ thực vật đại diện cho thực vật ngập
mặn như Mắm biển (Avicennia marina), Ô rô xanh (Acanthus ilicifolius), Sậy (Phragmitea karka), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Dừa nước (Nypa fruticans), Quao nước (Dolichandrone spathacea), Cóc vàng hoa trắng (Lumnitzera racemosa)….
Trong khu hệ động vật, các loài thường gặp: Sò (Arca), Ngao (Meretrix), Vẹm (Mytilus), Hàu (Ostrea), Phi (Sanguinolaria), Ngán (Cyclina), Vạng (Mactra), Don (Glaucomya), Dắt (Aloidis), Tu Hài (Lutraria), Ốc đĩa (Nerita)…
Nhờ điều kiện tự nhiên ở trên, các khu vực nghiên cứu đều đã hình thành và bao phủ bởi các quần xã rừng rậm thường xanh ngập mặn, rừng rậm trên các diện tích cửa sông, các bãi triều và trên cát ven biển… mà hệ sinh thái khu vực RNM rất đa dạng phong phú về loài thực vật cũng như động vật.
3.2.2. Nhân tố con người
Khu vực huyện Gò Công Đông có diện tích RNM chạy dọc bờ biển, đặc biệt xã Tân Điền chiếm diện tích lớn nhất của huyện Gò Công Đông. Hệ sinh thái RNM nơi đây là nơi cư trú của nhiều loài hải sản, có tiềm năng lớn về thức ăn và nguồn giống cho việc phát triển nuôi thủy sản. Một phần diện tích RNM bị khai thác phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản như việc khoanh ô dùng nuôi tôm, nghêu, cua… Các khu vực bãi triều ven biển, được khai thác nghêu giống, tùy theo mùa mà có sản lượng nghêu khác nhau.
Hình 3.4-3.5 Khu vực RNM bị khai thác phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
Vào năm 2007, tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch Khu du lịch sinh thái Hàng Dương, thuộc xã Tân Thành với quy mô hơn 80 ha. Khu du lịch sinh thái này
nằm trong khu vực RNM, nhằm thu hút du khách tham quan sinh thái nơi đây. Nhà máy đóng tàu biển Vinashin, công nghiệp hóa dầu, kho bãi, cảng biển dọc sông Soài Rạp và vùng ven biển Gò Công được đưa vào hoạt động, nằm trong hoặc gần khu vực rừng ngập mặn. Bên cạnh các hoạt động này đem lại công ăn việc làm cho người dân nơi đây nhưng nó cũng mang lại những tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực Gò Công. Ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây ô nhiễm, tác động đến khu vực RNM, bãi triều, làm suy giảm hệ sinh thái. Đặc biệt khu vực bãi bồi xã Tân Thành, vào mùa gió chướng, dòng thủy triều từ Vũng Tàu và cửa sông Soài Rạp luôn hướng thẳng vào bãi Tân Thành, khi đó những loại chất thải công nghiệp của các nhà máy sẽ đổ vào, biến nơi đây thành một bãi chứa rác. Năm 2016, thay đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang mục đích khác, dự án Cụm công nghiệp Gia Thuận 1 và Gia Thuận 2, cùng dự án đầu tư công trình Kho cảng. Tổng diện tích rừng phòng hộ chuyển đổi qua 2 dự án trên là 156 ha.
Hình 3.6 Khu du lịch sinh thái Hàng Dương xã Tân Thành.
Việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tại đây chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp phương tiện đánh bắt, về con giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi, dẫn đến việc đánh bắt quá mức và làm suy giảm điều kiện sống của nhiều loài hải sản có giá trị, nguồn lợi sinh vật.
Hình 3.7 Hình ảnh người dân tại khu vực xã Tân Thành khai thác nghêu.
Tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của con người tại khu vực này đang tác động ngày càng mạnh vào hệ sinh thái tự nhiên của khu vực. Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, việc gia tăng sóng, triều…; nhiều diện tích RNM đã và đang bị thu hẹp diện tích, bị phá vỡ cấu trúc và đứng trước sự suy giảm nhanh chóng.
Hình 3.8 Khu vực RNM chuyển sang phục vụ cho việc trồng dưa hấu. 3.3. Đa dạng sinh học hệ thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông
3.3.1. Đa dạng loài thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông
Hệ sinh thái RNM trong khu vực nghiên cứu được giới hạn bởi các quần xã thực vật từ vùng đất chịu ảnh hưởng của thủy triều bờ cát, dải đất ven biển, cửa sông đến các vùng đất ngập nước mặn ven biển. Hệ thực vật tạo thành các quần xã này là tập hợp tất cả các loài thực vật gặp trong vùng nghiên cứu nhất định, sống
trong mọi sinh cảnh. Theo qui ước truyền thống, hệ thực vật chỉ bao gồm các loài thực vật bậc cao có mạch bởi vì:
Những loài này đóng vai trò thống trị trong hầu hết các quần xã thực vật khác nhau của hệ sinh thái.
Mức độ nghiên cứu các loài thực vật bậc cao có mạch đầy đủ hơn, chi tiết hơn rất nhiều so với các loài thuộc các ngành thực vật bậc thấp và nấm. Hệ thống hệ thực vật ngập mặn ven biển huyện Gò Công Đông được tạo thành bởi 73 loài thực vật thuộc 35 họ, chúng được phân bố trong 2 ngành thực vật là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) luôn đóng vai trò thống trị tuyệt đối trong cấu trúc hệ thực vật với các loài có số lượng thấp hơn nhiều nếu so với các hệ thực vật sống trong các điều kiện trên cạn có các sinh cảnh phong phú hơn. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6 loài trong đó tham gia RNM thực sự chỉ có 1 loài Ráng đại
Acrostichum aureum L.
Bảng 3.2 Danh mục thành phần loài thực vật RNM huyện Gò Công Đông
Stt Tên họ Stt Tên loài DS Nhóm thực vật Tên phổ thông Tên khoa học
(1) Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta
1 Pteridaceae Họ Ráng
1 Ráng đại Acrostichum aureum L. C MS
(2) Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
2
Aizoaceae Họ Sam đắng đất
2 Sam biển Sesuvium portulacastrum L. C MS 3 Cỏ Tam khôi Trianthema portulacastrum L. C MAS
3
Asteraceae Họ Cúc
4 Lúc ấn Pluchea indica (L.) Lees. C MS 5 Cỏ Lào, Yên
bạch Eupatorium odoratum L. C MAS
6 Cỏ Cứt lợn Ageratum conyzoides L. C MAS 7 Bạch đầu ông Vernonia cinerea (L.) Less. C MAS 8 Sơn cúc hai hoa Melanthera biflora (L.) Wild C MAS
4
Bignoniaceae Họ Quao
9 Quao nước Dolichandrone spathacea
(L.f.) K.Schum. G MS
5 Casuarinaceae Họ Phi lao
10 Phi lao Casuarina equisetifolia Forst G MAS
6 Caprifoliaceae Họ Kim ngân
11 Kim ngân nhật Lonicera japonica Thunb. DL MAS
7 Arecaceae Họ Cau
12 Dừa nước Nypa fruticans Wurmb G MS
8
Combretaceae Họ Bàng
13 Cóc vàng hoa
trắng Lumnitzera racemosa Gn MS
9
Cyperaceae Họ Lác (họ Cói)
14 Năn nhỏ, Năn chỉ
Eleocharis parvula (R. &
Sch.) Link ex Pl C MAS
15 Udu cao Cyperus exaltatus Retz. C MAS 16 Udu, Lác Java Cyperus javanicus Houtt. C MAS
17 Cỏ Cú Cyperus rotundus L C MAS
18 Cú dễ thương Cyperus amabilis Vahl. C MAS
10
Convolvulaceae Họ Bìm bìm
19 Rau muống biển Ipomoea pes-capre (L.)
Sweet. DL MS
20 Bìm bìm mờ Ipomoea obscura (L.) Ker.-
Gawl DL MAS
11
Acanthaceae Họ Ô rô
21 Ô rô xanh Acanthus ilicifolius L. GB MS
22 Trái nổ Ruellia tuberosa GB MS
12
Sonneratiaceae Họ Bần
23 Bần chua Sonneratia caseolaris (L.)
Engl. G MS
13
Rhizophoraceae Họ Đước
24 Vẹt đen Bruguiera sexangula (Lour.)
Poir. in Lamk. G MS
25 Vẹt trụ, Vẹt khang
Bruguiera cylindrica (L.)
Blume. G MS
26 Đước Rhizophora apiculata G MS