Trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá sự đa dạng và phân bố thảm thực vật rừng ngập mặn Gò Công Đông huyện Tiền Giang (Trang 25 - 28)

3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Trên thế giới

Trên thế giới, RNM đã có nhiều công trình nghiên cứu qua nhiều thập kỉ, hơn 420 công trình nghiên cứu của 12 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ năm 1600 đến năm 1975, được liệt kê trong cuốn “Thư mục nghiên cứu

Giá trị bằng tiền tăng dần Mức độ hữu hình giảm dần

về RNM” (Phan Nguyên Hồng và ctv, 1995; Phan Ngọc Ánh và ctv, 1996). Trong đó, các nghiên cứu này phần lớn đều đề cập đến khu hệ động thực vật phân bố trong hệ sinh thái RNM một trong những định nghĩa và giá trị của hệ sinh thái này được khẳng định: Đất ngập nước (ĐNM) rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới, ngày nay RNM đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng.

Tài liệu đầu tiên nghiên cứu về vai trò RNM một cách có hệ thống đầy đủ được đưa ra bởi Odum, RNM trở thành đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Phân tích vai trò to lớn của mùn bã phân hủy từ lá cây đước đỏ (Rhizophora mangle) trong chuỗi thức ăn vùng cửa sông ven biển Florida. Nghiên cứu của Ball ở Florida (Mỹ) đã chỉ ra rằng “Cấu trúc mùn bã hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào mắt xích thức ăn trong hệ sinh thái RNM. RNM còn là nơi ươm nuôi ấu trùng cho nhiều loại cá, giáp xác và động vật thân mềm”. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được sơ đồ mối quan hệ giữa RNM với các thành phần sinh vật sống. Nghiên cứu của Robertson và Blaber (1992) đã nhận định “Hệ sinh thái RNM có vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường và năng suất đánh bắt trong nghề cá thương mại và thủ công trên thế giới” (theo Nguyễn Văn Cường, 2015).

Theo V.J. Chapman (1975), có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển RNM là: Nhiệt độ, độ mặn, sự bảo vệ, thế nền đất bùn, thủy triều, dòng chảy hải lưu, biển nông (Dugan, 1990). Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất RNM ở vùng châu Á Thái Bình Dương cho rằng: Hệ sinh thái RNM trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính là do việc khai thác tài nguyên rừng, đất RNM không hợp lý dẫn đến các biến đổi xấu đối với môi trường đất và nước. Các quốc gia có rừng và đất ngập mặn được các tổ chức này khuyến cáo, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này bằng các giải pháp như: xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất, RNM và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây dựng các mô hình lâm ngư kết hợp (Nguyễn Văn Cường, 2015).

Một số công trình nghiên cứu về nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn. V.J. Chapman (1975), P.B. Tomlinson (1986) cho rằng nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố RNM là nhiệt độ. Môi trường có nhiệt độ ấm, cây ngập mặn sinh trưởng tốt, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dưới 20oC, biên độ nhiệt theo mùa không vượt quá 10oC. P. Saenger và cộng sự (1983) đã giải thích sự có mặt của RNM ở một vùng nào đó tùy thuộc nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước. A.N. Rao (1986) nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu thì lượng mưa là nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nước ngọt cho cây ngập mặn tăng trưởng và phát triển, RNM sinh trưởng tốt nhất ở nơi có lượng mưa đầy đủ (Nguyễn Văn Cường, 2015).

De Hann (1931) (Trích dẫn từ Aksornkoae, 1993) cho rằng RNM tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn từ 10 – 30‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành hai nhóm: nhóm phát triển ở độ mặn từ 10 – 30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0 – 10‰. Khi độ mặn càng cao thì sinh trưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ, thân và lá đều thấp dần, lá rụng sớm (Ellenberg, 1974).

Theo như Ramsar (2000), nhiều tác giả cho rằng nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân bố cây ngập mặn là nhân tố đất (Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và Hannonn, 1967; S. Aksornkoae và cộng sự, 1985). Đất của RNM là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, giàu H2S, thiếu O2, RNM ở vị trí thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo về chất dinh dưỡng. Ellenberg cho biết sự phát triển của thực vật ngập mặn liên quan đến số lượng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa dày (Ramsar, 2000; Ellenberg, 1974).

Trong vài thập kỷ gần đây, có sự thay đổi nhận thức lớn về ĐNN, đặc biệt là sự thay đổi trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của vùng ĐNN của các cá nhân và tổ chức có liên quan. Trong cuốn “Các chức năng và giá trị của ĐNN: thực trạng hiểu biết của chúng ta” của Oreeson đã cho thấy có khoảng 84% tổng số các trích dẫn là của các công trình nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của các công trình thập kỷ 60 và chỉ có 2% là trích dẫn từ các công trình trước năm 1960. Những nghiên cứu này tạo ra một bước đột phá trong hoạt động khoa học tại các trung tâm và viện nghiên cứu có liên quan (Nguyễn Văn Cường, 2015).

Nơi có diện tích ĐNN lớn của thế giới là khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Do mật độ dân cư cao (chiếm 60% số dân toàn thế giới), hầu hết các cộng đồng dân cư nơi đây phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên ĐNN. Vì thế, ĐNN của khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng và một số vùng ĐNN có nguy cơ bị xoá sổ. Hiện nay, tại khu vực Châu Á và Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào các nghiên cứu ĐNN thuộc các lĩnh vực: Xác định loại hình và sự phân bố của ĐNN; Nghiên cứu những ảnh hưởng, các mối đe doạ, tác động hiện nay và yêu cầu về bảo vệ ĐNN, đa dạng sinh học của các vùng ĐNN. Các tổ chức quốc tế như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (The World Conservation Union – IUCN), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), các tổ chức phi chính phủ (NGO) bị thu hút bởi hướng nghiên cứu này. Trong đó quan trọng nhất là vai trò của IUCN vì đây là tổ chức trực tiếp hỗ trợ về tài chính và là cơ quan phối hợp kết nối với các hoạt động với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và nghiên cứu ĐNN trên Thế giới (Nguyễn Văn Cường, 2015).

Một phần của tài liệu Đánh giá sự đa dạng và phân bố thảm thực vật rừng ngập mặn Gò Công Đông huyện Tiền Giang (Trang 25 - 28)