Nhân tố con người

Một phần của tài liệu Đánh giá sự đa dạng và phân bố thảm thực vật rừng ngập mặn Gò Công Đông huyện Tiền Giang (Trang 38)

3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu

3.2.2. Nhân tố con người

Khu vực huyện Gò Công Đông có diện tích RNM chạy dọc bờ biển, đặc biệt xã Tân Điền chiếm diện tích lớn nhất của huyện Gò Công Đông. Hệ sinh thái RNM nơi đây là nơi cư trú của nhiều loài hải sản, có tiềm năng lớn về thức ăn và nguồn giống cho việc phát triển nuôi thủy sản. Một phần diện tích RNM bị khai thác phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản như việc khoanh ô dùng nuôi tôm, nghêu, cua… Các khu vực bãi triều ven biển, được khai thác nghêu giống, tùy theo mùa mà có sản lượng nghêu khác nhau.

Hình 3.4-3.5 Khu vực RNM bị khai thác phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

Vào năm 2007, tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch Khu du lịch sinh thái Hàng Dương, thuộc xã Tân Thành với quy mô hơn 80 ha. Khu du lịch sinh thái này

nằm trong khu vực RNM, nhằm thu hút du khách tham quan sinh thái nơi đây. Nhà máy đóng tàu biển Vinashin, công nghiệp hóa dầu, kho bãi, cảng biển dọc sông Soài Rạp và vùng ven biển Gò Công được đưa vào hoạt động, nằm trong hoặc gần khu vực rừng ngập mặn. Bên cạnh các hoạt động này đem lại công ăn việc làm cho người dân nơi đây nhưng nó cũng mang lại những tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực Gò Công. Ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây ô nhiễm, tác động đến khu vực RNM, bãi triều, làm suy giảm hệ sinh thái. Đặc biệt khu vực bãi bồi xã Tân Thành, vào mùa gió chướng, dòng thủy triều từ Vũng Tàu và cửa sông Soài Rạp luôn hướng thẳng vào bãi Tân Thành, khi đó những loại chất thải công nghiệp của các nhà máy sẽ đổ vào, biến nơi đây thành một bãi chứa rác. Năm 2016, thay đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang mục đích khác, dự án Cụm công nghiệp Gia Thuận 1 và Gia Thuận 2, cùng dự án đầu tư công trình Kho cảng. Tổng diện tích rừng phòng hộ chuyển đổi qua 2 dự án trên là 156 ha.

Hình 3.6 Khu du lịch sinh thái Hàng Dương xã Tân Thành.

Việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tại đây chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp phương tiện đánh bắt, về con giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi, dẫn đến việc đánh bắt quá mức và làm suy giảm điều kiện sống của nhiều loài hải sản có giá trị, nguồn lợi sinh vật.

Hình 3.7 Hình ảnh người dân tại khu vực xã Tân Thành khai thác nghêu.

Tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của con người tại khu vực này đang tác động ngày càng mạnh vào hệ sinh thái tự nhiên của khu vực. Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, việc gia tăng sóng, triều…; nhiều diện tích RNM đã và đang bị thu hẹp diện tích, bị phá vỡ cấu trúc và đứng trước sự suy giảm nhanh chóng.

Hình 3.8 Khu vực RNM chuyển sang phục vụ cho việc trồng dưa hấu. 3.3. Đa dạng sinh học hệ thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông

3.3.1. Đa dạng loài thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông

Hệ sinh thái RNM trong khu vực nghiên cứu được giới hạn bởi các quần xã thực vật từ vùng đất chịu ảnh hưởng của thủy triều bờ cát, dải đất ven biển, cửa sông đến các vùng đất ngập nước mặn ven biển. Hệ thực vật tạo thành các quần xã này là tập hợp tất cả các loài thực vật gặp trong vùng nghiên cứu nhất định, sống

trong mọi sinh cảnh. Theo qui ước truyền thống, hệ thực vật chỉ bao gồm các loài thực vật bậc cao có mạch bởi vì:

 Những loài này đóng vai trò thống trị trong hầu hết các quần xã thực vật khác nhau của hệ sinh thái.

 Mức độ nghiên cứu các loài thực vật bậc cao có mạch đầy đủ hơn, chi tiết hơn rất nhiều so với các loài thuộc các ngành thực vật bậc thấp và nấm. Hệ thống hệ thực vật ngập mặn ven biển huyện Gò Công Đông được tạo thành bởi 73 loài thực vật thuộc 35 họ, chúng được phân bố trong 2 ngành thực vật là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) luôn đóng vai trò thống trị tuyệt đối trong cấu trúc hệ thực vật với các loài có số lượng thấp hơn nhiều nếu so với các hệ thực vật sống trong các điều kiện trên cạn có các sinh cảnh phong phú hơn. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6 loài trong đó tham gia RNM thực sự chỉ có 1 loài Ráng đại

Acrostichum aureum L.

Bảng 3.2 Danh mục thành phần loài thực vật RNM huyện Gò Công Đông

Stt Tên họ Stt Tên loài DS Nhóm thực vật Tên phổ thông Tên khoa học

(1) Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

1 Pteridaceae Họ Ráng

1 Ráng đại Acrostichum aureum L. C MS

(2) Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta

2

Aizoaceae Họ Sam đắng đất

2 Sam biển Sesuvium portulacastrum L. C MS 3 Cỏ Tam khôi Trianthema portulacastrum L. C MAS

3

Asteraceae Họ Cúc

4 Lúc ấn Pluchea indica (L.) Lees. C MS 5 Cỏ Lào, Yên

bạch Eupatorium odoratum L. C MAS

6 Cỏ Cứt lợn Ageratum conyzoides L. C MAS 7 Bạch đầu ông Vernonia cinerea (L.) Less. C MAS 8 Sơn cúc hai hoa Melanthera biflora (L.) Wild C MAS

4

Bignoniaceae Họ Quao

9 Quao nước Dolichandrone spathacea

(L.f.) K.Schum. G MS

5 Casuarinaceae Họ Phi lao

10 Phi lao Casuarina equisetifolia Forst G MAS

6 Caprifoliaceae Họ Kim ngân

11 Kim ngân nhật Lonicera japonica Thunb. DL MAS

7 Arecaceae Họ Cau

12 Dừa nước Nypa fruticans Wurmb G MS

8

Combretaceae Họ Bàng

13 Cóc vàng hoa

trắng Lumnitzera racemosa Gn MS

9

Cyperaceae Họ Lác (họ Cói)

14 Năn nhỏ, Năn chỉ

Eleocharis parvula (R. &

Sch.) Link ex Pl C MAS

15 Udu cao Cyperus exaltatus Retz. C MAS 16 Udu, Lác Java Cyperus javanicus Houtt. C MAS

17 Cỏ Cú Cyperus rotundus L C MAS

18 Cú dễ thương Cyperus amabilis Vahl. C MAS

10

Convolvulaceae Họ Bìm bìm

19 Rau muống biển Ipomoea pes-capre (L.)

Sweet. DL MS

20 Bìm bìm mờ Ipomoea obscura (L.) Ker.-

Gawl DL MAS

11

Acanthaceae Họ Ô rô

21 Ô rô xanh Acanthus ilicifolius L. GB MS

22 Trái nổ Ruellia tuberosa GB MS

12

Sonneratiaceae Họ Bần

23 Bần chua Sonneratia caseolaris (L.)

Engl. G MS

13

Rhizophoraceae Họ Đước

24 Vẹt đen Bruguiera sexangula (Lour.)

Poir. in Lamk. G MS

25 Vẹt trụ, Vẹt khang

Bruguiera cylindrica (L.)

Blume. G MS

26 Đước Rhizophora apiculata G MS

27 Mắm biển Avicennia marina G MS 28 Mắm đen Avicennia officinalis L. G MS

15

Myrtaceae Họ Sim

29 Tràm Melaleuca cajeputi Powel G/

Gn MAS

16

Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

30 Ngọc nữ biển, Chùm gọng

Clerodendrum inerme (L.)

Gaertn. Gn MS

17

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

31 Phèn đen Phyllanthus reticulatus Poir. GB MAS 32 Giá/ Chá Excoecaria agallocha L. G MS 33 Cỏ sữa lá ban Euphorbia hypericifolia L. C MAS 34 Cù đèn dị quả Croton heterocarpus Muelle.-

Arg. GB MAS

35 Cỏ sữa lá lớn Euphorbia hirta L. C MAS

18 Malvaceae Họ Bông Bụp

36 Tra hoa vàng Hibiscus tiliaceus L. G MAS

19

Fabaceae Họ Đậu

37 Sóng rắng đen Albizia nigricans MAS

38 Keo thơm Acacia farnesiana (L.) Willd. G MAS 39 So đũa Sesbania grandiflora (L.)

Pers. G MAS

40 Me keo Pithecellobium dulce (Roxb.)

Benth. G MAS

41 Cóc kèn Derris trifolia Lour DL MAS

42 Lam đậu lông Calopogonium mucunoides

Desv. DL MAS

43 Lá Keo Giậu,

Bình Linh Leucaena leucocephala

G/

Gn MAS

20

Solanaceae Họ Cà

44 Cà gai leo Solanum procumbens DL MAS

45 Thù lù Physalis angulata L. GB MAS

46 Cà dại Solanum torvum Sw. GB MAS

21

Annonaceae Họ Mảng cầu (Họ Na)

47 Na biển, Bình

22

Cucurbitaceae Họ Bầu bí

48 Dây Bát Coccinia grandis (L.) Voigt. DL MAS 49 Cầu qua Zehneria indica (Lour.) Keyr. DL MAS

23

Amaranthaceae Họ Rau Dền

50 Dệu bò Alternanthera paronichyoides

A. St.-Hil. C MAS

51 Rau Dền hoang, Dền xanh

Amaranthus spinosus L. var

inermis Lauterb. & K.Schum. C MAS

52 Cỏ Sướt Achyranthes aspera L. GB MAS

24

Poaceae Họ Hòa thảo

53 Cỏ Mật, cỏ Lục

lông Chloris barbata Sw. C MAS

54 Cỏ Mần trầu Eleusine indica (L.) Gaertn. C MAS 55 Cây Sậy, Sậy

nước

Phragmites vallatoria (L.)

Veldk. C MAS

56 Cỏ Chỉ, cỏ Gà Cynodon dactylon (L.) Pers.

var. dactylon C MAS

57 Cỏ Chân nhện lông

Digitaria heterantha (Hook.

f.) Merr. C MAS

58

Cỏ Đuôi

phượng, Mảnh hoà

Leptochloa fusca (L.) Kunth. subsp. uninervia (J.Presl.) N. Snow.

C MAS

59 Cỏ Lông tay Brachiaria mutica (Forssk.)

Stapf C MAS

25

Passifloraceae Họ Lạc tiên (họ Nhãn lòng)

60 Nhãn lòng, Lạc

tiên, Chùm bao Passiflora foetida L. DL MAS

26

Asclepiadaceae Họ Thiên lý

61 Cây Bồng Bồng,

Bòng bòng to Calotropis gigantean R.Br. GB MAS 62 Đầu đài mảnh Tylophora tenuis Bl. DL MAS

27 Pandanaceae Họ Dứa dại

63 Dứa dại Pandanus sp. G MAS

28

Malvaceae Họ Cẩm quỳ

64 Cây Cối xay Abutilon indicum L. GB MAS

65 Chổi đực Sida acuta Burm. f. GB MAS

66 Bái trắng, Ké

đồng tiền Sida cordifolia L. GB MAS

67 Chùm lé, Gai ma

Azima sarmentosa (Blume.)

Benth. et Hook. f. GB MAS

30

Longaniaceae Họ Mã tiền

68 Cây Bàng nước Fagraea crenulata Maingay

ex C.B. Clarke G MAS

31 Rhamnaceae Họ Táo

69 Táo rừng Ziziphus oenoplia (L.) Mill. Gn MAS

32

Capparaceae Họ Màng màng

70 Màng màng hoa

vàng Cleome viscosa L. C MAS

33 Commelinaceae Họ Thài lài

71 Trai đầu riều Commelina bengalensis L. C MAS

34 Polygonaceae Họ Rau răm

72 Nghễ Polygonum barbatum L. C MAS

35 Vitaceae Họ Nho

73 Chìa vôi Cissus modeccoides Planch. DL MAS

Ghi chú:

DS: Dạng sống, G: cây gỗ; GB: cây gỗ dạng bụi; Gn: cây gỗ nhỏ; C: cây thân cỏ; DL: dây leo; MAS (Mangrove Associated Species): cây tham gia RNM; MS (Mangrove Species): cây ngập mặn chính thức.

Theo như “Dự án Trồng rừng phòng hộ ven biển Gò Công Đông” (2005), tuy không phải nghiên cứu về hệ thực vật RNM, nhưng đưa ra số liệu trước đó là 76 loài thuộc 35 họ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ có 73 loài thuộc 35 họ. Trong phần hiện trạng RNM khu vực huyện Gò Công Đông từ năm 1930 đến nay và phần Nhân tố con người, có nhiều tác động gây ảnh hưởng đến khu vực RNM. Trong giai đoạn, 1995 – 1972, việc xây dựng tuyến giao thông từ cửa Rạch Soài đến Cửa Tiêu cắt qua khu RNM. Việc xuất hiện tuyến đường này làm một số nơi thay đổi hay không còn chế độ ngập triều, lượng phù sa giảm, độ mặn tăng. Ngoài ra, một số nơi bị khai phá phục vụ cho việc nuôi trồng thủy, việc trồng cây ăn quả hay bị chuyển đổi hướng sử dụng đất qua công nghiệp… Vì vậy, một số loài cây không kịp thích nghi mà bị suy giảm về số lượng và không còn xuất hiện trong khu vực nghiên cứu.

3.3.2. Đặc điểm phân bố của hệ thực vật rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông

Hiện nay hệ thực vật RNM huyện Gò Công Đông suy giảm khá nhiều, chỉ phân bố thành từng mảng rải rác ở các bãi đất ven bờ tập trung tại các xã sau:

Khu vực xã Tân Thành:

Với diện tích khu vực RNM 490,87 ha [5], thảm thực vật ở đây khá phong phú và đa dạng về loài. Tại đây có mặt hầu hết các loài cây ngập mặn được tìm thấy ở khu vực xã Tân Thành như Đước (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina), Mắm đen (Avicennia officinalis), Quao nước (Dolichandrone spathacea),

Bần chua (Sonneratia caseolaris), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Ô rô xanh (Acanthus ilicifolius), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme), Tra hoa vàng (Hibiscus tiliaceus), Năn chỉ (Eleocharis parvula), Chá (Excoecaria agallocha)… Chiếm ưu thế chủ yếu là các loài Đước, Mắm và Bần chua; cây Ô rô xanh, Ngọc nữ biển không xuất hiện nhiều, chỉ lác đác vài cá thể được tìm thấy. Khu vực này vẫn có các cá thể Dừa nước (Nypa fruticans), Na biển (Annona glabra) nhưng không nhiều. Các loài cây tham gia RNM có thể tìm thấy được ven rìa của khu vực RNM như cỏ Sướt (Achyranthes aspera), cỏ Mật, cỏ Lục lông (Chloris barbata), Thù lù (Physalis angulata)…

Khu vực xã Tăng Hòa:

Diện tích khu vực RNM tại xã Tăng Hòa là 16,88 ha [5], thảm thực vật nơi đây không được đa dạng và phong phú như xã Tân Thành. Thực vật đại diện cho RNM nơi đây chủ yếu Bần chua (Sonneratia caseolaris) chiếm ưu thế, và một số loài khác có thể bắt gặp như Quao nước (Dolichandrone spathacea), Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Tra hoa vàng (Hibiscus tiliaceus), Năn chỉ (Eleocharis parvula)… Các loài tham gia RNM có thể thấy ở bìa rừng như Lúc ấn (Pluchea indica)…

Hình 3.10 Trái và nhành của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) tại khu vực RNM Gò Công Đông.

Khu vực xã Phước Trung, thị xã Vàm Láng:

Với diện tích RNM tại xã Phước Trung là 19.39 ha, thị xã Vàm Láng là 24.38 ha [5], cũng như xã Tân Hòa, loài cây chiếm ưu thế tại 2 khu vực này là quần xã Bần chua (Sonneratia caseolaris); cũng có thế bắt gặp Dừa nước (Nypa fruticans) nhưng số cá thể rất ít. Ngoài ra, có thể gặp các loài như Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Tra hoa vàng (Hibiscus tiliaceus), Năn chỉ (Eleocharis parvula), Lúc ấn (Pluchea indica)…. Các loài tham gia RNM có thể dễ dàng tìm thấy phía rìa của khu vực RNM như cỏ Tam khôi (Trianthema portulacastrum), Yên bạch (Eupatorium odoratum), cỏ Cứt lợn (Ageratum conyzoides),…

Hình 3.12 Thảm thực vật tại khu RNM huyện Gò Công Đông.

Khu vực xã Gia Thuận và xã Tân Phước:

Xã Gia Thuận có diện tích RNM là 291,53 ha và diện tích RNM tại xã Tân Phước chỉ 60,95 ha [5], hệ thực vật tại 2 xã này cũng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, quần xã ưu thế là Dừa nước (Nypa fruticans), Bần chua (Sonneratia caseolaris) là chủ yếu. Có thể bắt gặp các loài đại diện thực vật ngập mặn như Quao nước (Dolichandrone spathacea), Tra hoa vàng (Hibicus tiliaceus), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme), Cóc kèn (Derris trifolia) và Ráng đại (Acrostichum aureum)… nhưng chỉ với số lượng cá thể khá ít.

Hình 3.13 Quần xã Dừa nước (Nypa fruticans) tại khu vực RNM huyện Gò Công Đông.

Khu vực xã Kiểng Phước:

Xã Kiểng Phước với diện tích RNM là 248,91 ha, thảm thực vật khu vực này cũng khá đa dạng và phong phú. Khu rừng hỗn hợp, thảm thực vật đại diện ngập nước chủ yếu là Đước (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina), Mắm đen (Avicennia officinalis), Dừa nước (Nypa fruticans) và chúng là loài chiếm ưu thế. Ngoài ra, còn tìm thấy một số loài ở khu vực này như Quao nước

(Dolichandrone spathacea), Tra hoa vàng (Hibiscus tiliaceus), Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Na biển (Annona glabra)…

Khu vực xã Tân Điền

Xã Tân Điền có diện tích RNM là 575,07 ha, có diện tích RNM lớn nhất trong các xã thuộc huyện Gò Công Đông, cũng là một xã bị tác động của sóng biển gây xói mòn mạnh mẽ. Tuy vậy, thảm thực vật nơi đây vẫn đa dạng và phong phú. Thực vật đại diện cho hệ thực vật ngập mặn như Đước (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina), Mắm đen (Avicennia officinalis) là thành phần chiếm ưu thế nơi đây. Tuy không phải là thực vật ngập mặn chính nhưng 2 loài Keo thơm (Acacia farnesiana), Me keo (Pithecellobium dulce) cũng là quần xã chiếm ưu thế tại xã Tân Điền. Lúc ấn (Pluchea indica), Dừa nước (Nypa fruticans), cỏ Tam khôi (Trianthema portulacastrum), Ráng đại (Acrostichum aureum), Quao nước

(Dolichandrone spathacea), Tra hoa vàng (Hibiscus tiliaceus), Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Na biển (Annona glabra)…có thể tìm thấy ở khu vực xã Tân Điền.

Hình 3.14-15 Cá thể Đước con (Rhizophora apiculata) tại rừng RNM huyện Gò Công Đông

Thảm thực vật của RNM huyện Gò Công Đông không có sự phân tầng rõ ràng, các loài cây mọc xen lẫn nhau, vùng đất thường xuyên ngập triều, ở vùng triều thấp, quần thể Mắm (Avicennia marina), Mắm đen (Avicennia officinalis), Đước (Rhizophora apiculata), Bần chua (Sonneratia caseolaris) phát triển ưu thế. Ở các vùng đất, bãi bồi trống chủ yếu là thảm cỏ với các loài Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Cỏ cú biển (Cyperus stoloniferus), Rau muống biển (Ipomoea pes- capre), Năn chỉ (Eleocharis parvula), cỏ Sướt (Achyranthes aspera), cỏ Mật, cỏ Lục lông (Chloris barbata)…

Hình 3.16 Cây Keo thơm (Acacia farnesiana) tại khu RNM Gò Công Đông.

Hình 3.17-3.18 Cây Ô rô xanh và Chùm gọng tại khu vực RNM huyện Gò Công

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu tại khu vực RNM huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, em có một số kết luận sau:

1. Diện tích RNM huyện Gò Công Đông trong thập kỷ qua suy giảm mạnh, nhiều

khu vực chỉ còn một phần dải rừng hẹp, nhưng hệ thực vật RNM tại huyện Gò Công Đông vẫn còn rất đa dạng và phong phú về loài.

2. Qua kết quả nghiên cứu có 73 loài thực vật với 35 họ, thuộc 2 ngành lớn là ngành

Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Ngành Dương Xỉ chỉ có 1 họ và 1 loài là Ráng đại (Acrostichum aureum), trong khi ngành Ngọc Lan có đến 34 họ, 72 loài.

3. So với số liệu của các nghiên cứu trước đó là 76 loài thuộc 35 họ thì giảm 3 loài. 4. Xã Tân Thành và xã Tân Điền là 2 xã lớn nhất về diện tích RNM cũng như thành

phần loài đa dạng so với các khu vực khác.

5. Thực vật RNM huyện Gò Công Đông tập trung chủ yếu tại 8 xã tại vùng cửa

Một phần của tài liệu Đánh giá sự đa dạng và phân bố thảm thực vật rừng ngập mặn Gò Công Đông huyện Tiền Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)