1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐÌNH VŨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

82 570 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

Xét về sự hình thành và phát sinh, chất thải rắn có thể phát sinh từnhiều quá trình khác nhau như quá trình sinh hoạt của con người, sản xuấtnông nghiệp, công nghiệp,

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG -  -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

Người thực hiện : Hoàng Thùy Linh

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG -  -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

Người thực hiện :Hoàng Thùy Linh

Chuyên ngành : Khoa học môi trườngGiáo viên hướng dẫn : ThS.Hồ Thị Thúy HằngĐịa điểm thực tập : Công ty TNHH MTV môi trường đô thị

Hải Phòng

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng củabản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này tôi xin bày tolòng biết ơn với những sự giúp đỡ đó

Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tậpnày, tôi xin chân thànhgửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ và gia đình đã tạo điều kiện cho tôiđược đi học và luôn luôn bên cạnh tiếp sức cho tôi

Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi tham gia vào đợt thực tậpnày,giúp tôi tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức thực tế

Tôi xin gửi lờicảm ơn giảng viên hướng dẫn – cô Hồ Thị Thúy Hằng,đãluôn nhắc nhở những mốc thời gian thực tập,tiếp thu những phản hồi và hỗ trợcác vấn đề về hồ sơ khi tôi thực tập

Tôi xin trân trọng cảm ơn quí vị lãnh đạo của công ty TNHH MTV môitrường đô thị Hải Phòng đã tiếp nhận đồng ý cho tôi vào thực tập Cám ơn cácanh chị đã tạo cho tôi có cơ hội làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp

và năng động đầy sáng tạo,cũng như đã giúp đỡ và bố trí công việc cho tôitrong thời gian thực tập tại công ty Lần đầu tiên tiếp xúc với công việc tôikhông tránh khoi nhiều thiếu xót, khoảng thời gian này tôi vô cùng chân thànhcảm ơn người trực tiếp hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ tôitrong suốt thời gian thực tập tại công ty Cảm ơn anh chị đã không chỉ hỗ trợvề những nghiệp vụ mà còn chỉ bảo những cách xây dựng mối quan hệ và ứng

xử với trở ngại tình huống Tôi xin kính chúc mọi người thật nhiều sức khoe,niềm tin luôn thành công trong công việc và cuộc sống

Hà Nội, ngày … tháng 06 năm 2016

Người thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

3

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy hóa sinh học

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BCL Bãi chôn lấp

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

CTRĐT Chất thải rắn đô thị

COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemistry Oxygen Demand)

CTR Chất thải rắn

KT-XH Kinh tế-Xã hội

KXLCTR Khu xử lý chất thải rắn

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

DANH MỤC BẢNG

5

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

7

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Cùng với đó là sự gia tăng số lượng, quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hìnhthành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu

và năng lượng ngày càng nhiều hơn Điều đó đóng góp tích cực cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ với quy

mô và nhịp độ lớn như vậy cũng làm lượng chất thải gia tăng ngày càngnhiều, đa dạng về thành phần và độc hại hơn về tính chất, đặc biệt ở các đô thịlớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng trong khi các giải pháp quản

lý, xử lý thì chưa được đồng bộ tương ứng dẫn tới những áp lực không nhođến môi trường, đếnsức khoe con người.Theo Báo cáo môi trường quốc gia

2011 về chất thải rắn, khối lượng chất thải rắn đô thị năm 2010 của Hà Nộikhoảng 6.500 tấn/ngày, TP Hồ Chí Minh khoảng 7.081 tấn/ngày và dự kiếnđến năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 tăng gấp 3,2 lần so với năm 2010

Chất thải ngày càng gia tăng tuy nhiên công tác thu gom,xử lý đạt tỉ lệchưa cao, ở các đô thị tỉ lệ thu gom chất thải trung bình đạt 83 – 85% cho năm

2010 và xử lý được khoảng 76 - 82% lượng chất thải rắn thu gom được(TheoBáo cáo môi trường quốc gia 2011 về chất thải rắn).Công nghệ xử lý áp dụngchủ yếu là chôn lấp nhưng phần lớn các bãi chôn lấp ở các thành phố lớnthường hay gặp phải các vấn đề không hợp vệ sinh, quá tải dẫn tới rất nhiềuảnh hưởng tới môi trường tại khu vực chôn lấp và xung quanh Theo thống kêcủa Tổng cục môi trường, cuối năm 2013, trên cả nước có 458 bãi chôn lấpchất thải rắn sinh hoạt có quy mô trên 1ha, tổng diện tích các bãi chôn lấp này

là hơn 1.800 ha, nhưng chỉ có 121 bãi (hơn 26%) tạm coi là hợp vệ sinh.Sốbãi rác còn lại là không đạt yêu cầu, chôn lộ thiên hoặc theo công nghệ lạc

Trang 9

hậu, không đúng quy cách, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Do đó, khảosát đánh giá được thực trạng xử lý tại các bãi chôn lấp là cần thiết góp phầnbảo vệ môi trường.

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn ở nước ta, có vị trí địa lý

và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Là một trongnhững trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của tam giácphát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Bên cạnhsự phát triển và đi lên về mọi mặt Hải phòng cũng phải đối mặt với các vấn đề

mà thành phố trong nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đềbùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường.Hiện nay, môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề

xử lý chất thải rắn Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànTP.Hải Phòng đến năm 2025 là 1.114.710 tấn/năm (Nguồn: Viện Quy hoạch –

Sở Xây dựng TP.Hải Phòng, 2010) nếu không có biện pháp xử lý thì khốilượng rác thải khổng lồ trên sẽ trở thành một thảm họa đô thị Hải Phòng cóhai bãi rác tập trung rác thải là Tràng Cát và Đình Vũ,bãi rác Tràng Cát hiệnđang quá tải, Đình Vũ đang là một trong những bãi rác được tập trung củathành phố Mặc dù theo thiết kế ban đầu cả hai BCL đều là BCL hợp vệsinhnhưng thực trạng hai BCL có thực hiện đúng các yêu cầu về công tác xử

lý, đảm bảo các quy định về môi trường hay không? Theo phản ánh của ngườidân bãi rác Tràng Cát tập trung lượng rác quá lớn trong thời gian dài nhưngkhông được đầu tư đúng mức nên gây ô nhiễm toàn bộ môi trường sống khuvực này, bãi chỉ cách khu dân cư có 1,4 km nằm ngay hướng đông nam, gâymùi hôi thối nồng nặc quanh năm, người dân không thể trồng cấy, nuôi trồngthủy sản, nguồn nước ngầm bị nhiễm độc Còn BCL Đình Vũ để giải quyếtáp lực lớn về chất thải rắn cho thành phố liệu có thực hiện đúng theo các yêucầu, quy định của một BCL hợp vệ sinh?

9

Trang 10

Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân em tiến hànhnghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn tại bãi chôn lấp Đình

Vũ, TP.Hải Phòng” nhằm đánh giá được thực trạng hoạt động công tác xử lýhiện tại và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

2.Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn tại bãi chôn lấp Đình Vũ, HảiPhòng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý và bảo vệmôi trường

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, chất thải là vật chất được thải ra từsản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, chấtthải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắnbao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại Chất thải rắnthông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặcthuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡngchất thải nguy hại Chất thải rắn thông thường chủ yếu đề cập đến chất thảirắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu dân cư, rác chợ, rác đường phố, chất thảirắn công nghiệp thông thường,…hiện nay đang được thu gom và xử lý tậptrung.Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất cómột trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại như chất thải y tế, chất thải côngnghiệp,…việc thu gom và xử lý dựa vào thông tư 36/2015/TT-BTNMT, thông

tư về quản lý chất thải nguy hại

Xét về sự hình thành và phát sinh, chất thải rắn có thể phát sinh từnhiều quá trình khác nhau như quá trình sinh hoạt của con người, sản xuấtnông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt giađình, trường học, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, căn cứ vào đặc điểm chấtthải có thể chia làm 4 dạng: Chất thải đô thị (có thể xem như chất thải côngcộng, ngoại trừ các chất thải từ quá trình chế biến tại các khu công nghiệp vàchất thải nông nghiệp), chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải

từ các nguồn khác Nguồn gốc phát sinh CTR được thể hiện trong bảng 1.1

11

Trang 12

Bảng 1.1: CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia,2011)

Qua bảng 1.1 cho thấy mỗi nguồn phát sinh đều có những loại chất thảiđặc trưng, bao gồm những loại chất thải thông thườngvà chất thải có đặc tínhnguy hại Trong đó, dù là đô thị, nông thôn, hay công nghiệp và y tế thì đều cóchất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của con người, đặc trưng với các loại rácthực phẩm và một số thành phần hữu cơ thường gặp

Xét về đặc trưng thành phần, chất thải rắn bao gồm thành phần hữu cơ

và thành phần vô cơ Thành phần hữu cơ như: thực phẩm, giấy, vải, cao su,

da, gỗ, cành cây, co, lá Thành phần vô cơ như: thuỷ tinh, vo hộp, nhôm vàcác kim loại khác, tro, các chất bẩn, đất cát, gạch ngói vỡ Trong đó, tại cáckhu vực tập trung dân cư sinh sống như đô thị hay nông thôn và một số ngành

Trang 13

sản xuất đặc thù thì tỷ lệ hữu cơ luôn chiếm phần lớn trong thành phần chấtthải (bảng 1.2).

Bảng 1.2: Một số đặc trưng thành phần của chất thải rắn

Hợp phần

Khoảng giá trị (KGT)

(Nguồn: Quản lý chất thải rắn - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ)

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, lượng chấtthải rắn sinh hoạt đang có xu hướng ngày càng gia tăng theo lượng và thànhphần Theo thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) khối lượngCTRSH phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng 23 triệu tấn tương đươngvới khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinhkhoảng 32.000 tấn/ngày Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố HồChí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và6.739 tấn/ngày, dự đoán tiếp tục gia tăng trong tương lai Lượng CTRSH phátsinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếmkhoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ CTRSH phátsinh chiếm đến 90% tổng lượng CTR đô thị Đặc biệt, thành phố Hà Nội và

13

Trang 14

thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạtphát sinh từ tất cả các đô thị Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân trên đầungười ở mức độ cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố HạLong, thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An,…Chỉ số phát sinh chất thải rắnsinh hoạt bình quân trên đầu người thấp nhất tại thành phố Đồng Hới, thànhphố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông, thành phố Cao Bằng từ0,31-0,38 kg/người/ngày (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008).

Lượng CTRSH phát sinh ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt rõrệt, khoảng 42-46% lượng CTRSH phát sinh từ đô thị.Tốc độ đô thị hóa diễn

ra nhanh chóng đã đem lại những lợi ích về KT-XH, tạo ra sức ép về nhiềumặt Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng theo dẫn đến lượng chất thải cũngtăng theo Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêudùng, thực phẩm, cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rácthải của người dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.Tỷ lệ phátsinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thịloại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷlệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau(0,72 – 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thịbình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày Ở các đô thịphát triển du lịch, tỷ lệ phát sinh CTRSH có tính bình quân lớn nhất nhưTP.Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP.Hội An 1,08kg/người/ngày; TP.Đà Lạt1,06kg/người/ngày; TP.Ninh Bình 1,30kg/người/ngày Các đô thị có tỷ lệ phátsinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP.Đồng Hới (Tỉnh QuảngBình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xãKon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày Trong khi

Trang 15

đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trênphạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.

Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số này là 715

đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nho vào giữa năm 2011 (theo BộXây dựng, 2011) Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn rathành thị Năm 2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% tổngdân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã lên đến 26,22 triệu người(chiếm 30,17% tổng số dân cả nước) (theo Tổng cục thống kê, 2011) Dựđoán năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả nước và năm 2025 là

52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước

Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, pháttriển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thịtỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), RạchGiá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%),… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệphát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%)

Bảng 1.3: CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010

và dự báo đến năm 2025

Dân số đô thị (triệu người)

% dân số đô thị so với cả nước

Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày)

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011)

Hiện nay với lượng chất thải phát sinh lớn như vậy thì tại các thành phốlớn cũng như các vùng nông thôn đã có biện pháp thu gom, ở các đô thị lớnhiệu quả thu gom có thể đạt 90 – 97% còn ở khu vực nông thôn hiệu quả thugom thấp chỉ đạt 65% (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011) Do việc

15

Trang 16

phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở nước ta,việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu Công tác thu gom thôngthường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào cácthùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡnho) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vàocác xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đếnkhu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môitrường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý) Tỷ lệ thu gomCTRSH của một số đô thị thể hiện trong bảng 1.4.

Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến các khu vực xử lý tập trung,có thể xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau, có thể tái chế, thiêu đốt, chônlấp, Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt tạimột số bãi chôn lấp trong thể hiện trong bảng 1.5

Trang 17

Bảng 1.4: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009

Đô thị Tỷ lệ thu gom (%) Đô thị Tỷ lệ thu gom (%)

Tủa Chùa - Điện

(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011;

Báo cáo hiện trạng môi trường của các địa phương, 2010)

17

Trang 18

Bảng 1.5: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số

địa phương năm 2009 – 2010

Hà Nội (Xuâ n Sơn)

Hải Phòn g (Tràn

g Cát)

Hải Phòn g (Đình Vũ)

Huế

(Thủy Phương )

Đà Nẵng (Khán

h Hòa)

HCM (Đa Phước )

HCM (Phướ

c Hiệp)

Bắc Ninh (TT Hồ)

Trang 19

Lượng phát sinh chất thải rất lớn như vậy, nếu không được thu gom và

xử lý đúng cách thì toàn bộ lượng chất thải này thải ra ngoài môi trường, nó

sẽ gây tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và con người như làphát sinh mùi, phát sinh dịch bệnh, gây mất mỹ quan, các chất thải có thànhphần độc hại dẫn đến suy giảm sức khoe con người đặc biệt là chất thải nguyhại

1.2.Tổng quan các công nghệ xử lý chất thải rắn và thực trang áp dụng tại Việt Nam

Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượtbậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy pháttriển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêudùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanhchóng lượng chất thải rắn phát sinh Như nội dung được trình bày trong phần1.1 chúng ta có thể thấy chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nóiriêng ngày càng tăng nhanh chóng về số lượngvà thành phần ngày càng đadạng, phức tạp Trong đó, có những thành phần có thể tái chế, tận thu vànhững thành phần không thể tái chế bắt buộc phải đem tiêu hủy Do đó, đốivới các công nghệ xử lý (tái chế, chôn lấp, thiêu đốt chất thải, ) thì không cómột công nghệ nào xử lý được triệt để lượng chất thải rắn phát sinh Vậy nên,trong xử lý chất thải hiện nay, nó là sự kết hợp của rất nhiều các công nghệ

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước - Khoa Môi trường, trường Đại họcBách khoa TPHCM,có thể xử lý chất thải bằng nhiều phương pháp khác nhau:

• Phương pháp cơ - lý: như đập, nghiền, sàng chủ yếu được sử dụng để làmgiảm kích thước chất thải rắn đô thị (kim loại, thủy tinh, gỗ vụn, mảnh vỡ bêtông trong CTR xây dựng, ) CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụngtrực tiếp làm lớp che phủ trên bề mặt đất hay làm phân compost, hoặc mộtphần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh

19

Trang 20

• Phương pháp hóa - lý: như trích ly, hòa tan, kết tinh, là các phương pháp xử

lý làm thay đổi tính chất của chất thải, áp dụng với CTR trong công nghiệpnhư chế biến bã thải của công nghiệp khai thác mo, một số xỉ của luyện kim

• Phương pháp nhiệt (thiêu đốt rác): là một phương pháp hiệu quả và được sửdụng khá phổ biến hiện nay trong xử lý CTR và CTRNH

Thiêu đốt rác là quá trình ôxy hóa chất thải rắn bằng ôxy không khí ởđiều kiện nhiệt độ cao Nguyên lý của quá trình đốt là sử dụng nhiệt độ caođốt các chất thải hữu cơ theo sơ đồ dưới đây:

CT hữu cơ + O2

Nhiệt độ cao Khói lò: Nhiệt độ cao, bụi,

CO2, SO2, CO, NOx, HCl,Furan, dioxin, lim loại thănghoa: Cu, As, Ca, Pb, Hg, Ni

Tro xỉ(có thể chứa kim loại

nặng)

Trang 21

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đốt là nhiệt độ đốt, thời gian lưucủa chất thải trong lò đốt, đảo trộn chất thải rắn Nếu nhiệt độ đốt nho hơn

900oC, thường khói lò chứa dioxin, furan, Nhiệt độ từ 900 – 1100oC → phầnlớn các chất hữu cơ cháy hết nhưng PCB (chất trong thiết bị điện) chưa cháy hết

Ở 1200oC hầu hết đều bị cháy, tuy nhiên nhiệt độ đốt càng cao thì bản thân nhiệttoa ra của khí đốt không toa ra đủ đòi hoi nhiên liệu phụ, do đó chi phí vận hànhtăng lên, do vậy mà hiệu quả kinh tế sẽ thấp

Thời gian lưucủa chất thải trong lò đốt ảnh hưởng nhiều đến hiệu xuấtđốt của lò Thời gian lưu : Đối với pha rắn là 2 - 4 giờ (nhưng tùy thuộc vàokích thước của rác) còn đối với pha khí ít nhất là 4 giây Nhiệt độ tăng thì thờigian lưu giảm đi Đối với lò đốt chất thải y tế ở Việt Nam theo Quy chế quản lýchất thải y tế thì nhiệt đột của lò đốt ít nhất là 1000oC

Việc đảo trộn chất thải rắn mục đích là tăng khả năng không khí tiếpxúc với chất thải để hiệu suất đốt cháy cao hơn

Một số sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình đốt: những chất đốt được(dung môi, dầu thải, bùn dầu, chất thải bệnh viện, dược phẩm quá hạn, thuốcbảo vệ thực vật, các loại chất dẻo, cao su, sơn, keo, các hợp chất PVCs, PCBs(poly chlorinated biphenyl)) và những chất không nên đốt: là các chất khôngcháy được, chất thải phóng xạ, chất thải dễ nổ,

Phương pháp thiêu đốt có ưu điểm đó là phương pháp này là giảm đượcthể tích và khối lượng của chất thải đến 70 - 90% so với thể tích chất thải banđầu (giảm một cách nhanh chóng, thời gian lưu trữ ngắn) Có thể đốt tại chỗkhông cần phải vận chuyển đi xa Nhiệt toa ra của quá trình đốt có thể sửdụng cho các quá trình khác Kiểm soát được ô nhiễm không khí, giảm tácđộng đến môi trường không khí Có thể sử dụng phương pháp này để xử lýphần lớn các chất thải hữu cơ nguy hại Yêu cầu diện tích nho hơn so vớiphương pháp xử lý bằng sinh học và chôn lấp Ô nhiễm nước ngầm ít hơn đốivới phương pháp xử lý bằng chôn lấp Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của

21

Trang 22

Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thảirắn sinh hoạt ở tuyến huyện, xã Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xãtự đầu tư lò đốt công suất nho để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trênđịa bàn Theo báo cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốtchất thải rắn sinh hoạt, đa số là các lò đốt cỡ nho, công suất xử lý dưới500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính năng kỹ thuật khác của lò đốt chất thảichưa được thống kê đầy đủ Trong đó có khoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắpráp trong nước (Nguồn: Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tàinguyên và môi trường, Hà Nội, 29/09/2015).

• Phương pháp sinh hóa bao gồm phương pháp ủ chất thải (composting) vàchôn lấp chất thải

- Phương pháp ủ sinh học làm phân compostcó thể được coi như là quátrình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác vàkiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu cho quá trình.Cơ sở lýthuyết của quá trình làm phân hữu cơlà rác thải sinh hoạt, rau quả thực phẩm,xác sinh vật chết (proteins, lipid, cacbon hydrat, xenlulo, lignin, tro đất) + O2

(không khí) tế bào mới + phân hữu cơ, celulo,lignin, tế bào chết + tro → Q, SO42-, NO2-, H2O, CO2

Sơ đồ công nghệ quá trình làm phân hữu cơ: Rác hữu cơ → cân → bãitập kết → dùng cẩu, băng chuyền → băng tải phân loại thủ công→sàng quay

→máy tách từ (thu kim loại) → băng tải →(thêm nước vào) nhà ủ phân(VSV) sau đó điều chỉnh N, P, K (độ ẩm trong vòng khoảng 50-60%, nhiệt độnho hơn hoặc bằng 55oC, thời gian trong vòng 21 ngày)

Trang 24

Ủ chín Sàng Tính chế Vê viên

Cân

- Kiểm soát độ ẩm, nhiệt, cấp khí

- Thời gian 21 ngày

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ quá trình làm phân hữu cơ

Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm phân hữu cơ:Vi sinh vật,kích cỡ của rác thải, tỷ lệ C/N, độ ẩm, nhiệt độ, pH, các mầm bệnh

Vi sinh vật theo nhiệt độ được phân thành ba nhóm:

Nhóm vi sinh vật ưa lạnh: -10 → 200C (150C)Nhóm vi sinh vật ưa ấm:20 → 500C (350C)

Nhóm vi sinh vật ưa nóng: 45 →750C (550C)Đối với quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong sản xuất phân hữu cơ, hainhóm sinh vật ưa ấm và ưa nóng chiếm ưu thế Tuy nhiên những vi sinh vậtnày vốn tồn tại sẵn trong môi trường tự nhiên, chúng ta chỉ tạo điều kiệnthuận lợi nhất để nhóm sinh vật này sinh trưởng phát triển

Kích cỡ của rác thải thường không đồng nhất, như vậy không có lợi choquá trình phân huỷ rác thải Do vậy, chúng ta phải cắt để rác có kích cỡ theo yêu cầu để đạt được hiệu quả cao, tốt nhất là vào khoảng 5cm

Tỷ lệC/N tốt nhất là vào khoảng từ 20 – 25/1 (trong đó bùn thường có tỉlệ thấp, các chất thải vườn có tỉ lệ cao)

Trang 25

Độ ẩm thuận lợi nhất cho quá trình phân hủy sinh học từ 50 – 60% Độ

ẩm có thể điều chỉnh bằng cách trộn thêm các thành phần khô hoặc nước(nước bùn, phân hầm cầu) Khi độ ẩm <40% khả năng phân hủy sinh họcchậm đi tuy nhiên nếu độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thôngtrao đổi khí trong các đống ủ

Hệ thống phân hủy sinh học hiếu khí được phân hủy bởi các nhóm sinhvật ưa nhiệt trung bình (30-38°C) và nhóm ưa nhiệt cao (55-60°C) Trong quátrình theo dõi các hoạt động ủ rác sinh học đã phát sinh các phản ứng toanhiệt liên quan đến quá trình hô hấp trao đổi chất Nhiệt độ của các đống ủ cóthể được điều chỉnh bởi các dòng khí lưu thông Nhìn chung sau quá trình trộnnhiệt độ giảm xuống 5-10°C, nhưng nhiệt độ sẽ tăng trở lại với nhiệt độ ban đầusau vài giờ đông hồ Nhiệt độ trong đống ủ sẽ giảm dần sau khi đống ủ chín

Ban đầu pH đặc trưng từ 5-7, những ngày đầu tiếp theo pH <= 5 Giaiđoạn này sinh khối chất hữu cơ giai đọng tích lũy nhiệt, nhóm sinh vật ưanhiệt trung bình sẵn có trong rác thải bắt đầu phát triển và nhiệt độ tăng lênnhanh chóng (sau khoảng 3 ngày) và đạt đến nhiệt độ cao, lúc này pH 8-8,5.Sau đó quá trình ủ phân chín, nhiệt độ lạnh dần và pH giảm xuống 7-8 Nếu

pH giảm xuống <4 thì quá trình ủ thất bại

Sự phân hủy diệt các loại mầm bệnh của các sinh vật là quan trọngtrong khi thiết kế các thành phần trong quá trình ủ sinh học, nó sẽ chịu ảnhhưởng của nhiệt độ và quá trình hiếu khí Ví dụ loài Salmonella có thể bị phânhủy trong 15-20 phút ở 60°C, hoặc trong 1 giờ ở 55°C Hầu hết các vi sinh vậtgây bệnh đều chết nhanh chóng khi nhiệt độ đạt đến 55°C, chỉ có một số loàisống sót ở nhiệt độ >67°C trong thời gian ngắn

Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm là giảm lượng chất thảiphát sinh (khoảng 50% lượng chất thải sinh hoạt) Tạo ra sản phẩm phân hữu

cơ phục vụ cho trồng trọt (thay thế một phần cho phân hóa học, tạo độ xốpcho đất, sử dụng an toàn, dể dàng), góp phần cải tạo đất (giúp tăng độ mùn,

25

Trang 26

tơi xốp của đất), tiết kiệm bãi chôn lấp, giảm ảnh hưởng gây ô nhiễm môitrường của chất thải rắn, vận hành đơn giản, dễ bảo trì và kiểm soát chấtlượng sản phẩm, giá thành để xử lý tương đối thấp.

Tuy nhiên, yêu cầu diện tích đất để xây dựng nhà xưởng lớn, chấtlượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định, gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm.Mức độ tự động của công nghệ không cao Việc phân loại còn mang tính thủcông nên thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc Nạpnguyên liệu thủ công do vậy công suất kém

- Phương pháp chôn lấp chất thải là phương pháp phổ biến và đơn nhất.Chất đem đi chôn là những chất không tái chế, không làm phân hữu cơ, hay làđược thải ra từ các quá trình làm phân hữu cơ, đốt, quá trình khác, Ở Việt Nam,hiện tại khoảng 80 - 90% rác thu gom được đều xử lý bằng phương pháp chônlấp (theo Văn Hữu Tập, Chôn lấp rác thải ở Việt Nam, 2015)

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là quá trình phân giải kị khí cáchợp chất hữu cơ có trong rác thải Song với phương pháp này, người ta sử dụngbiện pháp tổng hợp sẽ thu được nhiều kết quả cao Biện pháp tổng hợp là gì? Đó

là phân loại rác tại các hộ gia đình theo đặc tính của các loại rác thải: các bao túichất dẻo, cao su, giấy, vải, kim loại, để riêng đem tái chế, phần rác thải dễ bịphân hủy bởi vi sinh vật như cặn bã thực phẩm, rơm co, mẩu vụn động vật, thựcvật đem chôn lấp và xử lý tiếp nước rỉ rác từ các hố chôn lấp

Phương pháp chôn lấp CTR xử lý được khối lượng lớn chất thải, chiphí đầu tư và chi phí xử lý nho, tuy nhiên phương pháp này chiếm nhiều diện tích,thời gian phân hủy chậm, gây ô nhiễm cho khu vực xử lý và khu vực lân cận

Đối với chất thải nguy hại xử lý bằng phương pháp chôn lấp an toàn đượcquy định theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT Đơn vị xử lý phải có hầm chôn, thiết

bị phù hợp và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép Chôn lấp an toàn cácloại chất thải như tro, xỉ, hóa chất rắn, bùn, trong hầm chôn lấp an toàn Đối vớibùn thải có độ ẩm lớn sẽ được thực hiện tách nước trước khi đem chôn lấp an

Trang 27

toàn Tổng thể tích của hầm chôn lấp tất thải bằng 10.000m3yêu cầu hầm chôn lấpcó dạng hình chữ nhật với diện tích 1.250m2, chiều cao của hầm là 8m.

Tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ Chương trình xử lý chấtthải rắn giai đoạn 2011 -2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trungđược đầu tư xây dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương.Trong số 26 cơ sở xử lý chất thải rắn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệđốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11cơ sở xử lý sửdụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử lý sử dụngcông nghệ sản xuất viên nhiên liệu Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của 26 cơ

sở chưa được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; chưa lựa chọn được môhình xử lý chất thải rắn hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinhtế, xã hội và môi trường (Nguồn: Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV,

Bộ tài nguyên và môi trường, Hà Nội, 29/09/2015)

1.3.Chôn lấp chất thải rắn và các vấn đề phát sinh

Như đã trình bày ở phần 2.2, chôn lấp chất thải là một biện pháp xử lýdựa trên cơ chế phân hủy và chuyển hóa sinh học của vi sinh vật chủ yếu ápdụng đối với các đối tượng có khả năng phân hủy sinh học Biện pháp nàyđược áp dụng rộng rãi nhất trong xử lý chất thải rắn ở nước ta Theo thống kêcủa Tổng cục môi trường, cuối năm 2013, trên cả nước có 458 bãi chôn lấpchất thải rắn sinh hoạt có quy mô trên 1ha, tổng diện tích các bãi chôn lấp này

là hơn 1.800 ha, nhưng chỉ có 121 bãi (hơn 26%) tạm coi là hợp vệ sinh Sốbãi rác còn lại là không đạt yêu cầu, tự phát, chôn lộ thiên hoặc theo côngnghệ lạc hậu, không đúng quy cách, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạtđộng như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH

xử lý chất thải rắn Việt Nam; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chithuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh; Khu

27

Trang 28

xử lý chất thải Nam Sơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị HàNội,…

Có rất nhiều cách phân loại bãi chôn lấp Người ta có thể phân loại bãichôn lấp thành bãi tự phát và bãi có quy hoạch; bãi chôn lấp hợp vệ sinh vàbãi chôn lấp không hợp vệ sinh Trong các bãi chôn lấp, chất thải có thể đượcchôn lấp theo kiểu nổi, chìm hoặc nửa nổi nửa chìm Có thể chôn lấp chất thảirắn khô, ướt hoặc chôn lấp hỗn hợp chất thải rắn thông thường và bùn nhão.Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay là chôn lấp kiểu nửa nổi nửa chìm và chấtthải được chôn lấp là chất thải hỗn hợp, không phải chỉ chôn lấp chất thải rắnsinh hoạt mà còn thu gom chôn lấp toàn bộ rác thải thông thường khu vực đôthị bao gồm cả khu dân cư, đường phố, chợ, khu hành chính, khu vui chơi giảitrí, chất thải công nghiệp không nguy hại

Chất thải sau khi được thu gom chuyển đến chôn lấp tại các bãi chônlấp sẽ diễn ra các quá trình sinh học Quá trình sinh học bao gồm năm giaiđoạn: Giai đoạn thích nghi, giai đoạn chuyển pha, giai đoạn nên men acid,giai đoạn lên men Methanen (CH4), giai đoạn ổn định

Giai đoạn 1: là giai đoạn thích nghi (Phân hủy hiếu khí) Giai đoạn nàycó thể kéo dài một vài ngày cho đến vài tháng, phụ thuộc vào tốc độ phân hủy.Trong giai đoạn này các thành phần hữu cơ phân hủy với điều kiện hiếu khí bởivì một lượng không khí bị giữ lại trong bãi rác trong quá trình chôn lấp Nguồn

vi sinh vật chủ yếu thực hiện trong quá trình phân hủy này có trong thành phầnhữu cơ của rác ngay từ khi rác được thu gom, có trong đất dùng làm vật liệuphủ mỗi ngày hoặc lớp đất phủ cuối cùng khi đóng cửa BCL Bên cạnh đó, bùn

từ trạm xử lý nước thải được đổ bo cùng với CTR sinh hoạt, nước rò rỉ tuầnhoàn cũng là nguồn vi sinh vật cần thiết cho sự phân hủy

Chất hữu cơ dinh dưỡng

Vi sinh vật hiếu khí

CO2 + H2O + E (năng lượng)Tăng sinh khối

Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển pha (phân hủy kị khí).Khi bãi rác đã

Trang 29

được nèn chặt, oxy trong rác bị cạn kiệt thì sự phân hủy chuyển sang dạngphân hủy kị khí Trong giai đoạn này, nitrat và sulfat – các chất đóng vai trò làchất nhận điện tử trong các phản ứng sinh học - thường bị khử thành N2 và

H2S Quá trình khử nitrat và sunfat xảy ra ở điều kiện oxy hóa khử trongkhoảng -50mV đến -100mV Khí CH4 được tạo thành khi điện thế oxy hóakhử dao động trong khoảng từ -150 đến -300mV Khi thế oxy hóa khử tiếp tụcgiảm, tập hợp vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ có trong CTR thành

CO2 và CH4 bắt đầu chuyển sang giai đoạn 3(bước đầu chuyển hóa nhữngchất hữu cơ phức tạp thành các axit hữu cơ và sản phẩm trung gian) vi khuẩnthực hiện quá trình thủy phân và chuyển hóa các hợp chất cao phân tử (lipid,polysaccharides, protein, nucleic acid) do các enzyme trung gian thành cáchợp chất đơn giản hơn thích hợp cho các vi sinh vật Chúng sẽ dùng các chấtđơn giản này như chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng và carbon cho tế bàochúng Trong giai đoạn này pH của nước rò rỉ sẽ giảm xuống do sự hình thànhcác acid hữu cơ và ảnh hưởng của sự tăng nồng độ CO2 trong BCL

Giai đoạn 3: là giai đoạn nên men acid Với sự tham gia của tập hợp visinh vật hình thành ở giai đoạn 2, tốc độ tạo thành các axit hữu cơ tăngnhanh.Bước 1 ở giai đoạn này liên quan đến quá trình thủy phân các hợp chấtcao phân tử (lipid, polysaccharides, protein, nucleic acid) nhờ các enzymtrung gian thành các hợp chất đơn giản hơn thích hợp cho các vi sinh vật sửdụng làm nguồn cung cấp dinh dưỡng, nguồn năng lượng và carbon cho tếbào chúng Bước 2 là quá trình lên men axit, xảy ra sự biến đổi các hợp chất đãhình thành ở bước trên thành các chất trung gian phân tử lượng thấp hơn mà đặctrưng là axit acetic, một phần nho là axit fulvic và một số axit hữu cơ khác.Khí

CO2 là khí hình thành chủ yếu trong giai đoạn 3, một lượng nho H2S cũngđược hình thành Vi sinh vật hoạt động trong giai đoạn chủ yếu là tùy tiện vàyếm khí nghiêm ngặt.pH của nước rò rỉ lúc này giảm xuống đến giá trị <5 dosự có mặt của axit hữu cơ và CO2 trong BCL BOD5, COD và độ dẫn điện

29

Trang 30

tăng lên đáng kể trong giai đoạn này do sự hòa tan các chất hữu cơ vào trongnước rò rỉ Do pH của nước rò rỉ thấp nên một số thành phần vô cơ, chủ yếu làkim loại nặng sẽ bị hòa tan trong giai đoạn này Nhiều thành phần dinh dưỡng

cơ bản cũng được loại ra BCL do bị hòa tan vào nước rò rỉ Nếu không tuầnhoàn nước rò rỉ thì các thành phần dinh dưỡng sẽ bị rửa trôi khoi BCL

Giai đoạn 4: lên men Methanen (CH4) Trong giai đoạn này, nhóm visinh vật thứ hai sẽ chuyển hóa axit acetic và H2 hình thành từ giai đoạn trướcthành CO2 và CH4 Chúng là nhóm vi sinh vật kị khí nghiêm ngặt được gọi là

vi khuẩn metan, chiếm ưu thế trong giai đoạn này.Ở đây, sự hình thànhmethan và axit diễn ra đồng thời mặc dù sự hình thành axit giảm đáng kể Docác axit và hydrogen bị chuyển hóa thành CH4 và CO2 nên pH của nước rò rỉtăng lên đạt giá trị trung bình từ 6,8 - 8 Giá trị BOD5, COD, nồng độ kim loạinặng và độ dẫn điện của nước rò rỉ giảm xuống Tuy nhiên, trong nước rò rỉvẫn còn chứa một số ion kim loại

Giai đoạn 5: giai đoạn ổn định.Giai đoạn ổn định xảy ra sau khi cácchất hữu cơ dễ phân hủy sinh học được chuyển hóa thành CH4 và CO2 tronggiai đoạn 4 Khi bổ sung thêm chất thải, quá trình chuyển hóa lại tiếp tục xảy

ra Trong trường hợp không bổ sung thêm chất thải, tốc độ sinh khí trong giaiđoạn này sẽ giảm xuống đáng kể do hầu hết các chất dinh dưỡng sẵn có đã bịrửa trôi theo nước rò rỉ trong các giai đoạn trước và các chất còn lại hầu hết làcác chất có khả năng phân hủy sinh học chậm Khí sinh ra chủ yếu trong giaiđoạn này vẫn là CH4 và CO2 Tuy nhiên điều kiện thiếu thí dần phục hồi do cósự bổ sung O2 từ ngoài vào Trong suốt giai đoạn ổn định, nước rò rỉ thườngchứa axit humic và axit fulvic đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trìnhsinh học diễn ra tiếp theo

Khí sinh học được tạo ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ qua 5giai đoạn phân hủy ở trên Bao gồm các khí: NH3, CO2, N2, CO, H2S, CH4,…trong đó khí metan chiếm tỷ lệ cao nhất

Trang 31

Tuy nhiên, với các giai đoạn trên, thành phần phân hủy chủ yếu là hữu

cơ nên do đó khi đưa chất thải vào ô chôn lấp này nếu như để hỗn tạp ban đầuthì nó sẽ chứa rất nhiều các thành phần như đã trình bày trong bảng 1.2 mộtsố đặc trưng thành phần của chất thải rắn Những thành phần như nilon, nhựa,thủy tinh,…sẽ rất khó phân hủy.Do đó, tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh luônluôn phải kèm theo nó là khâu phân loại

Chất thải rắn sau khi chôn lấp không phải không ảnh hưởng đến môitrường sống, quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ gây mùi, lượng khí sinh ragây ô nhiễm môi trường không khí nếu bãi chôn lấp không có hệ thống thugom và xử lý khí rác Tại khu vực chôn lấp sẽ tạo ra các côn trùng gây bệnhnhư ruồi, muỗi,… Chất thải phân hủy yếm khí có thể gây ra các vụ cháy, nổ.Nước rỉ rác phát sinh nếu không có hệ thống xử lý sẽ làm ảnh hưởng đến chấtlượng môi trường nước Như vậy, việc chôn lấp chất thải phải đảm bảo quytrình chôn lấp hợp vệ sinh thì những ảnh hưởng trên mới được giảm thiểu

Trên thực tế, tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chônlấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tácbảo vệ môi trường, hiện vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội Bêncạnh đó, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp nào tận thuđược nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãngphí nguồn tài nguyên

31

Trang 32

Bảng 1.6: Đánh giá hiện trạng một số BCL điển hình ở Việt Nam

Tên Địa điểm Quy môCông suất Thông tin chung - Hiện trạng

Nước rác tồn trữ rất cao trong khi khả năng xử

lý và sức chứa các hồ của hệ thống có giới hạn nên khi mưa xuống phần nước rác dư này vẫn chảy rò rỉ ra bên ngoài mang theo nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Mùi hôi ở tiếp nhận cũng ảnh hưởng đến dân cư trong vùng.

Vốn đầu từ 2,8 triệu USD, thời gian hoạt động

15 năm Mùi hôi của rác lan toa khắp nơi, ruồi muỗi bùng phát, tình hình ô nhiễm môi trường tại địa phường đang ở mức báo động cao Hệ thống xử lý nước rò rỉ không đạt hiệu quả nên hiệnnay người dân vẫn phải dùng nước ô nhiễm từ bãi rác cho các sinh hoạt khác ngoại trừ ăn uống.

cư do một số hạng mục trong khu xử lý vẫn chưa được hoàn thiện.

Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Thùy Diễm, Nguyễn Hoàng Lan

Thanh (Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG-HCM)

Ngoài công nghệ chôn lấp kị khí thông thường, một số bãi chôn lấp ởnước ta đã áp dụng công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka, Nhật Bản như :Khu xử lý rác thải Xuân Sơn (Hà Nội), Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ (HảiPhòng)

Trang 33

Công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka dựa trên sự chênh lệch vềnhiệt độ và áp suất giữa môi trường bên trong lòng bãi rác và môi trường bênngoài để cung cấp khí Oxy vào trong lòng bãi rác cho các vi sinh vật hiếu khíphát triển Trong rác thải có chứa rất nhiều các loại vi sinh vật khác nhau,chúng sử dụng rác thải làm cơ chất để sinh trưởng và phát triển Ngoài sửdụng cơ chất là rác thải chúng còn cần Oxy ở các mức khác nhau đối với tùytừng loại vi sinh vật khác nhau

Phương pháp xử lý rác thải theo kiểu Fukuoka là phương pháp thúc đẩysự phát triển của các vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong rác thải để phân hủy rác.Với việc xây dựng kết cấu của đáy bãi nhằm cung cấp một lượng lớn Oxy cho

vi sinh vật trong lòng bãi rác sinh trưởng và phát triển Các vi sinh vật hiếukhí trong quá trình phân hủy rác thải không tạo ra khí CO2 và CH4, làm giảmmột lượng lớn phát tán khí thải ra ngoài môi trường

Ngoài ra, việc phân hủy rác thải thì nước rỉ rác phát sinh trong quá trìnhphân hủy rác được bơm tuần hoàn ngược trở lại bãi rác sẽ làm cho các chỉ sốnhư: BOD, COD, SS, vốn rất cao trong nước rỉ rác giảm đi đáng kể, giúpcho việc xử lý nước rỉ rác thuận lợi hơn Việc đưa nước rỉ rác mang theo Oxyquay trở lại trong lòng bãi rác cũng đồng thời cấp Oxy cho vi sinh vật hiếukhí phát triển mạnh mẽ giúp cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rácthải và nước rỉ rác Chỉ số BOD của 3 công nghệ chôn lấp được kiểm định bởiCục Môi trường thành phố Fukuoka, Nhật Bản cho thấy hiệu quả xử lý của 3công nghệ như hình 1.2

33

Trang 34

Hình 1.2: Biểu đồ so sánh chất lượng rác được sử dụng bằng 3 công nghệ (Nguồn:

FuKuoka city Environmental Bureau)

Trong đó: - Aerobic landfill (bãi rác hiếu khí)

- Semi-aerobic landfill (bãi rác bán hiếu khí)

- Anaerobic landfill (bãi rác kị khí)

Nước rỉ rác phát sinh trong quá trình phân hủy rác được cải thiện Nước

rỉ rác phát sinh trong quá trình phân hủy rác được thu hồi về bể chứa, nước rỉrác được bơm tuần hoàn về bãi rác để tăng cường quá trình làm sạch nước rỉrác, sở dĩ làm điều này là do khi không khí được đưa vào trong các tầng rácthông qua quá trình đối lưu, điều kiện hiếu khí sẽ được tạo ra tăng cường sựhoạt động của vi sinh vật Khi tái tuần hoàn nước thải, sự nitơ hoá và phân rãcác hợp chất nitơ được đẩy mạnh và các hợp chất hữu cơ và nitơ được loại bobớt đi, do đó giảm được mức độ ô nhiễm trong bãi rác Vì vậy chất lượngnước thải được cải thiện đáng kể và với tốc độ nhanh hơn kị khí Điều nàymang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong việc xử lý giai đoạn 2 khi cầnthiết.Ngoài việc tái tuần hoàn nước thải lại bãi rác còn trồng thêm cây ở hồ

Trang 35

chứa nước rác để lọc nước và giảm hàm lượng nitơ.Quá trình ổn định rácnhanh nên có thể tái sử dụng bãi rác trong thời gian ngắn hơn, khối lượng rácđược xử lý nhiều hơn Thân thiện với môi trường do quá trình hoạt động luôngiảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.

Thiết kế đơn giản, tận dụng nguyên vật liệu tự nhiên (kể cả những nướcnghèo và phát triển đều có thể áp dụng công nghệ này) Các nước phát triểnáp dụng nhiều phương pháp khác đạt hiệu quả hơn như đốt rác lấy nhiệt cungcấp trở lại cho thành phố, còn các nước nghèo áp dụng phương pháp Fukuoka

là hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội

Việt Nam vẫn còn lạc hậu, tính chất rác thải hỗn hợp, đặc thù bãi rácViệt Nam không phân loại đầu nguồn (rác thải sinh hoạt: thực phẩm, nilon,vải, nhựa…; rác y tế tư nhân; rác điện tử: pin, ắc quy…) dẫn đến việc xử lýrác đặc biệt là nước rỉ rác phức tạp hơn rất nhiều so với các nước khác, ápdụng phương pháp bán hiếu khí vừa tiết kiệm được chi phí xử lý, xử lý hiệuquả hơn các vấn đề về môi trường

35

Trang 36

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Công tác xử lý chất thải rắn tại bãi chôn lấp Đình Vũ

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Bãi chôn lấp Đình Vũ, phường Đông Hải, quận Hải An, TP.Hải Phòng

- Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2016 – tháng 5/2016

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát đặc điểm của BCL Đình Vũ

- Đánh giá công tác xử lý tại BCL Đình Vũ

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý tại BCL Đình Vũ

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin về hoạt động của BCL, quy trình hoạt động củaBCL Đình Vũ từ phòng kỹ thuật công nghệ môi trường của công ty TNHHmột thành viên môi trường đô thị Hải Phòng

Thu thập thông tin từ các tài liệu liên quan đến các giải pháp xử lý rácthải, các văn bản pháp luật hiện hành quy định về BCL và yêu cầu bảo vệ môitrường tại BCL; tham khảo những phương pháp đánh giá để đưa ra những tiêuchí đánh giá cho phù hợp

2.4.2.Phương pháp khảo sát thực địa, mô tả

Khảo sát hoạt động tại bãi chôn lấp Đình Vũ (các hạng mục công trìnhcủa BCL; quy trình tiêp nhận và chôn lấp chất thải; ); khảo sát và tập trungghi nhận thông tin tại khu vực chôn lấp chất thải (số ô chôn lấp,kích thước ôchôn lấp, hiện sử dụng, các công nghệ chôn lấp ); quan sát, khảo sát thực tếcác công đoạn trong quá trình xử lý, từ hoạt động tiếp nhận rác tại các ô chôn

Trang 37

lấp, rác thải tiếp nhận được chôn lấp như thế nào đến hoạt động xử lý nước rỉrác tại trạm xử lý nước rác,đánh giá hoạt động trên thực tế của bãi chôn lấp.

Mô tả hoạt động, cách thức chôn lấp chất thải, cách thức tiếp nhận rácthải vào từng ô, cách phun chế phẩm, phủ lớp phủ

2.4.3.Phương pháp so sánh, đánh giá

- So sánh, đánh giá các hạng mục của bãi chôn lấp Đình Vũ với cáctiêu chí quy định đối với bãi chôn lấp hợp vệ sinh của TCXDVN 261:2001-Bãi chôn lấp chất thải rắn-Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 6696:2000-Chất thảirăn-Bãi chôn lấp hợp vệ sinh-Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường

+ Loại rác tiếp nhận

+ Lượng rác tiếp nhận

+ Thời gian tiếp nhận

+ Quy trình tiếp nhận

+ Các hạng mục công trình(khu chôn lấp, khu xử lý nước rác, khu phụ trợ).+ Vị trí so với khu dân cư

-So sánh, đánh giá nước thải của bãi chôn lấp với các tiêu chí quy địnhtrong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn,QCVN 25:2009/BTNMT

- So sánh kỹ thuật chôn lấp, các công nghệ đang thực hiện tại bãi chônlấp Đình Vũ bao gồm công nghệ chôn lấp thông thường với công nghệ chônlấp theo phương pháp bán hiếu khí Fukuoka với các tiêu chí:

+ Lượng rác tiếp nhận trong một ô

+ Thời gian sử dụng ô chôn lấp

+ Tốc độ quay vòng ô chôn lấp

+ Kích thước ô chôn lấp

+ Tiêu chí nước rỉ rác (so sánh các thông số về nước rỉ rác khi chưa qua

xử lý của bãi chôn lấp kị khí với nước rỉ rác khi qua xử lý sơ bộ theo phươngpháp bán hiếu khí Fukuoka)

37

Trang 38

+ Khí thải phát sinh (do chưa có hệ thống thu gom và xử lý khí thải nênchưa đánh giá được mức phát thải khí và thu gom khí tại bãi chôn lấp).

2.4.4.Phương pháp lấy mẫu phân tích

Lấy mẫu nước rỉ rác tại 2 vị trí:

 Mẫu A: Tại rãnh thu gom nước rỉ của các ô chôn lấp theo công nghệ kịkhí thông thường

 Mẫu B: Tại đầu ống chính thu gom nước rỉ rác của ô chôn lấp theocông nghệ bán hiếu khí Fukuoka

Tần suất lấy mẫu: 1 lần/tháng (4 tháng)

Mẫu sau khi lấy về phân tích tại phòng phân tích của công ty THHHMTV MTĐT Hải Phòng với các chỉ tiêu pH, nồng độ Cl-, hàm lượng COD,nồng độ N-NH4+, độ dẫn điện EC

2.4.5.Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm excel

Trang 39

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.Khái quát đặc điểm của BCL Đình Vũ

Bãi chôn lấp Đình Vũ là khu vực được Ủy ban nhân dân Thành phố HảiPhòng quy hoạch để xử lý chất thải rắn theo Quyết định số 2905/QĐ-UB ngày

05 tháng 11 năm 2004 với tổng diện tích là 29,6 ha; được xây dựng trên vùngđệm, nằm ở phía đông của thành phố,gần bãi thải của nhà máy phân bón DAPtại khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc phường Đông Hải II, quận Hải An, thànhphố Hải Phòng

Hình 3.1: Hình ảnh vị trí BCL Đình Vũ

39

BCL Đình Vũ

Trang 40

Toàn bộ khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ được thiết kế theo tiêu chuẩnbãi chôn lấp hợp vệ sinh, TCXDVN 261-2001 và chính thức đi vào sử dụng

từ ngày 16 tháng 9 năm 2004 và dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2019 Quy môbãi chôn lấp lớn, hàng ngày tiếp nhận và xử lý từ 200 đến 320 tấn rác thảisinh hoạt (tương đương với 73.000 – 116800 tấn/năm) từ 5 quận nội thànhHải Phòng (quận Lê Chân, quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền, quận Kiến An

và quận Hải An) Các hợp phần hiện nay đang có trong bãi chôn lấp bao gồmkhu phụ trợ, khu xử lý nước rác và khu chôn lấp được thể hiện qua hình 3.2

Trong đó, khu phụ trợ bao gồm văn phòng, phòng bảo vệ, kho dụng cụ

và chứa phế liệu, nhà để xe, nhà nghỉ cho nhân viên, trạm rửa xe, trạm sửachữa, bảo dưỡng

Khu xử lý nước rác được đầu tư xây dựng vào đầu năm 2005 với diệntích 3.000 m2đến tháng 6/2005 được đưa vào sử dụng cho đến nay.Công suấtthiết kế là 150 – 200 m3/ngày (nồng độ pha loãng = 75% tương đương với36m3 nước rỉ rác) Trong khu xử lý nước rác chứa các hợp phần là trạm bơmnước rác và công trình xử lý nước rác Trạm bơm nước rác sử dụng 4 máybơm với công suất thiết kế 50 m3 nước rỉ rác trên một ca 8 giờ Công trình xử

lý nước rác gồm nhà điểu hành và hệ thống 12 thùng chứa để chứa hóa chất

và đảo trộn nước thải để xử lý

Ngày đăng: 29/07/2017, 16:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Trịnh Quang Huy, (2014). Bài giảng “Xử lý chất thải rắn nâng cao”, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý chất thải rắn nâng cao
Tác giả: Trịnh Quang Huy
Năm: 2014
3. Thụy Anh, Xử lý chất thải rắn tại Việt nam : Cần làm từ ‘gốc’, http://donre.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&amp;ID=3967 , 09/01/2014 Link
6. Huỳnh Trung Hải - Viện khoa học và công nghệ môi trường,Hướng dẫn xử lý và kiểm soát số liệu quan trắc môi trường, http://cem.gov.vn/portals/0/Huong%20dan%20xu%20ly%20va%20kiem%20soat%20so%20lieu.pdf?&amp;tabid=36 Link
8. Nguyễn Văn Lâm ,Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam - Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, http://moitruongviet.edu.vn/tinh-hinh-quan-ly-ran-tai-viet-nam-de-xuat-cac-giai-phap-tang-cuong-hieu-qua-cong-tac-quan-ly-chat-thai-ran-chat-thai/,Môi trường Việt Nam, 05/11/2015 Link
9. Tuấn Lương, Xử lý chất thải rắn đô thị: Xã hội hóa là giải pháp khả quan nhất, http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Moi-truong/556213/xu-ly-chat-thai-ran-do-thi-xa-hoi-hoa-la-giai-phap-kha-quan-nhat 13/08/2012 Link
11.Minh Nghĩa, Hà Nội triển khai công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka- Nhật Bản tại KXLCT Xuân Sơn, http://baotintuc.vn/xa-hoi/ha-noi-trien-khai-cong-nghe-chon-lap-rac-nhat-ban-20140617170645238.htmBáo Mới, 17/06/2014 Link
1. Phạm Văn An (2006), Rác thải sinh hoạt một phần của cuộc sống, trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh Khác
2. ThS.Phạm Thị Anh, Sự phát sinh và phát thải khí bãi chôn lấp, các phương án giảm thiểu, Trường Đại học Dân lập Văn Lang – Nội san Khoa học và Đào tạo, số 5, 11/2015 Khác
5. PGS, TS.Hoàng Kim Cơ (2005), Kỹ thuật môi trường, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w