1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài tập lớn hôn nhân và gia đình

13 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 26,34 KB

Nội dung

Hơn nữa ở xã hội nào mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người đàn ông và đàn bà là hình thức của quan hệ đó mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý l

Trang 1

MỞ ĐẦU

Gia đình là tổ ấm của con người, là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, phẩm chất của mỗi con người, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ phát triển theo chiều hướng thuận, theo mong muốn của chúng ta mà nó còn xảy ra theo chiều ngược lại, sự tan vỡ của gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra một chiều hướng ngược lại mà mọi nghành khoa học xã hội, trong đó có nghành khoa học luật phải nghiên cứu Việc chia tay của nhiều cặp vợ chồng theo con đường ly hôn với nhiều

nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn tới mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người, đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con trẻ và trong nhiều trường hợp không đủ điều kiện để đảm bảo đời sống tinh thân và vật chất to lớn cho chúng

Hôn nhân chính là cơ sở để hình thành, xây dựng nên một gia đình và đã trở thành một hiện tượng xã hội mang tính khách quan Nếu kết hôn đợc xem là hiện tượng mang tính khách quan thì ngược lại, ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân,

nó là kết quả của sự đổ vỡ Đây cũng chính là biện pháp nhằm loại bỏ các quan hệ hôn nhân không lành mạnh, không phù hợp để góp phần củng cố các quan hệ gia đình trên cở sở vững chắc hơn

Hậu quả của việc ly hôn không chỉ là việc chấm dứt các quan hệ nhân thân, tình cảm vợ và chồng mà còn làm phát sinh hàng loạt các vấn đề về tài sản, con cái, cấp dưỡng… tất cả đều tác động và phần nào ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội Do đó, nếu không điều chỉnh lại một cách phù hợp, chính xác, hợp tình hợp lý của chế định pháp luật mà cụ thể là luật hôn nhân và gia đình thì trạng thái ly hôn như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển chung của toàn xã hội

Vấn đề ly hôn còn là một vấn đề của xã hội và thời đại, việc nghiên cứu về vấn đề ly hôn là điều rất cần thiết, nhất là trong thời đại ngày nay do điều kiện kinh

tế, xã hội, người ta đề cao cá nhân, đề cao casci cá thể thì ly hôn lại càng nổi lên như một vấn đề cần được quan tâm

Và để có thể hiểu sâu xa hơn về vấn đề ly hôn thì em xin chọn đề số 12:

“ Phân tích và đánh giá các căn cứ ly hôn theo các trường hợp ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014”

Trang 2

NỘI DUNG

1, Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn

1.1, khái niệm ly hôn

Trước tiên, cần tìm hiểu sơ qua về hôn nhân Hôn nhân là một hiện tượng xã hội - là sự kết tinh giữa đàn ông và đà bà Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân mang tính giai cấp Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân là sự liên kết giữa đàn ông

và đàn bà được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau,

sự liên kết dó phát sinh, hình thành do việc kết hôn và và được biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắng liền với nhân thân, đó là quan hệ vợ chồng Quan hệ này là quan hệ giới tính, thực chất và ý nghĩa của nó thể hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng và giáo dục con cái, đáp ứng lần nhau những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sống hàng ngày Vai trò và ý nghĩa này của hôn nhân đều có trong mọi

xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng sản xuất ra cuộc sống chình bản thân mình là nhờ lao động, còn sản xuất cuộc sống khác là nhờ sinh đẻ và lạp tức xuất hiện hai mối quan hệ, một mặt là mối quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ

xã hội, bởi ở đây có sự tham gia của nhiều người bất kể trong điều kiện nào, bằng cash nào và với mục đích gì Vì thế tính chất của hôn nhân có thể thay đổi, phụ thuộc vào cơ sở kinh tế đang thống trị Hơn nữa ở xã hội nào mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người đàn ông và đàn bà là hình thức của quan hệ đó mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên vợ chồng Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, giai cấp thống trị bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân sao cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình, phục vụ cho lợi ích giai cấp của mình Rõ rang, hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp Ở xã hội nào thì có hình thái xã hội đó, và tương ứng với nó là chế độ hôn nhân nhất định

Như vậy, theo luật hôn nhân và gia đình việt nam là sự liên kết giữa một người đàn ông và đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định cùa pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững cụ thể được quy định tại khoản 6 điều 8 luật hôn nhân

và đình năm 2000: “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã đăng ký kết hôn.”

Sự liên kết này không chỉ là riêng giữa vợ và chồng mà còn là mong ước của nhà nước và xã hội vì nếu gia đình có ổn định thì xã hội, đất nước mới có thể tồn tại và phát triển được Nhưng nếu sau khi kết hôn, vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn trầm trọng, tình cảm yêu thương đã hết, mục đích xây dựng một gia đình hạnh phúc

Trang 3

không thể thực hiện được thì biện pháp cuối cùng để chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn chính là biện pháp cuối cùng và tất yếu, là điều có thể công nhận theo trình tự

do pháp luật quy định Sự liên kết giữa vợ và chồng ở mỗi chế độ hôn nhân khác nhau là khác nhau và điều này cũng tác động tới ly hôn Ly hôn chịu sự tác động từ kinh tế - xã hội, văn hóa, đạo đức, tôn giáo và đặc biệt là pháp luật bởi pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp thống trị… tuy nhiên, ly hôn là một vấn

đề mang tính xã hội nên khi điều chỉnh chúng ngoài những yếu tố thuộc về tâm sinh lý con người

Và ở trong những thời kỳ khác nhau thì vấn đề ly hôn được nhìn nhận, thừa nhận

và có những quy định khác nhau về ly hôn

Ly hôn trong luật cổ và tục lệ cổ, ly hôn là một biện pháp chấm dứt hôn nhân được thừa nhận từ rất sớm trong luật Việt Nam Tại quốc triều hình luật điều 308 có ghi:

“phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng mà không đi lại (vợ được trình với quan sở tại

xã quan làm chứng), thì mất vợ Nếu vợ đã có con, thì cho hạn 1 năm Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác đi lại với vợ mình thì phải tội biếm.” điều luật này mặc dù có hạn chế nhưng thực tiễn ly hôn vẫn được ghi nhận như một biện pháp chế tài giành cho người chồng vi phạm nghĩa vụ đối với vợ và gia đình Ngoài ra, người làm luật cũng thừa nhận việc ly hôn do sự thuận tình của vợ và chồng: bằng cách thảo một văn thư, vợ chồng bày

tỏ ý chí về việc chấm dứt cuộc sống chung và việc ly hôn có hiệu lực sau khi người chồng ký và người vợ điểm chỉ vào đó mà không có sự can thiệp của các cơ quan

có thẩm quyền

Việc ly hôn mang tính chế tài đối với người chồng cũng được ghi nhận tại bộ luật Gia Long điều 108, trong các trường hợp được dự kiến tương tự như luật thời Lê Điều 108 Bộ luật Gia Long còn cho phép người vợ được chấm dứt mối quan hệ hôn nhân để kết hôn với người khác trong trường hợp người chồng mất tích do loạn lạc Việc ly hôn thuận tình cũng được cho phép trong trường hợp vợ chồng không nhau Tuy nhiên, do chế độ gia trưởng dưới thời Nguyễn được xây dựng theo khuôn mẫu Trung Quốc, vai trò của người đàn ông hoàn toàn áp đảo được đàn

bà, kể cả trong quan hệ gia đình lẫn quan hệ xã hội, ly hôn do thuận tình, một giao dịch đòi hỏi vợ và chồng đều có quyền tự do bày tỏ ý chí, trở thành một chế định không thích hợp với nề nếp tư duy pháp lý đặt cơ sở cho hệ thống bày tỏ ý chí, trở thành cơ sở cho hệ thống pháp luật gia đình thời Nguyễn Nói rõ hơn, có thể tin tưởng rằng trong hệ thống pháp luật gia đình dựa trên chế độ phụ quyền, hầu hết các trường hợp thuận tình ly hôn về thực chất là các trường hợp ly hôn theo sáng kiến của người chồng mà người vợ phải cam chị và chấp nhận

Trang 4

Trong thời kỳ phong kiến, pháp luật cũng đã có những quy phạm mang tính luân lý, Nho giáo đặc biệt là quy phạm về hôn nhân và gia đình Theo đó, người phụ nữ phải sống hết long vì gia đình, tức sống theo thuyết tam tòng (tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) cuộc đời phụ nữ gắn với công việc gia đình, với chồng con trên cơ sở địa vị thấp hèn, nhẫn nhục, người chồng trở thành chúa tể trong gia đình, người vợ phải phục tùng và nghe theo chồng do những phong tục đó nên vấn đề bình đẳng giới giữa nam và nữa là không có, và cho dù mâu thuẫn hay cuộc sống hôn nhân nhiều cãi vã thì họ vẫn không có quyền được ly hôn

Cho đến thời ký tư bản và thời kỳ đầu sau cuộc cách mạng tư sản, do tác động của tư tưởng cách mạng tư sản là tự do và bình đẳng nên pháp luật nói chung

và các quy định pháp luật trong lĩnh vực ly hôn nói riêng không nằm ngoài xu hướng đó Các nhà luật gia tư sản cho rằng tự do ly hôn phải thừa nhận như một quyền pháp định Trong thời kỳ này những quan hệ về hôn nhân và gia đình cũng

có sự phát triển đáng kể với những quy định như tự do yêu đương, hôn nhân một

vợ một chồng, tự do ly hôn… tuy nhiên, nhìn vào bản chất vấn đề không thể thoát khỏi hệ tư tưởng của giai cấp tư sản do bị ràng buộc bởi tư tưởng của giai cấp tư sản do bị ràng buộc bởi những quy định ngăn cấm của các nhà làm luật vì vậy những quy định này dù tiến bộ nhưng vẫn khó thực hiện và chỉ mang tính hình thức và quy những quy định ta có thể thấy rõ về căn cứ về ly hôn: việc ly hôn thường căn cứ vào lỗi của mỗi bên đương sự Lỗi là yếu tố quyết định cuộc hôn nhân đó có thể tồn tại được hay không và không ai là người có quyền xin ly hôn Như vậy, không cần quan tâm tới tình trạng cuộc hôn nhân, cuộc sống của một gia đình trong một thời gian dài đã diễn ra như thế nào, chỉ cần một bên có lỗi, cuộc hôn nhân đó có căn cứ chấm dứt Như vậy, ly hôn đã không phản ánh bản chất của

nó Nhưng xã hội tư sản luôn phát triển và phát luật tư sản cũng có những thay đổi

để thích ứng với sự phát triển đó Trong những thập kỷ gần đây, pháp luật tư sản đã tập trung điều chỉnh hài hòa lợi ích của cá nhân và gia đình, điều này thể hiện ở việc quy định căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn ở một số nước phát triển hiện nay thì người ta quy định ly hôn là dựa vào ý chí của các bên trong quan hệ chứ không hẳn phải do lỗi của một trong hai người cũng như không quan tâm đến thực trạng của cuộc hôn nhân đó như thế nào, có còn hay không còn Điều này dễ

lý giải kho mà đời sống kinh tế phát triển tới một mức độ nhất định dẫn đến sự thay đổi và nảy sinh những quan niệm về hôn nhân và gia đình Ngày nay, kho người ta đề cao cái tôi cá nhân phải được ưu tiên hàng đầu, người ta chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không để ý tới dư luận xã hội Ly hôn cũng vậy, người ta có

Trang 5

thể kết hôn khi nào cảm thấy cần thiết và ly hôn nếu muốn sự điều chỉnh này là thủ tục và những ràng buộc pháp lý khác liên quan đến hậu quả của ly hôn

Trong thời kỳ cận đại, chế độ ly hôn được xây dựng theo khuôn mẫu Pháp, đồng thời vẫn bảo vệ các quyền và lợi ích của người chồng (được quy định tại BLDS Bắc Điều 116 đến Điều 150; BLDS Trung Điều 115 đến Điều 147) Việc ly hôn do Tòa án quyết định trong những trường hợp được luật dự kiến Cần chú ý rằng dù chịu ảnh hưởng luật của Pháp cùng thời kỳ luật Việt Nam lại được thừa nhận khả năng ly hôn do sự thuận tình của vợ chồng, điều mà luật của Pháp cùng thời kỳ không thừa nhận ngoài ra, còn có các điều luật quy định về việc ghi nhận quyền xin ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng mất tích như trong Bộ luật Gia Long Quyền xin ly hôn được thừa nhận cho cả vwoj và chồng nhưng người vợ không có quyền xin ly hôn vì lý do người chồng ngoại tình, trong khi người chồng lại có quyền xin ly hôn với lý do người vợ ngoại tình

Người vợ ly hôn, khi ra khỏi nhà chồng được phép mang đi quần áo, tư trang, đồ dùng cá nhân Việc phân chia tài sản có giá trị lớn được thực hiện theo các thỏa thuận trước trong hôn ước; nếu không có hôn ước thì theo quy định của pháp luật Các giải pháp của luật về phân chia tài sản giữa vợ chồng sau khi ly hôn được xây dựng tùy theo gia đình hay không có con và người vợ có hay không có ngoại tình Việc trông giữ con được giao cho người cha, trừ trường hợp việc giao con cho mẹ hoặc một người thứ b aba tỏ ra tốt hơn cho lợi ích của con Con từ đủ 15 tuổi có thể được giao cho cả cha hoặc mẹ theo nguyện vọng của mình

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, khi pháp luật là ý chí của số đông trong xã hội, quy định về ly hôn đã phản ánh đúng về bản chất cảu vấn đề Nếu như hôn nhân là sự kết tinh của tình yêu và sự đồng thuận của hai bên nam nữ thì ly hôn là một lối thoát khi cuộc hôn nhân mà họ đã chọn là sai lầm cũng do tác động từ những yếu tố trên, quan niệm về ly hôn trong xã hội chủ nghĩa dựa vào thực trạng của hôn nhân Đó là tính không thể tồn tại, tự hôn nhân đã đổ vỡ rồi, pháp luật không thể hàn gắn lại mà chỉ công nhận sự đổ vỡ đó Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin về hôn nhân trong đó có ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Thông thường thì hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng, bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính của hai bên nam nữ nhằm gắn bó và thỏa mãn những tình cảm trong đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc , bền vững Tuy nhiên, tính chất suốt đời của hôn nhân vẫn có những trường hợp ngoại lệ, tức là sau khi kết hôn, trong thời gian chung sống giữa

vợ và chồng phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng, mục đích của hôn nhân không

Trang 6

đạt được và cả hai hoặc một trong hai bên vợ hoặc chồng không thể tiếp tục sống chung được thì pháp luật quy định cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc

ly hôn Khoa học pháp lý coi hôn nhân là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng kho hai người còn sống còn pháp luật quy định muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân khi vợ chồng còn sống phải được TAND cho ly hoon bằng bản án hoặc bằng quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn

Tại khoản 14 điều 3 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.” Ly hôn là sự chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng còn sống do ý chí đơn phương của một bên hoặc do sự cố của hai bên trước pháp luật Như vậy, chấm dứt hôn nhana bằng ly hôn là kết quả ý chí của vợ và chồng, ngoài

ra không một người nào khác có thể yêu cầu ly hôn được, vì quyền ly hôn là quyền nhân thân đã được quy định trong BLDS Bên cạnh đó nhà nước ta kiểm soát việc

ly hôn bằng chế định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của mỗi người, cho xã hội

và đảm bảo các nguyên tắc của hôn nhân XHCN Theo luật hiện hành của nước ta chỉ có TAND mới có quyền ly hôn vì ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó đụng chạm tới tình cảm vợ chồng, đến lợi ích gia đình và xã hội

Ly hôn là một mặt của hôn nhân Nếu kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là quan hệ bất bình thường, là mặt trái của quan hệ hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan

vỡ Trong trường hợp đó thì hôn nhân là giải pháp cần thiết cho cả hai vợ chồng

Như vậy, qua sự phân tích trên ta rú ra được một khái niệm về ly hôn: “Ly hôn là việc TAND quyết định hoặc công nhận khi có quyền yêu cầu của vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định nhằm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ, chồng.”

1.2, căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

a, khái niệm

Trong xã hội có giai cấp, hôn nhan là hiện tượng của xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Trong từng gia đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước, bằng pháp luật quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của nhà nước Tức là nhà nước bằng pháp luật quy định trong những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác định trong những điều kiện, căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ quan hệ hôn nhân Đó chính là căn cứ ly hôn được xác lập trong pháp luật của nhà nước

Trang 7

Như vậy, căn cứ ly hôn là những tình tiết được quy định trong luật và chỉ khi có những tình tiết đó, Tòa án mới có thể xử lý các vấn đề về ly hôn

Ly hôn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp Do có nhiều quan điểm khác nhau về quy định và giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật về bản chất so với căn cứ ly hôn do nhà nước phong kiến, tư sản đặt ra Pháp luật của nhà nước phong kiến, tư sản quy định cấm ly hôn Vấn đề xét

xử ly hôn của tòa án là một việc thụ động, hoàn toàn do ý chí của đương sự quy định

Luật hôn nhân và gia đình các nước xã hội chủ nghĩa quy định giải quyết việc ly hôn theo đúng thực chất của vấn đề, hoàn toàn không dựa vào lỗi của vợ chồng, trên cơ sở nhìn nhận khác quan, đánh giá đúng thực chất của quan hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan vỡ Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng nhưng chỉ giải quyết ly hôn khi quan hệ hôn nhân hoàn toàn tan

vỡ, mục đích của hôn nhân đã không đạt được, theo quan điểm: ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chết Sự tồn tại của

nó chỉ là bề ngoài và giả dối Đương nhiên không phải sự tùy tiện của nhà lâp pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những cá nhân, mà chỉ là bản chất của sự kiện mới quyết định được là cuộc hôn nhân này đã chết hoặc chưa chết Bởi vì việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn đề chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan… nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, thực chất hôn nhân đã bị tan vỡ rồi, việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là ghi biên bản sự tan vỡ bên trong của nó

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước quy định căn cứ ly hôn thật sự khoa học, là biện pháp hữu hiệu củng cố các quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các đương sự, ý chí của vợ chồng không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giải quyết ly hôn phải căn cứ vào điều kiện được quy định trong luật hôn nhân và gia đình Nó phản ánh bản chất của hôn nhân đã tan vỡ, nghĩa là hôn nhân đã chết rồi, việc Tòa

án xử cho ly hôn chỉ là việc công nhận một thực tế khách quan; hôn nhân không thể tồn tại được nữa

Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945 cho đến nay quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp lý để tòa án giải quyết các án kiện ly hôn

Trang 8

Cùng với sắc lệnh số 97 – SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, nhà nước đã ban hành ra sắc lệnh số 159-SL ngày

17/11/1950 quy định về ly hôn Sở dĩ nhà nước ban hành ra những sắc lệnh này vì hoàn cảnh của kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, góp phần xóa bỏ những ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình… đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ Các văn bản pháp luật dân sự do thực dân pháp ban hành trước năm 1945 thường quy định căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của

vợ, chồng với những nguyên cơ ly hôn không bình đẳng giữa vợ và chồng

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ Trong mọi trường hợp ly hôn, dù ly hôn do một bên vợ, hoặc chồng yêu cầu hay cả hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn, Tòa án nhân dân đều phải tiến hành điều tra và hòa giải nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình , vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, chỉ khi nào xét thấy quan hệ vợ chồng đã thật sự đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì lúc đó Tòa án mới giải quyết cho ly hôn Đó là nội dung căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình

b, Nội dung căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2014

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết đó, tòa án mới có thể được giải quyết vấn đề ly hôn đó Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý để tòa án dựa vào đó giải quyết ly hôn So với luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì luật hôn nhân và gia đình nawmm 2014 đã có nhiều điểm đổi mới về căn cứ ly hôn

Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 các trường hợp ly hôn sau:

1, Căn cứ ly hôn khi vợ chồng thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng

Tại điều 55 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Trong trường hợp

vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận

Trang 9

thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”

Theo đó, thì trong trường hợp cả hai vợ chồng có yêu cầu thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt ly hôn là một căn cứ quyết định cho việc chấm dứt hôn nhân Bảo đảm sự tự nguyện của cả hai vợ chồng đều được

tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của cả hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội

Cũng trong điều 55, đối với việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng cũng cần phải có sự thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên

cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định giải quyết việc ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và tiếp tục xây dựng gia đình với nhau Việc cho ly hôn trong trường hợp thuận tình này đối với tòa án không thể chậm trễ, bởi vì nó có thể định lượng khi chỉ dựa trên yếu tố thỏa thuận

tự nguyện thật sự của hai vợ chồng nếu không xem xét đến các yếu tố tình trạng mâu thuẫn vợ chồng đến đâu, mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân đến cấp

độ nào gắng với việc thỏa thuận của họ đều về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Thực tế nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống

vợ chồng dẫn đến ly hôn hay thuận tình ly hôn cũng là do tình cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong hai bên đã không làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình hay

vì sự tự ái cá nhân hoặc hiểu lầm trong quan hệ vợ chồng nên đã yêu cầu Tòa giải quyết việc ly hôn Nhưng khi có sự giải thích, phân tích đúng, sai trong quan hệ của người làm công tác hòa giải, để khuyên họ sửa chữa những sai lầm, tha thứ cho nhau để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quay lại đoàn tụ chung sống với nhau và Tòa án cũng không phải giải quyết về các vấn đề kéo theo như con và tài sản Nếu hòa giải thành tức là vợ chồng rút đơn thuận tình ly hôn thì tòa

án lâp biên bản hòa giải thành, sau 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (quy định tại điều 10, điều 186, điều 187 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) Còn khi Tòa án hòa giải không thành, các bên thực sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về việc chia tài sản hoặc việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không thỏa thuận được hoặc có thỏa

Trang 10

thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời mở phiên tòa xét xử theo thủ tục chung

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, “thật sự tự nguyện ly hôn” của vợ chồng là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn, “thật sự tự nguyện ly hôn” là

cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không

bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội Nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên thì tòa án không thể công nhận thuận tình ly hôn Thông thường, nếu thuận tình ly hôn thiếu sự tự nguyện của vợ, chồng được biểu hiện như: một bên bị cưỡng ép, bị lừa dối; một bên ví sĩ diện tự ái; vợ chồng thuận tình ly hôn giả…

2, căn cứ ly hôn khi có yêu cầu của một bên

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan

hệ hôn nhân Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1 Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa

án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu

ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

3 Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định trên, để giải quyết yêu cầu ly hôn của một bên vợ, chồng, Tòa án cần dựa vào một trong ba căn cứ sau đây:

Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại

Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của

vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Ngày đăng: 29/07/2017, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w