Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại gọi là công ty bị sápnhập có thể sáp nhập vào một công ty khác gọi là công ty nhận sáp nhập bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quy
Trang 1- -MÔN HỌC: MUA BÁN, SÁP NHẬP VÀ THOÁI VỐN
Nội dung nghiên cứu :
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ M&A
Giảng viên: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
- -MÔN HỌC: MUA BÁN, SÁP NHẬP VÀ THOÁI VỐN
Nội dung nghiên cứu:
Danh sách thành viên trong nhóm:
1 Trần Tuấn Anh_Nhóm trưởng
ĐT: 0986593941 Email: anh.trantuan0703@gmail.com
2 Thanh Trúc Khâm Uốn
3 Dương Thị An
4 Trần Thị Thuý Vân
Trang 3CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ M&A
A – TỔNG QUAN VỀ M&A
I – CÁC KHÁI NIỆM VÀ SO SÁNH 5
Khái niệm M&A 5
So sánh Sáp nhập và Mua lại 6
II – CÁC HÌNH THỨC CỦA M&A 7
1 Căn cứ trên mức độ liên kết 7
2 Căn cứ trên phạm vi lãnh thổ 9
3 Căn cứ trên phương thức tiến hành tài trợ 11
4 Căn cứ vào mục đích của thương vụ 12
5 Căn cứ cách thức cơ cấu tài chính 13
6 Căn cứ trên góc độ tài chính doanh nghiệp 13
7 Căn cứ trên tính chất của thương vụ 14
III – NHỮNG ĐỘNG CƠ CỦA M&A 14
1 Động cơ chung M&A 15
2 Động cơ bên mua & động cơ bên bán 16
IV - NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG M&A 20
V - LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA M&A 22
1 Lợi ích của M&A 22
2 Những rủi ro trong M&A 24
B – CÁCH THỨC VÀ QUY TRÌNH TIẾN HÀNH M&A VI – CÁCH THỨC TIẾN HÀNH M&A 25
1 Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành 25
2 Chào thầu 26
Trang 43 Mua tài sản hay mua lại một phần doanh nghiệp 26
4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 27
5 Lôi kéo cổ đông bất mãn 27
6 Mua nợ 28
VII - VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TRONG M&A 28
1 Tại sao phải tiến hành định giá ? 28
2 Các phương pháp định giá 28
VIII – QUY TRÌNH TIẾN HÀNH M&A 30
Bước 1: Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu 30
Bước 2: Đàm phán giá 33
Bước 3: Hoàn tất hoạt động M&A 34
CHƯƠNG I
Trang 5Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp
nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp sang công ty nhậnsáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”
Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp
nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyểntoàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sựtồn tại của các công ty bị hợp nhất”
Khái niệm hai công ty cùng loại trong hai điều Luật trên được hiểu theo nghĩa làcác công ty cùng loại hình doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Như vậy, điều kiệntiên quyết để có một vụ sáp nhập hay hợp nhất là hai doanh nghiệp phải cùng loại hình và
có sự chấm dứt hoạt động của một hoặc cả hai bên tham gia
Theo đó, Luật Doanh Nghiệp không đề cập đến việc mua lại doanh nghiệp Trongkhi Luật Cạnh Tranh 2004 có nhắc tới việc mua lại doanh nghiệp:
“Mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản
của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
Trang 6Cũng theo Luật cạnh tranh tại Chương II, Mục 3, Điều 17 các khái niệm về sápnhập, hợp nhất được Luật định nghĩa như sau:
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồngthời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”
“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”
“Hợp nhất được xem là một trường hợp đặc biệt so với sáp nhập”
Việc đầu tư góp vốn vào quá trình M&A cũng được Luật Đầu tư 2005 qui định:
“Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong các hình thức đầu tư trực tiếp dưới các hình thức: Đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc
để tham gia quản lí hoạt động đầu tư, mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động, mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp”.
So sánh Sáp nhập & Mua lại
- Chỉ sự kết hợp giữa hai công ty tương
đồng (quy mô, uy tín, năng lực tài
- Chỉ hành động một công ty nuốt chửngmột công ty khác, công ty bị nuốt
Trang 7chính như nhau) kết quả thường tạo ra
một công ty mới với mục đích hợp tác
cùng nhau có lợi cho hai bên
- Thường được thực hiện thông qua trao
đổi cổ phiếu (một công ty phát hành
cổ phiếu để đổi lấy một lượng cổ
phiếu của công ty kia)
chửng thường là công ty nhỏ hơn Biếncông ty đó thành một phần sở hữu củamình nhằm thâu tóm công ty mục tiêu
- Không có sự trao đổi cổ phiếu (muabằng tiền, trái phiếu hoặc cả hai)
II – CÁC HÌNH THỨC M&A
1 Căn cứ trên mức độ liên kết
Có thể được phân loại theo 4 hình thức:
Sáp nhập theo chiều ngang là hình thức sáp nhập giữa hai công ty kinh doanh trong
cùng một ngành, công ty nhận sáp nhập có thể thừa hưởng những thành quả về nhân lực
và cơ hội mở rộng thị trường, cơ sở vật chất của bên bị sáp nhập
Ví dụ minh hoạ:
Năm 2015: Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex sáp nhập vào NH TMCP Công
Thương (VietinBank) => NH TMCP Công Thương (VietinBank)
Sáp nhập theo chiều dọc là hình thức sáp nhập diễn ra trong hai công ty trong cùng
lĩnh vực nhưng khác nhau chu trình sản xuất, dẫn đến sự mở rộng giá trị về phía trướchoặc phía sau trong chuỗi giá trị đó
Có hai loại:
Sáp nhập tiến là thương vụ diễn ra khi một công ty sáp nhập với một công ty
phân phối sản phẩm của mình hình thành nên một công ty mới tham gia vào chuỗi
giá trị
Trang 8Ví dụ:
Tháng 12.2013, Vinamilk đã chi 7 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của
Driftwood
Tháng 5/2016, Vinamilk đã chính thức sở hữu 100% cổ phần của công ty sữa
Driftwood Dairy có trụ sở ở California, Mỹ sau khi đầu tư 10 triệu USD vào
công ty này
Driftwood là một công ty con của Viamilk có trụ sở chính tại bang Califonia,
Mỹ, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa, nước hoa quả và đồ ăn
nhẹ… Các sản phẩm ngoài được phân phối tại Mỹ còn có thể được xuất khẩu
Sáp nhập lùi là hình thức sáp nhập diễn ra với công ty cung câp nguyên vật
liệu đầu vào
Ví dụ: Tháng 07/2010, Vinamilk mua lại toàn bộ cổ phần tại Công ty Cổ phần
Sữa Lam Sơn, trong đó có Trang trại Bò sữa Sao Vàng
Vào tháng 08/2010, Vinamilk đã đổi tên trang trại này thành Trang trại Bò sữa
Thanh Hóa
Sáp nhập đồng tâm đồng loại là hình thức sáp nhập giữa hai công ty trong cùng một
lĩnh vực chung nhưng không có mối quan hệ người mua với nhà cung cấp
Ví dụ: Một công ty cho thuê tài chính sap nhập với một ngân hàng – tập đoàn Thiên
Thanh sáp nhập với NHTMCP Đại Tín (Trustbank) => NHTMCP Xây Dựng (VNCB),năm 2013
Các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh: Kinh doanh VLXDTTBNT, Oto Dịch vụ Oto, Bất động sản - Dự án, Tư vấn - Đầu tư Tài chính, Du lịch - Nhà hàng -Khách sạn và các hoạt động kinh doanh khác
Trang 9- Sáp nhập tổ hợp là việc sáp nhập giữa các công ty không thuộc ngành nghề cạnh
tranh và không có quan hệ mua bán
Có ba nhóm sáp nhập tổ hợp:
Sáp nhập tổ hợp thuần tuý là hình thức sáp nhập mà hai bên sáp nhập không có mối
quan hệ nào với nhau nhằm chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác
Ví dụ: Công ty phillip moris, một công ty kinh doanh thuốc lá vào năm 1985, mua lại
general food, năm 1988 mua lại Kraft, năm 2000 mua lại Nabisco, sau đó công typhillip moris đổi tên thành Altria => nhằm trở thành công ty thuốc lá nội địa nhỏ hơn
và công ty thực phẩm lớn hơn
Sáp nhập đa dạng hoá sản phẩm là hình thức sáp nhập giữa hai công ty sản xuất hai
sản phẩm khác nhau nhưng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giốngnhau
Ví dụ: Công ty Nokia sáp nhập vào công ty Microsoft => giúp Microsoft tấn công
vào thị trường điện thoại di động
Sáp nhập để bành trướng về địa lý là hình thức sáp nhập giữa hai công ty sản xuất
cùng loại sản phẩm nhưng tiêu thụ ở hai thị trường tách biệt về địa lý
2 Căn cứ trên phạm vi lãnh thổ
Có thể được phân chia thành 2 loại:
Mua bán và sáp nhập trong nước là hình thức mua bán và sáp nhập diễn ra
tại một quốc gia và được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ mộtquốc gia, không có sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới
Ví dụ tương tự: NHTMCP BIDV sáp nhập NHTMCP Phát triển Nhà đồng bằng
Sông Cửu Long (MHB)
Trang 10Domestic M&A là các thương vụ M&A diễn ra giữa các doanh nghiệp trong
một quốc gia bao gồm cả công ty nội địa, công ty nước ngoài thành lập và hoạt độngtại quốc gia đó
Mua bán và sáp nhập xuyên biên là hình thức được thực hiện giữa các doanh
nghiệp thuộc hai quốc gia khác nhau Ngoải ra, đây còn có thể coi là một trong nhữnghình thức đầu tư trực tiếp và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Ví dụ tương tự Công ty Vinamilk và Công ty Driftywood Diary
Inbound M&A là hình thức mua bán và sáp nhập trong đó các tập đoàn, doanh
nghiệp, tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường một quốc gia thông qua việcđầu tư vào hoặc thâu tóm doanh nghiệp nội địa của quốc gia đó
Vi dụ: Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM
(HDFinance) Vào tháng 4-2015, HDBank đã bán 49% cổ phần tại HDFinance choTập đoàn tài chính Credit Saison (Nhật Bản) sau đó đổi tên công ty tài chính nàythành HD SAISON Finance
Outbound M&A là hình thức mua bán và sáp nhập trong đó tập đoàn,
doanh nghiệp, tổ chức nội địa thực hiện đầu tư ra nước ngoài thông qua việc thâu tómdoanh nghiệp nước ngoài tại nước đến đầu tư
Ví dụ tương tự Công ty Vinamilk và Công ty Driftywood Diary
3 Căn cứ trên phương thức tiến hành tài trợ
Có thể chia thành 2 loại:
LBO (Leveraged Buy-Out) là một hình thức mua lại và sáp nhập doanh
nghiệp chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay Tỉ lệ nợ có thể lên tới 90% -95% tổng giá trị vốnhóa của công ty mục tiêu
Ví dụ:
Trang 11Chiến lược LBO được sử dụng lần đầu vào năm 1955, trong vụ sáp nhậpgiữa công ty McLean Industries và Waterman Steamship Corporation Trong vụsáp nhập này, McLean đã vay tới 42 triệu $ và huy động thêm 76 triệu $ nữathông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi Khi vụ sáp nhập kết thúc, lượng tiền vàtài sản của Waterman trị giá 20 triệu $ đã được sử dụng để thanh toán các khoản
nợ Ban lãnh đạo mới của Waterman được bầu ngay sau đó đã quyết định trả cổtức trị giá 25 triệu $ cho McLean Industries
MBO (Management Buy-Out) là hình thức mua lại cổ phần của hội đồng
quản trị một công ty để khôi phục quyền quản lý sau khi đã bị một số nhà đầu tưthâu tóm bằng hình thức LBO
Với cách làm mua lại cổ phần theo kiểu vay nợ đầu cơ (LBO), một tay đầu
tư tham vọng có thể thâu tóm được công ty mà NĐT nhắm tới Tuy nhiên khôngphải lúc nào NĐT cũng dễ dàng đạt được mục đích thâu tóm của mình Ở giaiđoạn mua lại này, có thể có một vài công ty khởi động khác cũng muốn mua (vìgiá chứng khoán của công ty phát hành thấp hơn giá trị thật) và họ có thể đưa
ra mức giá chào mua cao hơn của nhà đầu tư tham vọng kia Thế là có cuộc chiếngiá cả giữa anh ta và các công ty khác và cổ đông của công ty phát hành được lợi.Trước tình thế bị ép giá hoặc có nguy cơ bị thâu tóm, Hội đồng quản trị củacông ty có biện pháp để giữ quyền sở hữu cũng như quản lý của mình Đó làMBO Thực hiện phương thức "mua lại cổ phần để giữ quyền quản lý" cũng cónhiều cách Một là họ đi tìm một "hiệp sĩ tốt bụng" (white knight)- một ngườithân thiện với họ hơn và có thể trả giá cao hơn tay đầu tư tham vọng kia để bán,sau khi hiệp sĩ tốt bụng này đã nắm được cổ phần trong tay, các cổ đông có thểthương lượng với hiệp sĩ để mua lại một phần chứng khoán này và vẫn duy trìđược quyền sở hữu công ty Hai là, họ cũng có thể tái cơ cấu vốn của công tymình: đi vay tiền (vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu) để mua lại chứng
Trang 12khoán từ các cổ đông khác, sau đó cho các cổ đông đó ra đi, sau đó rút công ty ra
khỏi thị trường chứng khoán
4 Căn cứ vào mục đích của thương vụ
Sáp nhập ngang là hoạt động diễn ra đối với hai doanh nghiệp cùng cạnh
tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường
Sáp nhập dọc là hoạt động sáp nhập diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng
Sáp nhập mở rộng thị trường là hoạt động sáp nhập diễn ra đối với hai
doanh nghiệp bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau
Sáp Nhập Mở Rộng Sản Phẩm là hoạt động sáp nhập diễn ra đối với hai
doanh nghiệp bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùngmột thị trường
Ví dụ tương tự Nokia và Microsoft
Sáp Nhập Kiểu Tập Đoàn là hình thức sáp nhập trong đó trường hợp hai
doanh nghiệp không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt độnglĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề
Ví dụ tương tự sáp nhập tổ hợp
5 Căn cứ cách thức cơ cấu tài chính
Hình thức này có những tác động nhất định tới doanh nghiệp và nhà đầu tư như:
Sáp nhập mua là loại hình M&A xảy ra khi một công ty mua lại một
doanh nghiệp khác Việc mua doanh nghiệp được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thôngqua một số công cụ tài chính
Trang 13 Sáp nhập hợp nhất là hình thức tại đó một thương hiệu doanh nghiệp mới
được hình thành và cả hai doanh nghiệp được hợp nhất dưới một pháp nhân mới Tàichính của hai doanh nghiệp sẽ được hợp nhất trong doanh nghiệp mới
6 Căn cứ trên góc độ tài chính doanh nghiệp
Có thể phân chia thành 3 loại cơ bản:
Sáp nhập hay hợp nhất: Sáp nhập là sự nhập chung công ty này vào một công ty
khác, theo đó công ty bị sáp nhập sẽ ngừng tồn tại như là thực thể riêng biệt, nhập chungtài sản và nợ của nó vào công ty sáp nhập, trong khi công ty sáp nhập vẫn giữ lại tên và
sự tồn tại của nó Tài sản, nợ phải trả được nhập vào công ty sáp nhập nên phát sinhnhiêu vấn đề về tài chính Hợp nhất khác ở chỗ kết quả là một công ty hoàn toànmới được tạo ra sau khi hợp nhất, cả 2 công ty trước đó sẽ trở thành một phần của công
ty mới, đều không còn tồn tại như một thực thể độc lập
Thâu tóm cổ phiếu (acquisition of stock): Bao gồm chào giá riêng (giữa
ban quản lý 2 công ty) hay chào giá công khai Hoạt động có một số đặc điểm nhưkhông cần họp đại hội cổ đông, bỏ phiếu, công ty đặt giá có thể thương lượng trực tiếpvới cổ đông, không cần hỏi ý kiến ban quản lý, hội đồng quản trị, ít thân thiện, dễ gặp
sự kháng cự, và kết quả đa dạng khi có thể công ty mục tiêu sẽ không bị thâu tómtoàn bộ, hoặc kết thúc bằng sáp nhập
Thâu tóm tài sản (acquisition of assets) là hình thức công ty sáp nhập, mua lại
có thể tự mình hoặc cùng với công ty mục tiêu tiến hành định giá tài sản của công ty đó(thông thường họ sẽ thuê một công ty định giá tài sản độc lập) Sau đó các bên sẽ tiếnhành thương lượng để đưa ra một mức giá phù hợp (có thể cao hoặc thấp hơn) Phươngthức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ Điểm hạn chế của phương thức này là các tàisản vô hình như thương hiệu, thị phần, văn hóa thường rất khó định giá và thươnglượng, thường đòi hỏi cần họp bàn để tổ chức bỏ phiếu giữa các cổ
Trang 14đông về việc bán công ty Thêm vào đó, hình thức này còn liên quan đến nhiều vấn đề vềthủ tục pháp lý khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, dẫn tới làm tăng chi phí khi thựchiện M&A.
7 Căn cứ trên tính chất của thương vụ
Theo UNCTAD (2011), có 2 loại:
Sáp Nhập Thân Thiện là hình thức ban quản trị của công ty mục tiêu đồng thuận
và ủng hộ trong giao dịch mua lại đó Các thương vụ M&A này thường xuất phát từ lợiích chung của cả hai bên
Sáp Nhập Thù Địch - M&A Bất Hợp Tác: là hình thức ban quản trị của công ty
mục tiêu không đồng ý và sử dụng các biện pháp nhằm chống lại sự thâu tóm, mua lại từphía công ty đi mua
III NHỮNG ĐỘNG CƠ CỦA M&A
1 Động cơ chung của M&A:
Thâm nhập thị trường :
Đây là yếu tố quan trọng khi muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, thêm một dòng sảnphẩm hoặc mở rộng mạng lưới phân phối
Ví dụ : Lenono mua lại 1 bộ phận PC của IBM , khi đó IBM đã được thị trường thế giới
biết đến khá rộng rái trong khi Lenovo còn chưa xây dựng được thương hiệu cho mình,mua lại giúp Lenovo rút ngắn thời gian để thị trường biết đến mình
Giảm chi phí gia nhập thị trường :
Ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ , việc gia nhập thị trường đòi hỏiphải có những quy định khắt khe Thì những công ty đến sau chỉ có thể thâm nhập thịtrường thông qua thâu tóm những công ty đang hoạt động trên thị trường ,
Ví dụ : Điều này rất phổ biến ở VN , đặc biệt là ngành tài chính , ngân hàng , bảo hiểm
…Theo cam kết của VN với WTO , nước ngoài chỉ được lập NH c on 100% từ tháng4/2017 , lập chi nhánh nhưng không được lập chinh nhánh phụ, không được huy động
Trang 15tiền gửi bằng đồng VN từ người Việt Vì vậy các DN nước ngoài không muốn chậm chântrong việc cung cấp dịch vụ và giành thị phần thì cách chọn tốt nhất là thực hiện M&A
Chiếm hữu tri thức và tài sản con người :
Để tiếp cận và có được một đội ngũ nhân công có tri thức cùng với những bản quyềnsáng chế , đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ luôn tìm cách theo đuổi M&A như phươngtiện để chiêm lĩnh nguồn tài nguyên đặc biệt này
Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Ví dụ : Tại VN hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự Earsnt & young nhằm
giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng :
Thông qua M&A các công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi nhân đôithị trường , giảm chi phí cố định Các DN còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực vàcác thế mạnh khác như thương hiệu , thông tin , bí quyết , khách hàng
Đa dạng hóa bành trướng thị trường :
Chiến lược tập đoàn hóa của các DN là động lực cho việc đi thâu tóm lại các doanhnghiệp
Ví dụ : Trong trường hợp của FPT , từ một công ty thành danh trong lĩnh vực công nghệ
thông tin , đã liên tục mở rộng sang những lĩnh vực khác như : truyền thông , giáo dụcđào tạo , phân phối , chứng khoán …
Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu :
Trong TH của Unilever , họ đã sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong một số lĩnhvực như thực phẩm và đồ uống , quần áo và vật dụng ( Lipton , Dove , Lifebouy , Lux,Close up, Sunsilk , Sunlight …) tập đoàn này đã trải qua nhiều năm để sở hữu nhiềuthương hiệu như thế
Tận dụng lợi ích về thuế để sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực
Để phản ứng lại cơ hội tăng trưởng hoặc khả năng sinh lời đang bị thu hẹp do nhucầu giảm hoặc cạnh tranh quá mức
Trang 16Ngoài ra còn nhiều lý do cho một quyết định M&A như môi trường kinh doanh thay đổi ,khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều DN mất khả năng thanh khoản và buộc phải bị thâutóm Trong trường hợp này bên bị thâu tóm chắc chắn không có động cơ bán song bênthâu tóm lại có rất nhièu động cơ để bành trướng thị trường
Động cơ bên mua
- Giảm chi phí mua bán trong kinh doanh
- Mở rộng kinh doanh theo chiều dọc
- Thực hiên M&A để tận dụng những nguồn lực tương hổ
- Đa dạng hoá khu vực địa lý và lĩnh vực kinh doanh
- Giảm đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế trên thị trường
- Bán chéo sản phẩm
- Lợi ích vê thuế tiềm năng
- Đầu cơ
Ví dụ: AVIS: Công ty được mua đi bán lại nhiều lần
Đôi khi các công ty sẽ trở thành mục tiêu của một thương vụ M&A vì mục tiêuđược tìm kiếm là những công ty thực sự phù hợp với các chiến lược được đặt ra Mặckhác, người bán hoặc ngân hàng đầu tư luôn tìm kiếm những công ty hoặc cửa hàng cóhoạt động kinh doanh hiệu quả để mua, trong trường hợp này những nhà đầu tư nàykhông nhất thiết phải có mục tiêu, hoặc thậm chí một công ty giống như các mục tiêu, kếhoạch mà họ đã đề ra từ lúc đầu Đây cũng là lịch sử của một công ty thuê xe thường mắcphải, công ty Avis
Công ty Avis được thành lập bởi Warren Avis trong năm 1946 Năm 1962 công tyAvis được mua lại bởi ngân hàng đầu tư của cửa hàng Lazard Freres trong một thương vụ