1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG.

135 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 13 PHẦN 1. PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN 15 CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐÔNG SƠN TỈNH THANH HÓA 16 1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Đông Sơn 16 1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 16 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Đông Sơn 17 1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên khu vực thực hiện dự án 18 1.2.1 Vị trí địa lý 18 1.2.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên 19 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 24 2.1. Một số khái niệm cơ bản 24 2.2. Nguồn gốc, phân loại , thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 25 2.2.1. Nguồn gốc phát sinh 25 2.2.2. Phân loại rác thải 25 2.2.3 Thành phần chất thải rắn đô thị 26 2.3. Tính chất của CTR sinh hoạt 27 2.3.1. Tính chất vật lý 27 2.3.2. Tính chất hóa học 29 2.3.3. Tính chất sinh học 31 2.4. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường và con người 31 2.4.1. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường 31 2.4.2. Tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người 32 2.4.3. Rác thải làm giảm mỹ quan khu vực 32 2.6. Hiện trạng quản lý CTR trên thế giới 34 2.7. Hiện trạng quản lý CTR ở Việt Nam 36 2.8. Các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt 39 2.8.1. Các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt đang áp dụng trên thế giới 39 2.8.2. Các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt đang áp dụng ở Việt Nam 42 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA 44 3.1. Nguồn gốc và thành phần của chất thải sinh thành phố Thanh Hóa 44 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh 44 3.1.2 Thành phần chất thải sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa 44 3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Thanh Hóa 44 3.3. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 45 3.3.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển 45 3.3.2. Hiện trạng xử lý 47 3.4. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố 47 CHƯƠNG 4. CƠ SỞ CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI 49 SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA 49 4.1. Cơ sở pháp lý 49 4.1.1. Căn cứ pháp luật 49 4.1.2.Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường 50 4.2. Cơ sở thực tiễn 51 4.2.1. Nhu cầu xử lý chất thải sinh hoạt cho khu vực thành phố Thanh Hóa 51 4.2.2. Đặc điểm của chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa 53 4.3. Cơ sở phân loại, xử lý chất thải sinh hoạt 53 4.3.1. Cơ sở phân loại chất thải sinh hoạt 53 4.3.2. Cơ sở xử lý CTR sinh hoạt 55 4.4. Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt cho khu vực Thành phố Thanh Hóa 58 PHẦN 2. PHẦN THIẾT KẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ 59 CHƯƠNG 5. CÁC DẠNG CÔNG TÁC 60 5.1. Công tác thu thập tài liệu 60 5.1.1. Mục đích, nhiệm vụ 60 5.1.2. Khối lượng tài liệu thu thập 60 5.1.3. Phương pháp thu thập 60 5.1.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu thu thập 61 5.2. Công tác khảo sát thực địa 61 5.2.1. Mục đích, nhiệm vụ 61 5.2.2. Khối lượng công tác 62 5.2.3. Phương pháp tiến hành 62 5.2.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu 62 5.3. Công tác thí nghiệm 62 5.3.1. Mục đích, nhiệm vụ 62 5.3.2. Khối lượng công tác 62 5.3.3. Phương pháp tiến hành 63 5.3.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu 63 5.4. Công tác điều tra xã hội và tham vấn cộng đồng 63 5.4.1. Mục đích, nhiệm vụ 63 5.4.2. Phương pháp tiến hành 63 5.4.3. Phương pháp chỉnh lý 64 5.5. Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo tổng kết 64 5.5.1. Mục đích và nhiệm vụ 64 5.5.2. Phương pháp chỉnh lý tài liệu để viết báo cáo 64 5.5.3. Nội dung báo cáo 64 CHƯƠNG 6. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. GIAI ĐOẠN 2015 ÷ 2030. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG 66 6.1. Lựa chọn địa điểm 66 6.1.1.Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh 66 6.1.2. Các tiêu chí để đánh giá lựa chọn xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa là vị trí xây dựng BCL chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh 68 6.2. Lựa chọn phương pháp chôn lấp 73 6.3. Các hạng mục công trình của bãi chôn lấp 75 6.4. Công nghệ vận hành bãi rác 76 6.5. Thiết kế các hạng mục của bãi chôn lấp 77 6.5.1. Tính toán ô chôn lấp rác 77 6.5.2. Tính toán đường nội bộ trong bãi chôn lấp 81 6.5.3 Tính toán hệ thống thu và xử lý khí rác 81 6.5.4. Hệ thống thu gom và dây chuyền công nghệ xử lý nước rỉ rác 101 6.5.4. Các công trình phụ trợ khác 111 6.6. Quy trình vận hành của ô chôn lấp 114 6.6.1. Quy trình vận hành của bãi chôn lấp 114 6.6.2. Giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp 115 6.7. Quan trắc môi trường bãi chôn lấp 116 6.7.1. Các trạm quan trắc môi trường 116 6.7.2.Chu kỳ quan trắc 117 6.8. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp 118 6.9. Giải pháp xử lý sự cố 119 6.9.1. Rò rỉ khí rác, nước rác 119 6.9.2. Cháy nổ 119 6.9.3. Tai nạn lao động và giao thông 119 6.9.4. Biện pháp ứng phó sự cố bão lũ 120 CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ 121 7.1. Cơ sở tính toán 121 7.2. Thời gian thi công và vận hành bãi chôn lấp 121 7.3. Tính toán dự trù kinh phí 123 7.3.1 Kinh phí cho các dạng công tác thực địa 123 7.3.2 Tính toán dự trù kinh phí cho xây dựng BCL 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128 1. Kết luận 128 2. Kiến nghị 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

HÀ NỘI – NĂM 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

THANH HÓA THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG

Chuyên ngành: Địa sinh thái và CNMT

Mãsố: 52520320

SINH VIÊN THỰC HIỆN: GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Lê Thị Oanh ThS Phạm Khánh Huy

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:

ThS Trần Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI – NĂM 2014

Trang 3

Em xin cảm ơn các anh chị trong sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ThanhHóa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên

em trong suốt trình học tập, thực tập và thực hiện đồ án

Do còn hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tế, nên đề tài của em khôngtránh khỏi sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung củathầy cô và bạn bè để đồ án của em được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Oanh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

Bảng 6.4.Tóm tắt kết quả tính toán diện tích bãi chôn lấp theo từng giai đoạn 59 6

MỞ ĐẦU 10

PHẦN 1 12

PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN 12

CHƯƠNG 1 13

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐÔNG SƠN TỈNH THANH HÓA 13

CHƯƠNG 2 22

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 22

CHƯƠNG 3 42

TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA 42

CHƯƠNG 4 47

CƠ SỞ CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI 47

SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA 47

Bảng 4.3 – Đánh giá một số phương pháp phân loại chất thải sinh hoạt đang áp dụng trong thực tiễn 52

Bảng 4.4 – Đánh giá một số phương pháp xử lý CTR sinh hoạt đang áp dụng phổ biến tại Việt Nam 54

PHẦN 2 57

PHẦN THIẾT KẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ 57

CHƯƠNG 5 CÁC DẠNG CÔNG TÁC 58

CHƯƠNG 6 64

THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 ÷ 2030 THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG 64

Bảng 6.4.Tóm tắt kết quả tính toán diện tích bãi chôn lấp theo từng giai đoạn 69

CHƯƠNG 7 TÍNH TOÁN VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ 123

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO 133

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 – Giá trị trung bình của các thông số khí tượng – thủy văn năm 2011, 2012

đo tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa 9

Bảng 1.2 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 10

Bảng 1.3 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 10

Bảng 1.4 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt 11

Bảng 2.1 – Thành phần chất thải rắn đô thị theo Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993 15

Bảng 2.2 – Thành phần khối lượng và độ ẩm trong CTR đô thị theo Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993 15

Bảng 2.3 – Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước theo World Bank, bảng 3, trang 7, 1999 22

Bảng 2.4 – Tỷ lệ CTR xử lý bằng phương pháp khác nhau ở một số nước theo World Bank 24

Bảng 2.5 –Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam theo “Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – chất thải rắn” 26

Bảng 3.1 – Thành phần chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa 32

Bảng 3.2 – Dân số và lượng rác thải sinh hoạt phát sinh qua các năm của thành phố Thanh Hóa [4] 33

Bảng 3.3 – Các địa điểm tập kết rác trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 34

Bảng 3.4 – Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom được ở thành phố Thanh Hóa 35

Bảng 4.1 – Dự báo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong các năm tới của thành phố Thanh Hóa 39

Bảng 4.2 –Thành phần rác thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa 41

Bảng 4.3 – Đánh giá một số phương pháp phân loại chất thải sinh hoạt đang áp dụng trong thực tiễn 42

Bảng 4.4 – Đánh giá một số phương pháp xử lý CTR sinh hoạt đang áp dụng phổ biến tại Việt Nam 44

Bảng 6.1 – Các tiêu chí xây dựng BCL hợp vệ sinh theo TCVN 6696 – 2009 55

Bảng 6.2 Khoảng cách tối thiểu từ bãi chôn lấp đến các công trình theo quy định của TTLT 01 /2001 /TTLT- BKHCNMT- BXD 56

Bảng 6.3 – Dự báo lượng rác sinh hoạt thu gom được từ năm 2015 – 2030 của thành phố Thanh Hóa 58

Trang 6

Bảng 6.4.Tóm tắt kết quả tính toán diện tích bãi chôn lấp theo từng giai đoạn 59

Bảng 6.5 – Các tiêu chí lựa chọn BCL xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa 60

Bảng 6.6 – Sơ đồ dự kiến các ô chôn lấp rác 63

Bảng 6.7 – Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo TCXDVN 261:2001 63

Bảng 6.8 – Đề xuất các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp CTR sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa 64

Bảng 6.9 – Diện tích đất sử dụng để chôn lấp cho từng giai đoạn 68

Bảng 6.10 – Các loại đường trong bãi chôn lấp 69

Bảng 6.11 – Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thanh Hóa 70

Bảng 6.12 – Xác định khối lượng khô của từng thành phần trong chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa 70

Bảng 6.13 – Thành phần của chất thải phân hủy chậm 71

Bảng 6.14 – Khối lượng các nguyên tố hóa học trong chất thải rắn phân hủy chậm 71

Bảng 6.15 – Tính số mol của các nguyên tố hóa học trong cất thải phân hủy chậm 71 Bảng 6.16 – Xác định công thức hóa học của chất thải phân hủy chậm có S và không có S 72

Bảng 6.17 – Thành phần chất thải phân hủy nhanh 72

Bảng 6.18 – Khối lượng các nguyên tố hóa học trong chất thải phân hủy nhanh 72

Bảng 6.19 – Tính số mol của các nguyên tố hóa học trong chất thải phân hủy nhanh 72

Bảng 6.20 – Xác định công thức hóa học có S và không có S của chất thải phân hủy nhanh 73

Bảng 6.21 – Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy nhanh trong từng năm 76

Bảng 6.22 – Tốc độ phát sinh khí vào cuối các năm và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất thải phân hủy sinh học chậm 78

Bảng 6.23 – Tốc độ phát sinh và lượng khí sinh ra của 1kg chất thải bao gồm phân hủy nhanh và phân hủy chậm từ bãi chôn lấp 79

Bảng 6.24 – Tốc độ và lượng khí sinh ra của chất hữu cơ phân hủy nhanh và chất hữu cơ phân hủy chậm của các thành phần phân hủy sinh học 81

Bảng 6.25 – Tổng lượng khí sinh ra từ quá trình phân hủy rác của bãi chôn lấp 82

Bảng 6.26 – Sản lượng điện Việt Nam 87

Bảng 6.27 – Các thiết bị chính 88

Trang 7

Bảng 6.28 – Tính chất nước rỉ rác của BCL mới và đã hoạt động được

một thời gian 89

Bảng 6.29 – Lượng nước rỉ rác phát sinh của các ô chôn lấp trong giai đoạn vận hành 92

Bảng 6.30 – Lượng nước rỉ rác phát sinh trong giai đoạn đóng cửa 94

Bảng 7.1: Thời gian vận hành bãi chôn lấp giai đoạn 2015-2019 110

Bảng 7.2 – Dự toán kinh phí cho các dạng công tác 111

Bảng 7.3 – Dự toán kinh phí xây dựng BCL CTR sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Thanh Hóa 113

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 – Vị trí địa lý huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa 4

Hình 1.2 – Vị trí khu vực thực hiện dự án 7

Hình 6.1 Mặt cắt điển hình lớp lót đáy của ô chôn lấp 66

Hình 6.2 Mặt cắt lớp đất phủ ngoài cùng của ô chôn lấp 67

Hình 6.3 Mặt cắt đứng tượng trưng cho ô chôn lấp 68

Hình 6.4 Mặt cắt ngang tượng trưng cho ô chôn lấp 68

Hình 6.5 Đồ thị tam giác biểu diễn tốc độ phát sinh khí từ rác có khả năng phân hủy nhanh 75

Hình 6.6 Đồ thị tam giác biểu diễn tốc độ phát sinh khí từ rác có khả năng phân hủy chậm 76

Hình 6.7 Sơ đồ bố trí hệ thống ống thu gom khí rác 83

Hình 6.8 Sơ đồ quá trình tạo điện từ bãi chôn lấp 86

Hình 6.9 Sơ đồ bố trí ống thu nước rác 97

Hình 6 10 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác 98

Hình 6.11 Hệ thống mương thoát nước mặt 99

Hình 6.12 Quy trình vận hành bãi chôn lấp 102

Trang 9

TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam

TTLT Thông tư liên tịch

BKHCNMT Bộ khoa học Công nghệ và Môi trườngBXD Bộ xây dựng

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường

CHC Chất hữu cơ

PHN Phân hủy nhanh

PHC Phân hủy chậm

Trang 10

MỞ ĐẦU

Thành phố Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung bộ vàNam Bộ và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa bàn kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, những năm gần đây cùng với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước, kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, vấn đề môi trường cũng bị ảnhhưởng bởi sự phát triển đó Hậu quả là làm suy giảm chất lượng môi trường và ônhiễm môi trường ngày càng gia tăng

Một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng đó là chấtthải rắn Thực tế là lượng rác thải được tạo ra hàng ngày trong quá trình sống củacon người và nó ngày càng gia tăng cùng với phát triển nền kinh tế, tăng dân số,tăng mức sống của người dân đi kèm ý thức bảo vệ môi trường chưa trở thành thóiquen, nếp sống của nhiều người

Việc quản lý chất thải rắn là một đòi hỏi tất yếu được đặt ra và vấn đề này yêucầu phải được giải quyết kịp thời, đảm bảo trước hết cho việc vệ sinh chung, chocảnh quan đô thị, cho sức khoẻ cộng đồng và còn đảm bảo cho việc giảm thiểunhững tác động xấu tới môi trường

Bên cạnh đó thực trạng quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinhhoạt nói riêng trên địa bàn thành phố đang còn nhiều vấn đề cần quan tâm bởichưa có biện pháp xử lý triệt để các nguồn rác thải này Nếu có cũng chỉ là rácthải được thu gom tập trung ở những bãi rác lộ thiên, không tiến hành xử lý,chôn lấp, làm mất vệ sinh, mất mỹ quan môi trường gây ô nhiễm môi trườngđất, nước, không khí Đặc biệt những bãi rác này còn là nguy cơ gây dịch bệnh,nguy hại đến sức khỏe của con người

Hiện tại thành phố chỉ có một bãi rác thải quy mô 5 ha tại phường PhúSơn, đầu tư xây dựng giai đoạn 1 khu xử lý rác theo công nghệ Nhật Bản, nhưng dorất nhiều lý do khách quan và chủ quan khu xử lý rác này không phát huy được cáchạng mục đầu tư và hoạt động không có hiệu quả Tình trạng bãi đã quá tải, rác thảihiện tại đã tràn lên các sân bê tông phân loại rác

Xuất phát từ thực trạng trên nên em thực hiện đề tài tốt nghiệp “ Điều kiện

tự nhiên khu vực Đông Sơn Thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Thanh Hóa Thời gian thi công 12 tháng”.

Căn cứ theo cấu trúc đồ án do Bộ môn Địa sinh thái và Công nghệ Môitrường, khoa Môi trường, trường Đại học Mỏ - Địa chất quy định, đồ án được chiathành hai phần chính với các chương cụ thể như sau:

Trang 11

MỞ ĐẦU

PHẦN 1 – PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

Chương 1 Đặc điểm địa lý tự nhiên và môi trường huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa.Chương 2 Tổng quan về chất thải rắn và các phương pháp xử lý chất thải rắn.Chương 3 Tổng quan hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phốThanh Hóa

Chương 4 Cơ sở của việc thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh chothành phố Thanh Hóa

PHẦN 2 – THIẾT KẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ

Chương 5 Thiết kế các dạng công tác

Chương 6 Thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phốThanh Hóa Giai đoạn 2015 – 2030 Thời gian thi công 12 tháng

Chương 7 Tính toán và dự trù kinh phí

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 12

PHẦN 1 PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

Trang 13

CHƯƠNG 1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐÔNG SƠN

TỈNH THANH HÓA 1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Đông Sơn

1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm củatỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây Được kiến tạo trênmột địa hình tương đối ổn định, có cảnh quan rất đẹp và hài hòa, đất đai màu mỡphì nhiêu, có hệ thống sông đào Nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc và trên 200 ha ao

hồ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Địa hình huyện Đông Sơn có hệ thống núi

đá vôi xen kẽ với nhiều chủng loại trữ lượng tương đối lớn[21]

Hình 1.1 – Vị trí địa lý huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa

xã Đông Nam

Trang 14

 Địa giới

- Phía tây giáp huyện Triệu Sơn

- Phía bắc giáp huyện Thiệu hóa

- Phía đông giáp thành phố Thanh Hóa

- Phía nam giáp huyện Quảng Xương và Nông Cống

Đông Sơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên Việt chạy quathuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương trong cả nước

 Tọa độ địa lý

- Vĩ độ Bắc: Từ 19º43' (xã Đông Nam) đến 19º51' (xã Đông Thanh)

- Kinh độ Đông: Từ 105º33' (thị trấn Rừng Thông) đến 105º45' (xã Đông Hoàng).Diện tích tự nhiên: 8241 ha, trong đó đất nông nghiệp là 5229 ha, chiếm 63,45%.Dân số hơn 75 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 38 vạnngười, chiếm 50,65%

Ðông Sơn có 16 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Rừng thông và 15 xã:Đông Xuân, Đông yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê, ĐôngHoàng, Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Văn,Đông Nam và Đông Quang[3]

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn

1.1.2.1 Điều kiện về kinh tế

 Sản xuất nông nghiệp:

Huyện Đông Sơn có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, phù hợp cho pháttriển nông nghiệp Trong huyện có 4,748 ha đất trồng lúa và gieo trồng các loại rau,đậu Năm 2013 toàn huyện trồng được 16.129 các loại cây khác nhau

 Sản xuất công nghiệp và dịch vụ:

+ Về công nghiệp: Huyện Đông Sơn là huyện có nhiều cụm công nghiệp mới

đã được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt như Đông Tiến, Đông Phú; hiện nay vẫnđang tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh phát triển công nghiệp, cụ thể là du nhập

2 nghề mới: nghề sản xuất gạch lát không nung Terazzo ở Đông Quang và maycông nghiệp ở Đông Hoàng Các công trình giao thông đang được tu bổ và xây mớinhư tuyến đường Thiệu Giao – Đông Khê – Đông Thanh Huyện đang đẩy mạnhviệc quy hoạch KTXH giai đoạn 2010 ÷ 2015 và định hướng đến năm 2025

+ Huyện Đông Sơn là địa phương phát triển nhiều loại hình dịch vụ thịtrường hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân ĐôngSơn cũng là địa phương quy tụ nhiểu nét văn hóa, lịch sử của dân tộc

Trang 15

1.1.2.2 Lĩnh vực văn hóa xã hội

 Văn hóa thông tin - Thể dục, thể thao:

Các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền được phát triển và ngày càngđẩy mạnh Các công tác về văn hóa, giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm vàchỉ đạo sát sao trong mọi công việc

 Y tế - Dân số - Chăm sóc sức khỏe:

Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quantâm và đầu tư, các cơ sở y tế tổ chức trực 24/24h sẵn sàng khám và chữa bệnh chonhân dân Công tác y tế dự phòng được tăng cường để không có dịch bệnh xảy ra;

Về công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tiếptục được quan tâm UBND tỉnh luôn tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình đờisống nhân dân Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng quyđịnh Công tác tổ chức thăm hỏi, động viên tặng quà gia đình bà mẹ Việt Nam anhhùng, cán bộ lão thành cách mạng, các gia đình chính sách, người có công và những

hộ dân có hoàn cảnh khó khăn luôn được đặt lên hàng đầu

1.2 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên khu vực thực hiện dự án

1.2.1 Vị trí địa lý

 Vị trí địa lý

+ Phía Bắc: Giáp ruộng lúa chân núi Vàng

+ Phía Nam: Giáp trục đường chính vào khu xử lý

+ Phía Đông: Giáp đồi xóm Cộng

+ Phía Tây – Tây Bắc: Giáp núi đá vôi

 Hiện trạng khu đất:

+ Vị trí khu đất thực hiện dự án thuộc địa phận thung Chim – Núi Vàng, xãĐông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá Khu vực này là một thung lũng hiệncanh tác lúa màu có diện tích khoảng 50 ha, cách quốc lộ 45 (cầu Lăng) khoảng

5 km, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 15 km, thuận lợi cho việc xử lý và chônlấp chất thải rắn, không gây ảnh hưởng tới môi trường và đảm bảo khoảng cách lycác khu dân cư có cự ly gần thành thố Thanh Hoá, thị trấn rừng thông và thị trấnLưu vệ Có khu vực đất trũng để xây dựng hồ xử lý sinh học để đảm bảo xử lý nướcthải từ rác thải trước khi đổ ra sông Hoàng

+ Khu vực thực hiện dự án nằm trong thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi

đá có cốt cao độ trung bình từ +7m ÷ +8 m Cơ cấu sử dụng đất chủ yếu là ruộng lúa, ao

hồ và kênh mương có địa hình khá bằng phẳng, cốt cao độ trung bình từ +1,7m ÷ +1,8 m

Trang 16

+ Trong khu vực quy hoạch dự án về phía Tây Bắc có 04 hộ dân cư đang cưtrú và canh tác, nhà ở chủ yếu là kiểu nhà tạm

+ Tuyến dẫn vào khu vực dự án là tuyến đường liên xã, nối từ Quốc lộ 45,qua Cầu Lăng; kết cấu mặt đường cấp phối láng nhựa, lòng đường 5,5 m; lề đường1,5 m Tuyến đường nối với đường đi Ủy ban nhân dân xã Đông Nam (Đi cầu Lăngnối với quốc lộ 45) dài khoảng 980 m, là đường cấp phối đá, lòng đường 3,5 m; lềđường 1,5 m Ngoài ra còn hệ thống đường dân sinh chủ yếu là đường ven núi, lòngđường rộng trung bình từ 3m ÷ 3,5 m Nhìn chung hiện trạng giao thông chưa đượcđầu tư, đều là đường đất và hẹp nên khó khăn trong việc đi lại

+ Xung quanh khu vực thực hiện dự án có hệ thống sông Hoàng và kênh nhà Lê.+ Hiện tại nước thải sinh hoạt và nước mặt đang thoát chung vào hệ thốngmương hở hoặc tự thẩm thấu trong đất

Hình 1.2 – Vị trí khu vực thực hiện dự án 1.2.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên

1.2.2.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Qua khảo sát thực địa cho thấy khu vực thực hiện dự án chủ yếu là ruộng lúa,

Vị trí thực hiện dự án

Trang 17

ao hồ và kênh mương, thuộc dạng địa hình đồng bằng trước núi nên mặt bằng hiệntrạng khu vực khá bằng phẳng song có hiện tượng sình lầy.

Đây là thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi đá, nên có phần lớn địahình trũng thấp hơn các khu vực xung quanh, cốt cao độ trung bình 1,7 m ÷ 1,8 m(chủ yếu là đất canh tác một vụ lúa) Khu vực gần núi đang khai thác đá có cao độtrung bình 7m ÷ 8m, hiện tại trồng bạch đàn và keo lá tràm Khu vực có độ dốc tựnhiên từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nước mặt tự chảy đổ ra sông Hoàng

1.2.2.2 Điều kiện về địa chất công trình

Từ kết quả khảo sát địa chất của Công ty Cổ phần Tư vấn và thiết kế xâydựng CDC tại khu vực thực hiện dự án, ta có:

Thành phần hạt, trạng thái vật lý, tính chất cơ lý và các tạp chất khác lẫn vào.Phân chia đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

- Lớp đất phủ - Lớp I: Lớp này bắt gặp ở cả 2 lỗ khoan Thành phần gồm sétpha màu vàng, xám vàng lẫn dăm sạn, bùn mặt ruộng màu xám đen, lẫn rễ cây thựcvật chưa phân hủy hết Kết cấu xốp kết thúc ở độ sâu 0,3 m ÷ 0,7 m

- Lớp sét pha nửa cứng - Lớp II: Lớp này nằm dưới lớp I được gặp ở cả 2 hốkhoan, thành phần chủ yếu là sét pha màu vàng, đỏ loang lổ lẫn dăm sạn Độ sâumặt lớp biến đổi từ 0,4 m ÷ 0,7 m Độ sâu đáy lớp biến đổi từ 1,8 m ÷ 2,3 m

- Lớp sét pha nửa cứng đến cứng - Lớp III: Lớp này nằm dưới lớp sét pha IIđược gặp ở cả 2 hố khoan, thành phần chủ yếu là sét pha màu vàng, đỏ loang lổ,xám ghi Mái lớp thường gặp ở độ sâu 1,8 m ÷ 2,3 m, đáy lớp thường kết thúc ở độsâu 4,5 m ÷ 5 m (có nơi lên đến 6 m vẫn chưa kết thúc)

- Lớp cát pha trạng thải chảy ÷ dẻo – Lớp IV: Cát hạt vừa – nhỏ Độ sâu từ

6 m ÷ 9 m

- Lớp sét, sét pha trạng thái dẻo mềm ÷ dẻo chảy lớp V: độ sâu từ 9 m ÷ 31 m

- Lớp sét, sét pha trạng thái dẻo cứng ÷ nửa cứng – Lớp VI: độ sâu từ 31 m ÷ 40 m

 Qua quá trình khảo sát địa chất công trình ta thấy càng xuống sâu thì đấtsét, sét pha càng phổ biến, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc thiết kế đáy củabãi chôn lấp Đất sét có độ chặt cao, độ thoát nước kém do vậy có thể giảm đượckhả năng rò rỉ nước rỉ rác xuống dưới đất và các tầng nước dưới đất

1.2.2.3.Điều kiện khí tượng – thủy văn

Theo số liệu đo đạc tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hoá Các thông số vềkhí tượng – thủy văn trung bình các tháng và năm 2011, 2012 được thể hiện trong

Trang 18

bảng 1.1.

Bảng 1.1 – Giá trị trung bình của các thông số khí tượng – thủy văn năm 2011,

2012 đo tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa

- Hướng gió và tần suất gió

Trong năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3năm sau; Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 11 Mùa hè chịu ảnh hưởng củagió phơn Tây Nam khô nóng Vận tốc gió trung bình năm là 1,7 m/s

- Bão và áp thấp nhiệt đới

Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, gây gió mạnh làm tốc mái, cóthể đổ nhà cửa, kèm theo mưa lớn gây lụt lội, mùa bão hàng năm tại vùng biển

Trang 19

Quảng Ninh - Thanh Hóa vào tháng 6 ÷ 9

 Chất lượng môi trường không khí

Bảng 1.2 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí [17]

TT Vị trí

lấy mẫu

Nhiệt độ (°C)

Độ ẩm (%)

V gió (m/s)

T.ồn (dBA)

Bụi (µg/m 3 )

NH 3

(µg/m 3 )

H 2 S (µg/m 3

-70

-300

200-

42-

- Ghi chú:

+ KK1: Trung tâm khu vực dự án

+ KK2: KDC phía Đông khu vực dự án (đầu đường dự kiến đi vào dự án)

 Nhận xét:

Kết quả phân tích so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT;QCVN 26:2010/BTNMT cho thấy, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn quychuẩn cho phép

 Chất lượng môi trường nước

- Chất lượng môi trường nước ngầm

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm được thể hiện trong(bảng 1.3) dưới đây:

Bảng 1.3 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm [17]

Trang 20

TT Chỉ tiêu phân tích Vị trí lấy mẫu QCVN 09:2008/BTNMT

(Cột B1) M1

- Chất lượng môi trường nước mặt

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực dự án đượcthể hiện trong (bảng 1.4) sau:

Bảng 1.4 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt [17]

TT Chỉ tiêu phân tích Vị trí lấy mẫu QCVN 08:2008/BTNMT

Trang 22

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

CHẤT THẢI RẮN 2.1 Một số khái niệm cơ bản

Theo thông tư liên tịch 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD ta có:

- Chất thải rắn: là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khucông nghiệp, bao gồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại,dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng

- Bãi chôn lấp chất thải rắn: là một diện tích hoặc một khu đất đã được quyhoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đacác tác động tiêu cực của bãi chôn lấp tới môi trường

- Nước rác: là nước phát sinh do quá trình phân huỷ tự nhiên chất thải rắn,

có chứa các chất gây ô nhiễm

- Khí thải từ ô chôn lấp chất thải: là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chấtthải do quá trình phân huỷ tự nhiên CTR

- Vùng đệm: là dải đất bao quanh bãi chôn lấp nhằm mục đích ngăn cách,giảm thiểu tác động xấu của bãi chôn lấp đến môi trường

- Lớp lót: là các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành baoquanh ô chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nướcrác vào tầng nước ngầm

- Lớp che phủ: là lớp vật liệu phủ trên toàn bộ bãi chôn lấp trong khi vậnhành và khi đóng bãi chôn lấp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấptới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp CTR

- Hệ thống thu gom khí thải: là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khíthải sinh ra từ bãi chôn lấp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy

cơ gây cháy, nổ

- Hệ thống thu gom nước rác: là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom,đường ống dẫn, mương dẫn để thu gom nước rác về hố tập trung hoặc tới trạm xử lý

- Hàng rào bảo vệ: là hệ thống tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vậtcản có chiều cao nhất định bao quanh bãi chôn lấp nhằm hạn chế tác động từ cáchoạt động chôn lấp CTR đến môi trường xung quanh

Trang 23

- Thời gian hoạt động của bãi chôn lấp: là toàn bộ khoảng thời gian từ khi bắtđầu chôn lấp CTR đến khi đóng bãi chôn lấp.

- Đóng bãi chôn lấp: là việc ngừng hoàn toàn hoạt động chôn lấp CTR tạibãi chôn lấp

- Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa là hệ thống thu gom nước mặt vànước mưa dẫn về nơi quy định nhằm ngăn ngừa nước mặt từ bên ngoài xâm nhậpvào các ô chôn lấp

- Chủ đầu tư bãi chôn lấp: là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc tổ chức,

cá nhân người nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý vốn, cung cấp vốn đầu tư xâydựng bãi chôn lấp

- Chủ vận hành bãi chôn lấp: là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cánhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về quản lý khai thác và sử dụngbãi chôn lấp

- Tổ chức chuyên môn kiểm tra bãi chôn lấp: là tổ chức có tư cách pháp nhânthực hiện giám sát, kiểm định, lấy mẫu, phân tích các hạng mục và các chỉ tiêu liênquan tới hoạt động của bãi chôn lấp

2.2 Nguồn gốc, phân loại , thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt

2.2.1 Nguồn gốc phát sinh

Nguồn gốc chủ yếu phát sinh chất thải sinh hoạt bao gồm:

- Từ các khu dân cư;

- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng;

- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng;

- Từ các làng nghề v v

- Nhà máy xử lý chất thải;

2.2.2 Phân loại rác thải

Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo cáccách sau:

- Theo vị trí hình thành: phân biệt rác thải trong nhà, rác thải ngoài nhà, rácthải trên đường, chợ

- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: phân biệt theo các thành phần vô

cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo

- Theo mức độ nguy hại:

+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rácthải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc rác thải phóng xạ, các rác thảinhiễm khuẩn, lây lan có thể gây nguy hại tới con người, động vật và gây nguy hạitới môi trường Nguồn phát sinh ra rác nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, côngnghiệp, nông nghiệp

Trang 24

+ Rác thải không nguy hại: là những rác thải không có chứa các chất và hợpchất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

2.2.3 Thành phần chất thải rắn đô thị

Thành phần của rác thải rất khác nhau, tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêudùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác Thông thường thành phần của rác thảibao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản phẩm vườn,

gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn

Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mạichiếm tỉ lệ cao nhất từ 50% ÷ 75% Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thảirắn, giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữachữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lýnước Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian,mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia…

Bảng 2.1 – Thành phần chất thải rắn đô thị theo Integrated Solid Waste

Management, McGRAW-HILL 1993

1 Giấy Giấy loại trừ báo và tạp chí Giấy photocopy

Tạp chí, báo và các loại có in ấnkhác

Các tờ rơi quảng cáo

Giấy bìa có lớp gợn sóng Bìa có phủ sápGiấy bìa không có lớp sơn gợn

Giấy bìa dùng để đựng chất lỏnghoặc có nhiều lớp

Túi chứa sữa, nước giải khát

Khăn giấy và giấy vệ sinh Tả lót trẻ em

HDPE, LDPE, PVC

3 Hữu cơ Xác gia súc, gia cầm Xác trâu, bò, lợn ,gà

Chất thải từ quá trình làm vườn lá cây, cỏ và các chất thải

khác từ quá trình cắt tỉaThực phẩm thừa

Phân gia súc, gia cầm, phế thải

từ nông sảnVải và các sản phẩm dệt maySăm, lốp và các sản phẩm cao suDa

Trang 25

4 Kim loại đen Sắt

5 Kim loại màu Kim loại màu

6 Thuỷ tinh Chai thuỷ tinh có thể tái chế Vỏ chai bia, nước giải khát

Chai thuỷ tinh trong, màu, kính

7 Xây dựng Bê tông

Gạch ngói

8 Khác, nguy

hại tiềm tàng Cái chất thải nguy hại dùngtrong gia đình Sơn, các bao bì chứa hoáchất gia dụng

TroChất thải y tếChất thải công nghiệpKhác

Bảng 2.2 – Thành phần khối lượng và độ ẩm trong CTR đô thị theo Integrated

Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993

STT Thành phần Khối lượng (%) (% khối lượng) Độ ẩm

Trang 26

2.3.1.1.Khối lượng riêng

Khối lượng riêng được hiểu là khối lượng CTR trên đơn vị thể tích (kg/m3).Khối lượng riêng của CTR thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của chúng như: xốp,chứa trong các thùng chứa (container), không nén, nén Khi báo cáo dữ liệu về khốilượng hay thể tích CTR phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng

vì khối lượng riêng được sử dụng để ước tính tổng khối lượng và thể tích rác cầnphải quản lý

Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí địa lý, mùatrong năm, thời gian lưu giữ chất thải Khối lượng riêng của chất thải đô thị daođộng khoảng 180 kg/m3 ÷ 400 kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR Độ

ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:

Trong đó:

a – độ ẩm, % khối lượng

w – khối lượng mẫu ban đầu, kg

d – khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 1050C, kg

- Theo phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vậtliệu là phần trăm khối lượng nước có trong 100 kg rác khô

2.3.1.3 Kích thước hạt

Kích thước và cấp phối hạt trong CTR đóng vai trò rất quan trọng trong tínhtoán và thiết kế các phương tiện cơ khí trong thu hồi vật liệu; đặc biệt là sàng lọcphân loại CTR bằng máy hoặc bằng phương pháp từ Kích thước của từng thànhphần CTR có thể xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp như sau:

Sc = l

Sc = (1 × w)1/2

Trang 27

2.3.1.4 Khả năng giữ nước

Khả năng giữ nước của CTR là toàn bộ khối lượng nước có thể giữ lại trongmẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực Khả năng giữ nước của CTR là chỉ tiêuquan trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác Nước đi vàomẫu CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ Khả nănggiữ nước thay đổi tùy vào lực nén và trạng thái phân hủy của CTR Khả năng giữnước của hỗn hợp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao độngtrong khoảng 50% ÷ 60%

2.3.1.5 Độ thấm của CTR đã nén

Tính dẫn nước của CTR đã nén là một tính chất vật lý quan trọng, chi phối vàđiều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) chấtkhí bên trong bãi rác

2.3.2 Tính chất hóa học

Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vaitrò rất quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chấtthải Các tính chất hóa học của CTR quan trọng đó là:

+ Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105ºC trong 1 giờ);

+ Thành phần các chất cháy bay hơi (khối lượng bị mất đi khi đem mẫuCTR đã sấy ở 105ºC trong 1 giờ nung ở nhiệt độ 550ºC trong lò kín);

Trang 28

+ Thành phần Cacbon cố định: là lượng Cacbon còn lại sau khi đã loại cácchất vô cơ khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 550ºC, hàm lượng nàythường chiếm khoảng 5% ÷12%, giá trị trung bình là 7% Các chất vô cơ này chiếmkhoảng 15% ÷ 30%, giá trị trung bình là 53%;

+ Tro (phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò nung hở);

2.3.2.2 Điểm nóng chảy của tro

Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành

từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóngchảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ).Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTR dao động trongkhoảng từ 1100ºC ÷1200ºC

2.3.2.3 Các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn đô thị

Các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn đô thị cần phân tích bao gồm C(Cacbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro Trong suốt quá trìnhđốt CTR sẽ phát sinh các hợp chất Clo hóa, nên phân tích cuối cùng thường baogồm cả phân tích xác định các halogen Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng

để mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ trong CTR Kết quả phân tích cònđóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỷ số C/N nhằm đánh giá CTR cóthích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay không

2.3.2.4 Năng lượng chứa trong các thành phần của CTR

Nhiệt trị là lượng sinh ra do đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng có thểđược xác định bằng một trong các phương pháp sau:

- Sử dụng nồi hơi có thang đo nhiệt lượng;

- Sử dụng bom nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm;

- Tính toán theo thành phần các nguyên tố hóa học;

Do khó khăn trong việc trang bị nồi hơi có thang đo nên hầu hết nhiệt trị củacác thành phần hữu cơ trong CTR đô thị đều được đo bằng cách sử dụng bom nhiệtlượng trong phòng thí nghiệm

2.3.3 Tính chất sinh học

2.3.3.1 Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ

Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) được xác định bằng cách nung CTR ởnhiệt độ 550ºC, thường được dùng để đánh giá khả năng sinh học của phần hữu cơtrong CTR

Trang 29

2.3.3.2 Sự phát sinh khí

Khí có mùi khó chịu có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảngthời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển và bãi chôn lấp Ở những vùng khíhậu nóng ẩm tốc độ phát sinh mùi thường cao Một cách cơ bản sự phát sinh mùihôi là kết quả của phân hủy kỵ khí các thành phần hữu cơ trong rác thải

2.3.3.3.Tạo môi trường phát triển cho các sinh vật gây bệnh

Ruồi và một số các sinh vật khác có thể sinh trưởng và phát triển trong điềukiện khí hậu nóng ẩm, đó là vấn đề lớn tại các nơi lưu trữ CTR Chúng có thể pháttriển trong thời gian 2 tuần sau khi trứng được sinh ra Do vậy cần biết được cácgiai đoạn phát triển của chúng để có biện pháp thu gom, xử lý CTR đúng lúc, kịpthời để không bị lây lan dịch bệnh Thường thì giai đoạn phát triển của ấu trùng làchiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của chúng Vì vậy cần thu gom CTR trong thờigian 5 ngày này đề nhằm hạn chế sự di chuyển của ấu trùng

2.4 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường và con người

Chất thải rắn có các ảnh hưởng tiêu cực đến các môi trường (môi trường đất,môi trường nước, môi trường không khí), sinh vật và con người, theo báo cáo môitrường quốc gia năm 2011 những ảnh hưởng tiêu cực đó được trình bày dưới đây:

2.4.1 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường

 Môi trường đất:

+ Rác thải nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lạitrong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon…nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đất, đất trở nênkhô cằn làm cho các vi sinh vật trong đất có thể bị chết

+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa…đổ xuống đất làm cho đất bịđóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa

 Môi trường nước:

+ Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽtheo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ,sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận

+ Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất

vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác sẽ

có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trongnước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước giảm, dẫn đến ảnh hưởng tớikhả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực

Trang 30

+ Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ônhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận.Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấmqua sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

 Môi trường không khí:

+ Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ônhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác

+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí làmùi hôi thối, mùi khí mêtan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại

2.4.2 Tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người

- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúnglên các thành phần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sứckhỏe con người thông qua chuỗi thức ăn

- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,

cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trởthành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chấtthải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể ngườikhi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh

- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh lànguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe conngười Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ungthư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15% ÷ 25 % dân số Ngoài ra,

tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễmchiếm tới 25%

2.4.3 Rác thải làm giảm mỹ quan khu vực

- Rác thải nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gomkhông hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên…đều lànhững hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đườngphố, thôn xóm

- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan là do ý thức của người dân chưacao Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn

Trang 31

rất phổ biến; đặc biệt, là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gomvẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.

2.5 Lịch sử quản lý và phát triển CTR

Rác thải sinh hoạt có từ khi tồn tại sự sống của con người trên trái đất Conngười và động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất đểphục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn Khi ấy, sự thải bỏ cácchất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầmtrọng bởi vì mật độ dân cư còn thấp Bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên khảnăng đồng hoá các chất thải rắn rất lớn, do đó đã không làm tổn hại đến môi trường

Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, làng,cụm dân cư thì sự tích lũy các chất thải rắn trở thành một trong những vấn đềnghiêm trọng đối với cuộc sống của nhân loại Thực phẩm thừa và các loại chất thảikhác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong các thị trấn, trên các đường phố, trục lộ giaothông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triểncủa các loài gậm nhấm như chuột

Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn từ đầuthế kỷ 20 là:

- Thải bỏ trên các khu đất trống;

- Thải bỏ vào môi trường nước (sông, hồ, biển …);

- Chôn lấp;

- Giảm thiểu và đốt;

Hiện nay, hệ thống quản lý chất thải rắn không ngừng phát triển, đặc biệt là ở

Mỹ và các nước công nghiệp tiên tiến Nhiều hệ thống quản lý rác với hiệu quả cao

ra đời nhờ sự kết hợp đúng đắn giữa các thành phần sau đây:

- Luật pháp và quy định quản lý chất thải rắn;

- Hệ thống tổ chức quản lý;

- Quy hoạch quản lý;

- Công nghệ xử lý;

2.6 Hiện trạng quản lý CTR trên thế giới

Mức đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người Ví dụ cụ thểmột số quốc gia hiện nay như sau: Canada là 1,7 kg/người/ngày; Australia là1,6kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày.Với sự ra tăng của rác thải thì việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải là điều mà mọiquốc gia cần quan tâm

Trang 32

Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học,công nghệ xử lý nhiệt, công nghệ Seraphin Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường

đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theođầu người Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn cácnước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể là ở các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày;

ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày Chi phí quản lý cho rác thải ở cácnước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm Cơ sở hạ tầng tiêuhủy an toàn rác thải thường rất khiêm tốn, khoảng 30% ÷ 60% rác thải đô thị khôngđược cung cấp dịch vụ thu gom

Bảng 2.3 – Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước theo World Bank,

bảng 3, trang 7, 1999

Tên nước Dân số đô thị hiện nay

(% tổng số)

LPSCTĐT hiện nay (kg/người/ngày)

Trang 33

đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác (Offcial Jouiranal of ISWA (1998), WastesManagement and Research Number 4 ÷ 6).

Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêngbiệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải,thủy tinh, rác kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuấtphân vi sinh Các loại rác còn lại: Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy vàđược chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phângiải chúng một cách triệt để Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn lại như một loại cátmịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được đầm nén thànhcác viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa ( Dự ánDanida 2007, Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, NXB Đạihọc Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội.)

Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn.Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày Hầu như thành phần cácloại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhấtkhông phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô

cơ (giấy các loại chiếm 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển

và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thựcphầm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ Trong thành phần rác thải sinhhoạt thực phẩm chỉ chiếm tỷ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải đượcnhư kim loại, thủy tinh, gốm, sứ) chiếm khoảng hơn 20%)

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để xử lý rác thải Tỷ lệ rácthải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới đượcgiới thiệu bảng sau:

Bảng 2.4 – Tỷ lệ CTR xử lý bằng phương pháp khác nhau ở một số nước theo

Đốt (%)

Trang 34

9 Mỹ 15 2 67 16

2.7 Hiện trạng quản lý CTR ở Việt Nam

Hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về pháttriển kinh tế - xã hội Do đó lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị nước ta có

xu hướng phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng10% Tỷ

lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả vềquy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%),thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh(12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạttăng đồng đều hằng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%)

Tổng lượng phát sinh chất thải rắn nguy hại tại các đô thị loại 3 trở lên vàmột số đô thị loại 4 là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên

cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các

hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công

sở, đường phố, các cơ sở y tế Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chấtthải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫncòn tình trạng chôn lấp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị bình quân trên đầu người tại các đôthị đặc biệt và đô thị loại 1 tương đối cao (0,84 ÷ 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại 2 vàloại 3 có tỷ lệ phát sinh bình quân trên đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày

Theo báo cáo môi trường quốc gia năm, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng

từ 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg/người/ngày lên0,65kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh cóthể tăng lên đến 25 triệu tấn vào năm 2010, 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấnvào năm 2020, trong khi đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bìnhđạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20% và phương thức xử lý rácthải chủ yếu là chôn lấp

Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêuchuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển dochưa được quan tâm đúng mức Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự

án 3R, điển hình là dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ,không đồng bộ và thiếu định hướng Nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinhhoạt có thể tái chế khoảng 60% ÷ 65% Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt

có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost Với lĩnh vực công nghiệp, một

Trang 35

số ngành công nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải.Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa Công ty thủy lực đãđược áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội (Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh Thuậnđem lại tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, đồng nghĩa chất lượng mới phải chôn lấp chỉ dưới10% Như vậy, chất thải có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyênquốc gia Do đó, chất thải cần phải được coi trọng, được thống kê, đánh giá, phântích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trước khi đem tiêu hủy.

Ở nước ta chỉ khoảng 7 người/1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước vềmôi trường, trong khi con số này ở nước láng giềng Trung Quốc là 20 người, so vớicác nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan là 30 người, Campuchia là 55người, Malaysia là 100 người, Singapore là 330 người Đối với các nước phát triểnthì con số này còn cao hơn nhiều Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo

vệ môi trường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự pháttriển của nền kinh tế thị trường Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối vớinước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn mang tínhhình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà nhà nướcphải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải Các chế tài xử lý vi phạm hànhchính cũng quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa

Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trungbình l0% ÷ 16% mỗi năm, trong đó CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60% ÷ 70% tổnglượng CTR đô thị

Bảng 2.5 –Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam theo “Báo cáo

môi trường quốc gia 2011 – chất thải rắn”

Các loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn

Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung

bình theo đầu người

Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị

3R (Reduce, Reuse, Recycle), hay 3T (Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế) vớinền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn Phân loại CTR tại nguồn có ưu

Trang 36

điểm: Giảm được lượng chất thải phải xử lý do đó tiết kiệm được chi phí xử lý; Tiếtkiệm tài nguyên do tái chế, tái sử dụng chất thải dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bịkhai thác ít hơn và từ đó giảm tác động đến môi trường.

Các thành phố áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn như thành phố HồChí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đã thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên,chương trình này vẫn chưa được triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như: Chưa đủnguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồnnhân lực thực hiện; CTR sau khi được người dân tiến hành phân loại tại nguồn lại bịthu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung; Tỷ lệngười dân tự nguyện tham gia phân loại rác chỉ chiếm khoảng 70%, một số ngườitham gia cũng thực hiện chưa tốt

Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quantâm, tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu Tuy tỷ lệ thu gom ở các đô thị tăng từ 72% năm

2004 lên 80% ÷ 82% năm 2008 và đạt khoảng 83% ÷ 85% năm 2010 nhưng vẫn cònkhoảng 15% ÷17% CTR đô thị bị thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường

Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng đưa

ra quy chuẩn về tỉ lệ thu gom: Đô thị đặc biệt và là 100%, đô thị loại 1 là lớn hơn95%, đô thị loại 2 đến 4 lớn hơn 90%, đô thị loại 5 lớn hơn 85% Tính đến nay, tỷ lệthu gom của phần lớn các đô thị vẫn chưa đạt được quy chuẩn này

Hiện nay phương thức thu gom CTR sơ cấp (từ nơi phát sinh đến điểm tậptrung CTR) dùng xe đẩy tay 3 bánh đi qua các nhà đang bộc lộ những hạn chế:

- Phương tiện cũ kỹ và lạc hậu, bị dò nước rỉ rác trong quá trình đẩy xe đi thu

gom;

- Các xe đẩy tay thường chở quá tải làm cho rác bị rơi vãi dọc tuyến đường thu

gom;

- Người dân chỉ được đổ rác 1 ngày/lần, nhiều khi muốn dọn rác không có

chỗ để đổ nên cứ cho vào túi nilon rồi vứt ra đường, gây mất mỹ quan đô thị và ảnhhưởng xấu đến môi trường;

Phương thúc thu gom thứ cấp (từ điểm tập trung đến trạm trung chuyển hoặckhu xử lý CTR) hiện thường dùng các xe nén ép có dung tích lớn từ 8 m3 ÷15 m3,thậm chí đến 20 m điều này có những hạn chế sau:

- Xe chỉ đi thu gom được trên những đường lớn nên CTR từ các hộ gia đình

trong ngõ phải vận chuyển khá xa để ra đường lớn đến điểm tập kết CTR;

- Xe chỉ được phép hoạt động trong một số giờ nhất định để không ảnh hưởng

đến giao thông đô thị Do đó CTR bị tồn đọng trong đô thị;

Trang 37

Quy hoạch các điểm tập trung CTR, các trạm trung chuyển CTR

Hiện nay, hầu hết các đô thị Việt Nam đều chưa có quy hoạch khu tập trungCTR Các xe đẩy tay thu gom CTR lạc hậu, không có nắp đậy và chất CTR quá tải,được tập trung ngay dưới lòng đường, sau đó chờ xe ô tô nén ép với tải trọng từ7tấn ÷ l0tấn đến cẩu lên xe và vận chuyển đi xử lý, gây ô nhiễm môi trường, mất

mỹ quan đô thị và ách tắc giao thông

Một trong những bất cập của các đô thị hiện nay trong công tác thu gomCTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác Với các đô thị mới: Nhất thiết phải cóquy hoạch cho nơi trung chuyển tạm thời

Yêu cầu đối với trạm trung chuyển CTR là phải tiếp nhận và vận chuyển hếtCTR trong thời gian không quá 48 tiếng Phải có bãi đỗ xe vệ sinh chuyên dùng, có

hệ thống thu gom nước rác và xử lý sơ bộ; Khoảng cách an toàn môi trường củatrạm trung chuyển CTR lớn hơn 20 m Các trạm có hệ thống nén ép hiện đại đểgiảm tối đa thể tích cần vận chuyển

2.8 Các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt

2.8.1 Các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt đang áp dụng trên thế giới

Hiện nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược3RVE trong quản lý và xử lý chất thải rắn đó là: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sửdụng lại), Recycle (tái sinh, tái chế), Validate (nâng cao giá trị chất thải bằng cách

áp dụng các công nghệ xử lý “sinh lợi” nhằm thu hồi lại vật chất và năng lượng từchất thải rắn) Cuối cùng, những thành phần còn lại không thể tận dụng được nữaphải xử lý thải bỏ (Eliminate), chủ yếu là bằng phương pháp chôn lấp Tuy nhiên,khi chôn lấp cũng phải xem xét khả năng có thể thu hồi khí gas phục vụ cuộc sống.Chiến lược 3RVE đã thể hiện được thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức quản

lý và công nghệ xử lý (lần lượt là giảm thiểu, sử dụng lại, tái chế, tái sinh, nâng caogiá trị chất thải rắn và thải bỏ)

Các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt hiện đang áp dụng trên thế giới bao gồm:

 Phương pháp xử lý cơ học

Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các quá trình cơ bản sau:

Phân loại chất thải: là quá trình tách riêng các thành phần có trong CTR sinhhoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất Quátrình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh, tách riêng nhữngthành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi nănglượng có trong chất thải rắn sinh hoạt

Trang 38

Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học: nén, ép rác là khâu quan trọngtrong quá trình xử lý CTR Ở hầu hết các thành phố, xe thu gom thường được trang

bị bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác, tăng sức chứa rác của xe và tăng hiệusuất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp

Giảm kích thước cơ học: là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuốicùng thu được một thứ rác đồng nhất về kích thước Việc giảm kích thước rác có thểkhông làm giảm thể tích mà ngược lại còn làm tăng thể tích rác Cắt, giã, nghiền rác

có ý nghĩa quan trọng trong việc đốt rác, làm phân và tái chế nguyên liệu

 Phương pháp tái sử dụng, tái chế

Áp dụng đối với các loại chất thải rắn có giá trị tái sinh hoặc tái chế thànhsản phẩm khác sau khi đã bị loại bỏ như: giấy, nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh …

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng đểbiến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.Công nghệ tái chế phù hợp với rác có khối lượng lớn và nguồn phát sinh rác thải là

từ các khu vực có mức sống cao

 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là phương phápđược sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết tất cả các quốc gia Phương pháp chôn lấpchất thải hợp vệ sinh thực chất có nghĩa là lưu giữ chất thải trong một bãi đất và cólớp phủ lên trên bề mặt chất thải

Khi chôn lấp hợp vệ sinh cần quan tâm đến loại CTR và chất thải nguy hại

có thể đem chôn lấp, bao gồm:

- Chất thải sinh hoạt đô thị và chất thải công nghiệp;

- Chất thải công nghiệp nguy hại đã qua xử lý sơ bộ như đóng rắn, ổn định;

- Tro xỉ của các lò thiêu;

- Chất thải của quá trình làm phân hữu cơ và các quá trình tái chế chất thải;Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh họcbên trong để tạo ra các sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, Nitơ, các hợp chất amôn và một số khí như CO2

, CH4

Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa

Trang 39

là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủychất thải khi chôn lấp Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý CTR

 Phương pháp ủ sinh học

 Sản xuất Composting (sản xuất phân hữu cơ từ rác)

Các loại rác thải hữu cơ nói chung và rác thải hữu cơ sinh hoạt nói riêngmuốn được tận dụng theo hướng chế biến thành phân hữu cơ thì phải trải qua mộtquá trình ủ bằng kỹ thuật đặc biệt gọi là công nghệ Composting

Ủ composting được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất thảihữu cơ dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và kiểm soátcủa con người, sản phẩm giống như mùn được gọi là Compost

 Ủ yếm khí (bể mêtan – hầm biogas)

Phương pháp này sử dụng các vi khuẩn yếm khí để phân hủy chất hữu cơtrong các đống ủ tĩnh không cung cấp khí Các vi sinh vật phải thích hợp với điềukiện yếm khí như xạ khuẩn, nấm mem, vi khuẩn (bacteria), nấm mốc…

Phương pháp này có nhược điểm thời gian ủ lâu, điều khiển quá trình gặpkhó khăn do phải tạo môi trường yếm khí nghiêm ngặt cho các vi sinh vật yếm khíhoạt động, dễ tạo ra khí ô nhiễm như: H2S, SO2…

Công nghệ phổ biến của phương pháp là đánh đống hoặc ủ theo luống khôngđảo trộn Chiều cao đống ủ khoảng 3 ÷ 5 m, chiều rộng 5 ÷ 8 m, chiều dài tùy thuộcvào quá trình phân hủy trong đống ủ được kiểm soát chặt chẽ, nếu nhiệt độ đủ cao

sẽ tiến hanh đảo trộn

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử

lý bằng các phương pháp khác Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự cómặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí vàcác CTR khác không cháy Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạchthoát ra ngoài không khí, tro xỉ tạo ra sau quá trình đốt được chôn lấp Phương pháp đốtrác được sử dụng rộng rãi ở những nước như Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật

Trang 40

Bản,… là những nước có diện tích đất dành cho các khu xử lý rác bị hạn chế

Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tớimức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiến tiếncòn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất, sovới phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng

10 lần Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có mộtnền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụphúc lợi xã hội của toàn dân Tuy nhiên, đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khácnhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khí thải không tốt (phần xử lýkhói thải là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác) Năng lượng phát sinh có thể tậndụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện Phươngpháp đốt đòi hỏi chi phí đầu tư cao, chỉ áp dụng với chất thải nguy hại

2.8.2 Các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt đang áp dụng ở Việt Nam

Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn sau: tái chế

- tái sử dụng, chế biến phân vi sinh, thiêu đốt, chôn lấp

 Tái chế, tái sử dụng

Ngoài chế biến CTR hữu cơ thành phân bón, tại một số nhà máy các thành phầnkhác (như nilon, nhựa, cao su ) cũng được chế biến thành hạt nhựa, ống cống và vậtliệu xây dựng Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tinh, cao su cótrong rác thải (khoảng 20% chất thải rắn) được lực lượng “thu gom phế liệu” thu mua

và đưa đi tái chế, tái sử dụng tại các làng nghề Ví dụ: làng nghề tái chế giấy tại PhongKhê – Yên Phong – Bắc Ninh, làng nghề tái chế nhựa tại Như Quỳnh – Văn Lâm –Hưng Yên…

 Chế biến phân vi sinh (compost)

Nước ta hiện có hơn 10 nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón visinh Các nhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô vàcông suất nhỏ Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý50.000 tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định vớicông suất xử lý 250 tấn/ngày (công nghệ Pháp); Công nghệ Dano - Đan Mạch tại HoócMôn, TP HCM công suất 240 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng với côngsuất 200 tấn/ngày Ngoài ra, còn một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Sơn Tây, Huế,Ninh Thuận cũng có nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh

 Thiêu đốt

Ngày đăng: 27/07/2017, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Xây dựng (1999). “Chiến lược Quản lý chất thải rắn đô thị và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược Quản lý chất thải rắn đô thị và Côngnghiệp Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 1999
2. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa (2012) “Quyết định phê duyệt về quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh hóa đến năm 2020”, Thanh hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định phê duyệt về quy hoạchquản lý chất thải rắn tỉnh Thanh hóa đến năm 2020”
3. Cục thống kê Thanh hóa (2012),“Niên giám thống kê 2012”, Thanh hóa 4. Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Niên giám thống kê 2012”
Tác giả: Cục thống kê Thanh hóa
Năm: 2012
5. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy (2004), “Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công nghệ xử lý rác thảivà chất thải rắn”
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2004
7. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), “Quản lý chất thải rắn”, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýchất thải rắn
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
Năm: 2001
8. Nguyễn Văn Phước (2008), “Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn”, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn”
Tác giả: Nguyễn Văn Phước
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
Năm: 2008
13. Sở TNMT Thanh hóa (2007), Báo cáo“ Thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh hóa đến năm 2020”, Thanh hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thuyết minh quy hoạch tổng thể pháttriển hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh hóa đến năm 2020”
Tác giả: Sở TNMT Thanh hóa
Năm: 2007
14. Sở TNMT Thanh hóa (2012), “Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011 ÷ 2020 và KHSD đất 5 năm (2011÷ 2015) tỉnh Thanh hóa”, Thanh hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn2011 ÷ 2020 và KHSD đất 5 năm (2011÷ 2015) tỉnh Thanh hóa”
Tác giả: Sở TNMT Thanh hóa
Năm: 2012
15. Sở TNMT Thanh hóa (2012), “Báo cáo tóm tắt: Dự án QHSD đất giai đoạn 2011÷2020 và KHSD đất giai đoạn 5 năm (2011 ÷ 2015) tỉnh Thanh hóa”, Thanh hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tóm tắt: Dự án QHSD đất giai đoạn 2011÷"2020 và KHSD đất giai đoạn 5 năm (2011 ÷ 2015) tỉnh Thanh hóa”
Tác giả: Sở TNMT Thanh hóa
Năm: 2012
16. Sở TNMT Thanh hóa (2009), Báo cáo tổng hợp “Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh hóa đến 2020”. Thanh hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: cáo tổng hợp “Dự án quy hoạch bảo vệmôi trường tỉnh Thanh hóa đến 2020”
Tác giả: Sở TNMT Thanh hóa
Năm: 2009
6. QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng Khác
9. TCXDVN 261 : 2001/BXD, Bãi chôn lấp chất thải rắn - tiêu chuẩn thiết kế Khác
10. TCVN 6696 : 2009, Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường Khác
11. TT 01/2001/TTLT-BKHCN-BXD, Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn Khác
12. TTLT số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường Khác
17. Sở TNMT Thanh hóa (2012), Trung tâm quan trắc và Công nghệ môi trường, Thanh Hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w