4.1. Cơ sở pháp lý
4.1.1. Căn cứ pháp luật
Một số căn cứ pháp luật là tiền đề cho việc tiến hành thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Thanh Hóa đó là:
- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 tại Quyết định số: 84/QĐ-TTg ngày 16/1/2009, và công nhận thành phố Thanh Hoá là đô thị loại II tại Quyết định số 72 QĐ-TTg ngày 29/4/2004;
- Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 17/05/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt hình thức lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận (giai đoạn 1);
- Quyết định số 3992/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng công trình: Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa và các vùng phụ cận:
Giai đoạn I: Hạ tầng kỹ thuật Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa và các vùng phụ cận;
- Quyết định số 23/QĐ-CTMT ngày 22/05/2013 về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán gói thầu 07: Xây dựng đường giao thông từ QL 45 vào khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thanh Hóa và vùng phu cận thuộc dự án: khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thanh Hóa và vùng phu cận;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; - Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
- Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 15/03/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) Khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa và vùng phụ cận;
- Thông báo số 93/TB-UBND ngày 10/7/2013 của Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa về Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền tại buổi làm việc nghe tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa; phương án đầu tư Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thanh Hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư môi trường Đông Nam Á;
4.1.2.Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
Dưới đây là một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư liên quan trực tiếp đến quản lý chất thải rắn được áp dụng trong quá trình thực hiện dự án:
- TCVN 6705:2009 – Chất thải rắn không nguy hại – Phân loại; - TCVN 6706: 2009 – Chất thải nguy hại – Phân loại;
- TCVN 6707: 2009 – Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa; - TCVN 6696: 2009 – Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;
- TCXDVN 261: 2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế; - Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;
- TCXDVN 320 : 2004 – Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01/2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng; - QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- QCVN 02 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải y tế;
- QCVN 07 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- QCVN 25 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;
- QCVN 30 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp;
- Thông tư 12/2012/TT-BTNMT – Thông tư quy định về quản lý chất thải nguy hại;
4.2. Cơ sở thực tiễn
4.2.1. Nhu cầu xử lý chất thải sinh hoạt cho khu vực thành phố Thanh Hóa
Dự báo lượng chất thải phát sinh từ năm 2015 ÷ 2029
Theo nguồn từ Niên giám Thống kê 2012 – Cục Thống Kê Thanh Hóa tỉ lệ gia tăng dân số là 1% do vậy ta có thể dự báo dân số các năm tiếp theo.
Từ bảng 3.2 ta tính được hệ số phát thải rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tăng 5% qua mỗi năm. Năm 2013 hệ số phát thải là 0,55 kg/người/ngày
Tỉ lệ thu gom: theo số liệu của Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa thì tỉ lệ thu gom chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa năm 2013 là 80%, và tăng 3% so với năm trước. Đến năm 2022 – 2029 ước đạt tỉ lệ thu gom là 100%.
Bảng 4.1 – Dự báo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong các năm tới của thành phố Thanh Hóa
Năm Dân Số
(người) (kg/người/ngày)Hệ số phát thải Lượng rác phát sinh(tấn)
2015 342.781 0,61 65.245.344 2016 346.209 0,64 71.606.386 2017 349.671 0,67 78.498.299 2018 353.168 0,70 85.962.037 2019 356.699 0,74 94.041.564 2020 360.266 0,77 101.766.406 2021 363.869 0,81 107.923.274 2022 367.508 0,85 114.452.632 2023 371.183 0,90 121.377.016 2024 374.895 0,94 128.720.326 2025 378.644 0,99 136.507.905 2026 382.430 1,04 144.766.634 2027 386.254 1,09 153.525.015 2028 390.117 1,14 162.813.278 2029 394.018 1,20 172.663.482
- Hiện trạng hoạt động:+ Bãi rác có quy mô 4,2 ha tại Cồn Quán – phường Phú Sơn. Rác thải hiện tại đã đổ tràn lên các sân bê tông phân loại rác làm ô nhiễm môi trường và đồng thời tuổi thọ bãi rác đã quá hạn 2 năm.
+ Bãi rác đi vào hoạt động vào năm 2002 hoạt động không đúng thiết kế, quy trình đổ rác không tuân thủ theo quy định.
+ Rác không được phân loại, xử lý nên khối lượng đưa vào chôn lấp rất lớn. Sau một thời gian ngắn hoạt động bãi rác đã đầy nhanh chóng, phải đổ sang cả hồ sinh học. Rác thải đổ thành đống rất cao gần kín toàn bộ khu vực dự án.
Theo kết quả khảo sát tại bãi rác có thể tính toán lượng rác chứa trong bãi tính đến hết tháng 6/2013 như sau:
• Khối lượng rác phía Đông bãi: - Từ ô 02 đến ô 20:
+ Diện tích = 6.417 m2, chiều cao rác (bình quân) = 12 m; + Khối lượng rác: 6.417 m2 × 12 m = 73.764 m3;
- Ao yếm khí, hồ sinh học, ao điều hòa, ao ổn định:
+ Diện tích = 4.260 m2, chiều cao rác (bình quân) = 15 m; + Khối lượng rác: 4.260 m2 × 15 m = 63.900 m3;
- Từ ô 22 đến hết khu chôn lấp rác độc hại:
+ Diện tích = 2.925 m2, chiều cao rác (bình quân) = 12 m; + Khối lượng rác: 2.925 m2 × 12 m = 35.100 m3;
• Khối lượng rác phía Tây bãi:
- Từ ô 1 đến hết khu ủ rác không phân hủy:
+ Diện tích = 10.290 m2, chiều cao rác (bình quân) = 12 m; + Khối lượng rác: 10.290 m2 × 12 m = 123.480 m3;
- Từ ô 21 đến ô 31:
+ Diện tích = 6.300 m2, chiều cao rác (bình quân) = 12 m; + Khối lượng rác: 6.300 m2 × 12 m = 75.600 m3;
• Khối lượng rác trên đường nội bộ:
+ Diện tích = 1000 m2, chiều cao rác (bình quân) = 8 m; + Khối lượng rác: 1000 m2 × 8 m =8000 m3;
Theo các số liệu báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa thì hiện bãi rác Cồn Quán mỗi ngày đưa về khoảng 220 tấn, trong khi đó công suất thiết kế là 140 tấn/ngày. Hơn nữa bãi rác thì không có biện pháp xử lý rác nào ngoài đổ dồn lên cao và nén ép rác, các hệ thống xử lý môi
trường không được hoạt động tốt nên hiện trạng chất lượng môi trường tại bãi, cũng như khu dân cư xung quanh là vô cùng xấu.
Chính vì vậy nhu cầu thiết kế một bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt mới cho thành phố Thanh Hóa là vô cùng cần thiết.
4.2.2. Đặc điểm của chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa
Đặc điểm rác thải:
-Chất thải rắn được thải ra từ gia đình, chợ, đường phố, bệnh viện, các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ...
-Thành phần chất thải rắn không cố định mà thay đổi theo thời gian, điều kiện khí hậu thời tiết… song vẫn có những thành phần cơ bản như đất, đá, giấy, kim loại, gỗ, lá cây, nhựa, thủy tinh, cao su, rẻ rách, xác xúc vật chết, đồ ăn thừa, rác xây dựng, phân người và động vật, phế thải có dầu và các chất thải độc hại khác.
Trọng lượng trung bình của rác:
Qua phân tích, các thành phần của chất thải rắn không cố định mà thay đổi theo thời gian, tập quán sinh hoạt của người dân …
Bảng 4.2 –Thành phần rác thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa [4]
STT Thành phần Tỷ lệ %
1 Chất hữu cơ (thức ăn thừa, lá, rau...) 55,2
2 Giấy các loại 4,65
3 Vải vụn 8,05
4 Chất dẻo , cao su vụn 0,2
5 Thủy tinh vụn 3,6
6 Kim loại các loại 2,0
7 Nilon 4,9
8 Cành cây , vỏ dừa 5,6
9 Gạch vụn , sỏi đá 15,8
Tổng 100
4.3. Cơ sở phân loại, xử lý chất thải sinh hoạt
CTR sinh hoạt có thành phần đa dạng nên cũng có nhiều cách phân loại và xử lý khác nhau.
4.3.1. Cơ sở phân loại chất thải sinh hoạt
Phân loại chất thải sinh hoạt có nhiều cách phân loại khác nhau đang được áp dụng trong thực tiễn, mỗi cách phân loại đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Bảng 4.3 – Đánh giá một số phương pháp phân loại chất thải sinh hoạt đang áp dụng trong thực tiễn