Bảng 6.10 – Các loại đường trong bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG. (Trang 69 - 79)

Thể tích rác sau đầm nén: 345.934 m3; Diện tích bãi chôn lấp : 19.768 m2;

+ Giai đoạn 2 (tính từ năm 2020 ÷ 2024)

Lượng chất thải đem chôn lấp: 574.239.654 tấn; Thể tích rác đem chôn lấp: 717.800 m3;

Thể tích rác sau đầm nén: 502.460 m3; Diện tích bãi chôn lấp : 28.712 m2; + Giai đoạn 3 (tính từ năm 2025 ÷ 2029)

Lượng chất thải đem chôn lấp: 770.276.314 tấn; Thể tích rác đem chôn lấp: 962.845 m3;

Thể tích rác sau đầm nén: 673.992 m3; Diện tích bãi chôn lấp: 38.514 m2;

Bảng 6.4.Tóm tắt kết quả tính toán diện tích bãi chôn lấp theo từng giai đoạn

Giai đoạn Lượng chất thải rắn đem chôn lấp ( tấn ) Thể tích rác chôn lấp ( m3 ) Thể tích rác sau nén (m3) Diện tích sử dụng (m2) 1 39.535.363 494.192 345.934 19.768 2 574.239.654 717.800 502.460 28.712 3 770.276.314 962.845 673.992 38.514 Tổng 1.739.869.598 2174.837 1.522.386 86.993

Vậy tổng diện tích chôn lấp rác cho cả 3 giai đoạn :

S1 = 86.993m2. Vậy lấy tròn = 87.000 m2. Tương đương 8,7 ha

Diện tích bãi chôn lấp S = S1 + S2 bao gồm khu chôn lấp với diện tích S1

= 8,7 ha (chiếm 80% bãi chôn lấp) và 20% diện tích đất xây dựng đường giao thông bờ bao, công trình xử lý nước thải, xử lý khí thải, trạm điều hành và đất trồng cây xanh (S2).

Vậy tổng diện tích bãi chôn lấp S = 10,875 ha. Vậy S2 = 2,175 ha

Theo kết quả tính toán thì bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại xã Đông Nam – huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa thuộc quy mô vừa (S = 10 – 30 ha).

Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt được thiết kế cho 15 năm (2015 ÷ 2029) chia làm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn 5 năm, 2015 ÷ 2019, 2020 ÷ 2024, 2025 ÷ 2029. Diện tích dành cho chôn rác là 8,7 ha. Chia bãi chôn lấp thành 15 ô chôn rác, mỗi ô chôn lấp có tuổi thọ là 1 năm. Mỗi giai đoạn sử dụng 5 ô để chôn lấp.

6.1.2.3. Đánh giá về tính phù hợp của vị trí BCL tại xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa

Bảng 6.5 – Các tiêu chí lựa chọn BCL xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa

Các yếu tố Bãi chôn lấpchất thải sinh hoạt tại xã Đông Nam - huyện Đông Sơn

tỉnh Thanh Hóa Đánh giá theo TCVN 6696 – 2009 và TTLT 01/2001//TTLT- BKHCNMT- BXD Yếu tố tự nhiên, kỹ thuật

Địa hình -Khu vực thực hiện dự án được kiến tạo trên một địa hình tương đối ổn định, có khả năng tiêu thoát nước tốt và đảm bảo không gây ứ đọng nước.

Đạt yêu cầu

Khí hậu

-Khu vực này là một thung lũng tách biệt với khu dân cư là các dãy đồi núi nên rất thuận lợi cho việc xử lý và chôn lấp chất thải rắn, không gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Đạt yêu cầu Thủy văn địa chất thủy văn

- Theo số liệu 50 năm gần đây, khu vực không xảy ra ngập lụt.

- Mực nước ngầm sâu 10m.

Đạt yêu cầu

Địa chất công trình

- Đây là khu vực ổn định trong nhiều năm, không có hiện tượng trượt lở, đứt gãy.

- Dự án được phê duyệt phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến 2020.

- Địa chất công trình tương đối ổn định,

không có khe nứt trong phạm vi 70m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yếu tố tài nguyên,

khoáng sản

- Không có mỏ khoáng sản nào đặc biệt và

- trữ lượng lớn.

- Không chứa các động, thực vật nằm trong danh mục quý hiếm cần bảo tồn.

Đạt yêu cầu Yếu tố kinh tế - xã hội Sự phân bố dân cư của khu vực

- Trong khu vực quy hoạch về phía sườn Tây Bắc có khoảng 4 hộ dân đang cư trú và canh tác tại thung Chim. Các hộ này chủ yếu là nhà tạm kiểu các trang trại nhỏ, không gây khó khăn cho việc đền bù di chuyển giải phóng mặt bằng.

Đạt yêu cầu

Tiếng ồn - Cách xa khu dân cư nên hạn chế được

tiếng ồn của các phương tiện giao thông. Đạt yêu cầu

Công trình

văn hóa Không có di tích nào gần khu vực này. Đạt yêu cầu Sự đồng

tình của cộng đồng

Được sự cho phép của UBND TPTH và sự

đồng tình của người dân xã Đông Nam. Đạt yêu cầu

Yếu tố về cơ sở

hạ tầng

Giao thông

Tuyến dẫn vào là đường liên xã, nối từ quốc lộ 45, kết cấu mặt đường phối láng nhựa, lòng đường 5,5 m, lề đường 1,5 m. Chủ yếu là đường ven núi, lòng đường rộng 3 m ÷ 3,5 m. Nhìn chung chủ yếu đường đất hẹp, chưa được đầu tư.

Chưa đạt yêu cầu

Hiện trạng sử dụng đất

-Dự án phù hợp với Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009. Đạt yêu cầu Hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện

Đầy đủ hệ thống cấp điện, cấp nước và

thoát nước theo quy định. Đạt yêu cầu

Yếu tố khoảng cách BCL đến đô thị Khoảng 15.000 m Đạt yêu cầu BCL đến đường quốc lộ 45 (cầu Lăng) L = 5.000 m Đạt yêu cầu

 Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt tại xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa đáp ứng đươc 14/15 yêu cầu theo của TCXD 6696 – 2009 và TTLT 01/2001//TTLT - BKHCNMT-BXD. Do vậy có thể sử dụng để làm bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh.

6.2. Lựa chọn phương pháp chôn lấp

Lựa chọn phương án chôn lấp: Khu dự định xây dựng bãi chôn lấp rác có địa chất như đã phân tích ở trên chúng tôi đưa ra hai phương án lựa chọn:

 Phương án 1: Thiết kế theo dạng bãi chôn lấp nửa chìm nửa nổi.

 Phương án 2: Lợi dụng địa hình và hướng dốc san nền từng cấp để từng hố chôn rác không phải đào nhiều và hướng thu gom nước rác thuận lợi đưa về khu xử lý, đáy bãi, chỉ cần đào sâu khoảng 1 m phần phía dưới chỉ cần hớt hết lớp đất 1 sâu khoảng 0,3 m áp dụng cho dạng bãi nổi (bãi nổi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai phương án trên có các ưu nhược điểm sau: - Phương án 1:

+ Ưu điểm: Loại trừ được các lớp đất yếu, toàn bộ khu chôn lấp bằng phẳng, vận chuyển rác ra vào thuận lợi; Dung tích chứa rác lớn.

+ Khuyết điểm: - Khối lượng san nền đào hố lớn - Xử lý bờ hố khó khăn tốn kém - Phương án 2:

+ Ưu điểm: - Khối lượng đào ít hơn nhiều - Xử lý bờ hố đơn giản

- Xử lý hướng thoát nước mưa và thu gom nước rỉ rác dễ dàng + Khuyết điểm: - Dung tích chứa rác bé và phải cần nhiều diện tích.

- Qua phân tích trên chúng tôi chọn phương án 1 đưa vào thiết kế. Khu bãi chôn lấp được thiết kế theo TCVN 6696 – 2009. Quy mô bãi dựa trên cơ sở dân số đô thị, khu công nghệ và khối lượng rác thải.

Khu chôn lấp được chia thành các ô. Quy mô của ô chôn lấp được xác định theo khối lượng chất thải và mô hình chôn lấp sao cho thời gian vận hành mỗi ô là 1 năm

Do địa hình, địa chất nơi đặt bãi chôn lấp của xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa là thung lũng có độ dốc nhỏ nên bãi chôn lấp thích hợp nhất là kết hợp chôn “ nửa chìm – nửa nổi ”. Phương pháp được lựa chọn dựa trên các cơ sở:

- Tận dụng được đặc điểm địa hình sẵn có của khu vực.

- Biện pháp vận hành chôn lấp chất thải đơn giản, dễ kiểm soát. - Tận dụng được nguồn đất đào từ hố lên.

Chọn cách bố trí bãi chôn lấp thành 3 lô, mỗi lô gồm 5 ô. Rác sau khi được vận chuyển vào bãi chôn lấp sẽ được chôn vào các ô đổ chồng lên nhau. Trong mỗi ô được đổ 7 lớp rác, độ cao của một ô là 2 m. Ô chôn lấp đến khi đạt độ dày 2 m thì phủ một lớp phủ trung gian dày 0,2 m. Mỗi ô sẽ chôn lượng rác thu được trong 1 – 1,5 năm, ô chôn lấp được đóng vào cuối năm và tiếp tục sang ô tiếp theo vào đầu năm sau. Thời gian hoạt động của bãi là 15 năm và thời gian hoạt động của mỗi lô là 5 năm.

Bảng 6.6 – Sơ đồ dự kiến các ô chôn lấp rác

Lô 1 Lô 2 Lô 3

ô 1 ô 6 ô 11

ô 2 ô 7 ô 12

ô 3 ô 8 ô 13

ô 4 ô 9 ô 14

ô 5 ô 10 ô 15

6.3. Các hạng mục công trình của bãi chôn lấp

Với việc khu vực của nhà máy xử lý CTR thành phố Thanh Hóa đáp ứng đủ các tiêu chí để xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, tác giả đề xuất phương án thiết kếbãi chôn lấp CTR cho thành phố Thanh Hóa theo TCXDVN 261:2001. Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, yêu cầu một bãi chôn lấp phải bao gồm các hạng mục công trình sau:

Bảng 6.7 – Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo TCXDVN 261:2001

Các hạng mục Rất lớn Lớn Vừa Nhỏ

Khu chôn lấp

Ô chôn lấp

Hệ thống thu gom nước rác

Hệ thống thu gom và xử lý khí rác Hệ thông thoát và ngăn nước mưa Hệ thống quan trắc nước ngầm Đường nội bộ

Hàng rào và cây xanh

Bãi hoặc kho chứa chất phủ bề mặt Bãi phân loại chất thải

Khu xử lí nước rác Trạm bơm nước rác Công trình xử lí nước rác Ô chứa bùn Khu phụ trợ Nhà điều hành

Nhà nghỉ cho nhân viên Trạm phân tích Trạm cân X X X X X X X X X X* X X X X X X X X X X X X X X X X* X X X X X X X X X X X X X X X X* X X X X X X X X X X X X X* X X X X (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hạng mục Rất lớn Lớn Vừa Nhỏ

Nhà để xe Trạm rửa xe

Trạm sửa chữa, bảo dưỡng điện, máy Kho dụng cụ và chứa phế liệu

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Chú thích:

X – Hạng mục công trình bắt buộc phải có

X* - Tram bơm nước rác không nhất thiết phải có nếu địa hình cho phép nước rác từ hệ thống thu gom tự chảy vào công trình xử lí nước rác.

Trên thực tế hiện nay bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt cho thành phố Thanh Hóa có diện tích là 11 ha thì bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt này thuộc loại vừa, do đó sẽ bao gồm các công trình sau:

Bảng 6.8 – Đề xuất các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp CTR sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa

TT Hạng mục

1 Ô chôn lấp

2 Hệ thống thu gom nước rác

3 Hệ thống thu gom và xử lý khí rác 4 Hệ thống thoát và ngăn nước mặt 5 Hệ thống quan trắc nước ngầm 6 Đường nội bộ

7 Hàng rào và cây xanh

8 Bãi hoặc kho chứa chất phủ bề mặt 9 Bãi phân loại chất thải

10 Trạm bơm nước rác 11 Công trình xử lý nước rác 12 Ô chứa bùn

13 Nhà nghỉ cho nhân viên 14 Trạm phân tích

15 Trạm cân 16 Nhà để xe 17 Trạm rửa xe

18 Trạm sửa chữa, bảo dưỡng điện, máy 19 Kho dụng cụ và chứa phế liệu

20 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

6.4. Công nghệ vận hành bãi rác

Quy trình vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh được tuân thủ theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường & Bộ Xây dựng về Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường

đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn: - Rác thải từ xe thu gom, cầu cân, bãi tập kết phân loại:

+ Xe thu gom rác thải trước khi đến bãi tập kết, được cho qua cầu cân để cân khối lượng chất thải rắn thu gom. Sau đó xe thu gom vận chuyển rác thải về bãi tập kết, phân loại. Tại đây chất thải rắn được tách, phân loại bằng thủ công sau đó được các xe chuyên dụng vận chuyển về các hố chôn lấp. Chất thải rắn đã phân loại được chôn lấp ngay trong ngày.

+ Xe thu gom rác sau khi đổ chất thải vào bãi tập kết và ô chôn lấp được rửa sạch tại khu vực rửa xe trước khi ra khỏi phạm vi bãi chôn lấp.

- Tại hố chôn lấp:

+ Rác thải được đổ đầy vào hố thành từng lớp với độ dày 1 lớp là 2 m, san gạt và đầm nén kỹ đạt dung trọng 0,52 ÷ 0,8 tấn/m3. Hằng ngày tiến hành phun chế phẩm sinh học EM để diệt côn trùng.

+ Sau khi rác thải đã đầm chặt đạt độ cao tối đa 2 m, tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác; chiều dày lớp phủ là 20 cm ÷ 25 cm. Đất phủ có thành phần hạt sét lớn hơn 30%, đủ ẩm để đầm khí nén. Lớp đất phủ được trải đều khắp và kín lớp chất thải. Sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày là 15 cm.

+ Tiến hành đổ rác và phủ đất theo quy trình trên cho đến cao độ thiết kế, phủ lớp đất phủ trên cùng dày 60 cm ÷ 80 cm để trồng cây. Lớp đất phủ bao gồm: Lớp đất sét nện dày 30 cm ÷ 40 cm; lớp đất trồng cây dày 30 cm ÷ 40 cm.

- Thu gom nước rỉ rác:

Nước rỉ rác được thu gom bằng hệ thống đường ống nhựa PVC D200, dẫn về hệ thống xử lý tập trung, qua các ao sinh học, sau khi xử lý đạt quy chuẩn cho phép được xả thải ra tuyến mương hở dẫn ra sông Hoàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.5. Thiết kế các hạng mục của bãi chôn lấp

6.5.1. Tính toán ô chôn lấp rác

Ta tính được lượng rác đưa tới bãi chôn lấp - Giai đoạn 1: (2015 ÷ 2019) là 395.353.630 tấn; - Giai đoạn 2: (2020 ÷ 2024) là 574.239.654 tấn; - Giai đoạn 3: (2025 ÷ 2029) là 770.276.314 tấn;

 Tính toán đáy ô chôn lấp

Việc thiết kế lớp lót đáy BCL phụ thuộc rất nhiều vào hiện trạng địa chất, điều kiện khí hậu, yêu cầu về môi trường của khu vực dự án. Quá trình khoan thăm dò địa chất khu vực xây dựng BCL cho thấy cấu trúc của các tầng địa chất đảm bảo chất lượng để xây dựng bãi chôn lấp.

Chọn phương án bãi chôn lấp dạng nửa chìm, nửa nổi với chiều sâu hố chôn lấp phía dưới mặt đất là hđào = 7,5 m và cấu trúc đáy kép bao gồm các lớp dưới đây:

Lớp lót đáy được bố trí từ dưới lên:

- Lớp đất sét dày: 0,6 m (hệ số thấm nước ≤10-7cm/s theo TCVN 6696 - 2009); - Lớp chống thấm HDPE: 1,5 mm;

- Lớp vải địa chất chống thấm: 0,002 m; - Lớp cát sỏi : 0,2 m;

- Lớp sỏi và đường ống thu gom nước rỉ rác dày: 0,2 m;

- Lớp vải địa chất 2 (cho nước rỉ rác chảy qua được) dày: 0,002 m; - Lớp đất bảo vệ dày: 0,3 m;

 Tổng chiều dày lớp lót đáy: Hlót = 1,3055 m. Lấy tròn bằng 1,31 m

Hình 6.1. Mặt cắt điển hình lớp lót đáy của ô chôn lấp

 Lớp phủ bề mặt được bố trí từ dưới lên

- Lớp đất sét nén dày : 0,6 m - Lớp chống thấm HDPE: 1,5 mm

- Lớp vải địa chất chống thấm dày: 0,002 m - Lớp cát thoát nước dày: 0,2 m

- Lớp đất trồng cỏ dày: 0,4 m

Hình 6.2. Mặt cắt lớp đất phủ ngoài cùng của ô chôn lấp

 Tính toán chiều cao ô chôn rác

Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BKHCNMT – BXD, việc thiết kế BCL phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15 m ÷25 m, tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan xung quanh BCL. Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt tại xã Đông Nam – huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG. (Trang 69 - 79)