Thành phố Thanh Hóa

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG. (Trang 58 - 69)

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương về quản lý chất thải rắn như: nghị định 59/2007 ND – CP về quản lý chất thải rắn;

- Các văn bản và các quy định đối với việc xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh;

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên: địa chất, địa hình, đất, khí tượng, thủy văn... - Tài liệu về kinh tế - xã hội: Để xác định tốc độ phát sinh chất thải, tỷ lệ thu gom, thành phần rác thải và công tác quản lý CTR tại địa phương;

- Các bản đồ phục vụ cho thiết kế BCL như: Bản đồ hành chính thành phố Thanh Hóa, bản đồ hành chính huyện Đông Sơn;

- Các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn xây dựng có liên quan như:

+ TCVN 6696 – 2009: Chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh, yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;

+ TCXDVN 261 : 2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế; + TTLT 01/2001/BKHCNMT – BXD. Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

+ QCVN 25 : 2009/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;

5.1.3. Phương pháp thu thập

Các tài liệu thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa như: bản đồ hành chính thành phố Thanh Hóa, bản đồ hành chính huyện Đông sơn, các thông tin, dữ liệu về địa chất, địa hình, khí tượng, thủy văn của khu vực nghiện cứu.

Thu thập từ Công ty TNHH một thành viên Môi trường và Công trình đô thịcác tài liệu về lượng rác thải phát sinh, hiện trạng thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Thu thập từ UBND thành phố Thanh Hóa các tài liệu như: báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa năm 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2014. Số liệu về dân số, điều kiện tự nhiên.

Các tài liệu trên được thu thập ở dạng file, photo copy hoặc scan.

Thu thập từ internet các văn bản và các quy định đối với việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường, các mô hình bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh...

5.1.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu thu thập

Tài liệu thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau nên cần phải tiến hành chỉnh lý bằng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, lập kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tin học trong quá trình xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và viết báo cáo, cụ thể như sau:

- Phương pháp liệt kê: liệt kê tất cả các tài liệu thu thập được theo nội dung đề cập của tài liệu, nguồn gốc, năm ban hành...

- Phương pháp thống kê: thống kê tất cả các tài liệu thu thập được theo các mục đích sử dụng và sắp xếp thành hệ thống;

- Phương pháp so sánh: so sánh các tài liệu thu thập được với nhau, với các tiêu chuẩn và các tài liệu khác;

- Phương pháp loại trừ: sau khi so sánh các tài liệu với nhau cần loại trừ các tài liệu đã cũ và các tài liệu không phù hợp với điều kiện hiện tại;

- Phương pháp chọn lọc: các thông tin, dữ liệu cần được chọn lọc cho phù hợp với yêu cầu sử dụng và không bị trùng nhau;

5.2. Công tác khảo sát thực địa

5.2.1. Mục đích, nhiệm vụ

Ngoài các tài liệu thu thập được thì khảo sát thực địa là công tác không thể thiếu trong quá trình thực hiện thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Công tác thực địa là phương pháp thực tiễn gắn liền với quá trình phân tích, nhận xét và có thể đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất về hiện trạng phát thải CTR sinh hoạt, tình hình thu gom xử lý rác tại thành phố Thanh Hóa. Công tác thực địa để đánh giá điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình của khu vực nghiên cứu, làm cở sở tính toán thiết kế bãi chôn lấp.

5.2.2. Khối lượng công tác

Các công tác chủ yếu là:

- Khảo sát địa hình, chụp ảnh, quan sát, ghi chép và miêu tả khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp;

- Xác định tọa độ, đánh dấu vị trí xây dựng bãi chôn lấp;

- Khảo sát các điểm tập kết và tình hình thu gom CTR trên địa bàn thành phố Thanh Hóa;

- Công tác lấy mẫu cần được mô tả tỉ mỉ, đồng thời phải bảo quản theo tiêu chuẩn; - Lấy mẫu rác từ khu vực nghiên cứu với khối lượng khoảng 10 kg/vị trí; - Công tác khoan khảo sát địa chất công trình để đánh giá điều kiện địa chất của khu vực, làm cơ sở để xác định chiều sâu chôn lấp rác phù hợp...

- Lấy mẫu đất, nước, không khí để đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực nghiên cứu;

5.2.3. Phương pháp tiến hành

Dùng máy định vị GPS mini Trimble để xác định tọa độ khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp, và đánh dấu trên bản đồ. Đồng thời tiến hành chụp ảnh và miêu tả bằng trực quan khu vực xung quanh vị trí sẽ xây dựng bãi chôn lấp, ghi chép vào nhật ký.

5.2.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu

Số liệu thu thập được từ quá trình khảo sát, định vị cần phải được phân tích bằng nhiều phương pháp khác nhau để loại trừ các sai số.

Tổng hợp lại tất cả các tài liệu đã thu thập và ghi chép được, từ đó thống nhất được nội dung, số liệu từ các nguồn khác nhau.

5.3. Công tác thí nghiệm

5.3.1. Mục đích, nhiệm vụ

Lấy mẫu CTR sinh hoạt tại bãi rác Cồn Quán – phường Phú Sơn – thành phố Thanh Hóa. Tiến hành phân loại, xác định các thành phần trong CTR sinh hoạt của thành phố Thanh Hóa.

5.3.2. Khối lượng công tác

- Lấy mẫu CTR sinh hoạt tại bãi rác Cồn Quán – phường Phú Sơn – thành phố Thanh Hóa;

- Tiến hành phân tích mẫu CTR sinh hoạt ra các thành phần: + CTR hữu cơ

+ CTR vô cơ

5.3.3. Phương pháp tiến hành

- Tiến hành lấy mẫu CTR theo phương pháp một phần tư.

- CTR sau khi được lấy mẫu, tiến hành phân loại thủ công thành 2 nhóm: CTR hữu cơ và vô cơ:

+ CTR hữu cơ được phân ra các thành phần: cơm, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, rau củ, lá cây.

+ CTR vô cơ được phân ra các thành phần: xỉ than, nylon, thủy tinh, giấy, carton, gỗ, vải.

5.3.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu

Để thu được số liệu chính xác, cần thực hiện phép lặp lại trong thí nghiệm 2 lần. Ghi chép số liệu và chia tỷ lệ sao cho phù hợp với lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại khu vực nghiên cứu.

5.4. Công tác điều tra xã hội và tham vấn cộng đồng

5.4.1. Mục đích, nhiệm vụ

- Thu thập những ý kiến của người dân về hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn trong khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá sơ bộ lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. - Đánh giá tính cấp thiết của việc thiết kế bãi chôn lấp CTR cho thành phố Thanh Hóa.

- Tham khảo ý kiến của người dân về vị trí bãi chôn lấp hiện tại có ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của người dân quanh khu vực hay không, nhằm đánh giá tiêu chí sự đồng thuận của người dân.

5.4.2. Phương pháp tiến hành

Tiến hành xuống từng hộ dân hỏi về lượng rác phát sinh, giờ thu gom rác và khu vực người dân xã Đông Nam gần nơi xây dựng bãi chôn lấp.

Lập mẫu tham vấn và tiến hành tham vấn người dân thành phố Thanh Hóa về công tác thu gom, vận chuyển, và tiến hành điều tra đối với người dân khu vực xã Đông nam – nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Lập mẫu tham vấn và tiến hành tham vấn đối với cán bộ quản lý và công nhân thu gom rác của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa.

5.4.3. Phương pháp chỉnh lý

Tổng hợp tất cả các ý kiến của từng đối tượng được tham vấn.

5.5. Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo tổng kết

5.5.1. Mục đích và nhiệm vụ

Công tác chỉnh lý tài liệu có một vị trí quan trọng, nó làm cơ sở cho việc lập báo cáo. Tất cả các tài liệu thu thập được trong quá trình công tác đều phải tiến hành chỉnh lý, đánh giá để kiểm tra và phát hiện những sai sót có thể xảy ra, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Các tài liệu sau khi đã hoàn thành chỉnh lý mới được sử dụng để làm báo cáo.

5.5.2. Phương pháp chỉnh lý tài liệu để viết báo cáo

Hệ thống hóa và hoàn chỉnh các tài liệu thực địa và tài liệu thu thập được: - Tài liệu về dân số, kinh tế - văn hóa – xã hội; Điều kiện địa chất, thủy văn của khu vực nghiên cứu;

- Các cơ sở pháp lý về quản lý CTR;

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học, các kết quả thí nghiệm trong phòng nhằm xác định tỷ trọng của CTR sinh hoạt trong khu vực nghiên cứu nhằm đưa ra biện pháp quản lý phù hợp.

5.5.3. Nội dung báo cáo

Báo cáo gồm:

- Bản báo cáo và các phụ lục, bản đồ kèm theo;

Nội dung của báo cáo cần thể hiện được đầy đủ nhất các đặc điểm về kinh tế - xã hội, đặc điểm sinh thái, địa chất, thủy văn khu vực nghiên cứu.

Nội dung báo cáo: “Điều kiện tự nhiên khu vực Đông Sơn, thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Thanh Hóa. Thời gian thi công 12 tháng”. Bố cục bao gồm:

MỞ ĐẦU

PHẦN 1 – PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và môi trường khu vực huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa

Chương 2. Tổng quan về CTR và các phương pháp xử lý CTR

Chương 3. Tổng quan hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Chương 4. Cơ sở của việc thiết kế bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Thanh Hóa

PHẦN 2 – THIẾT KẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ

Chương 5. Các dạng công tác

Chương 6. Thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Thanh Hóa. Giai đoạn 2015 – 2030. Thời gian thi công 12 tháng.

Chương 7. Tính toán và dự trù kinh phí KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

CHƯƠNG 6.

THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. GIAI ĐOẠN 2015 ÷ 2030.

THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG 6.1. Lựa chọn địa điểm

6.1.1.Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

Chôn lấp là phương pháp thải bỏ CTR kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải hay tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là khâu quan trọng trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR. Công tác quản lý bãi chôn lấp kết hợp chặt chẽ với quy hoạch, thiết kế, vận hành, đóng cửa và kiểm soát sau khi đóng cửa hoàn toàn bãi chôn lấp.

Bãi chôn lấp là công nghệ đơn giản, rẻ tiền nhất, rất phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do vậy việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp là hết sức quan trọng sao cho đảm bảo các yêu cầu như quy mô, địa chất thủy văn, địa chất công trình...

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích trong chương 4 và kết hợp với điều kiện thực tế phát sinh CTR chương 3, nhận thấy rằng có thể sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh cho thành phố Thanh Hóa.

Tuy nhiên, việc lựa chọn tiêu chí phù hợp để xây dựng bãi chôn lấp là một vấn đề cần chú ý để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường khi đưa bãi vào hoạt động. Dựa trên các quy định của TCVN 6696 – 2009 và TTLT 01/2001/TTLT- BKHCNMT- BXD về tiêu chí của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, theo đó việc xây dựng bãi chôn lấp phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

Bảng 6.1 – Các tiêu chí xây dựng BCL hợp vệ sinh theo TCVN 6696 – 2009

Các yếu tố TCVN 6696 – 2009Yêu cầu

Yếu tố tự nhiên – kỹ thuật

Địa hình Phải có khả năng làm tiêu thoát nước, ngăn ngừa ứđọng trong khu vực BCL và xung quanh. Khí hậu Nằm tại nơi hạn chế thấp nhất sự phát tán mùi vàkhí thải. Thủy văn và

địa chất thủy văn

Nằm ngoài vùng ngập lụt, cách khu vực khai thác nước ngầm 500m

Địa chất công trình

Các BCL không được xây dựng trên các vùng đất mềm trừ khi:

+ Những rủi ro môi trường là tối thiểu. + Không vi phạm luật.

+ Không gây sụt lún đất nghiêm trọng. + Có giải pháp khắc phục khi sự cố xảy ra.

+ Không được xây dựng gần khe nứt trong phạm vi 70m.

Yếu tố tài nguyên, khoáng sản

Không nằm trong vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn. Đặc biệt với các hệ tài nguyên quý hiếm cần được bảo tồn phải có khoảng cách ly tối thiểu là 1000m.

Yếu tố kinh tế -

Sự phân bố dân cư của khu vực

Xây dựng xa khu dân cư, không gây mất cảnh quan. Chú ý khoảng cách ly với khu dân cư.

Tiếng ồn

Hạn chế thấp nhất tiếng ồn do hoạt động của phương tiện giao thông và các thiết bị công trình khác.

xã hội

hóa sử, danh lam thắng cảnh. Sự đồng tình

của cộng đồng

Có sự chấp thuận của địa phương, cơ quan, đoàn thể.

Yếu tố về cơ sở hạ

tầng

Giao thông Phải đảm bảo đi lại ở mọi thời tiết, chiều rộng đủ, íttắc đường. Hiện trạng sử

dụng đất Phải nằm trong quy hoạch của khu vực Hệ thống cấp

thoát nước, mạng lưới điện

Đảm bảo đầy đủ hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống cấp điện Yếu tố khoảng cách BCL đến đô thị 3000m ÷ 5000m BCL đến đường giao thông chính ≥100m

Bảng 6.2 – Khoảng cách tối thiểu từ bãi chôn lấp đến các công trình theo quy định của TTLT 01 /2001 /TTLT- BKHCNMT- BXD

Các công trình

Đặc điểm và quy mô công trình

Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình đến các bãi chôn lấp, (m) BCL nhỏ và vừa BCL lớn BCL rất lớn 1 2 3 4 5 Đô thị Các thành phố thị xã , thị trấn, thị tứ 3000 ÷ 5000 5000 ÷ 15000 15000 ÷ 30000 Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng Từ quy mô nhỏ đến lớn 1000 ÷ 2000 2000 ÷ 3000 3000 ÷ 5000 Cụm dân cư đồng bằng và trung du > 15 hộ

Cuối hướng gió chính >1000 >300 >1000 >300 >1000 >300 Cụm dân cư ở miền núi

Theo khe núi (có dòng chảy xuống) Không có khe núi

3000 ÷ 5000 Không quy định > 500 Không quy định >500 Không quy định

Các công trình khai thác nước ngầm Q <100 m3/ngày Q <10.000 m3/ngày Q >10.000 m3/ngày 50 ÷ 100 > 100 > 500 > 100 > 500 > 1000 > 500 > 1000 > 5000

6.1.2. Các tiêu chí để đánh giá lựa chọn xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa là vị trí xây dựng BCL chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh

6.1.2.1 Đánh giá về vị trí xây dựng BCL

Mặc dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng bất kì một bãi chứa và xử lý CTR nào đều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh trong quá trình vận hành

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG. (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w