Hình 6.4. Mặt cắt ngang tượng trưng cho ô chôn lấp
Ta có: h1: 7,5 m h2 : 10 m
a: chiểu rộng miệng ô chôn lấp
a2, b2: chiều rộng, chiều dài đáy trên của ô chôn lấp a1, b1: chiều rộng, chiều dài đáy dưới của ô chôn lấp
6.5.2. Tính toán đường nội bộ trong bãi chôn lấp
- Theo TCXDVN 261:2001 ta có:
+ Diện tích đường nội bộ chiếm khoảng 10% ÷ 15% diện tích bãi chôn lấp. Căn cứ vào quy mô và thời gian vận hành, bãi chôn lấp được thiết kế các loại đường sau:
Bảng 6.10 – Các loại đường trong bãi chôn lấp
Quy mô bãi chôn lấp
Loại đường
Vĩnh cửu Bán vĩnh cửu Đường tạm
Nhỏ và vừa X X
Lớn và rất lớn X X X
Vì bãi chôn lấp thiết kế với diện tích 108.750 m2 thuộc quy mô vừa nên loại đường trong bãi chôn lấp là loại bán vĩnh cửu và đường tạm (dùng để cho xe đổ rác tại các ô chôn lấp).
Theo TCXDVN 261:2001, trong khu vực BCL ta lựa chọn hệ thống đường nội bộ rộng 4m để ngăn cách giữa các ô chôn lấp và đảm bảo cho các phương tiện đắp đất có thể đi lại, trên hệ thống đường này có trồng cây xanh để hạn chế ô nhiễm và tạo cảnh quan môi trường. Diện tích đường nội bộ xác định như sau:
Snội bộ = 10% × Sbãi chôn lấp = 10% × 108.750 = 10.875 (m2) Vậy đường nội bộ có chiều rộng 5 m, chiều dài 2.150 m
Kết cấu đường nội bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054: 1998. Hai bên đường trồng cây và phải có chỉ giới đường đỏ.
Trên các đường ra vào bãi chôn lấp phải thiết kế hệ thống biển báo nhằm cảnh báo phòng ngừa cho người và phương tiện qua lại. Hệ thống biển báo phải đạt các yêu cầu sau:
- Biển báo đặt cách hàng rào bãi chôn lấp ít nhất 100 m; - Hình dạng, kích thước biển báo theo TCVN 5053 : 1990;
6.5.3 Tính toán hệ thống thu và xử lý khí rác
6.5.3.1. Xác định công thức hóa học của rác
Các bãi chôn lấp là một trong những nguồn quan trọng tạo khí sinh học. Khí sinh học là sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong bãi chôn lấp. Thành phần của khí gas trong giai đoạn đầu chủ yếu là CO
như N
2 và O
2. Sự có mặt của khí CO
2 trong bãi chôn lấp tạo điều kiện cho vi sinh vật kị khí phát triển và từ đó bắt đầu giai đoạn hình thành khí CH
4. Như vậy, khí gas có 2 thành phần chủ yếu là CH 4 và CO 2, trong đó CH 4 chiếm khoảng 50% ÷ 60% và CO 2 chiếm khoảng 40% ÷ 50%. Khí CH
4 có thể trở thành mối nguy hiểm gây ra cháy nổ, ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp và các khu vực xung quanh. Vì vậy, việc kiểm soát lượng khí rác phát sinh là một phần quan trọng trong thiết kế và vận hành bãi chôn lấp.
Bảng 6.11 – Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thanh Hóa[4]
STT Thành phần Tỷ lệ %
1 Chất hữu cơ (thức ăn thừa, lá, rau...) 55,20
2 Giấy các loại 4,65
3 Vải vụn 8,05
4 Chất dẻo , cao su vụn 0,20
5 Thủy tinh vụn 3,60
6 Kim loại các loại 2,00
7 Nilon 4,90
8 Cành cây , vỏ dừa 5,60
9 Gạch vụn , sỏi đá 15,80
Tổng 100
Xác định độ ẩm của chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa
Bảng 6.12 – Xác định khối lượng khô của từng thành phần trong chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa
STT Thành phần % khối lượng ướt Độ ẩm (%) Khối lượng khô 1 Chất hữu cơ (thức ăn thừa, lá, rau...) 55,20 70 16,56
2 Giấy các loại 4,65 6 4,37
4 Chất dẻo, cao su vụn 0,20 2 0,19
5 Thủy tinh vụn 3,60 2 3,53
6 Kim loại các loại 2,00 3 1,94
7 Nilon 4,90 2 4,80
8 Cành cây, vỏ dừa 5,60 60 2,24
9 Gạch vụn, sỏi đá 15,80 8 14,54
Tổng 100 55,41
Độ ẩm của chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa Độ ẩm (%) = ((100 – 55,41)×100)/100 = 44,59%
Xác định công thức hóa học với các chất phân hủy chậm
Bảng 6.13 – Thành phần của chất thải phân hủy chậm