Lời mở đầu Sinh thái học môi trường nằm trong lĩnh vực khoa học môi trường, nghiên cứu về các mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật với nhau mà còn giữa tập thể, giữa cộng đồng với các điều kiện tự nhiên bao quanh nó. Tùy thuộc vào từng thời khắc, từng nơi và từng đối tượng mà sự tương tác của mỗi cá thể có sự thay đổi và được biểu hiện thông qua hai chỉ tiêu đánh giá: tính trội và tính đồng đều của quần thể sinh vật trong một hệ sinh thái môi trường Sinh thái học là khoa học tổng hợp về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường và giữa các sinh vật với nhau. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là các hệ sinh thái. Con người cũng như các sinh vật không thể sống tách khỏi môi trường. Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là bằng kỹ thuật, con người ngày nay có khả năng thay đổi các điều kiện môi trường cho phù hợp với mục đích riêng của mình. Tuy nhiên,các mối hiểm hoạ thiên tai bão, lũ, hạn hán, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường đang thường xuyên xảy ra, luôn luôn nhắc nhở con người rằng không nên cho rằng mình có một sức mạnh vô song mà cho phép mình có thể làm biến đổi quá lớn các điều kiện môi trường vì như thế có khi phạm những sai lầm. Trong quá khứ, đã có những sai lầm của con người tại những nơi nhất định dẫn đến những cuộc khủng hoảng sinh thái tại nơi đó. Thí dụ như đã có những thung lũng phồn vinh từ cổ xưa bị biến thành hoang mạc do bị xói mòn và mặn hoá do hệ thống tưới tiêu bố trí không hợp lý, hoặc do khai thác quá mức rừng nhiệt đới của con người… Khủng hoảng sinh thái là một bài học của quá khứ không thể lãng quên và con người ngày nay phải biết phòng tránh nó một cách khôn ngoan nhất mà vẫn duy trì và đạt được sự phát triển mong muốn của mình. Sinh thái học là cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Cần phải nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp sinh thái học đảm bảo thiết lập mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, làm sao cho thiên nhiên ngày càng phong phú và phát triển, đảm bảo chế độ vệ sinh cần thiết cho môi trường. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các hệ sinh thái ngoài việc học lý thuyết trên lớp, thì việc nghiên cứu thông qua thực địa cũng rất quan trọng. Được sự giúp đỡ của cô giáo Trần Thị Kim Hà, lớp kỹ thuật môi trường K60 chúng em đã tổ chức đi thực tế môn Sinh thái học môi trường vào ngày 9102016 tại công viên Thủ Lệ Ba Đình – Hà Nội. Mục đích của chuyến đi thực tế là nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo, hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước, mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và nhừng hệ quả về sinh thái.
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
BAI THU HOẠCH
HỆ SINH THÁI…… ………
Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Kim Hà
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương
MSV : 1521080223
NHP : 02
Trang 2
Lời mở đầu
Sinh thái học môi trường nằm trong lĩnh vực khoa học môi trường, nghiên cứu về các mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật với nhau mà còn giữa tập thể, giữa cộng đồng với các điều kiện tự nhiên bao quanh nó Tùy thuộc vào từng thời khắc, từng nơi và từng đối tượng mà sự tương tác của mỗi cá thể có sự thay đổi và được biểu hiện thông qua hai chỉ tiêu đánh giá: tính trội và tính đồng đều của quần thể sinh vật trong một hệ sinh thái môi trường
Sinh thái học là khoa học tổng hợp về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật
và môi trường và giữa các sinh vật với nhau Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là các hệ sinh thái.
Con người cũng như các sinh vật không thể sống tách khỏi môi trường Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là bằng kỹ thuật, con người ngày nay có khả năng thay đổi các điều kiện môi trường cho phù hợp với mục đích riêng của mình Tuy nhiên, các mối hiểm hoạ thiên tai bão, lũ, hạn hán, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường đang thường xuyên xảy ra, luôn luôn nhắc nhở con người rằng không nên cho rằng mình có một sức mạnh vô song
mà cho phép mình có thể làm biến đổi quá lớn các điều kiện môi trường vì như thế có khi phạm những sai lầm
Trong quá khứ, đã có những sai lầm của con người tại những nơi nhất định dẫn đến những cuộc khủng hoảng sinh thái tại nơi đó Thí dụ như đã có những thung lũng phồn vinh từ cổ xưa bị biến thành hoang mạc do bị xói mòn và mặn hoá do hệ thống tưới tiêu bố trí không hợp lý, hoặc do khai thác quá mức rừng nhiệt đới của con người… Khủng hoảng sinh thái là một bài học của quá khứ không thể lãng quên và con người ngày nay phải biết phòng tránh nó một cách khôn ngoan nhất mà vẫn duy trì và đạt được sự phát triển mong muốn của mình
Trang 3Sinh thái học là cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường Cần phải nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp sinh thái học đảm bảo thiết lập mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, làm sao cho thiên nhiên ngày càng phong phú và phát triển, đảm bảo chế độ vệ sinh cần thiết cho môi trường.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các hệ sinh thái ngoài việc học lý thuyết trên lớp, thì việc nghiên cứu thông qua thực địa cũng rất quan trọng Được sự giúp đỡ của cô giáo Trần Thị Kim Hà, lớp kỹ thuật môi trường K60 chúng em đã tổ chức đi thực tế môn Sinh thái học môi trường vào ngày
9/10/2016 tại công viên Thủ Lệ - Ba Đình – Hà Nội Mục đích của chuyến đi thực tế là nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo, hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước, mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và nhừng hệ quả về sinh thái
Sơ đồ vườn thú Thủ Lệ - Hà Nội
Trang 41 Tổng quan về hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định
đa dạng về loài và các chu trình vật chất, là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của năng lượng Ví dụ: Ao, hồ, một khu rừng, một consông, thậm chí một vùng biển là những hệ sinh thái điển hình Hệ sinh thái lại trở thành một bộ phận cấu trúc của một hệ sinh thái duy nhất toàn cầu hay còn gọi là sinh quyển Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu và vì vậy, khái niệm này đã ra đời ở cuối thế kỷ thứ XIX dưới các tên goị khác nhau như
“Sinh vật quần lạc” (Dakuchaev, 1846, 1903; Mobius,1877) Sukatsev (1944)
mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc hay Sinh địa quần lạc” Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem) được A Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ Đương nhiên, tàu vũ trụ là một hệ thống kín, đang hướng đến trạng thái mở khi con người tạo ra trong đó quá trình tự sản xuất và tiêu thụ nhờ tiếp nhận nguồn năng lượng và vật chất từ bên ngoài Hiện tại, tàu vũ trụ tồn tại được là do con người cung cấp cho nó các điều kiện thiết yếu (vật chất, năng lượng, nước ) để con người và các sinh vật mang theo tồn tại được Do vậy, nó trở thành một hệ đặc biệt, không giống với bất kỳ hệ sinh thái nào trên mặt đất Thuật ngữ hệ sinh thái của A
Tansley còn chỉ ra nhũng hệ cực bé, đến các hệ lớn như một khu rừng, cánh đồng rêu, biển, đại dương và hệ cực lớn như sinh quyển
Hệ sinh thái luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh, bởi vì trong quá trình tồn tại và phát triển, hệ phải tiếp nhận cả nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường Điều này làm cho hệ sinh thái hoàn toàn khác biệt với
Trang 5các hệ thống vật chất khác có trong tự nhiên Do là một hệ động lực cho nên hoạt động của hệ tuân theo các định luật thứ nhất và thứ hai của nhiệt động học Định luật I cho rằng: năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất
đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, còn định luật thứ II có thể phátbiểu dưới nhiều cách, song trong sinh thái học cho rằng: năng lượng chỉ có thể truyền từ dạng đậm đặc sang dạng khuếch tán, ví dụ, nhiệt độ chỉ có thể truyền từ vật nóng sang vật lạnh, chứ không có quá trình ngược lại Bản thân
hệ sinh thái hoàn chỉnh và toàn vẹn như một cơ thể, cho nên tồn tại trong tự nhiên, hệ cũng có một giới hạn sinh thái xác định Trong giới hạn đó, khi chịumột tác động vừa phải từ bên ngoài, hệ sẽ phản ứng lại một cách thích nghi bằng cách sắp xếp lại các mối quan hệ trong nội bộ và toàn thể hệ thống phù hợp với môi trường thông qua những “mối liên hệ ngược” để duy trì sự ổn định của mình trong điều kiện môi trường biến động Tất cả những biến đổi trong hệ xảy ra như trong một “hộp đen” mà kết quả tổng hợp của nó là “sự trả lời” (hay “đầu ra”) tương ứng với những tác động (hay “đầu vào”) lên hệ thống Trong sinh thái học người ta gọi đó là quá trình “nội cân bằng
Những tác động quá lớn, vượt ra khỏi sức chịu đựng của hệ, hệ không thể tự điều chỉnh được và cuối cùng bị suy thoái rồi bị hủy diệt.Các hệ sinh thái, do đó, được đặc trưng bởi đặc điểm cấu trúc và sự sắp xếp các chức năng hoạt động của mình một cách xác định Cấu trúc của hệ phụ thuộc vào đặc tính phân bố trong không gian giữa các thành viên sống và không sống, vào đặc tính chung của môi trường vật lý cũng như sự biến đổi của các
gradient thuộc các điều kiện sống (như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ cao…) theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang Tổ chức các hoạt động chức năng của hệ được thiết lập phù hợp với các quá trình mà chúng đảm bảo cho vật chất được quay vòng và năng lượng được biến đổi Do hoạt động của hệ trước hết là của quần xã sinh vật, các nguyên tố hoá học di chuyển không ngừng dưới dạng các chu trình để tạo nên các hợp chất hữu cơ từ các chất khoáng và nước, còn năng lượng từ dạng nguyên khai (quang năng – ánh sáng Mặt Trời) được chuyển thành dạng năng lượng hóa học (hoá năng) chứatrong cơ thể thực, động vật thông qua các quá trình quang hợp (ở thực vật) vàđồng hóa ở động vật) rồi chuyển đổi thành nhiệt thông qua quá trình hô hấp
Trang 6của chúng Chính vì lẽ đó, bất kỳ một hệ thống nào của động, thực vật và vi sinh vật với các điều kiện thiết yếu của môi trường vật lý, dù rất đơn giản, như một phần tử phế liệu chẳng hạn, hoàn thành một chu trình sống hoàn chỉnh thì đều được xem là một hệ sinh thái thực thụ.
2 Cân bằng và ổn định của hệ sinh thái
Do các tác động từ bên ngoài, môi trường của hệ sinh thái có thể bị biến đổi và làm biến đổi các thành phần của hệ sinh thái Điều đó khiến cho một hệ sinh thái tự nhiên không thể ở trong trạng thái tĩnh tại mà nó cũng luôn luôn biến động, nhưng tại bất cứ thời điểm nào của quá trình phát triển,
hệ sinh thái cũng luôn hướng tới thiết lập một sự cân bằng, đó là cân bằng sinh thái
Sự cân bằng sinh thái hiểu theo nghĩa rộng không những là sự cân bằnggiữa các loài,giữa vật săn mồi và vật mồi, giữa vật chủ và vật ký sinh, mà còn
là sự cân bằng trong các chu trình biến đổi các chất dinh dưỡng chủ yếu và trong quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái Khi các sự cân bằng trên được thiết lập thì ta nói hệ sinh thái đã đạt tới trạng thái cân bằng
Hệ sinh thái khi đã cân bằng thì nó có tính ổn định, biểu thị qua khả năng tự điều chỉnh và duy trì sự cân bằng sinh thái đã được thiết lập để ổn định theo thời gian Tuy nhiên, một hệ sinh thái không bao giờ tĩnh tại mà nó luôn luôn bị tác động của môi trường bên ngoài nên tính ổn định của hệ sinh thái cũng chỉ là ổn định động, nghĩa là số lượng và chất lượng của các thành phần của hệ sinh thái luôn thay đổi nhưng cấu trúc và cơ chế hoạt động của
hệ, tỷ lệ và tương tác giữa các thành phần trong hệ sinh thái thì gần như vẫn giữ nguyên Vì thế chỉ những hệ đã phát triển chín muồi mới ổn định, hệ mới hình thành và đang phát triển thì không ở vào thế ổn định
Tính ổn định của hệ sinh thái phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học của các loài trong quần xã Trong một hệ sinh thái đa dạng sinh học cao thì các chuỗi thức ăn liên kết chằng chịt với nhau tạo thành lưới thức ăn thì khi cá thể của một loài nào giảm xuống, thậm chí bị tiêu diệt hết thì các loài khác vẫn tồn tại và phát triển dựa vào các chuỗi thức ăn khác có giá trị như nhau
Trang 7Trong một hệ sinh thái đã bị giản hoá thì khi một chuỗi thức ăn bị ngắt thì toàn bộ hệ sẽ bị ảnh hưởng ngay Thí dụ như trong hệ sinh thái vùng Bắc cực,nếu vì một lý do nào đó mà sự sản xuất của địa y bị giảm sút thì toàn bộ hệ sẽsuy sụp vì mọi sự sống ở đây đều phụ thuộc vào địa y - sinh vật sản xuất của
hệ Ngược lại, trong các hệ sinh thái vùng ôn đới và nhiệt đới do có nhiều nguồn thức ăn khác nhau nên một sự tổn thất tạm thời của một loài nào đó không gây thảm họa cho toàn bộ hệ
Những hệ sinh thái trẻ nói chung ít ổn định hơn một hệ sinh thái đã trưởng thành Cấu trúc của hệ sinh thái trẻ bao giờ cũng giản đơn, số lượng các loài ít và số lượng cá thể trong mỗi loài cũng không nhiều lắm Do vậy, tương tác giữa các yếu tố trong thành phần không phức tạp Còn các hệ sinh thái đã trưởng thành có đa dạng sinh học cao và cấu trúc dinh dưỡng phức tạp
sẽ an toàn và có tính bền vững sinh thái mà các hệ sinh thái đã bị đơn giản hóa không thể có được Do đó, tính ổn định của một hệ sinh thái tỷ lệ thuận với độ phức tạp về cấu trúc dinh dưỡng của hệ Nói sự ổn định của hệ sinh thái cũng cần hiểu đó là một sự ổn định động, nghĩa là trong lúc chất lượng của các thành phần của hệ luôn thay đổi thì cấu trúc và cơ chế hoạt động của
hệ, tỷ lệ và tương tác giữa các thành phần xem như vẫn giữ nguyên Cũng vì thế chỉ những hệ đã phát triển chín muồi mới ổn định, còn hệ mới hình thành
và đang phát triển không ở vào thế ổn định Lấy thí dụ một hệ sinh thái của một khu rừng rậm, nếu cứ sau một thời gian khoảng 50 năm, mặc dù có nhiềucây đã chết, nhiều cây mới mọc và sinh sôi phát triển, nhưng tiến hành quan sát nếu thấy số loài cây rừng, số loài động vật cũng như số lượng các cá thể trong từng loài vẫn không thay đổi thì có thể coi như hệ sinh thái đó là ổn định
Sự mất cân bằng sinh thái và khả năng tự điều chỉnh của hệ để thiết lập lại cân bằng Một hệ sinh thái đang cân bằng có thể lại bị mất cân bằng do những tác động tự nhiên hay nhân tạo tác động vào Tác động tự nhiên chủ yếu là các tác động do các thiên tai gây ra như bão, lũ, động đất, hạn hán… Tác động nhân tạo là các tác động do các hoạt động của con người gây nên ảnh hưởng tới các thành phần của hệ Nếu tác động đó là lớn và kéo dài, làm
Trang 8thay đổi rộng lớn điều kiện môi trường thì quần xã sinh vật trong hệ sinh thái
sẽ biến đổi lớn và lệch ra khỏi trạng thái cân bằng, đó là mất cân bằng sinh thái Tuy nhiên, hệ sinh thái tự nhiên mỗi khi bị biến động thì nó lại có khả năng tự điều chỉnh lại các thành phần bên trong hệ sao cho phù hợp với các biến động đó để lập lại cân bằng và trở về trạng thái ban đầu Điều đó biểu thịkhả năng thích nghi của hệ sinh thái đối với các biến đổi môi trường bên ngoài Khả năng tự điều chỉnh để lập lại cân bằng của hệ sinh thái phụ thuộc vào cơ chế cấu trúc - chức năng của hệ Với hệ sinh thái phát triển và trưởng thành dần làm cho số lượng các loài và cá thể trong từng loài tăng lên, quan
hệ tương tác cũng phức tạp hơn Do số lượng lớn và tính đa dạng của các mốiliên hệ, các tương quan tác động và ảnh hưởng lẫn nhau nên dù xảy ra một sựtắc nghẽn nào hay sự mất cân bằng ở một khu vực nào đó cũng không dẫn đến sự rối loạn chung của toàn bộ hệ sinh thái Hệ sinh thái càng trưởng thành thì cân bằng cơ thể - môi trường càng lớn
3 Công viên Thủ Lệ
3.1 Một vài nét về Công viên Thủ Lệ
Công viên Thủ Lệ còn có tên là Vườn thú Thủ Lệ hay Vườn thú Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía tây, góc đường Kim Mã, Cầu Giấy, đường Bưởi, Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc, giáp khách sạn Daewoo Vườn thú được xây dựng từ năm 1975, đến năm 1976 thì hoàn thiện
Công viên Thủ Lệ nằm trên địa phận làng Thủ Lệ, một làng cổ có từ thời nhà Lý (thế kỷ 11) Sự tích làng này gắn liền với sự tích Thánh Linh Lang, được thờ trong ngôi đền Voi Phục, ngay cổng phía tây Vườn thú Vì vậy, khu vực này không chỉ là điểm vui chơi giải trí mà còn là một di tích lịch sử, một địa điểm tín ngưỡng của nhân dân Hà Nội
Với diện tích khoảng 29 ha, Vườn thú được xây dựng trên một địa hìnhkhá đẹp: có hồ và những gờ đất chạy dài trên bờ hồ như bầy rồng, rắn đuổi nhau; núi Bò, đền Voi Phục dưới bóng si rậm rạp, chứa đựng bao huyền
Trang 9thoại Các công trình xây dựng trong Vườn thú có qui mô nhỏ, chiều cao và mật độ xây dựng thấp, kiến trúc hài hoà với cây xanh, mặt nước…
Cổng đền Voi Phục
Vườn thú Thủ Lệ được chia làm nhiều khu: Khu bò sát nuôi rắn, kỳ đà,
cá sấu… Khu này nằm trên dải đất có hồ nước, tạo nên những hang thích hợpvới đời sống từng loài Khu chim chóc có công, trĩ, uyên ương, hạc, cò, sếu, các loài chim hót như họa mi, khướu… Khu này chạy dài trên lối vào đền Voi Phục Khu thú dữ gồm hổ, báo, sư tử, gấu… với một hệ thống chuồng giống kiểu hang động Phần phía bắc công viên là vườn cây rộng để nuôi hàng trăm loài thú móng guốc như hươu, nai, dê, Chuồng xây có chừa khoảng trống phía trước để các con thú đi lại, tạo một phong cách gần gũi vớithiên nhiên cho các loài thú
Trang 10Trước khi Vườn thú Hà Nội hoàn thành, thú được nuôi tại Vườn Bách Thảo Hà Nội Năm 1975, Vườn thú tiếp nhận số động vật từ Bách Thảo chuyển tới với chỉ có 30 loài và gần 300 cá thể Trong đó, chủ yếu là đàn hươu, nai, 4 con voi, 2 hổ, 2 báo hoa mai và một số chim thú, bò sát nhỏ khác
Từ năm 1993, Vườn thú gia nhập Hiệp hội các Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA) và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Vườn thú và Tổ chức bảo tồn Quốc tế như WWF (Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên), WPA (Bảo tồn chim Trĩ Thế giới) Một số loài thú ngoại nhập được trao đổi với các Vườn như: Hổ Amua, Ngựa hoang, Đà điểu Châu Phi, Châu Mỹ, Đười ươi đã làmtăng sự sinh động về loài trưng bày, thu hút khách thăm vườn
Qua từng năm bảo tồn, sưu tầm, chăn nuôi, nhân giống , Vườn thú đã
có hơn 40 loài đặc hữu quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam như:
Hổ Đông Dương, Báo gấm, Beo lửa, Cầy vằn, Báo hoa mai, Gà lôi lam đuôi trắng, các loại chim họ Trĩ, cá cóc Tam Đảo
Trong đàn động vật trưng bày có nhiều loài mang ý nghĩa lịch sử rất được khách tham quan trân trọng như: Đôi sếu Nhật Bản - quà tặng của thủ tướng Kim Nhật Thành (CHDCND Triều Tiên) với Bác Hồ từ năm 1960 đến nay vẫn tồn tại; đôi trăn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Nai Viên Chăn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Cầy mực, cá sấu của Trung tướng Tư lệnh bộ đội Trường Sơn - Đình Đức Thiện tặng Vườn thú trưng bày cho dân xem,
để lại dấu ấn trong lịch sử phát triển Vườn thú
Từ chỗ ban đầu chỉ có 3 khu vực, 5 điểm trưng bày với diện tích khiêm tốn 1.350m², đến nay Vườn thú đã có 6 khu vực bảo tồn, 47 điểm trưng bày
và tổng diện tích chuồng nuôi động vật 12.800m² So với thời kỳ đầu thành lập Vườn, số loài động vật tăng gấp 3 lần, số cá thể tăng gấp 2 lần Hiện nay Vườn thú Thủ Lệ đã có gần 600 cá thể thuộc hơn 100 loài bao gồm: 35 loài thú, 50 loài chim, 5 loài bò sát lưỡng cư, 40 loài cá nước mặn
Vườn thú Thủ Lệ không chỉ có chức năng vui chơi giải trí mà còn có khu cây xanh, góp phần cải thiện môi trường, khí hậu cho khu vực và thành
Trang 11phố Ngoài 20,4 ha trong khuôn viên Vườn thú được nâng cấp về cây xanh, vườn hoa, bãi cỏ, từ năm 1993 đến nay, Vườn thú còn duy trì và quản lý khoảng hơn 100.000 m² thảm cỏ, hơn 3000 m² bồn hoa, gần 4000 cây bóng mát và hàng nghìn mét vuông hàng rào cây cảnh, mảng cây cảnh , trở thành
lá phổi xanh của thành phố
Khu vui chơi thiếu nhi kết hợp trong khu cây xanh có các trò chơi như bập bênh, đu quay, cầu trượt, vày cát… Trong Vườn thú có rạp xiếc nhỏ dànhcho trẻ em gồm có: xiếc khỉ, xiếc chó và xiếc cá sấu Trong các khu cây xanhcòn xây dựng thêm các công trình phục vụ như nhà nghỉ chân, chòi trú mưa nắng, quầy lưu niệm, quán giải khát
Các em nhỏ vui chơi trong công viên
Trang 12Ngoài ra, ở đây còn bố trí thêm cầu đi bộ qua hồ nối từ Vườn thú chính sang đảo và từ đảo sang khu di tích để thuận tiện đi lại cho khách tham quan Khu đảo là khu vực cây xanh yên tĩnh để du khách nghỉ ngơi, ngắm cảnh, có đan xen một số chuồng thú nhỏ.
Chụp ảnh với các loài động vật trông vườn thú
Trang 13Nhìn ngắm và cho chúng ăn
Trang 14Mỗi năm Vườn thú Thủ Lệ đón khoảng 1,5 đến 2 triệu lượt khách du lịch Đặc biệt vào những ngày nghỉ cuối tuần hay dịp lễ tết, Vườn thú đón tiếp hàng ngàn lượt khách đến tham quan và dạo chơi thư giãn Trẻ em đặc biệt thích thú khi được bố mẹ dẫn đi xem những loài thú như trong truyện cổ tích
và chơi các trò chơi lôi cuốn, hấp dẫn trong Vườn thú Vườn thú Thủ Lệ đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của người dân Hà Nội mỗi dịp cuối tuần và
là một trong những điểm đến khó có thể bỏ qua của du khách khi về với Thủ đô
LỚP KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG A-K60
3.2 Bài thu hoạch về hệ sinh thái ở Công viên Thủ Lệ
Đứng trước một nền kinh tế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm Con người càng khao khát hít thở không khí trong lành, thoáng mát, thích gần gũi với thiên nhiên có núi rừng xanh tươi, thơ mộng, có các loài thú hoang dã để tâm hồn được sảng khoái, thanh thản Từ đó, thúc đẩy ngành du lịch sinh thái ngày càng phát triển mạnh mẽ và kích thích một số nhà kinh doanh có tâm hồn yêu quí thiên nhiên
Trang 15đầu tư loại hình này Ban đầu thường là từ những vườn chim của những người yêu quí loài vật nuôi dưỡng hay bảo vệ các loài chim muông để giải trí như dơi, chim, cò, cá sấu, nhím, voi… hoặc những khu vui chơi giải trí đơn thuần rồi dần dần mở rộng, nâng cấp tự tạo thành những khu vườn có cây cảnh, có núi rừng, sông hồ, thác lũ các loài thú hoang dã gần giống với tự nhiên để thu hút du khách Bước vào công viên Thủ Lệ tất cả lớp chúng tôi đều có một cảm nhận chung đó là rộng rãi, mát mẻ, ngợp màu cỏ hoa và rộn ràng, sôi động những âm thanh của thú rừng, đó là một thế giới động vật thu nhỏ
Ở đây chúng ta sẽ bắt gặp một hệ sinh thái bao gồm cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.Hầu hết hệ sinh thái ở công viên Thủ Lệ là hệ sinh thái nhân tạo Các chuồng thú có qui mô lớn và kiên cố như chuồng lồngtròn được xây dựng lên để nuôi khỉ, chuồng cọp, hổ, hà mã, vượn, đười ươi,
cá sấu Xiêm, hông hoàn, voi để bảo vệ các loài động vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng
Sau đây là tập tính của một số loài trong vườn thú Thủ Lệ:
Trang 16Chim công : Là loài chim thuộc Họ Trĩ (bộ Gà ) Trước đây chim công phân bố ở hầu hết các cánh rừng trên cả nước Ngày nay do việc săn bắn , tànphá rừng , Chim Công còn lại trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế Công
là loài chim đẹp và quý hiếm nên nhu cầu chơi , nuôi loài này làm cảnh trong
1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế, các nhà vườn , khu du lịch sinh thái ngày càng tăng Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam ( Công Lục – hay công Má Vàng ) Và Công Lam (công Ấn Độ : Công xanh , Công trắng,công ngũ sắc) Khi chim trưởng thành ( chim trống ) chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1 m Trong đó bộ đuôi có thế tới 1,5m (ở thời kỳ 3 – 5 năm tuổi) Trọng lượng có thể đạt từ 8 – 12 kg / con Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi ( múa ) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản ( tháng 12 âm lich Kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái ( tháng 6 âm lịch ) Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này ( từ cử chỉ , hành động , sắc lông ) Sau đó Chim Côngbắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo Với Chim mái , trọng lượng , chiều dài cơ thể nhỏ hơn , màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống Phân biệt chim trống và chim mái dựa vào 1 số đặc điểm sau : Sắc tố lông chiều dài đuôi , màu da chân , chiều cao của chân , Chiều cao cổ , Số lông chính dựng trên mào Hoặc dựa vào cách sosánh trọng lượng , kích thước chiều dài cơ thể Cách phân biệt rõ nhất là khi chim ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên Lúc này chim trống có biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi ngoại hình Công thích sống ở rừng thưa, đặc biệt là rừng khộp, chỗ cây bụi và trảng cỏ rậm rạp rải rác có nhiều cây gỗ lớn, nơi có độ cao khoảng dưới 1000m Thường gặp kiếm ăn ở cửa rừng trong các trảng cỏ, vùng nương rẫi nơi dọc bờ sông gần nơi ở của chúng ở Nam Bãi Cát Tiên gặpcông ở sườn đồi xung quanh các bàu nước, kiếm ăn trên các bãi cỏ củ vùng đầm lầy vào mùa nước cạn hoặc ven ruộng lúa, ban đêm ngủ trên các cây to gần đó Ngoài mùa sinh sản thường kiếm ăn theo đàn hoặc gia đình Có thể gặp công sống ở những nơi cố định Chim Công là loại ăn tạp : thức ăn chủ yếu : thóc , ngô , kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm Ngoài ra cho
ăn thêm rau xanh Và nó là loài đang được bảo tồn
Trang 18Nhím đuôi ngắn: là loài gặm nhấm, thích nghi với những sinh cảnh khác nhau từ rừng nguyên sinh đến rừng suy thoái Ban ngày ngủ trong các hang hốc tự đào, miệng hang có cây cỏ mọc xum xuê Kiếm ăn vào ban đêm Thức ăn gồm rễ cây, măng, vỏ cây, quả chín rụng xuống đất, xương động vật,sừng hươu, hoẵng bị lột bỏ Chúng thường tha xương động vật hay sừng hươu hoẵng vào hang gặm nhấm để răng cửa không mọc quá dài Khi gặp kẻ thù nhím thể hiện động tác đe dọa bằng cách dậm chân, xù lông và quay đuôi tạo ra tiếng động to Nếu không kết quả chúng sẽ rút lui Nếu kẻ thù tiếp tục truy đuổi, chúng sẽ bỏ chạy nhanh, sau đó đột ngột dừng lại, làm cho kẻ thù
bị lông đâm Nhím lắc đuôi liên tục làm cho lông va chạm nhau phát ra tiếng động Qua nghiên cứu thấy rằng việc lắc đuôi như vậy để thể hiện khả năng
uy lực của mình Mỗi lần đẻ 2 - 3 con, mang thai từ 3.5 đến 4 tháng Trong
Trang 19trại nuôi dưỡng chúng có tuổi thọ trên 27 năm Tình trạng đang giảm sút nhanh do bị săn bắt làm thực phẩm.
Trang 20Nai: là một loài thú lớn thuộc họ Hươu, phân bố ở Sri Lanka, Nepan,
Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Dương Ở Việt Nam, loài nai bản địa phân bố ở đây là loài nai đen một phân loài của loài nai Nai có da lông màu nâu thẫm, hai sừng, mỗi sưng ba nhánh Thân nai dài hoảng 1,8 tới 2 mét, vaicao 1,4 đến 1,6 mét và nặng khoảng 2 tạ khi trưởng thành Nai mọc sừng lúc hai tuổi, 20 tháng tuổi thành thục Con đực một năm thay sừng vào tháng ba hoặc tháng tư Loài nay ăn lá non, chồi cây mềm, cỏ non, cây bụi, quả rụng Nai sống đơn độc, chỉ ghép đôi vào mùa sinh dục là xuân và thu Có khả năng thích nghi với nhiều mooit trường khác nhau như rừng rậm, rừng thưa, đồng cỏ, kể cả rừng suy thoái Sống và kiếm ăn bầy đàn, ban đêm Nghỉ ngơi ban ngày trong rừng sâu, bơi giỏi Khi gặp kẻ thù như Linh Cẩu thì chạy trốn
và ngâm mình dưới nước sâu Con đực một năm thay sừng vào tháng ba hoặctháng tư
Trang 22Hươu sao: Có đặc điểm nhận dạng là có kích cỡ trung bình Trọng lượng cơ thể 60 - 80kg Con đực có sừng 2 - 4 nhánh, nhỏ hơn sừng nai Thânphủ lông ngắn, mịn, màu vàng hung, có 6 - 8 hàng chấm trắng (như sao) dọc theo hai bên thân Có vệt lông mầu xám kéo dài từ gáy dọc theo sống lưng Bụng màu vàng nhạt Bốn chân thon nhỏ màu vàng xám Đuôi ngắn, phía trên vàng xám, phía đuôi trắng, mút đuôi có túm lông trắng Chúng có thức
ăn là cỏ, lá cây Hiện đã thống kê được 75 loài cây làm thức ăn cho chúng, ưathích nhất là các loại lá cây có nhựa mủ như: sung, ngái, mít thuộc họ Dâu tằm Moraceae Trong điều kiện nuôi dưỡng, hươu sao đẻ tập trung vào các tháng 3, 4, 5 Thời kỳ động dục tập trung vào tháng 8, 9 Thời gian có chửa
215 - 235 ngày Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con Thời gian nuôi con 3 - 4tháng Con đực cho nhung thường vào tháng 3 - 4 dương lịch hàng năm Ngoài thiên nhiên hươu sao sống ở rừng thưa trên núi đất, ưa thích nơi khô ráo Sống thành từng đàn, hiền lành và nhút nhát Trong điều kiện nuôi dưỡngthường mắc một số bệnh đường tiêu hoá, bệnh phổi, bệnh vi rút ở móng, bệnh ký sinh trùng máu Chúng phân bố ở trong nước như: trước đây có ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Hiện nay trong thiên nhiên hầu như không còn Hươu sao đang được nuôi dưỡng ở: Hà Giang, Sơn La, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội (Vườn Thú), Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (Vườn Thú) Và ở một số nước trên thế giới: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Liên bang Nga Là loài thú hiếm, Danh lục đỏ IUCN (2000) đã xếp vào bậc CR Trong thiên nhiên hầu như không còn, nhưng đã được thuần dưỡng phục hồi số lượng Chúng đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2000) Khuyến khích, thúc đẩy nghề nuôi Hươu sao trong nhân dân Gây thả lại trong các khu Bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia