Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng – an ninh và quốc phòng – an ninh với kinh tế xã hội là yếu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, là nội dung cơ bản, quan trọng trong đường lối cách mạng, là chủ trương nhất quán, luôn được thể hiện thông qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng ta. Ngay từ Nghị quyết đại hội IX (2001), Đảng đã chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” 16, tr.11. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011) tiếp tục nhấn mạnh: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội và trên từng địa bàn” 17, tr.82.
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
GẮN VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH TRÊN
1.1 Những vấn đề chung về kinh tế du lịch biển và bảo vệ chủ
1.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát
triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
GẮN VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH TRÊN
2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch gắn với
bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh 342.2 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết từ thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắnvới bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh 52
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU
LỊCH GẮN VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH TRÊN BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH THỜI GIAN TỚI 643.1 Quan điểm phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ
quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh 643.2 Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo
vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh 70
Trang 3tế - xã hội và trên từng địa bàn” [17, tr.82]
Kinh tế du lịch nói chung, KTDL biển nói riêng luôn được xác định làngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước Trong mốiquan hệ giữa KT-XH với QP-AN đã được Đảng, Nhà nước ta xác định thìviệc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế du lịch và bảo đảm quốc phòng,bảo vệ chủ quyền, an ninh ở các địa phương có biển là nội dung quan trọng,luôn được quan tâm và trở thành vấn đề cấp thiết hàng đầu hiện nay
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Bắc đất nước, có lợithế và tiềm năng du lịch biển lớn, có địa hình đa dạng, phong phú, bờ biểnkéo dài, không gian du lịch phân bố rộng từ biển, đảo đến núi đá, xen kẽ vớinhiều địa bàn trọng điểm về QP-AN Ngoài ra, với vị trí địa lý có ý nghĩaquan trọng về mặt quốc phòng, vì là cửa ngõ thông ra biển, lại nằm gầnđường hàng hải quốc tế nên việc phát triển KTDL gắn với bảo vệ chủ quyền,
an ninh trên biển là nhiệm vụ đặc biệt, vừa cấp bách, vừa lâu dài, quyết địnhtương lai phát triển của Tỉnh
Trong những năm qua, việc phát triển KTDL gắn với bảo vệ chủquyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh đã góp phần quan trọng phát triển
Trang 4KT-XH, củng cố QP-AN, đưa Quảng Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn, antoàn của đông đảo du khách trong nước, khu vực và quốc tế Tuy nhiên, bêncạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém cầngiải quyết, đó là: phát triển các loại hình, sản phẩm, thị trường du lịch có thờiđiểm còn chưa gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển; chưa có chiếnlược gắn kết hai nhiệm vụ này một cách cụ thể ở địa phương; một số địa bànchiến lược có nguy cơ bị phá vỡ khu vực phòng thủ trên biển; tình hình viphạm pháp luật, vi phạm quy chế trên biển của các loại đối tượng lợi dụnghoạt động du lịch để chống phá, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, chạytheo lợi ích kinh tế đơn thuần còn nhiều, dẫn tới nguy cơ đe dọa chủ quyền,
an ninh trên biển,.v.v Do đó, phát triển KTDL gắn với bảo vệ chủ quyền,
an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới đã và đang đặt ranhững vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải được nghiên cứu và giải quyết
Vì vậy, xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành kinh tế
chính trị
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học được nghiên cứu liênquan đến đề tài dưới các góc độ khác nhau, trong số đó tiêu biểu là:
* Nhóm công trình nghiên cứu khoa học về du lịch và phát triển kinh tế du lịch
Trần Quốc Nhật (1995), Phát triển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận
văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã đề cập vàlàm rõ vai trò và xu hướng phát triển của du lịch, nghiên cứu tiềm năng vàthực trạng phát triển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu; đưa ra phương hướng vànhững giải pháp lớn nhằm phát triển du lịch ở Bà Rịa - Vũng tàu
Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận
văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã tiếp cận
lý luận về kinh tế du lịch; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnhNghệ An; đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy pháttriển kinh tế du lịch ở tỉnh Nghệ An
Trang 5Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng
và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn đã đề cập đến lý luận về kinh tế du lịch; tiềm năng phát triển kinh tế
du lịch và những giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc
Dương Vũ (2000), “Phát triển du lịch trong tầm nhìn mới”, Tạp chí
Cộng sản, số 20/2000 Bài viết đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về du
lịch Việt Nam và đưa ra những ý tưởng ban đầu về cung đối với loại hình dulịch mới; đồng thời, tập trung đánh giá thực trạng của du lịch Việt Nam vớinhững điểm mạnh, điểm yếu, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra các giải pháp vàkiến nghị nhằm phát triển du lịch nước ta trong tương lai
Trần Xuân Cảnh (2001), “Bàn về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành
du lịch tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 123, tháng 01/2001 Bài
viết đã đưa ra những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển ngành kinh
tế du lịch tại Việt Nam
Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh
phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên, Đề án Quốc gia Nội dung đề án
đã phác họa bức tranh về đặc điểm chung của các tỉnh Miền Trung - TâyNguyên, chỉ rõ vị trí, vai trò của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; nêu ratiềm năng, lợi thế, các cơ sở, thực trạng, chủ trương và giải pháp phát triểnmạnh du lịch Miền Trung - Tây Nguyên
Hồ Viết Chiến (2003), Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh Luận văn nghiên cứu làm rõ kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tếcủa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đề xuất các giải pháp để kinh tế du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương
Phạm Quang Hưng (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7 Tác giả đã nêu lên thực
trạng về du lịch và đề xuất những giải pháp lớn nhằm phát triển du lịch ViệtNam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trần Xuân Ảnh (2006), Thị trường du lịch ở Quảng Ninh, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn tiếp cận
Trang 6du lịch ở góc độ thị trường, các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và phát triểnthị trường cung, cầu, quan hệ cung cầu và dịch vụ du lịch.
Lê Trọng Bình (2007), Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch
vùng biển và ven biển Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam Tác giả chỉ
ra các lợi thế phát triển du lịch biển ở Việt Nam cũng như hiện trạng pháttriển du lịch vùng biển Việt Nam tập trung vào các nhân tố như thị trườngkhách du lịch, thu nhập du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, laođộng và không gian du lịch, công tác quảng bá du lịch; qua đó, tác giả đưa ramột số giải pháp phát triển du lịch biển Việt Nam
Nguyễn Anh Tuấn (2009), Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa
hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Luận văn đã tiếp cận
lý luận về kinh tế du lịch; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch, đồngthời đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa
Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh Tác giả đã nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về thị trường
du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp
mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới
Phạm Thị Dung (2015), Phát triển kinh tế du lịch biển ở Quận Đồ
Sơn, Thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Học viện
Chính trị Tác giả đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễnphát triển kinh tế du lịch biển ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng;Luận văn cho thấy vai trò và tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triểnkinh tế du lịch biển trong thời đại ngày nay
Nguyễn Văn Vỹ (2016), Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị,
Học viện Chính trị Tác giả đã nghiên cứu, làm rõ lý luận, thực tiễn về pháttriển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa, đề xuất quan điểm cơ bản và giải phápchủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế ở tỉnh Khánh Hòa thời gian tới
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập tớinhững lý luận chung nhất về du lịch và phát triển kinh tế du lịch, đưa ra
Trang 7những giải pháp phát triển kinh tế du lịch cho từng địa phương và khẳngđịnh vai trò của phát triển kinh tế du lịch đối với sự phát triển chung củakinh tế - xã hội đất nước.
* Nhóm công trình nghiên cứu khoa học về phát triển kinh tế du lịch gắn với các hoạt động quốc phòng, an ninh
Nguyễn Đình Sơn (2003), Phát triển kinh tế du lịch và tác động của
nó tới quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ,
Học viện Chính trị Tác giả đã đề cập đến lý luận chung về kinh tế du lịch,thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Hà Tây; tác động của phát triểnkinh tế du lịch tới QP-AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây; mục tiêu, phươnghướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch gắn với củng cốQP-AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Mai Văn Điệp (2006), Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động
của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay ,
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Luận văn phân tích tình hìnhphát triển kinh tế du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian gần đây, từ
đó khẳng định phát triển kinh tế du lịch biển ngày càng tác động mạnh mẽđến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực quốc phòng; Luận vănchỉ ra tính bức thiết trong giai đoạn hiện nay là cần phải nghiên cứu quá trìnhphát triển của kinh tế du lịch biển và tác động của nói đến củng cố quốcphòng trên địa bàn Tỉnh nói riêng và cả nước nói chung
Nguyễn Đình Sơn (2006), “Phát triển du lịch bền vững quan hệ gắn bó
với quốc phòng - an ninh”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2006 Tác giả đã
đề cập sâu sắc mối quan hệ, tác động qua lại giữa phát triển du lịch bền vữngvới quốc phòng - an ninh ở nước ta
Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch
Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, Luận án tiến sĩ kinh
tế chính trị, Học viện Chính trị Luận án chỉ ra những vấn đề lý luận chungvà kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch kết hợp với củng cố QP-AN; thựctrạng phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốcphòng - an ninh; phương hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản để phát triểnKTDL ở Vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường củng cố QP-AN
Trang 8Nguyễn Thị Minh Loan (2008), Tác động của hoạt động du lịch đối
với vấn đề giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Cảnh sát nhân dân.
Tác giả đã phân tích làm rõ về hoạt động du lịch và mối quan hệ giữa hoạtđộng du lịch với yêu cầu giữ gìn trật tự an toàn xã hội; phân tích sâu sắcđặc điểm và thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Ninh; làm rõ tác độngcủa hoạt động du lịch đến nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bànTỉnh; trên cơ sở đó, tác giả dự báo tác động của hoạt động du lịch đối với trật
tự an toàn xã hội ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới và đưa ra một số giảipháp góp phần ngăn chặn tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Nguyễn Văn Tự (2008), “Khánh Hòa gắn kết phát triển kinh tế - xã
hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới”, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, số 10 Tác giả đã phân tích, làm rõ nét nổi bật của
Khánh Hòa trong quá trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăngcường QP-AN; chỉ rõ thực chất của sự kết hợp và làm rõ thực trạng pháttriển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường QP-AN; trên cơ sở đó, tác giả đãđưa ra phương hướng nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội gắn vớităng cường QP-AN ở Khánh Hòa trong thời gian tới
Nguyễn Anh Tuấn (2015), Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng
cường quốc phòng an ninh ở tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sĩ kinh tế chính
trị, Học viện Chính trị Luận án trình bày những khái niệm cơ bản về kinh tế
du lịch và phát triển kinh tế du lịch, một số giải pháp gắn phát triển kinh tế dulịch với tăng cường quốc phòng an ninh ở tỉnh Khánh Hòa.v.v
Nhóm các công trình khoa học này đã nghiên cứu các mặt phát triển củaKTDL gắn với các hoạt động QP-AN, bước đầu thấy được vai trò, sự ảnhhưởng, tác động qua lại giữa phát triển KTDL với QP-AN trong thời gian qua
Tóm lại, mặc dù có thể chưa thống kê hết các công trình khoa học
đã công bố, nhưng các công trình mà tác giả được biết, cho đến nay chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về “Phát triển kinh tế
du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh”
dưới góc độ kinh tế chính trị được công bố, nhất là từ khi Đảng bộ và nhân
Trang 9dân tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng(2011) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứXIV (2015) Vì vậy, đề tài tác giả lựa chọn không trùng lặp với các côngtrình khoa học đã công bố khác.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch gắn vớibảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giảipháp để phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
ở tỉnh Quảng Ninh, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững độclập chủ quyền, an ninh biển đảo của Tổ quốc
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế du lịchgắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển dưới góc độ kinh tế chính trị
- Đánh giá thực trạng và những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế
du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệchủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo
vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh trong quy hoạch, kế hoạch;trong các cơ chế, chính sách phát triển; trong mở rộng các loại hình kinh tế dulịch; trong tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch gắn vớibảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
- Về thời gian: các số liệu từ năm 2011 đến năm 2016
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Trang 10Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chỉ thị,Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế du lịch biển;Nghị quyết của Đảng bộ các cơ quan liên ngành trong tỉnh về bảo vệ chủ quyền,
an ninh trên biển gắn với phát triển kinh tế - xã hội
* Cơ sở thực tiễn
Thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninhtrên biển và tác động của nó tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninhtrong 6 năm (2011-2016); kế thừa một số kết quả nghiên cứu của những côngtrình khoa học có liên quan đã được công bố và những kết quả khảo sát thực tếcủa tác giả
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, logic - lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát kinhnghiệm thực tế và một số phương pháp khác
-6 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh Kết quảnghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ, chính quyền tỉnhQuảng Ninh trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủquyền, an ninh trên biển Đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảo cho các địaphương khác ở nước ta trong phát triển kinh tế du lịch biển hiện nay
7 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH TRÊN BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH 1.1 Những vấn đề chung về kinh tế du lịch biển và bảo vệ chủ quyền,
an ninh trên biển
1.1.1 Kinh tế du lịch biển
* Quan niệm về kinh tế du lịch
Theo dòng lịch sử, hoạt động du lịch ban đầu chỉ mang tính chất cá nhânnhỏ lẻ, dần dần nó trở nên phổ biến và đa dạng hơn về hình thức Đi du lịch,không chỉ dừng lại ở hình thức cá nhân mà tiến đến nhóm người, tập thể người.Không gian du lịch đồng thời cũng được mở rộng ra không chỉ trong phạm vitừng lãnh thổ mà giữa các lãnh thổ với nhau Yêu cầu đối với việc tổ chức cácchuyến đi ngày càng phức tạp hơn, du khách cần có các tổ chức với tư cách làtrung gian trong chuyến đi của mình để thực hiện các hoạt động như bố tríphương tiện đi lại, chỗ ăn nghỉ, hướng dẫn tham quan,.v.v Trước yêu cầu đó,các tổ chức kinh doanh du lịch ra đời Lúc này, hoạt động du lịch không còn làhiện tượng mang tính chất cá nhân, tự phát, đơn lẻ mà đã trở thành một hoạtđộng kinh tế, mang tính chất kinh doanh
Cùng với sự phát triển về KT - XH, các nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giảitrí, giao lưu văn hoá và mở mang kiến thức của con người ngày càng tăng Kinh
tế càng phát triển, điều kiện vật chất của xã hội ngày càng được cải thiện, cácnhu cầu thiết yếu của cuộc sống dần được đáp ứng một cách đầy đủ hơn thì conngười lại càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu tinh thần đó của mình.Trong xã hội công nghiệp và sản xuất hàng hoá cạnh tranh cao, nhu cầu tái sảnxuất sức lao động đòi hỏi không chỉ được thoả mãn về ăn, ở, mặc,.v.v mà nhucầu về đời sống văn hoá, tinh thần cũng phát triển mạnh Đây chính là động lựcthúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế, sự phát triển của kinh tế du lịch không chỉ dừng lại ở biên giới quốcgia mà còn mở rộng ra quy mô toàn cầu Mặt khác, điều kiện về giao thông vậntải, thông tin liên lạc càng đạt trình độ cao và an toàn, đáp ứng nhu cầu thuận lợi
Trang 12cho du khách khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác sẽ là cơ hội tốt để ngànhkinh tế du lịch biển phát triển
Theo Luật du lịch Việt Nam tại điều 38 quan niệm: “kinh doanh du lịch làkinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề: kinh doanh lữ hành; kinh doanhlưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyến khách du lịch; kinh doanh phát triển khu
du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác” [28, tr.39]
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (do nhà xuất bản Từ điển Bách khoaHà Nội năm 2002) đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về kinh tế du lịch
Theo đó: “Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có đặc thù mang tính dịch vụ
và được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và dulịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên vàcảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hoá,lịch sử,.v.v.) nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, tổ chức buônbán xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch” [46]
Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế du lịch Tuynhiên dưới góc độ kinh tế chính trị có thể thấy, kinh tế du lịch là một quan hệkinh tế trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, bao gồm các quan hệ ngành,nghề: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyếnkhách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanhdịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợiích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanhnghiệp du lịch KTDL là ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại những giátrị vật chất và tinh thần rất cao
Từ sự phân tích trên có thể quan niệm kinh tế du lịch: là tổng thể các mối
quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch giữa các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu cho khách và mạng lại lợi ích kinh tế - xã hội cho doanh nghiệp và địa phương làm du lịch
* Quan niệm về kinh tế du lịch biển
Khi đề cập đến hoạt động du lịch biển, tác giả Đổng Ngọc Minh vàVương Lôi Đình (2001) đã đưa ra quan niệm: “Gọi du lịch biển là chỉ tổng hòa
Trang 13hiện tượng và quan hệ của các hoạt động du ngoạn, vui chơi, nghỉ ngơi tiến hành
ở biển, sinh ra lấy biển làm chỗ dựa nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu về vậtchất và tinh thần của mọi người dưới điều kiện kinh tế - xã hội nhất định” [25,Tr.173] Đây là khái niệm kinh tế du lịch biển dưới góc độ kinh tế ngành Một sốnhà nghiên cứu lại gộp du lịch biển vào lĩnh vực kinh tế biển Họ quan niệmthủy sản, dầu khí, vận tải biển và du lịch biển hợp thành kinh tế biển Quan niệmnày thường thấy ở các quốc gia có thế mạnh về biển Theo đó, có thể thấy giữakinh tế du lịch và kinh tế biển có sự giao thao với nhau, khoảng giao thoa ấychính là kinh tế du lịch biển Tuy nhiên, quan niệm này mới chỉ phần nào phảnánh nội hàm của khái niệm kinh tế biển
Từ các cách tiếp cận khác nhau, có thể hiểu khái niệm kinh tế du lịch
biển một cách khái quát như sau: Kinh tế du lịch biển là một phạm trù kinh tế
chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển, nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và người kinh doanh du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với biển, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
* Quan niệm về phát triển kinh tế du lịch biển
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển là một quá trìnhvận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoànthiện hơn Vì vậy, có thể tiếp cận khái niệm phát triển kinh tế du lịch biển trên cơ
sở sự hoàn thiện không ngừng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Cácmối liên hệ kinh tế nảy sinh và vận hành trong kinh tế du lịch biển thể hiện trên
cả ba mặt của quan hệ sản xuất, bao gồm: quan hệ giữa người với người trong sởhữu về tư liệu sản xuất để sản xuất và cung ứng các dịch vụ du lịch biển; quan hệgiữa người với người trong quá trình tổ chức điều hành, quản lý việc sản xuất,cung ứng các dịch vụ du lịch biển và quan hệ trong tổ chức phân phối các sảnphẩm, dịch vụ du lịch biển Các quan hệ trên diễn ra ở cả bốn khâu của quá trìnhsản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển
Như vậy, hiểu một cách khái quát: phát triển kinh tế du lịch biển là quá
trình vận động, hoàn thiện không ngừng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ
Trang 14sản xuất, thông qua việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch biển gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao số lượng và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; không ngừng mở rộng thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, trên cơ sở đó đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao và bền vững.
1.1.2 Bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
* Quan niệm về chủ quyền
Chủ quyền là tính có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví
pháp Các quốc gia có thể có chuyển quyền toàn phần hoặc hạn chế, hoặckhông có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy địnhlà di sản chung của nhân loại
Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia trongphạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lậppháp, hành pháp và tư pháp Mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội củaquốc gia phải do quốc gia đó quyết định, các quốc gia khác, cũng như các tổchức quốc tế không có quyền can thiệp, mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnhthổ của quốc gia đó phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nếu điều ước quốc tếmà quốc gia đã ký kết không có quy định khác
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện:
Một là, tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các
quốc gia khác không có quyền can thiệp hoặc áp đặt; không có một thế lựcnào, cơ quan nào đứng trên quốc gia, có quyền đặt ra pháp luật và bắt buộcquốc gia phải thực hiện
Hai là, quốc gia chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế hiện đại, các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kếthoặc tham gia, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế cũng như các điềuước quốc tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơbản của luật quốc tế hiện đại
Chủ quyền quốc gia trên biển cũng bao hàm những nội dung cơ bản nói
trên Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền của mình một cách tuyệt đối, đầy
Trang 15đủ, toàn vẹn ở trong vùng nội thuỷ và thực hiện chủ quyền một cách đầy đủ,toàn vẹn ở trong lãnh hải Bởi vì, nội thuỷ được coi là bộ phận đất liền như ao
hồ, sông suối, các vùng nước nằm trong đất liền Lãnh hải cũng được coi làlãnh thổ biển của quốc gia ven biển Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giớiquốc gia ven biển Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải,cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của lảnh hải
Điều 9, Luật Biển Việt Nam quy định: “Nhà nước thực hiện chủ quyềnhoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thuỷ như trên đất liền”
Điều 12, Luật Biển Việt Nam quy định: “Nhà nước thực hiện chủquyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đấtdưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về LuậtBiển năm 1982”
Theo quy định tại Điều 3 của Công ước 1982, chiều rộng lãnh hải khôngvượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở "Chủ quyền của quốc gia ven biển được
mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốcgia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi làlãnh hải (merterritoriale) Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnhhải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này" (Phần II, Điều 2)
* Quan niệm về an ninh biển
An ninh biển là một bộ phận của an ninh quốc gia, khu vực và thế giới, cómối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh trên đất liền Với 70% dân số thếgiới sống ở các khu vực cách bờ biển khoảng 100 dặm và đa số các khu vực pháttriển nhất của thế giới đều nằm sát biển, an ninh biển ngày càng có ảnh hưởnglớn đến an ninh đất liền nói riêng và an ninh của các quốc gia nói chung
Đến nay, trên thế giới chưa có thuật ngữ chính thức được thừa nhận về an
ninh biển Tuy nhiên, an ninh biển có thể được hiểu: là trạng thái ổn định, an
toàn, không có các mối đe dọa xuất phát từ biển và các vùng đất đối với các hoạt động bình thường của các nước, các tổ chức, cá nhân trên biển hoặc các mối đe dọa từ biển đối với các hoạt động bình thường của các nước, các tổ chức, cá nhân trên đất liền.
Trang 16Như vậy, nội hàm của an ninh biển cũng giống như an ninh trên đất liền,bao gồm: an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; các vấn đề an ninhtruyền thống trên biển liên quan đến chiến tranh, xung đột, tranh chấp chủ quyềnlãnh thổ trên biển; các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển bao gồm khủng
bố, cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, di dân bất hợp pháp, ô nhiễm môitrường biển, thảm họa thiên nhiên,.v.v
* Quan niệm về bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
Biên giới quốc gia nói chung, biên giới trên biển nói riêng, là nơi cónguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn, là cửa ngõ trên biển của tổ quốc, địa bànchiến lược cả về chính trị, kinh tế - xã hội, QP-AN và đối ngoại Lúc sinhthời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới chủ quyền biển, đảo bởi vịtrí, vai trò quan trọng và tác động to lớn của nó đến chủ quyền, an ninh đấtnước Người nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng Ngày nay, ta có ngày,
có trời, có biển Bờ biển của ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” [24,tr.151] Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề biên giới, biển đảo là
cơ sở lý luận để Đảng, Nhà nước ta trong từng giai đoạn phát triển của đấtnước có những chiến lược phát triển phù hợp với từng ngành kinh tế Tronggiai đoạn hiện nay, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch trênbiển, đảo với phương châm vừa phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninhbiển đảo của tổ quốc
Xuất phát từ các vấn đề đã nghiên cứu về bảo vệ chủ quyền, an ninh
trên biển, có thể khái quát: Bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển là hoạt động
quản lý, chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ nguyên vẹn chủ quyền
quốc gia trên biển, trên không, trong lòng biển; quản lý, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; quản lý tài nguyên môi trường và lợi ích quốc gia trên biển; quản lý và đảm bảo việc thực thi pháp luật, quy chế, các điều ước quốc tế trên biển; quản lý xuất nhập cảnh (khách du lịch, hàng hóa, phương tiện), quá cảnh, xuất nhập biên tại các cảng biển; quản lý hoạt động đối ngoại biên phòng.
Trang 17Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển yêu cầu rất toàn diện
“Bảo vệ biên giới trên biển, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, chống xâm nhập trái phép và chốngbuôn lậu trên biển, bảo vệ tài nguyên đất nước, xây dựng biên giới trên biểnhòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng” [7, tr.1] Hiệnnay, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở nước ta được thể hiện một cáchtoàn diện trên các mặt, đó là: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên, môitrường sinh thái trên biển; chống lại sự xâm phạm của các đối tượng hoạtđộng dưới mọi hình thức; bảo vệ tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chứcđoàn thể, các doanh nghiệp và quần chúng nhân dân, bảo đảm giữ vững sự ổnđịnh về chính trị - xã hội ở địa bàn trên biển, đảo, không để xảy ra gây rối,bạo loạn lật đổ, bảo vệ sự bình yên của hệ thống chính trị các cấp ở các khuvực biển đảo; giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồngcác dân tộc; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và du khách để mọi người
có cuộc sống ổn định, các lợi ích chính đáng không bị xâm hại; bảo vệ các cơ
sở kinh tế, văn hóa, du lịch trên biển đảo để giữ vững sự ổn định và pháttriển,.v.v Đây là những điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hộinói chung và phát triển kinh tế du lịch trên biển nói riêng
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, đòihỏi giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của
cả hệ thống chính trị, gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh biểnđảo, nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội và công tác đối ngoạitrong bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia Đồng thời, nhận thức rõnhững chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội, chính trị - vănhóa, QP-AN, đối nội, đối ngoại, sự toàn vẹn về chủ quyền lãnh thổ, an ninhbiển đảo của Tổ quốc
Trang 181.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
1.2.1 Quan niệm về phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền,
an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
Kinh tế du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp có nội dung phong phú,mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Muốn kinh tế du lịch ở cáckhu vực có biển phát triển mang lại hiệu quả cao, điều kiện rất quan trọngkhông thể thiếu đó là ở nơi khai thác du lịch phải có môi trường chính trị - xãhội ổn định, trật tự xã hội được duy trì nghiêm, chủ quyền, an ninh trên biểnđược giữ vững, lực lượng liên ngành chuyên trách làm nhiệm vụ tại các vùngbiển, cảng biển phải có đủ sức mạnh để sẵn sàng răn đe, đạp tan mọi âm mưu,thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp đổi mới của đấtnước; khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch và kịp thời đấu tranh với cácloại tội phạm núp bóng du lịch để hoạt động, công khai ra vào các cảngbiển, xâm nhập sâu trong nội địa để hoạt động tình báo, gián điệp,.v.v gâymất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế du lịch biển nói riêng.Phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển có mốiquan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau một cách biện chứng Chủ quyền
an ninh trên biển được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên biển, vùng biểnđược đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế du lịch phát triển, đemlại hiệu quả cao và ngược lại nếu chủ quyền, an ninh trên biển thườngxuyên bất ổn; xảy ra tranh chấp, trật tự an toàn xã hội không được đảmbảo, các loại tội phạm ở khu vực khai thác du lịch gia tăng, sẽ tác động tiêucực đến sự phát triển của kinh tế du lịch biển
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng, giữa kinh tế và quốc phòngtuy là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau theo những quy luật riêng, nhưnggiữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩynhau cùng phát triển Trong mối quan hệ đó, kinh tế bao giờ cũng giữ vaitrò quyết định Phát triển kinh tế nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, củacải cho xã hội, tạo lập nền tảng, tiền đề của tiềm lực và sức mạnh quốc
Trang 19phòng Đề cập đến vấn đề này, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “chúng ta chủ trươngbảo vệ Tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc đối với vấn
đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà Cuộc chiến tranh này cần được chuẩn
bị từ trước, lâu dài, nghiêm túc bắt đầu từ kinh tế” [21, tr.480]
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm mọi biện pháphòng xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa Do đó, muốn bảo vệ thành quảcách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì tất yếu phải chăm
lo tăng cường quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, làmnòng cốt cho sự nghiệp quốc phòng Đầu tư cho sự nghiệp quốc phòng tuyrất tốn kém nhưng đó là sự cần thiết khách quan Tăng cường quốc phòngvững mạnh có tác động trở lại đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế Nó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, bảo vệ côngcuộc xây dựng đất nước Đồng thời, quốc phòng cũng đặt ra những nhu cầubắt nguồn từ quy luật của đấu tranh vũ trang mà nền kinh tế phải vươn lên đápứng ngày càng tốt hơn
Kinh tế và quốc phòng là những hoạt động có mục đich, có ý thức xãhội sâu sắc Tuy chúng thống nhất với nhau nhưng lại có sự chế ước lẫn nhau
Do đó, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng; quốc phòng với kinh tếlà kết hợp một cách cân đối, hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích quốcphòng, là cách lựa chọn khôn ngoan, khoa học, tiết kiệm và hiệu quả nhất,vừa làm cho kinh tế phát triển mà quốc phòng cũng được củng cố, tăngcường Cho nên, không được phép chỉ nhấn mạnh đến phát triển kinh tế màcoi nhẹ tăng cường quốc phòng hoặc ngược lại
Đảng ta đã xác định, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa làhai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Đây là sự vận dụng sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta; là sự
kế thừa và phát triển quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước của dân tộc
ta trong thời đại mới Hai nhiệm vụ đó luôn gắn bó chặt chẽ, không thể táchrời Kết hợp kinh tế với QP-AN và QP-AN với kinh tế là sự cụ thể hóa hainhiệm vụ chiến lược nói trên, trở thành quan điểm, chủ trương đúng đắn vànhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được triển khai trên thực tế, góp phần
Trang 20quan trọng giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển kinh tế vàbảo vệ Tổ quốc Ngày nay, mục tiêu của Đảng là: “Tăng cường quốc phòng,
an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm ổn định chính trị
-xã hội và môi trường hòa bình để xây dựng, bảo vệ đất nước; không để bịđộng, bất ngờ trong mọi tình huống” [18, tr.311-312]
Kết hợp kinh tế với QP-AN chính là hoạt động chủ động của Nhà nướctrên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của hai lĩnh vực màgắn kết chặt chẽ hoạt động của các ngành, các lĩnh vực kinh tế với QP-ANnhằm bổ sung, tạo điều kiện cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.kinh tế phát triển, QP-AN được tăng cường sẽ góp phần tạo nên sức mạnhtổng hợp của đất nước, làm cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế dộchính trị - xã hội và lợi ích dân tộc luôn ở trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệmột cách vững chắc Sự kết hợp đó là hoạt động của toàn xã hội, song vai tròquyết định thuộc về Nhà nước trong việc đề ra chiến lược và tổ chức thựchiện nhằm gắn kết hai lĩnh vực đó để đạt được mục tiêu của mình
Cụ thể hơn, kết hợp kinh tế với QP-AN là làm cho cả hai nhiệm vụ xâydựng kinh tế và tăng cường QP-AN được phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa.Nghĩa là, trong xây dựng kinh tế phải tìm ra những phương hướng, biện pháp,hình thức tổ chức có tác dụng thúc đẩy tăng cường QP-AN; trong tăng cườngQP-AN phải chọn được những phương hướng, biện pháp phù hợp có tác dụngthúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ
Theo đó, thực chất phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, anninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh là mối gắn kết chặt chẽ, là quan hệ hữu cơ giữahai nội dung trong một chỉnh thể thống nhất, tức là quan hệ hai chiều, hai việclồng vào nhau, cái này là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại, phát triển của cái kia vàngược lại Nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ đó, các chủ thể khôngchỉ quan tâm đến việc thu hút khách du lịch, đến lợi nhuận mà còn phải đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho khách du lịch; chú trọng, quan tâm đến vấn đề chính trị, xãhội, QP-AN, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, bảo vệ môi trường sinhthái,.v.v trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Trang 21Xuất phát từ những luận cứ trên, tác giả đưa ra quan niệm: phát triển
kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh là tổng thể các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng chức năng liên quan và nhân dân địa phương trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan của hai lĩnh vực mà gắn kết chặt chẽ các hoạt động kinh tế du lịch với bảo
vệ chủ quyền, an ninh trên biển, để hai nhiệm vụ này phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa; vừa thúc đẩy kinh tế du lịch biển phát triển, vừa góp phần thực hiện bảo
vệ vững chắc chủ quyền, an ninh trên biển của Tỉnh.
Từ quan niệm trên, có thể hiểu nội hàm của nó trên một số vấn đề sau: Một là, chủ thể tiến hành phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ
quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh là Đảng bộ, chính quyền, các lựclượng chức năng liên quan và nhân dân địa phương, để hai nhiệm vụ này đượcphát triển cân đối, hợp lý, hài hòa Tổng thể các hoạt động đó là: sự lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ chủ quyền, anninh trên biển của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh thông qua việc banhành, tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Chính sách, các văn bản quyphạm pháp luật,.v.v còn các lực lượng chức năng liên quan và nhân dân trongtỉnh thực hiện chủ trương, đường lối đó
Hai là, các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng chức
năng liên quan và nhân dân địa phương gắn hai nhiệm vụ này dựa trên cơ sởnhận thức các quy luật khách quan của hai lĩnh vực kinh tế du lịch và bảo vệchủ quyền, an ninh trên biển Trên thực tế, kinh tế du lịch và bảo vệ chủquyền, an ninh trên biển là hai lĩnh vực chịu sự chi phối của hai hệ thống quản
lý khác nhau, thậm chí đối lập nhau Nhưng cả hai lĩnh vực này đều là hoạtđộng có ý thức, có mục đích của con người nhằm mục tiêu chung là xây dựngvà bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh tổ quốc, nên cần và có thể kết hợpđược nhằm đạt tới các mục tiêu kinh tế - xã hội và QP-AN trên địa bàn Tỉnh
Ba là, mục đính sự gắn kết này là nhằm vừa thúc đẩy kinh tế du lịch
biển phát triển, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnhQuảng Ninh Phát triển kinh tế du lịch biển sẽ góp phần tạo ra nguồn lực vậtchất, kỹ thuật cho bảo vệ chủ quyền, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ
Trang 22QP-AN của Tỉnh ngày càng vững chắc; ngược lại, bảo vệ vững chắc chủquyền, củng cố và tăng cường QP-AN trên biển sẽ tạo môi trường thuận lợi
để kinh tế du lịch phát triển bền vững Nếu không gắn hai lĩnh vực này vớinhau thì việc tạo lập, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận anninh nhân dân sẽ rất tốn kém, cả về vật chất và thời gian mà vẫn khó có thểđạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong việc bảo đảm sự ổn định, tính liênhoàn vững chắc của sự kết hợp này trên địa bàn Tỉnh Phấn đấu đưa QuảngNinh trở thành trọng điểm du lịch an toàn hàng đầu quốc gia và quốc tế
Bốn là, phương thức gắn phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ chủ quyền,
an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh là: kết hợp mở rộng quy mô, nâng cao chấtlượng, hiệu quả các hoạt động du lịch ở khu vực biển đảo với giữ gìn, bảođảm an ninh chính trị, trật tự an toàn trên biển, tham gia xây dựng thế trậnquốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ môi trường, bảotồn và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện các mục tiêukinh tế - xã hội của Tỉnh Góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng QuảngNinh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh và trungtâm du lịch biển quy mô lớn, mang tầm vóc quốc tế
1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền,
an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
Một là, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh trong quy hoạch, kế hoạch
Trong quá trình quy hoạch và xây dựng kế hoạch các khu vực để pháttriển kinh tế du lịch biển trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền địa phương cùngvới cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng về hiệu quả kinh
tế, xã hội, QP-AN của khu vực khai thác du lịch Cần dánh giá những tác độngcủa việc khai thác du lịch ở những khu vực dự kiến quy hoạch, có ảnh hưởngtới khu vực phòng thủ biển đảo hay không Việc quy hoạch các khu vực khaithác, phát triển du lịch gắn với bảo về chủ quyền an ninh trên biển góp phần rấtquan trọng để tránh việc quy hoạch không phù hợp với thực tiễn, quy hoạch vàonhững khu vực nhạy cảm về QP-AN, ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ chủquyền an ninh trên biển, gây ra những cẳng thẳng giữa hai nước có chung
Trang 23đường biên giới quốc gia trên biển, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch và đầu tư,khai thác du lịch ở những khu vực này không hiệu quả.
Đồng thời, tìm hiểu kỹ nhà đầu tư để tránh những sai sót đáng tiếc khi
ký hợp đồng với các nhà đầu tư Khi các dự án đầu tư vào du lịch, phục vụ dulịch ở khu vực biển đảo được cấp phép xây dựng, thì cần phải có kế hoạchkiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thi công Qúa trình đó phải được thựchiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã đề ra, không để diễn ra tình trạng cốtình làm sai, gây lãng phí về tiền bạc, ảnh hưởng tiêu cực đến QP-AN và khuvực phòng thủ trên biển Đây là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thì địch dễ lợidụng để kịch động quần chúng nhân dân, gây mất ổn định về an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội ở các khu vực này
Hai là, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh trong các cơ chế, chính sách phát triển
Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biểnthể hiện trong các cơ chế, chính sách phát triển và được thực hiện cụ thể trongviệc xây dựng, hoạch định mục tiêu, chiến lược phát triển, huy động nguồn lực,lựa chọn, thực hiện các giải pháp tổng thể Theo đó, Tỉnh phải có cơ chế, chínhsách thoả đáng động viên, khích lệ dân ra đảo trụ bám làm ăn lâu dài Pháttriển các loại hình dịch vụ du lịch trên biển, đảo, tạo điều kiện cho dân bámtrụ, sinh sống, làm ăn Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện mở rộngliên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển, đảo thuộc phạm vi chủ quyền của Tỉnh,nhằm tạo ra các đối tác đan xen lợi ích và chống lại sự lấn lướt của các đốitượng Thông qua đó, vừa phát triển kinh tế du lịch, vừa thể hiện chủ quyềntrên biển, hạn chế âm mưu bành trướng, lấn chiếm, chống phá của các thế lựcthù địch, tạo thế và lực để giải quyết hoà bình các tranh chấp trên biển, đảo.Chú trọng đầu tư phát triển chương trình đánh bắt xa bờ, xây dựng lực lượng dânquân biển, các hải đoàn tự vệ của ngành Hàng hải, Cảnh sát biển; kiểm tra, kiểmsoát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền, an ninh biển đảocủa Tỉnh,.v.v Đồng thời, xây dựng một số đơn vị kinh tế - quốc phòng mạnhtrên biển, đảo để làm nòng cốt cho phát triển kinh tế du lịch biển và tạo thế bảo
vệ biển, đảo vững chắc Xây dựng phương án đối phó với các tình huống có thể
Trang 24xảy ra ở các vùng biển, đảo Mạnh dạn đầu tư xây dựng lực lượng nòng cốt vàthế trận phòng thủ trên biển, phát triển và hiện đại hoá các lực lượng liên ngànhtrong Tỉnh để đủ sức mạnh canh giữ, bảo vệ vùng biển đảo Việc xây dựng các
cơ chế, chính sách trên các mặt nêu trên vừa phục vụ tốt nhất cho việc phát triểnkinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế du lịch biển nói riêng, vừa tăngcường được khả năng thực tế trong bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển Qua đó,tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch gắn kết chặt chẽ với bảo vệchủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
Ba là, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên
biển ở tỉnh Quảng Ninh trong mở rộng các loại hình kinh tế du lịch
Tỉnh Quảng Ninh với tiềm năng phong phú, đa dạng về tài nguyên dulịch tự nhiên và du lịch biển, để khai thác những tiềm năng kinh tế du lịch ởkhu vực biển đảo, cần phải phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủquyền, an ninh trên biển trong mở rộng thị trường du lịch, đa dạng hóa cácloại hình, sản phẩm và không gian du lịch biển
Thị trường du lịch, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế đến vớiQuảng Ninh những năm qua rất đông, số lượng lớn và trong những năm tiếptheo, khách du lịch quốc tế được dự báo sẽ tăng mạnh, trong đó thị trườngkhách Trung Quốc tăng mạnh nhất, ngoài ra còn có khách Mỹ, Anh, Tây BanNha,.v.v Do đó, khi mở rộng thị trường khách du lịch, Quảng Ninh cũng cần
đề phòng các thế lực thù địch có thể lợi dụng con đường du lịch để đưa ngườithâm nhập, tuyên truyền kích động, phá hoại, gây mất ổn định chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh
Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm sự phân bố tài nguyên du lịch và cácđiều kiện về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thì những loại hình
du lịch chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030 được xácđịnh chủ yếu vẫn là du lịch biển đảo, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, baogồm: du lịch tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thăm quan hang động; thămquan, khám phá đáy biển và các hải đảo; bơi thuyền, lướt ván, lặn biển, cáchoạt đông thể thao, nghỉ dưỡng trên biển,.v.v Đây lại thường là những địa bàntrọng yếu, có vị trí chiến lược và nhạy cảm về chủ quyền, QP-AN Do đó, sự
Trang 25phát triển của KTDL không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế, cho phépkhai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh về kinh tế du lịch biển của Tỉnh, mà còn
có ý nghĩa chiến lược quan trọng về bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển vàtăng cường QP-AN trong Tỉnh
Sự phát triển mạnh của các loại hình, sản phẩm du lịch biển cùng vớinguồn nhân lực du lịch với các bộ phận bảo vệ, nhân viên hướng dẫn du lịchdồi dào tại các cảng và các vùng biền sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo lậpvà tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dânvững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh trên biển của Tỉnh.Đồng thời, tích cực phối hợp với lực lượng liên ngành tại các cảng biển, cácvùng biển và trên đảo để kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đến khách dulịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài không để các vụ việc diễn biến phứctạp, ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế du lịch, tác động tiêu cực đếncông tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh
Sự phát triển mạnh của các đội tàu thuyền đưa du khách trong nước vàquốc tế thăm quan, nghỉ dưỡng trên các vùng biển, vịnh và các đảo không chỉ gópphần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch biển của Tỉnh mà còn góp phầnvào việc khẳng định chủ quyền và lợi ích của tỉnh Quảng Ninh trên biển Theo đó,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt xây dựng chiến lược phát triểnkinh tế du lịch thông qua các đề án, kế hoạch phát triển lớn, trong đó nổi bật là hai
đề án ký ngày 04 tháng 7 năm 2014: đề án số 1418/QĐ-UBND về “Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và
đề án số 1419/QĐ-UBND về “phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030” Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, sựlinh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực vàquốc tế Đặc biệt, trước bối cảnh chủ quyền, an ninh trên biển của nước ta bị đedọa với mức độ, tính chất phức tạp, khó lường trong thời gian qua Vì vậy, trongđầu tư, mở rộng thị trường khách du lịch, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm
du lịch biển cần phải chú trọng gắn với xây dựng thế trận QP-AN, bảo vệ vữngchắc chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
Trang 26Bốn là, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh trong tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát
Những năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tỉnh Quảng Ninh
cũng chịu nhiều tác động tiêu cực từ tình hình quốc tế và trong nước, nhất lànhững diễn biến phức tạp trên Biển Đông, ảnh hưởng đến tình hình KT-XH,QP-AN của Tỉnh Trước bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền, các lực lượngchức năng trong tỉnh phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công táctuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp,các doanh nghiệp và nhân dân địa phương về thế mạnh, cơ hội, thách thức, tácđộng,.v.v của việc phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an
ninh trên biển đến việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của mọi
tầng lớp nhân dân trong tỉnh Đồng thời, xác định rõ chức trách, nhiệm vụ pháttriển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển là nhiệm vụquan trọng, cần phải được quan tâm hàng đầu
Theo đó, quá trình tổ chức triển khai, thực hiện tăng cường công tácquản lý, đôn đốc, kiểm tra để kịp thời uốn nắn những sai sót, điều chỉnh và
bổ sung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc phát triển kinh tế du lịch gắnvới bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của Tỉnh, bảo đảm sát thực tiễn, đạthiệu quả cao Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị quán triệt, triển khaithực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch đã đề ra về nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ chủ quyền an ninh trên biển và tham gia phát triển kinh tế - xã hội Quản
lý chặt chẽ các cảng biển trên địa bàn Tỉnh (10 cảng biển: Cảng Hòn Gai,Cái Lân, Cảng Dầu B12 – Bãi Cháy, Cảng Cẩm Phả (TP Hạ Long); CảngMũi Chùa (Tiên Yên); Cảng Vạn Hoa, Vân Đồn (huyện đảo Vân Đồn); CảngHải Hà (huyện Hải Hà); Cảng Vạn Gia (Móng Cái); Cảng Cô Tô) và các khucông nghiệp quan trọng, có ý nghĩa chiến lược về QP-AN như: KCN HảiYên (Móng Cái), KCN Tiên Yên (huyện Tiên Yên), KCN Hải Hà (huyệnHải Hà), KCN Cái Lân (Hạ Long),… Đồng thời, tập trung công tác phòngchống các loại tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng hộ chiếu du lịch, thẻ du
Trang 27lịch để hoạt động tình báo, gián điệp thu thập tài liệu, vận chuyển hàng cấm,các chất gây nghiện qua các cảng biển
Đảng bộ, chính quyền các cấp tích cực lãnh đạo, chỉ đạo đối với cáclực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát XNC tại các trạm ởcảng biển, các khu vực, địa bàn và các vùng biển đảo Tổ chức tập huấn kịpthời cho các lực lượng liên ngành mỗi khi thực hiện đổi mới quy trình vềcông tác kiểm tra, kiểm soát XNC đối với khách du lịch hay khi được bổsung phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật mới, để nâng cao trình độ về kỹnăng sử dụng máy móc, phương tiện hiện đại, đáp ứng với xu thế phát triểnvà hội nhập nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam nói chung và sự pháttriển của kinh tế du lịch biển tỉnh Quảng Ninh nói riêng
Các lực lượng chức năng tại cảng biển, cảng tàu và trên các vùng biểnđảo, cần căn cứ vào tình hình thực tế trang bị, phương tiện kỹ thuật và tínhchất, nhiệm vụ của công việc, lập dự án báo cáo lãnh đạo tỉnh, đề xuất đầu tưtrang thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát XNCkhách du lịch, hàng hóa và phương tiện để góp phần mang lại hiệu quả caotrong quá trình phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninhtrên biển ở tỉnh Quảng Ninh
Đảng ủy các lực lượng chức năng trên biển của Tỉnh thường xuyênphát động các phong trào và tổ chức rút kinh nghiệm về nhiệm vụ pháttriển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển Theo đó,định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, phát động các phong trào thi đuađột kích về nhiệm vụ này Đồng thời, cần xây dựng nghị quyết chuyên đề
để lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủquyền, an ninh trên biển Trên cơ sở đó, tiến hành hướng dẫn và triển khaithực hiện cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, bảo đảm sát, đúng,đạt hiệu quả cao nhất, có kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm
1.2.3 Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo
vệ chủ quyền an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
Một là, xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 28Tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường Hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn hiện nay Qúatrình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh Sự phát triểnmạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên thế giới tiếp tục thúc đẩy xu hướng toàncầu hóa kinh tế, tạo nên một xu thế tất yếu là các quốc gia phải thực hiện chiếnlược kinh tế mở, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hội nhập ngày càng sâu rộngvào nền kinh tế thế giới Trong xu thế đó, Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninhnói riêng không phải là ngoại lệ Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc
tế đã và đang tạo cơ hội cho sự phát triển KTDL biển ở Quảng Ninh Thông quaquá trình hội nhập, Quảng Ninh có cơ hội mở rộng thị trường khách du lịch, khaithác thêm nguồn vốn, thành tựu từ khoa học - công nghệ để đẩy mạnh việc đadạng hóa các sản phẩm du lịch biển, nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ du lịchtrong khu vực và thế giới Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tếquốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn đối với việc giữ vững định hướng pháttriển và bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc; làm nảy sinh nhữngthách thức mới trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệchủ quyền, an ninh trên biển ở Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh có thể tận dụng các quan hệ đối ngoại về KTDL đểphát triển tiềm lực QP-AN, qua đó bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninhtrên biển của Tỉnh Song, các thế lực thù địch có thể lợi dụng con đường dulịch để đưa người vào địa bàn Quảng Ninh tiến hành các hoạt động xâmphạm đến chủ quyền, an ninh trên biển; xâm nhập vào các mục tiêu, địabàn nhạy cảm về chính trị, chủ quyền, QP-AN, nhằm phục vụ cho hoạtđộng tình báo của chúng Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các cơ quanchức năng, đặc biệt là các cơ quan Quân sự và Công an trong việc bảo đảmmôi trường hòa bình, ổn định cho KTDL biển phát triển Do vậy, tỉnhQuảng Ninh cần phải nắm bắt thời cơ, hạn chế thách thức do toàn cầu hóakinh tế mang lại, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước; hoàn thiện
cơ chế, chính sách theo thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh KTDL phát triểngắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh Phát triểnKTDL gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển không chỉ là tư duy,
Trang 29yêu cầu cấp thiết của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh, được thể hiệntrong các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp mà còn trở thành một trongnhững nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân,toàn quân và của cả hệ thống chính trị.
Hai là, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quảng Ninh ảnh hưởng tới phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc đất nước, cóđịa hình đa dạng núi, rừng, bờ biển, cửa sông và hàng nghìn hòn đảo Đồngthời, sở hữu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long có vị trí, vai trò chiến lược, quantrọng cho sự phát triển kinh tế du lịch nói riêng, phát triển KT-XH nói chungcủa Tỉnh Là tỉnh nằm ở vị trí có kinh độ 106º25'đến 108º25' Đông và vĩ độ20º40'đến 21º40' Bắc, với bề rộng 195 km từ Đông sang Tây và trải dài 102
km từ Bắc xuống Nam, Quảng Ninh tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố khác củaViệt Nam và một tỉnh của Trung Quốc Tỉnh có diện tích khoảng 12.000 km2,bao gồm 6.000 km2 đất liền và 6.000 km2 mặt biển với hơn 2.000 hòn đảolớn nhỏ, có 80% diện tích đất là đất đồi núi Tỉnh có địa hình đa dạng, phongphú, có bờ biển kéo dài, có không gian du lịch phân bố rộng từ biển, đảo đếnnúi đá, xen kẽ với nhiều địa bàn trọng điểm về QP-AN kéo dài Ngoài ra, vịtrí địa lý của tỉnh Quảng Ninh còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặtquốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có 2 huyện đảo Vân Đồnvà Cô Tô với nhiều cư dân sinh sống, 4 cảng biển quốc tế và là cửa ngõthông ra biển nên thuận lợi cho đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch biểnvà bảo đảm QP-AN, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
Quảng Ninh nằm vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnhmiền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng
ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa Các quần đảo ở Cô Tô, VânĐồn,.v.v có đặc trưng của khí hậu đại dương Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu giómùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thìnóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô Nhiệt độ trung bìnhtrong năm từ 21-23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trungbình 82 - 85% Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh
Trang 30nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi cho việc bảo đảm QP-AN và phát triểnKTDL gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, đặc biệt là trong phát triểncác loại hình du lịch biển như: tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là vào mùa hè.
Quảng Ninh có tài nguyên biển mang giá trị sinh học lớn, đa dạng, phongphú với trên 400 loài hải sản kinh tế đặc trưng của vịnh Bắc Bộ gồm nhiều loạihải sản quý như hải sâm, bào ngư, ngọc trai, tôm, cua, cá, mực,.v.v Đây vừa lànguồn tài nguyên quý cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản củaQuảng Ninh, vừa là nguồn thực phẩm đặc trưng hấp dẫn, nguồn nguyên liệu đặcbiệt để bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người, phục vụ nhucầu mua sắm của du khách và phục vụ xuất khẩu Đồng thời, bảo đảm chonhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Tỉnh những năm quatăng trưởng, phát triển ổn định, đời sống người dân ngày càng cao, có điềukiện thuận lợi để đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến,hiện đại, phục vụ phát triển KTDL nói chung, KTDL biển nói riêng và gópphần bảo đảm QP-AN, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển
Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng là một điạ hình trải dài, có nhiều các đảolớn nhỏ khác nhau, trải rộng, giáp Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển,đồng thời có sự giao thoa trên biển với địa phận lãnh thổ của Hải Phòng,.v.v.nên nơi đây chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, tạo không gian đadạng cho các loại tội phạm, các đối tượng xấu hoạt động, ẩn náu, quấy rối vàchống phá, gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý KDDL, tuần tra, kiểmtra, giám sát, ngăn ngừa, phòng chống đấu tranh của các lượng lượng liênngành trong phát triển KTDL gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ởTỉnh Cùng với đó, sự thay đổi khí hậu theo mùa và các hiện tượng thời tiếtđặc biệt như gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, là nguyênnhân chủ yếu, ít nhiều tạo nên tính thời vụ trong hoạt động du lịch biển, gâytrở ngại cho hoạt động du lịch và bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ởQuảng Ninh Ngoài ra, KT-XH phát triển, đời sống nhân dân trong Tỉnh ngàycàng cao, kéo theo sự gia tăng các tệ nạn xã hội và tội phạm Ảnh hưởng tiêucực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn và môi trường kinh doanh của các
Trang 31khu du lịch biển Đồng thời, là môi trường thuận lợi để các loại tội phạm vàcác thế lực thù địch chống phá, gây rối,.v.v
Ba là, ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến phát triển kinh tế du lịch
gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của Tỉnh
Cơ chế, chính sách là nội dung rất quan trọng, góp phần tăng cườngcông tác quản lý của nhà nước đối với kinh tế du lịch và vấn đề bảo vệ chủquyền, an ninh trên biển của Tỉnh Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đãxây dựng và ban hành nhiều văn bản có liên quan về quản lý, phát triển kinh tế
du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển Những văn bản này bướcđầu đã và đang đi vào triển khai, thực hiện tạo điều kiện thuận lợi để nhiệm vụphát triển kinh tế du lịch và bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển gắn kết chặtchẽ với nhau và đi vào thực hiện có hiệu quả Cùng với đó, để thực hiện cácquy hoạch và thu hút các nhà đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chínhsách ưu đãi như: chính sách về đất đai; chính sách thuế,.v.v Đồng thời, đơngiản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.Tuy nhiên, cơ chế, chính sách cũng tạo ra những rào cản, khó khăn nhất định,nhất là thủ tục giải quyết còn rườm rà, nhiều vướng mắc, gây trở ngại trong đầu
tư, phát triển Khi đi vào thực hiện các quy chế quản lý thì chưa thực sự triệt
để, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng xấu lợi dụng, móc nối để thu lợi nhuậncho cá nhân Gây khó khăn trong thực tế công tác quản lý, gắn kết giữa pháttriển kinh tế du lịch và bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh
Bốn là, ảnh hưởng từ âm mưu, thủ đoạn và sự chống phá của các thế lực thù địch
Hiện nay, vấn đề đang chi phối mạnh mẽ quá trình phát triển KTDL gắnvới bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh đó là các thế lực thùđịch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạoloạn lật đổ và sẵn sàng can thiệp vũ trang khi có điều kiện Trong tình hình đó,việc thực hiện phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trênbiển ở tỉnh Quảng Ninh sẽ gặp những khó khăn, phức tạp mới, đòi hỏi các cấp,các ngành ở địa phương cần có sự điều chỉnh cần thiết cho phù hợp Các thế
Trang 32lực thù địch trong và ngoài nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” với những phương thức và thủ đoạn hoạt động mới,cường độ hoạt động ráo riết, tính chất phức tạp và nguy hiểm hơn Các cơquan, tổ chức hoạt động lưu vong ở nước ngoài sẽ sử dụng nhiều phương thức,thủ đoạn hoạt động khác nhau, trong đó sẽ tận dụng triệt để khai thác conđường du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ởnước ta hiện nay để triển khai các hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập nội
bộ, tuyên truyền chống phá ta về mọi mặt
Thực tế, tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua, các lực lượng chứcnăng đã phát hiện nhiều trường hợp người nước ngoại lợi dụng danh nghĩa đi
du lịch để tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh trên biển Với
vị trí chiến lược QP-AN biển đảo và hiện đang có nhiều dự án phát triển chiếnlược quan trọng như dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển tại đảo VĩnhThực (Móng Cái), dự án sân bay Vân Đồn tại xã Đoàn Kết (huyện đảo VânĐồn),.v.v Quảng Ninh sẽ vẫn nằm trong tầm ngắm của các thế lực thù địch đểchúng tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, gây cơ sở và chỉ đạo hoạtđộng cho nhiều đối tượng ở các vùng, địa bàn khác trong nước và trên thế giới
*
* *
Du lịch đã và đang được thế giới coi là một ngành công nghiệpkhông khói quan trọng Tỉnh Quảng Ninh là địa phương giàu tiềm năng vàlợi thế để phát triển kinh tế du lịch biển Trước điều kiện và diễn biếnphức tạp từ thực tiễn vấn đề biển đảo thời gian qua, đặc biệt là những vấn
đề liên quan đến tình hình tranh chấp chủ quyền giữa các nước trên biểnĐông, cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển kinh tế du lịchgắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh, nó xuấtphát từ yêu cầu kết hợp kinh tế - xã hội với QP-AN trong tình hình mới;
Trang 33từ tính đặc thù của kinh tế du lịch đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, anninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh; từ vị trí địa kinh tế, chính trị và quốcphòng - an ninh của Quảng Ninh Nội dung gắn kết giữa hai lĩnh vực nàycần được thực hiện trên nhiều mặt, như: trong quy hoạch, kế hoạch; trongcác cơ chế, chính sách phát triển; trong mở rộng các loại hình kinh tế dulịch; trong tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát
Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trênbiển ở tỉnh Quảng Ninh chịu tác động, ảnh hưởng của các nhân tố kháchquan và chủ quan, có ý nghĩa quyết định đến sự gắn kết giữa hai lĩnh vựcnày, như: xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh; ảnh hưởng của cơ chế, chính
sách; ảnh hưởng từ âm mưu, thủ đoạn và sự chống phá của các thế lực thù địch Vì vậy, muốn phát triển kinh tế du lịch gắn kết chặt chẽ với bảo vệ
chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh, đòi hỏi các chủ thể phảinắm vững cơ sở lý luận và biết vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tiễnhiện nay của Tỉnh Từ đó, đề ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế
du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninhhiệu quả hơn trong thời gian tới
Trang 34Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH TRÊN BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH 2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo
vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Những thành tựu về phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh
Một là, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển đã được Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan liên quan thể hiện, triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả trong các Quy hoạch, Kế hoạch
Trong những năm vừa qua, việc phát triển KTDL gắn với bảo đảm
QP-AN nói chung, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển nói riêng đã được Đảng
bộ, chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan trong Tỉnh quan tâm đúng
mức, được thể hiện trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các Quy hoạch, Kếhoạch của UBND tỉnh và hệ thống chính quyền các cấp,.v.v Nội dung Quyhoạch, Kế hoạch đều được xem xét cẩn trọng, được lồng ghép nhằm hạn chếthấp nhất những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến QP-AN; chútrọng đến việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn, phát huy truyền thốngđạo đức, phẩm chất của đồng bào các dân tộc Quảng Ninh Trong Nghị quyết
số 07-NQ/TU ngày 24/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển
du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ
rõ mục tiêu: Quảng Ninh sẽ là điểm đến tin cậy của du khách trong và ngoàinước, là điểm sáng phát triển du lịch biển của Việt Nam và là “trung tâm dulịch quốc tế, một trọng điểm hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chấtđồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao,thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có nănglực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh
tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vữngvà bảo đảm QP-AN” [15] Trong Quyết định số 1418/QĐ-UBND của UBNDtỉnh Quảng Ninh ngày 04/7/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ
Trang 35rõ quan điểm: “Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tíchcực, hiệu quả vào xây dựng Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc
về quốc phòng - an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.Phát triển du lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu kinh tế đặc biệtVân Đồn và Khu kinh tế Móng Cái” [48, tr.2] Quy hoạch cũng đã đưa ra địnhhướng: “phát triển nhanh thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch vàmục tiêu đảm bảo QP-AN” [48] Tuy đây không phải là quy hoạch phát triểnkinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của Tỉnh một cáchriêng biệt, độc lập nhưng mục tiêu tổng quát của quy hoạch cũng đã đồngthuận với mục tiêu cụ thể do Đảng bộ tỉnh đưa ra tại Nghị quyết số 07 về pháttriển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030.Theo đó, Quy hoạch được triển khai đã tạo sự chuyển biến tích cực trongnhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh.Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng vàlực lượng liên ngành trong đảm bảo chủ quyền, an ninh, trật tự an toàn xãhội trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn các vùng biển, đảo
Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 09/01/2015 của Thủ tướngChính phủ về việc “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, tỉnh Quảng Ninh đãban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban thường
vụ Tỉnh ủy số 03-NQ/TU ngày 29/3/2016 về “lãnh đạo công tác quốc phòng địaphương giai đoạn 2015-2020”, Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 30/8/2016 về “tăngcường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự giai đoạn 2016-2020”, Quyếtđịnh số 1051/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 với việc phê duyệt Kế hoạch triển khaithực hiện chủ đề công tác năm 2016 về “xây dựng thành phố du lịch Hạ Long”,tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức,viên chức và các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệchủ quyền, an ninh; thực hiện Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” gắn vớiphong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đẩy mạnhphong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” [49, tr.16, tr.28] Nhờ vậy,tiềm lực về QP-AN nói chung, chủ quyền, an ninh trên biển nói riêng trên địa
Trang 36bàn Tỉnh thường xuyên được củng cố, tăng cường và bảo đảm vững chắc.Trên cơ sở đó, đã tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tếnói chung, KTDL biển nói riêng ở Quảng Ninh thời gian qua.
Hai là, các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển bước đầu đã đi vào triển khai, thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để hai nhiệm vụ này gắn kết chặt chẽ với nhau
Thời gian qua, các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế du lịch và bảo
vệ chủ quyền, an ninh trên biển bước đầu đã đi vào triển khai, thực hiện có hiệuquả Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng, triển khai, ban hành nhiều vănbản có liên quan về quản lý và gắn phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ chủquyền, an ninh trên biển, như: Thông báo số 108/TB-TƯ năm 2012 của Bộchính trị về đề án Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vữngchắc QP-AN và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt VânĐồn; Quyết định Số 3268/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh vềquản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyếtđịnh số 2526/2013/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Ban hành Quychế quản lý bãi tắm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, v.v
Để các cơ chế, chính sách phát triển đó đi đúng hướng và thực hiện có
hiệu quả, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt việc chuyển đổi phương
thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, theo đúng định hướng của Chiến lượcTăng trưởng xanh của Việt Nam, và đạt được các kết quả cụ thể với tỷ trọngthu nội địa từ kinh tế “xanh” đã tăng trưởng từ 30% năm 2011 lên 48% năm
2014, tỷ trọng tuyệt đối tăng từ 2.500 tỷ năm 2011 lên 8.000 tỷ năm 2014 và8.146 tỷ năm 2016 [49], được coi là Tỉnh thành công điển hình trong việcchuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển đổi phương thức phát triển Cùngvới đó, hiện nay tỉnh đang xây dựng đặc khu kinh tế đầu tiên của cả nước –Đặc khu Kinh tế Vân Đồn với định hướng xây dựng và phát triển một đặc khukinh tế có nền kinh tế hướng ngoại, độ mở cao, bộ máy quản lý tinh gọn, thủtục hành chính thông thoáng, có luật riêng; được áp dụng các cơ chế chính
Trang 37sách ưu đãi đặc thù đủ sức cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất; đặc biệt làchính sách tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thuế, đất đai, nhà ở… để thuhút mạnh đầu tư vào xây dựng Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp, quy
mô lớn có Casino (cho phép người Việt Nam tham gia) cùng các ngànhcông nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa, dịch vụ tài chính, ngân hàng,công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, truyền thông quốc tế,nông nghiệp sinh thái,.v.v
Đồng thời, tiếp tục triển khai nghiêm túc những nội dung trong cácQuy hoạch, Đề án, Nghị quyết về phát triển du lịch Quảng Ninh, tiếp tụcnhững giải pháp cụ thể, đồng bộ huy động nguồn lực phát triển du lịch Bêncạnh đó, để phát triển kinh tế du lịch luôn đồng hành với công tác đảm bảoQP-AN Tỉnh đã đưa những hộ dân đầu tiên ra đảo Trần với các chính sách
hỗ trợ cụ thể, theo chỉ đạo tại quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn
2013 – 2020 Đảo Trần là đảo khơi xa, điểm tiền tiêu của vùng biển ĐôngBắc Tổ quốc, có cảnh quan thiên nhiên và nguồn tài nguyên biển phongphú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển KTDL biển đảo Đồng thời cũng làhòn đảo có vị trí rất quan trọng về QP-AN, và là đảo duy nhất không códân sinh sống trong số 5 đảo thanh niên (bên cạnh đảo Bạch Long Vĩ - HảiPhòng, đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị, đảo Cù Lao Chàm - Bình Định, đảo ThổChu - Kiên Giang) Hết năm 2014 có 15 hộ gia đình thanh niên (84 khẩu)tình nguyện ra định cư sinh sống lâu dài ở Đảo Trần
Ngoài ra, Tỉnh đang tập trung nguồn lực để triển khai nhanh các dự án
cơ sở hạ tầng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển KT-XH nói chung,KTDL biển nói riêng, bảo đảm QP-AN của Tỉnh, mà còn phục vụ các chươngtrình có tính chiến lược của Trung ương, như: đường cao tốc Hạ Long –Móng Cái (triển khai sau năm 2010) và tuyến đường ven biển Quảng Ninh đicác tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; khu kinh tế và sân bayquốc tế Vân Đồn, cảng Vạn Gia và khu kinh tế đảo Vĩnh Thực (Móng Cái),khu kinh tế-quốc phòng Cô Tô Đồng thời, hỗ trợ vốn để hoàn thành các côngtrình xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất trên các đảo Vân đồn, Cô Tô,
Trang 38Vĩnh Thực Phát triển KTDL gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển ởTỉnh thông qua các dự án đã, đang và sẽ triển khai, có những việc được đầu
tư nhằm phục vụ trước hết cho phát triển KTDL, đồng thời gắn với
QP-AN, nhưng cũng có việc lại nhằm phục vụ cho QP-AN là chính, tiếp đó kếthợp phục vụ dân sinh (nhất là các công trình trên tuyến biển đảo) Tựutrung, có thể khẳng định: sự gắn kết đó ở Quảng Ninh được thực hiện ngàycàng chặt chẽ, trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là cơ chế, chính sách Mục tiêucao nhất của sự gắn kết đó là bảo đảm cho Quảng Ninh không ngừng pháttriển toàn diện trong thời kỳ mới
Ba là, việc gắn kết kinh tế du lịch với chủ quyền, an ninh trên biển luôn đảm bảo cho mở rộng, phát triển các loại hình kinh tế du lịch và giữ vững chủ quyền, an ninh trên biển
Thời gian qua, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, anninh trên biển ở tỉnh Quảng Ninh vừa đồng thời đảm bảo cho việc mở rộng,phát triển các loại hình kinh tế du lịch, vừa góp phần giữ vững chủ quyền, anninh trên biển Theo đó, sự gắn kết hai nhiệm vụ này đã mang lại nhiều thànhtựu quan trọng, thiết thực cho phát triển KTDL biển và bảo vệ chủ quyền, an
ninh trên biển Cụ thể là:
Thứ nhất, thị trường, các loại hình KTDL biển được mở rộng và phát triển.
Trong những năm gần đây, doanh thu từ kinh tế du lịch ngày càng tăng,năm sau cao hơn năm trước Nhờ kịp thời nắm bắt thị trường, đa dạng hóa cácloại hình sản phẩm, phát huy thế mạnh về du lịch biển của địa phương nêndoanh thu du lịch của Quảng Ninh ngày càng tăng Nếu như năm 2011, doanhthu du lịch đạt 3.400 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã đạt 6.500 tỷ đồng, tăng gần
2 lần so với năm 2011 Năm 2016, doanh thu tăng mạnh, đạt 13.329 tỷ đồng,tăng gấp hơn 2 lần (tăng 205%) so với năm 2015 (Phụ lục 1)
Có sự tăng lên về quy mô, số lượng các cơ sở lưu trú, thị trường khách dulịch, sản phẩm du lịch và mở rộng không gian, cơ cấu vùng du lịch biển So sánhgiữa năm 2011 với năm 2016, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn Tỉnh tăngtrưởng khá nhanh, nếu như năm 2011 chỉ có 1.001 cơ sở thì đến năm 2016 đãlà 1.112 cơ sở, tăng 111% so với năm 2011 Trong đó, tổng số phòng cũng
Trang 39tăng theo, năm 2011 có 10.267 phòng, đến năm 2016 đã tăng lên 15.299phòng, tăng 149% so với năm 2011 (Phụ lục 1).
Tổng lượng khách đến Quảng Ninh cũng tăng ổn định trong những nămgần đây Nếu như năm 2011, chỉ có 6.200.000 lượt khách thì đến năm 2015 là7.700.000 lượt khách, tăng 124,2% so với năm 2011; năm 2016 là 8.350.000lượt, tăng 108,4% so với cùng kỳ năm 2015 Khách quốc tế cũng tăng khánhanh, tăng 152,2%, từ 2.300.000 năm 2011 lên 3.500.000 năm 2016 Trong cácthị trường khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh năm 2016, số lượng kháchChâu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất: 67,93%, (trong đó nhiều nhất là khách TrungQuốc chiếm 31,7%, Indonesia chiếm 7,74%; Hàn Quốc chiếm 7,02%,…);khách Châu Âu chiếm 19,95%; Châu Mỹ 7,96%, Châu Đại Dương 3,67%.Châu Phi 0,49%,.v.v [32, tr.4]
Về sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch biển của Tỉnh đã từng bước
được đa dạng hóa gắn liền với thế trận liên hoàn bờ - biển - đảo Trong đó, nổi trội là không gian mặt nước Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long Bên cạnh
các sản phẩm du lịch biển truyền thống, Quảng ninh có những sản phẩm dulịch biển đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: thămquan, nghỉ dưỡng trên vịnh Hạ Long, Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, BãiCháy,.v.v Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã phát triển thêm nhiều sản phẩm dulịch biển mới: khám phá Hạ Long bằng thuyền kayak, thủy phi cơ; Khu vui chơi,nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long tại đảo Rều; nhà hàng, khách sạn, tàu vận chuyểnvà tàu nhà hàng cao cấp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các đảo Vân Đồn, CôTô;.v.v Đặc biệt, Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu được khánh thành ngày7/10/2015 là cảng khách nhân tạo hiện đại nhất Đông Nam Á và đầu tiên ở ViệtNam do Công ty TNHH Âu Lạc (Tập đoàn Tuần Châu) đầu tư xây dựng trêndiện tích 200ha, có chiều dài tuyến bến gần 7km, độ sâu 10-17m, với tổng mứcđầu tư khoảng hơn 10.000 tỷ đồng Mặt khác, Quảng Ninh đã chủ động mở rộngkhông gian du lịch bằng cách thiết lập mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều trungtâm du lịch biển của các quốc gia, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, TháiLan,.v.v ; phát triển du lịch biển liên vùng với một số tỉnh, thành trong nước,như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa,.v.v [32, tr.5]
Trang 40Cơ cấu vùng du lịch biển ở Quảng Ninh ngày càng được mở rộng, trong
đó tập trung vào các điểm du lịch biển trọng điểm như vịnh Hạ Long, Vân Đồn,
Cô Tô, Trà Cổ (Móng Cái); các dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch biển đều được khảo sát, nghiên cứu, tính toán kỹ theo hướnglưỡng dụng, vừa tạo nền móng cho phát triển KTDL biển, vừa phục vụ tốt chonhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng nhu cầu tác chiến của các lựclượng vũ trang trên biển Nhiều công trình, dự án quy mô lớn, mang ý nghĩa, làđộng lực đối với sự phát triển KT-XH nói chung, KTDL biển nói riêng và QP-
AN, chủ quyền, an ninh trên biển ở tỉnh đã được hoàn thành và đưa vào hoạtđộng, sử dụng như: Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu; Khu khách sạn nghỉdưỡng biển cao cấp Vinpearl Ha Long Bay Resort (1.200 tỷ đồng) tại đảo Rều(phường Bãi Cháy, TP Hạ Long); Dự án Sun World Ha Long Park (Công viênĐại Dương) với tổng vốn đầu tư 6.500 tỷ đồng,… Một số dự án mới, sắp đi vào
hoạt động như: dự án Khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan (TP Hạ Long) có tổng mức
đầu tư 12.081 tỷ đồng; Dự án Sân bay Vân Đồn của Sun Group đầu tư có côngsuất 2 triệu hành khách/năm, tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng (sẽ hoàn thành vàocuối năm 2017); dự án khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp của Sun Group vớiquy mô lớn với 730ha tại TP Cẩm Phả, giáp Vịnh Bái Tử Long với tổng vốn đầu
tư khoảng 3.500 tỷ đồng; dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, quy
mô 224ha, tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng; dự án khu đô thị biển VinhomesDragon Bay, v.v [32, tr.4] Thực trạng này đang đòi hỏi phải xây dựng, pháttriển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cho việc đi lại, sinhhoạt, nghỉ dưỡng của khách là rất lớn
Những năm vừa qua, tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong GDP của Tỉnhtăng cao, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng lớn Việc đẩy mạnhphát triển KTDL, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương đãgóp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh tương đối cao và
ổn định, tỷ trọng dịch vụ-du lịch trong GDP của địa phương ngày càng tăng,đóng góp vào ngân sách nhà nước càng lớn Đây là điều kiện để có thể bảođảm tài chính ngày càng tốt hơn cho công tác QP-AN, bảo vệ chủ quyền, anninh trên biển ở địa phương Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh