Từ sau 1986, nhờ công cuộc đổi mới xã hội, các nhà văn Việt Nam có sự thay đổi về tư duy nghệ thuật trong việc tiếp cận với hiện thực đời sống con người.. Bằng việc đổi mới tư duy nghệ t
Trang 1TS NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
CON NG¦êI
CON NG¦êI TRONG TIÓU THUYÕT VIÖT NAM
TRONG TIÓU THUYÕT VIÖT NAM
THêI Kú §æI MíI
(Chuyên luận)
NHµ XUÊT B¶N §¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI
Trang 3MC LC
Ch ng I
QUAN NIÖM NGHÖ THUËT VÒ CON NG¦êI Vµ CON NG¦êI TRONG THÓ LO¹I TIÓU THUYÕT
1.1 Quan ni)m ngh) thu,t v con ng0i 9
1.1.1 Con ngi vi t cách là đi tng ch y u ca v"n h#c 9
1.1.2 Quan ni%m ngh% thu't v( con ngi - m*t ph,m trù thi pháp h#c 11
1.2 Con ng0i trong th3 lo4i ti3u thuy6t 18
1.2.1 Con ngi trong ti0u thuy t trc 1986 19
1.2.1.1 Con ngi trong ti0u thuy t giai đo,n 1930 – 1945 19
1.2.1.2 Con ngi trong ti0u thuy t giai đo,n 1945 – 1975 23
1.2.1.3 Con ngi trong ti0u thuy t giai đo,n 1975 – 1985 25
1.2.2 Con ngi trong ti0u thuy t sau 1986 34
1.2.2.1 Ti p t8c khuynh hng ca ngi nh:ng ph;m ch<t con ngi = m>c đ* cao hơn 35
1.2.2.2 Con ngi cá nhân gAn vi cBm h>ng bi kDch 37
1.2.2.3 Con ngi trc nguy cơ tha hóa 40
1.2.2.4 Con ngi trong chi(u sâu tE nh'n th>c 42
1.2.2.5 Con ngi đa nhân cách 44
1.2.2.6 Con ngi đc khai thác = góc bBn n"ng tính d8c 46
1.2.2.7 “GiBi thiêng” mi(n bí ;n ca cõi tâm linh con ngi 57
Trang 4Ch ng II
H×NH T¦îNG CON NG¦êI
TRONG TIÓU THUYÕT THêI Kú §æI MíI
2.1 Con ng0i d8i góc nhìn b<n ch=t xã h@i 68
2.1.1 Ngi lính 68
2.1.1.1 Con ngi cá nhân bi kDch 69
2.1.1.2 Con ngi tE nhiên trong cu*c sng đi thng 74
2.1.2 Ngi nông dân 78
2.1.2.1 Con ngi mang d<u v t “tha hóa” 79
2.1.2.2 N,n nhân ca nh:ng ràng bu*c l,c h'u 83
2.1.3 Ngi trí th>c 86
2.1.3.1 Con ngi ca lơng tri và trí tu% 86
2.1.3.2 Con ngi ca sE mu toan, t li, ích kP, hám danh 90
2.2 Con ng0i d8i góc nhìn lo4i hình vAn hBc 95
2.2.1 Con ngi lDch sQ - v"n hóa 96
2.2.1.1 Con ngi đi tho,i vi lDch sQ 96
2.2.1.2 K t ni vi cu*c sng hi%n t,i 104
2.2.2 Con ngi “huy(n tho,i” 110
2.2.2.1 Con ngi trong th gii tâm linh và vô th>c 111
2.2.2.2 Con ngi trên biên gii Bo - thEc 115
2.2.3 Con ngi “dD bi%t” 120
2.2.3.1 “Méo mó” v( th0 xác 121
Ch ng III NGHÖ THUËT X¢Y DùNG NH¢N VËT TRONG TIÓU THUYÕT THêI Kú §æI MíI 3.1 NhDng cách tân tG truy.n thHng 129
3.1.1 Mô tB nhân v't qua phơng di%n bên ngoài 130
3.1.2 Miêu tB trEc ti p tâm lý qua n*i tâm 136
Trang 53.2 Ti6p c,n nhân v,t v8i bút pháp hi)n đ4i 140
3.2.1 Xây dEng nhân v't theo li “;n danh” 140
3.2.2 Xây dEng nhân v't qua nh:ng mBnh v8n tâm lý, ký >c ri r,c không liên k t 147
3.2.3 Xây dEng nhân v't vi phơng th>c huy(n tho,i hóa 157
Ch ng IV NG¤N NG÷ NGHÖ THUËT TRONG TIÓU THUYÕT VIÖT NAM THêI Kú §æI MíI 4.1 Ngôn ngD có tính lOch sQ c th3 166
4.2 Ngôn ngD gi<n dO, tS nhiên, dU hi3u 169
4.3 Ngôn ngD mang màu sWc dân gian 171
4.4 Ngôn ngD có tính th6 tc 175
4.5 Ngôn ngD chYa đSng tính đHi tho4i và tính “cá th3 hoá” cao 179
KZT LU\N 185
TÀI LI_U THAM KHbO 191
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Quan niệm nghệ thuật về con người chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà văn Khi tư duy nghệ thuật của nhà văn vận động biến đổi phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng trào lưu văn học thì quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn cũng thay đổi Vì vậy, quan niệm về con người là một trong những vấn đề then chốt của đổi mới văn học Thông qua việc nghiên cứu quan niệm con người, chúng tôi xác định được mức độ chiếm lĩnh, thể hiện, cắt nghĩa về con người ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, ở chiều sâu không gian lẫn thời gian của bất kỳ hiện tượng văn học nào Nhờ đó, chúng ta có thể đánh giá được sự đóng góp của một hiện tượng văn học qua phương thức phản ánh nội dung và hình thức biểu đạt nghệ thuật cho tiến trình phát triển văn học
Từ sau 1986, nhờ công cuộc đổi mới xã hội, các nhà văn Việt Nam có sự thay đổi về tư duy nghệ thuật trong việc tiếp cận với hiện thực đời sống con người Theo đó, họ có cơ hội nhìn lại, làm mới quan niệm nghệ thuật về con người theo một trường thẩm mỹ mới phù hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học Con người trong văn học thời kỳ Đổi mới được các nhà văn quan niệm không còn đơn giản, xuôi chiều, thay vào đó, nhà văn nhìn con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và toàn diện hơn Nhờ sự thay đổi quan niệm về con người, nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc sống liên quan đến con người theo hướng đa chiều Chính vì vậy, cấu trúc thế giới nghệ thuật ở mọi thể loại văn học, từ đề tài, chủ đề phản ánh, kiểu thức kết cấu cho đến thế giới nhân vật, đã có những thay đổi sáng tạo, thử nghiệm mới mẻ, giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người
Tiểu thuyết được xem là một thể loại năng động và linh hoạt nhất Với tính chất tổng hợp cao, tiểu thuyết vừa có khả năng bao
Trang 8quát hiện thực rộng lớn, vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người một cách toàn diện Phát huy triệt để mọi khả năng thể loại, tiểu thuyết có cơ hội đối thoại với cuộc đời, từ “cái hôm nay bề bộn, ngổn ngang bóng tối và ánh sáng” đến những “âm vang của tiếng lòng bí ẩn trong con người” qua cấu trúc ngôn từ “động” của nó
Bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm thể loại, tiểu thuyết sau Đổi mới 1986, vượt qua khung cấu trúc thể loại, đã đa dạng hóa các kiểu hình nhân vật, mở rộng khả năng khám phá nhiều mặt khác nhau trong con người, thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, nhằm đột phá và kiến giải một “thực tại mới” Điều này khiến tiểu thuyết khẳng định được bước tiến của thể loại với nhiều thành tựu nổi bật hơn cả so với thơ và truyện ngắn, nhất là ở giai đoạn văn học sau 1986, trong hành trình phát triển của toàn bộ nền văn học Việt Nam Với tư cách là “công cụ hữu hiệu của văn học”, tiểu thuyết đã giúp nhà văn đưa tâm điểm của văn học vào trong một trường nhìn mới đầy cởi mở và đa chiều về giá trị con người “chưa hoàn kết” trong xã hội hiện đại
Vì những lý do trên, thực hiện chuyên luận Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới, chúng tôi hướng đến hai mục đích Thứ nhất, chúng tôi tái khẳng định vấn đề con người luôn là đối tượng trung tâm của văn học Thứ hai, với tư cách là “công cụ hữu hiệu của văn học”, tiểu thuyết đã giúp nhà văn đưa tâm điểm của văn học vào trong một trường nhìn mới đầy cởi mở và đa chiều về giá trị con người “chưa hoàn kết” trong xã hội hiện đại
Trong quá trình biên soạn, cuốn sách chắc sẽ không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo bạn đọc!
Trang 9Chương I
QUAN NIÖM NGHÖ THUËT VÒ CON NG¦êI Vµ CON NG¦êI TRONG THÓ LO¹I TIÓU THUYÕT
1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người
1.1.1 Con người với tư cách là đối tượng chủ yếu của văn học
Con người là đối tượng nghiên cứu, miêu tả đồng thời cũng là đối tượng tác động của văn học Nói đến “văn học trước hết là việc khắc họa con người Không cần thiết sách nào cũng thể hiện con người với một tài năng ngang nhau nhưng chính con người với những nét cá tính bộc lộ một cách nổi bật nhất trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”1 là điều mọi nhà văn đều tìm đến Nói như Trần Đình Sử, con người là “phạm trù của văn hóa, là nội dung cơ bản của văn học và trình độ ý thức về con người, đánh dấu trình độ phát triển của văn học”2 Những mặt liên quan tới con người, thuộc
về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học Các ngành khoa học xem xét con người tùy thuộc vào mục đích khoa học của những lĩnh vực đó Đặc biệt với triết học, người ta nhìn nhận con người trong mối quan hệ với tự nhiên để tìm hiểu bản chất con người Lão Tử coi con người là yếu tố của thiên - địa - nhân, nên con người phải gắn, hòa hợp với vũ trụ Tuy nhiên, mọi thành tựu của các ngành khoa học đều được văn học triệt để khai thác khi biểu hiện, lý giải về con người, thể hiện trình độ tổng hợp của nhận thức về thế
1 Donhieporop V (1961), Những mưu toan đổi mới trong nền tiểu thuyết hiện đại (Nhiều người dịch), NXB Văn học, tr 32
2 Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập Trần Đình Sử, Tập 2, NXB Giáo dục, tr 750
Trang 10giới nghệ thuật của nhà văn “Văn học là phương tiện quan trọng giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật của con người, giúp con người hiểu thêm về chính mình, trở nên phong phú hơn và một phần từ chỗ hiểu mình, từ sự phong phú của chính mình, con người hiểu thêm về thế giới, về sự phong phú của thế giới”1 Vì vậy, tầm vóc của một nền văn học thể hiện ở cách đặt vấn
đề về con người Văn học thế giới thế kỷ XX qua sáng tác của F Kafka,
A Grillet đã mở ra một nhận thức mới về con người: con người bị tha hóa, cô đơn và sa vào khủng hoảng tinh thần triền miên, bị buộc chặt với hoàn cảnh không sao dẫy dụa được Con người, với bao mâu thuẫn phức tạp đang lo âu trước các hiểm họa của xã hội hậu công nghiệp, của những mối quan hệ xa lạ và thù nghịch Trong cái thời hiện đại nhiều bất trắc, chủ nghĩa nhân văn của thế kỷ XX và XXI sẽ tính đến cả tính phi nhân của con người Tức là trong con người, phần động vật cũng như phần thần thánh, đều có nguy cơ bị phát điên, nguy cơ trở nên thái quá, trở thành dã man Nói như Francois Lyotard, cái phi nhân là một sức mạnh hủy diệt vượt quá khả năng kiểm soát của cá nhân con người, một cái “không thể trình bày được” tràn trề trong suy tư Qua những tác phẩm của Proust, Kafka, Melville mối bận tâm về con người được văn học khoác cho nó nhiều màu sắc, trong đó biểu hiện của cái phi nhân là sự lo lắng về chính bản thể con người Xã hội hiện đại luôn đầy rẫy những điều nghịch lý bóp nghẹt con người, nó đẩy con người đến sự chuyển đổi mong manh giữa cực người và cực thú Do đó “con người không bao giờ cũng cứ là vô cùng, chứa đầy những điều đã biết và chưa biết, những tất nhiên và ngẫu nhiên, những hợp lý và phi lý; và con người trong sự sinh tồn của mình bao giờ cũng chứa nhiều phương án, nhiều khả năng, vừa xây dựng vừa phá hoại, vừa lạc quan vừa yếm thế, vừa đầy sức mạnh vừa hết sức mong manh, bé nhỏ”2
Rõ ràng vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học,
là vấn đề cốt lõi của các lý luận xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý… Trong văn học, con người là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích
1 Nhiều tác giả (2001), Hợp tuyển công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, tr 494
2 Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội nhà văn, tr 132
Trang 11cuối cùng của mọi sáng tạo Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về con người Một tác phẩm văn học có thể không có nhân vật người nhưng nó luôn phải là câu chuyện về cõi nhân sinh Có như vậy, văn học mới làm cho con người lương thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn
1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người - một phạm trù thi pháp học Quan niệm là một điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật Phải có một quan niệm, nhà văn mới có thể lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo
ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả “không chính xác” về đời sống Theo D.X Likhachiev, quan niệm nghệ thuật gắn với sự miêu tả con người, cái nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó Cho nên quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học vào đúng quỹ đạo “nhân học” của nó
Nói quan niệm nghệ thuật là nói tới “phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các hiện tượng nghệ thuật như những chỉnh thể”1 Trong đó, quan niệm nghệ thuật về con người có một cách hiểu chung mang tính chất phổ biến, đó là “sự lý giải, cắt nghĩa sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học”2 Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu Điều này chứng tỏ
sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người
1.1.2.1 Một khi đã là đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới nó Vì
1 Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học (những vấn đề và quan niệm hiện đại), NXB Giáo dục, tr.126
2 Trần Đình Sử (cb) (2004), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, tr 59
Trang 12vậy quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học cũng sẽ khác với quan niệm về con người trong các hình thái ý thức xã hội khác Triết học luôn giải quyết vấn đề bản chất của con người, xem xét
vị trí và vai trò của con người đối với thế giới như thế nào Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử… xem xét tính đa dạng và phong phú về vấn đề con người được đặt trong mối quan hệ với chính trị, đạo đức Trong khi đó triết học phương Tây, ở Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau Đến thời Phục Hưng, con người mới được nhìn nhận như một thực thể cá thể Sang triết học cổ điển Đức, Hegel đã khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời là kết quả của sự phát triển lịch sử Còn Fuerbach
đã xem con người là kết quả của sự phát triển của thế giới tự nhiên Sau này Marx - Engles đã khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội Chính những lý giải
về con người của triết học theo quan điểm nhận thức đã giúp văn học
có cơ sở để cắt nghĩa con người thông qua cái nhìn bằng nghệ thuật Con người cũng là đối tượng mang tính chủ thể thẩm mỹ của
mỹ học Đó là những con người xã hội có khả năng thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ Thông thường mỹ học nhìn nhận con người với giá trị của những phạm trù thuộc về cái đẹp, ứng với thị hiếu thẩm mỹ hoặc lĩnh vực của sự phán đoán thẩm mỹ từng thời kỳ, từng giai đoạn Ngược lại, đạo đức học nhìn con người trong sự thể hiện với các chuẩn mực, lấy những lời nói việc làm, hành động của con người theo khung của nguyên tắc xử thế Văn học không quy mọi tính cách con người vào những chuẩn mực đạo đức một cách trọn vẹn Điều này cũng có nghĩa, mọi chuẩn mực của con người trong văn học, được xây dựng từ những tình huống đơn giản đến phức tạp, nhằm bộc lộ tính cách, dựa trên những lập trường xã hội khác nhau, với tiêu chí lý giải các dạng thức quan hệ xã hội của con người trong tính toàn vẹn
Còn tôn giáo lại là một ý chỉ tối cao đối với con người, nó lấy đức tin đôi khi là sự chi phối con người để tồn tại và phát triển Tôn giáo
tự xem mình như một tư tưởng chỉ đường cho ý thức của con người,
Trang 13buộc con người tin vào thế giới siêu phàm có thực Mặt khác, tôn giáo xem con người là đối tượng để an ủi, chia sẻ tình yêu thương bằng đức tin và niềm tin Nếu chính trị đề cao vai trò con người trong lịch
sử xã hội, đặt trong thế tương quan với xu thế phát triển của lịch sử,
xã hội, giai cấp, tầng lớp… thì văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh, khám phá, nhận thức và phục vụ cho chính con người bằng nghệ thuật ngôn từ Vì thế văn học luôn nhìn con người như một chỉnh thể sinh động, toàn vẹn trong các quan hệ đời sống Miêu
tả hiện thực nhưng hiện thực đó phát triển thế nào lại dựa vào các bình diện quan hệ đời sống xã hội của con người thể hiện trong đó Như vậy, con người trong văn học được xem như là trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, kết tinh của các kinh nghiệm quan hệ Văn học khi cắt nghĩa về con người đã có một cách nhìn riêng, cách chiếm lĩnh riêng Con người được văn học phản ánh sinh động, có chiều sâu mang tính toàn vẹn, giàu sắc thái thẩm mỹ ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô trong đó có cả những khía cạnh mà khoa học, lịch sử, tôn giáo, triết học ít quan tâm
1.1.2.2 Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học, chúng ta cũng thấy điểm nhìn khác nhau về con người của các nhà văn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ Trong thực
tế sáng tác và tiếp nhận văn học, người sáng tác có cách giải mã con người theo ý đồ riêng mình, người tiếp nhận cũng đã dễ dàng nhận
ra Bởi vì, những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật qua các chặng đường sáng tác văn học, thể hiện ý thức của nhà văn về việc miêu tả con người, cho thấy sự biến đổi mô hình nghệ thuật về con người, được người nghệ sĩ cụ thể hóa trong các kiểu nhân vật
Trong quá trình tư duy sáng tạo nghệ thuật, nhà văn bao giờ cũng mang những quan niệm suy ngẫm về nhân sinh, về mọi điều trong quan hệ với con người Vì thế để những hình tượng trong thế giới nghệ thuật chứa đựng tính khái quát, người sáng tác cần một cái nhìn, một lối nhìn về đối tượng nhận thức trên cơ sở của tình cảm xã hội thẩm mỹ về đời sống, số phận con người qua từng thời kỳ Tức là yếu tố thời đại có ảnh hưởng đến quan niệm thẩm mỹ của nhà văn khiến quan niệm nghệ thuật của nhà văn thay đổi Văn học trung đại
Trang 14chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, văn chương phải “tải đạo” Con người trong con mắt của những nhà nho được xem trọng và đề cao là con người đạo đức, con người của quân thần, sống hết mình với cương thường đạo lý, mang tư tưởng kinh bang tế thế Trải qua bao biến động về mặt xã hội, cách mạng và kháng chiến giai đoạn
1945 - 1975, nhà văn không phải không nhận biết được tính toàn diện của bản chất con người Nhưng để tồn tại và chiến thắng trước thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, con người cần phải giản ước mọi ham muốn, không được phép nghĩ nhiều về cá nhân, chỉ đề cao mọi phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình Đó là cơ sở cho sự xuất hiện kiểu con người hành động, con người giai cấp, con người cộng đồng… Như vậy, trong tư duy nghệ thuật của nhà văn giai đoạn này, con người như một tư tưởng, một tính cách, một mô hình được nhà văn nhào nặn, sắp xếp hơn là một cá thể, một nhân vị trong quan hệ biện chứng với xã hội Mặt khác, khi quan niệm có tính chất
là “cắt nghĩa” thế giới và con người, nhà văn buộc phải có một phương pháp sáng tác thể hiện được những nguyên tắc nghệ thuật nhất định để lý giải con người Gắn với yếu tố thời đại và phương pháp sáng tác, qua từng thời kỳ văn học, quan niệm nghệ thuật về con người luôn có sự thay đổi, phản ánh sự chiếm lĩnh, thụ cảm về hiện thực và con người khác nhau, kế thừa phát triển lẫn nhau Nhìn vào văn học Việt Nam, nguyên lý này càng rõ nét
Ví dụ ở giai đoạn 1930 - 1945, trong mắt của các nhà thơ Mới, con người chính là cái tôi cô đơn hiu quạnh, buồn tẻ đến lay lắt Văn học
1945 - 1975 đã có một luồng không khí mới hào sảng theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được các nhà văn soi chiếu qua con người quần chúng ở nhiều phương diện
Suốt một thời gian dài văn học phục vụ cách mạng cho nên nhà văn chỉ có điều kiện quan tâm đến cái chung, do đó vấn đề con người chưa được xem xét ở vị trí xứng đáng của nó Đó là con người - tập thể, con người - nhân dân, chưa phải là những cá nhân, những số phận Nhà văn say sưa nói đến lòng quyết tâm, ý chí, sức mạnh của con người, “làm ngơ” trước nỗi cô đơn của con người trong mọi tình huống Vì vậy kiểu sáng tác chủ yếu dựa trên cảm hứng lịch sử - xã
Trang 15hội để phản ánh cuộc sống mới, con người mới Con người lúc này buộc phải đứng khuất sau sự kiện, phong trào, trở thành phương tiện
để trình bày lịch sử
Đại thắng mùa xuân 1975, mười năm sau đó là thời gian kịp cho nhà văn có khoảng cách để cách nhìn thi vị nhường chỗ cho tính chất tỉnh táo, sâu lắng Con người giờ được nhìn nhận, xem xét, lý giải theo nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát Đâu chỉ là con người của những anh hùng, khí phách, tràn đầy ý chí mà nay còn là con người có ý thức biết trầm tĩnh, chấp nhận sự hy sinh lớn nhất có trong cuộc đời
mà chiến tranh để lại Đã đến lúc tác phẩm của các nhà văn có xu hướng đi sâu, tăng cường ý thức về nhân cách con người dưới nhiều góc độ khác nhau, đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người có cả mặt sấp và mặt ngửa, ánh sáng và bóng tối
Rõ ràng cảm thức về thời cuộc đặt ra cho nhà văn những đòi hỏi mới hơn để đánh giá toàn diện về con người Nói cách khác, nếu tư duy hiện thực của nhà văn trước đây phản ánh theo chiều rộng thì nay, nhà văn có xu hướng hiện thực hóa đời sống tâm hồn một cá thể qua sự tinh lọc, khúc xạ bề sâu tâm hồn con người
1.1.2.3 Một nền văn học mang tầm vóc, chiều sâu và ý nghĩa chẳng những phụ thuộc vào lý tưởng và mục đích phục vụ của nó,
mà còn phụ thuộc và cách hiểu biết, tiếp cận, sáng tạo nên hình tượng con người trong nó Mỗi một thời đại, một giai đoạn văn học có cách quan niệm, thể hiện con người khác nhau Thực chất, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người chính là quá trình vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc điểm lịch sử, xã hội Nói cách khác, việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính
là nguyên nhân chi phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Theo Nguyễn Minh Châu, cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người mới thực sự lâu dài Trong bối cảnh chiến tranh đã lùi
Trang 16xa, cơ chế xã hội mới đặt con người ta vào hoàn cảnh mới Xã hội đang có những bước đi lên, cùng lúc cái nhìn về thời cuộc cũng khác trước Nhà văn tước bỏ những ánh hào quang văn chương đã khoác trước đây, để sự hy sinh và chiến công hiện ra trần trụi trong ánh sáng đích thực của nó Con người không chỉ khẳng định phẩm chất
tư tưởng xả thân mà điều quan trọng là được thể hiện ở các mối quan
hệ lịch sử, trên phương diện xã hội và với thiên nhiên
Từ sau 1975, cuộc sống đã dần trở lại với quy luật bình thường của nó cùng lúc con người đối mặt với những biến động, đổi thay của
xã hội Guồng quay xã hội gián tiếp cho ý thức cá nhân thức tỉnh, họ quay về đối diện chính mình với những đòi hỏi riêng của mỗi người, mỗi số phận Khi “văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người” (Nguyễn Minh Châu), nhà văn phải
có một cái nhìn đặc sắc, đầy xác thực về con người, mới có thể kiến giải có ý nghĩa về cuộc sống và xã hội Ý thức cá nhân con người ngày càng có những khát vọng mạnh mẽ, chúng ta càng phải đặt ra vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân dưới một cái nhìn đa diện hơn, trên tất cả các mặt của cuộc sống một cách quyết liệt Đó cũng là lý do sáng tác của các nhà văn không chỉ đơn thuần phê phán các tàn dư của xã hội
cũ, các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, quan liêu bảo thủ mà còn đặc biệt lưu ý đến những hiện tượng vi phạm chuẩn mực đời sống xã hội và đạo đức như trong các tác phẩm Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Sao đổi ngôi của Chu Văn, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng Không còn cách nào khác,
“chúng ta phải đào bằng ngòi bút cho đến cùng đáy cái thật chứa đầy
bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con người đất nước mình thì sẽ gặp con người nhân văn, sẽ gặp cái nhân bản của nhân loại”1 Đường hướng ấy chính là khởi điểm cho các nhà văn mải miết đi tìm cái “con người trong con người” bằng tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu con người Họ đi sâu vào các ngóc ngách mà ở đó có sự chen lẫn, giao tranh của mặt nhân cách và phi nhân cách Một khi thói hư tật xấu đã
1 Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (2001), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin, tr 68
Trang 17có đất sinh sôi thì địa bàn hoạt động của nhà văn cũng sâu rộng hơn, phản ánh một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn Nguyên Ngọc có nói
“những vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người ở đời sâu và sắc hơn”1 Với trách nhiệm của nhà văn, họ cần bám sát cuộc sống sôi động, “quan tâm đến những vấn đề thuộc trạng thái nhân thế”, làm cho các tác phẩm đến tay người đọc càng có chiều sâu, với thiên hướng nắm bắt hiện thực bề sâu ẩn kín trong bước
đi dò tìm tâm thế của đất nước, con người đã đi qua chiến tranh Một kiểu là con người đời tư nếm trải nhiều thăng trầm, bất hạnh trong sự chi phối của chiến tranh và muôn mặt cuộc sống đời thường Kiểu khác là con người trong sự nghịch lý nhiều mặt như một hiện tượng không có lời giải đáp Kết hợp lại, cái cần tìm trong sáng tác thời kỳ Đổi mới của nhà văn là “khả năng tự phê phán, biết nhìn thẳng vào thực chất tinh thần mình Truy kích tính giả dối, sĩ diện, tự ái, vô trách nhiệm, thực chất là ích kỷ”2, có khi còn đi tìm chiều sâu tinh thần bản thể, lẽ tồn vong của con người để từ đó biết cách hoàn thiện con người
từ bên trong
Văn học của chúng ta hôm nay vẫn hướng đến việc phản ánh con người theo quan điểm của K Marx, “con người là thực thể tự nhiên có tính người”, là “thực thể sinh học - xã hội”, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”3 Sự đổi mới và sáng tạo không ngừng của các nhà văn là minh chứng rõ rệt thúc đẩy sự đổi mới phát triển của văn học, trong đó đổi mới và
đa dạng trước hết trong quan niệm nghệ thuật về con người Mặt khác, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta thâm nhập vào cơ chế tư duy văn học, khám phá quy luật vận động phát triển của hình thức văn học, góp phần chứng tỏ tầm vóc một nền văn học
Trang 181.2 Con người trong thể loại tiểu thuyết
Con người trong văn học luôn biến đổi theo từng giai đoạn, trào lưu văn học Nghiên cứu con người trong văn học là cách giúp chúng
ta xác định được mức độ, khả năng chiếm lĩnh con người của nhà văn
ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu Tuy nhiên trong quá trình triển khai vấn đề, chúng tôi không có tham vọng muốn nhận diện việc phản ánh con người ở các thể loại qua các giai đoạn của văn học Đó là một việc làm quá sức, mặt khác chúng tôi cho rằng thể loại tiểu thuyết xuất hiện trong những năm 20 của thế kỷ XX mới thực sự bước đầu định hình được những đặc trưng thể loại của nó Vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở thời điểm hiện đại trong cái nhìn lịch đại khi bàn đến vấn
đề con người ở thể loại tiểu thuyết Đây là giai đoạn theo chúng tôi hết sức quan trọng cho sự kế thừa, thay đổi của văn học sau năm 1986, trong đó ghi nhận sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của một thế hệ nhà văn từng trải, góp thêm tiếng nói về con người cho văn học giai đoạn sau, bên cạnh những văn nghệ sĩ trưởng thành và có tiếng nói trong giới từ năm 1986 trở đi
Với tính chất là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt, bên cạnh khả năng tái hiện bức tranh đời sống mang tính tổng thể, tiểu thuyết có khả năng đi sâu khám phá số phận cá nhân Vì vậy, nhân vật tiểu thuyết là “điểm xuất phát và trung tâm của sự mô tả nghệ thuật”, “chiếc chìa khóa để giải mã những vấn đề hiện thực mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm”1 Phát huy cao độ khả năng hư cấu, tiểu thuyết đã tạo cho nhân vật sự bề thế, đa dạng, phức tạp, nhiều màu sắc… Do đặc trưng của mỗi thể loại, con người trong thơ là chân dung tâm hồn Trong kịch, con người xuất hiện xoay quanh trục xung đột - hành động Còn con người tiểu thuyết là con người tổng hợp Cho nên nhân vật có thể được khai thác ở cả chiều sâu và chiều rộng của không gian, thời gian, ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô của đời sống nhân vật; từ ngoại hình đến hành động, từ cảm xúc nội tâm đến lý trí…
1 Nhiều tác giả (2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, tr 242
Trang 191.2.1 Con người trong tiểu thuyết trước 1986
1.2.1.1 Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1930 - 1945
Sự xuất hiện của con người vũ trụ, tự nhiên và tâm linh ở văn học trung đại cho thấy một quan niệm con người không ngừng phát triển từ trừu tượng đến cụ thể Văn học thế kỷ XVIII gắn với quan niệm nhân đạo chủ nghĩa về con người, nhà văn quan tâm đến số phận và quyền sống của con người, hạnh phúc và sự giải phóng con người, từ truyện Nôm bình dân như Phạm Tải Ngọc Hoa đến Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều Sang đến đầu thế kỷ XX, quan niệm con người ở các sĩ phu yêu nước là con người có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, có tinh thần chiến đấu hy sinh cho sự nghiệp cứu nước Với những Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, con người mới đó
“phải có ý thức quốc gia dân tộc, ý thức hợp đoàn hợp chủng; phải hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của công dân trong một nước dân chủ”1 Giai đoạn này bên cạnh loại tiểu thuyết chương hồi kiểu như Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu, đã xuất hiện những tiểu thuyết viết theo lối mới Không còn những nhân vật trung - hiếu - tiết
- nghĩa, đại diện cho lễ giáo phong kiến, mà là những con người cá nhân, cá thể, tiểu tư sản với những biểu hiện tính cách của con người hiện đại Từ đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết được viết và trước hết nhiều nhất ở Nam Bộ Những tiểu thuyết của Nguyễn Chánh Sắt, Tân Dân
Tử, Hồ Biểu Chánh đã hướng về những vấn đề phong phú trong xã hội, trong đó có vấn đề tâm lý xã hội, vấn đề đời tư… phần nào có đóng góp nhất định về sự đổi mới nội dung cũng như hình thức thể hiện Một trong số những cây bút tiên phong trên địa hạt tiểu thuyết tiêu biểu và sung sức nhất chính là Hồ Biểu Chánh ở Nam Bộ Qua những trang tiểu thuyết của ông, đời sống con người với những mảng truyền thống tâm lý của người dân Nam Bộ đã chinh phục được người đọc Đặc biệt giai đoạn này, từ thập niên 1920 ở Nam Bộ
đã đánh dấu những thành công bước đầu của tiểu thuyết lịch sử Mặc
dù tính chất “ngoại sử” cùng với tính biền ngẫu trong tiểu thuyết lịch
sử của Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên hay Trương Duy Toản bộc lộ rõ
1 Phạm Như Cương (cb) (1978), Về vấn đề xây dựng con người mới, NXB Khoa học xã hội, tr 276
Trang 20nét, nhưng chí ít các nhà văn đã lấy lịch sử như một cái nền để đi sâu miêu tả cuộc sống đời tư của cá nhân, của con người cụ thể không có thật trong lịch sử, với mục đích khơi gợi truyền thống anh hùng và ý chí đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, văn hóa phương Tây và văn hóa Pháp xâm nhập đã có tác động không nhỏ đến tư tưởng và tình cảm, quan điểm triết học thẩm mỹ ở nhiều người, trong đó thế hệ những nhà văn (chủ yếu là trí thức tiểu tư sản) chịu ảnh hưởng tương đối sâu sắc Giai đoạn văn học 1930 - 1945 với sự xuất hiện của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Thơ Mới và văn học hiện thực phê phán đánh dấu việc chuyển biến của văn học dân tộc từ trung đại sang hiện đại với trung tâm là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Bên cạnh sự phát triển của truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết được xem là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt Nó luôn là “hiện thân cho một kiểu nhận thức mang tính “phức hợp” giúp con người hiểu được sự phức tạp khôn cùng của cuộc sống”1 Ưu thế của tiểu thuyết giai đoạn này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của “cô gái mới” (Phong Lê) Tố Tâm Trong đó, nó đã “khẳng định vị trí của cá nhân, quyền sống của con người trước uy quyền còn khá kiên cố của
lễ giáo phong kiến khắc nghiệt”2
Theo Lê Thị Dục Tú, dấu hiện đầu tiên trực tiếp nhất cho sự hiện diện của con người cá nhân trong Tự lực văn đoàn là xung đột của con người cá nhân với gia đình truyền thống Nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt, Mai trong Nửa chừng xuân, Hồng trong Thoát ly, đã tự mình lên tiếng bảo vệ cuộc đời mình, khẳng định quyền con người của bản thân Câu nói: “Nhà tôi không có mả lấy lẽ” của Mai; “Không
ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi” của Loan, đã cho thấy con người cá nhân của Tự lực văn đoàn không cam chịu để hoàn cảnh bóp nghẹt cuộc đời, nhân phẩm của mình Từ lời “tuyên ngôn nhân quyền”, đấu tranh cho quyền tự do và bình đẳng giữa con người và con người trong xã hội của Đoạn tuyệt đến những người
1 Nhiều tác giả (2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, tr 239
2 Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, tr 31
Trang 21như Lạch, Tuyết (Đời mưa gió) đã dám sống cho mình, vì mình, theo cái bản lĩnh của mình dù có khi bị xã hội xung quanh lên án, khinh bỉ Tuy nhiên, do làn gió thức tỉnh cá nhân “vượt rào” khỏi khuôn khổ
xã hội phong kiến nên con người của Tự lực văn đoàn về sau càng trụy lạc trong sự hưởng thụ có tính chất giải phóng triệt để của tự do
cá nhân như Hiền (Trống Mái), Nam (Đẹp), thậm chí rơi vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan và chủ nghĩa vô luân như Trương (Bướm trắng), Cảnh (Thanh Đức)
Bằng việc “xây dựng được một loại tiểu thuyết có kết cấu và cốt truyện chặt chẽ, lối kể chuyện có duyên, ngôn ngữ trong sáng và tinh
tế, các đoạn tả cảnh, tả tâm lý, đối thoại, độc thoại xen nhau rất sinh động”1, Tự lực văn đoàn đã có đóng góp trong việc phản ánh sự
“đoạn tuyệt” với đại gia đình phong kiến để hướng đến ý thức cá nhân của con người muốn tự giải phóng mình, đấu tranh cho tự do, cho hạnh phúc lứa đôi Cho nên “con người của Tự lực văn đoàn không chỉ trẻ về tuổi đời mà quan trọng hơn là họ đã: “không cùng một quan niệm về cuộc đời” với thế hệ cũ, họ là đại diện cho xã hội mới và quan niệm mới về đời sống”2 Tuy còn mang tính chất lãng mạn nhưng chí ít tiếng nói “phong hóa” của Tự lực văn đoàn đã vươn tới giá trị tinh thần mới mẻ của con người cá nhân
Nhìn chung, văn học lãng mạn đã khẳng định được chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật khi nói lên được “một nhu cầu lớn về tự
do và phát huy bản ngã” (Tố Hữu) Nhưng do những hạn chế về vốn sống và thế giới quan, các nhà văn Tự lực văn đoàn chưa đi sâu được vào tâm lý xã hội của các giai cấp cũng như xem nhẹ việc miêu tả hoàn cảnh xã hội khách quan Bên cạnh sự xuất hiện của những Nhất Linh, Khái Hưng…, người được mệnh danh là “lão tướng tiểu thuyết” Lan Khai đã chọn địa hạt tiểu thuyết lịch sử để bộc lộ một tiếng nói nhất định về số phận con người qua cách bộc lộ bình diện tâm lý và tính cách nhân vật đa dạng Trong Cái hột mận, Ai lên phố
1 Phan Cự Đệ (2000), Sđd, tr 88
2 Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, NXB Khoa học xã hội, tr 29
Trang 22Cát, Bóng cờ trắng trong sương mù, Treo bức chiến bào, Thành bại với anh hùng, Lan Khai đã đưa đến mọi tầng lớp người trong xã hội từ vua chúa anh hùng (Lý Công Uẩn, Nguyễn Huệ) vẫn đầy ắp những buồn vui, đau khổ và cả những dục vọng đời thường; đến những người phụ nữ thường dân (Thục Nương, Tiên Nhân) luôn thể hiện một khát vọng của con người trần thế Đó là khao khát tự do, được yêu thương hạnh phúc
Ngoài tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết hiện thực phê phán cũng được ghi nhận có thành tựu nổi bật khi khai thác những vấn đề xã hội trực tiếp tạo nên nỗi cùng khổ của con người Cách lý giải con người ở các nhà văn hiện thực phê phán nổi bật ở giai đoạn
1936 - 1939 Tuy còn những hạn chế ở thế giới quan nhà văn, nhưng những tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, đã mổ xẻ con người dưới tác động của hoàn cảnh, thể hiện cái nhìn sắc bén và chân thực về con người Trong Tắt đèn, Giông
tố, Bước đường cùng, Lá ngọc cành vàng, Số đỏ, Sống mòn, Trăng sáng,
đã xuất hiện những con người nhỏ bé, con người vô nghĩa lý trong không khí ngột ngạt của một xã hội đang quằn quại, đang tự chuyển mình Địa chủ quan lại gian tham, dâm tục, tàn ác Trí thức tiểu tư sản nghèo lại đang “mốc lên, rỉ đi, mòn ra, mục ra” (Nam Cao) Người nông dân thì bị đẩy đến đường cùng, méo mó, vật vã tội nghiệp trong một xã hội đầy rẫy những điều vô nhân đạo, chà đạp lên nhân phẩm con người một cách trầm trọng
So với tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết hiện thực phê phán đã khám phá con người cá nhân ở một cấp độ mới hơn
Đó là con người xã hội và con người cá nhân kết hợp Bức tranh cuộc sống trong tiểu thuyết hiện thực phê phán là một nông thôn đói nghèo
và bế tắc, bất công và nghịch cảnh, nông thôn của những con người khốn khó, vất vả, cực nhọc bên cạnh những kẻ bóc lột thương luân bại
lý Những anh Pha, chị Dậu, Thứ… bắt đầu đã lên tiếng đòi hỏi về quyền sống, quyền làm người Tiếp tục từ đó, sau thành công của Cách mạng tháng Tám, tiếng nói về nhân quyền dưới chế độ mới đã giúp các nhà văn mở ra con đường sáng hướng đến một nhận thức lạc quan hơn về con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa
Trang 231.2.1.2 Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975
Khi đất nước bước sang một trang mới, các nhà văn trong giai đoạn “nhận đường”, đã đem đến cho văn học sự nở rộ một cách mạnh mẽ ở cả thể loại, đề tài, chủ đề Ký phát triển rầm rộ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi sau đó là truyện ngắn Càng về sau, từ khoảng 1950 trở đi, tiểu thuyết bắt đầu đánh dấu thành tựu của nó trong việc phản ánh một không gian rộng lớn của dân tộc
Đây là giai đoạn nhà văn sống hòa nhập với công - nông - binh, lực lượng chủ yếu của cách mạng, viết những gì hợp với nhu cầu thưởng thức và trình độ của họ, viết để phục vụ cho mục đích kháng chiến Hình tượng con người cá nhân cá thể đầu thế kỷ XX, đến 1945,
ở thể loại tiểu thuyết nói riêng, các nhà văn đã có cái nhìn hướng về con người tập thể Đó là con người hòa trong cái ta chung của dân tộc Hoặc con người trong sự liên minh, đoàn kết, hợp sức xây dựng một cuộc sống mới - cuộc sống xã hội chủ nghĩa Phần lớn các nhà tiểu thuyết khi đề cập con người xã hội chủ nghĩa vào những năm 60, đều gắn với việc phản ánh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, mọi vấn đề con người đều xoay quanh những mâu thuẫn đó Trong Tầm nhìn xa, Nguyễn Khải đã đưa ra vấn đề liên quan đến tư tưởng
cố hữu lạc hậu của người nông dân, đặc biệt trong sản xuất tiểu nông Biền luôn đấu tranh với tâm lý tư lợi, cách làm ăn mập mờ gian lận chỉ
vì quyền lợi của cá nhân Còn Tuy Kiền là người giữ vị trí quan trọng trong hợp tác xã Đồng Tiến, có năng lực, khôn ngoan, tháo vát, nhiệt tình, có nhiều đóng góp cho tập thể, nhưng vì mang nặng tư tưởng tư hữu, bị nhiều mối lợi vặt vãnh trói buộc cho nên ông sẵn sàng làm ăn thủ đoạn, gian dối, gây tổn hại đến cả uy tín lẫn quyền lợi của tập thể Trong khi đó Thụy, Môn, Nhàn trong Xung đột cũng luôn là những con người đi đầu trong cuộc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong
xã hội Họ sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, dù có lúc tưởng như không còn đường để bấu víu, họ vẫn đặt niềm kiên định không từ
bỏ trách nhiệm đối với sự nghiệp chung Không chỉ là những con người của hợp tác xã, ngay cả Chiến sĩ sau này, Nguyễn Khải vẫn tiếp tục ca ngợi những người lính can đảm, ý thức kỷ luật cao, như Đang, Hân,
Trang 24Bảng Những chiến công của họ trên mặt trận trở thành niềm vui, trở thành lý tưởng, biểu tượng chung cho tinh thần yêu nước như đã gặp ở Cửa sông của Nguyễn Minh Châu Tất cả đã dấy lên tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh đưa đất nước đi xa hơn nữa trên con đường đấu tranh
vì chủ nghĩa xã hội Trên con đường kháng chiến chống Mỹ, con người sử thi được nâng lên tầm thời đại Một mặt tiểu thuyết “làm đầy” lên con người quần chúng của văn học thời chống Pháp, mặt khác đưa văn học xã hội chủ nghĩa với con người mang vẻ đẹp tâm hồn của chủ nghĩa anh hùng
Ở tiểu thuyết hiện thực phê phán, nhà văn quan niệm con người tổng thể, là một thế giới chứ không phải là con người chức năng Sang giai đoạn 1945 - 1975 kiểu nhân vật được mô tả là những con người nhận thức được quy luật vận động của lịch sử - xã hội, hành động và lôi cuốn mọi người hành động để cải biến cuộc sống Tiểu thuyết thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thể hiện một quan niệm mới về con người: con người gắn bó với đồng chí, đồng đội, con người vượt lên hoàn cảnh, hướng tới tương lai Với tư cách là con người xã hội, những Kha, Sản, Độ (Xung kích), Tài, Bá (Vùng mỏ), Núp, Liêu (Đất nước đứng lên), Tiệp, Vượng (Bão biển), Chị Sứ, Hai Thép (Hòn Đất), Lữ, Khuê (Dấu chân người lính)… đã hòa mình vào tập thể, cộng đồng nhân dân Hình mẫu con người mới trở thành một tiêu chuẩn để làm thước đo cho sự xuất hiện của các nhân vật Họ có thể là những nhân vật có tên, được ghi dấu ấn bởi những chiến công nhưng khi bước ra cuộc đời họ trở thành cái tên chung: tập thể Hiếm tìm thấy trong tiểu thuyết có cá nhân suy tư lựa chọn, thay vào đó là
sự đồng tâm nhất trí của những nhân vật tích cực Trong không gian cộng đồng rộng lớn ấy, không có và không thể có cái gì là thầm kín, hay bí mật riêng tư, không có gì hướng vào bản thân Con người chỉ hiện ra ở bề ngoài, “trong con người không có gì là dành riêng cho một mình mình” (Trần Đình Sử)
Như vậy giai đoạn văn học 1945 - 1975, con người được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ là con người xã hội gắn với thời đại, với cộng đồng Sự phát triển về số lượng tiểu thuyết xuất hiện trong giai đoạn gian khổ của dân tộc đã chứng minh một điều: sự soi chiếu cùng một
Trang 25cái nhìn nghệ thuật, một quan niệm về con người tạo nên nền văn học sử thi cách mạng những bức tượng đài kỳ vĩ của con người mang
lý tưởng phẩm chất cách mạng chung cho cả một dân tộc
1.2.1.3 Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985
Văn học trước 1975 được xem là “một tấm gương tinh thần của cuộc sống đất nước, có chung vận mệnh và đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử”1, nay với thắng lợi ghi dấu vào ngày 30/4/1975 đã mở ra cho văn học những thách thức mới Ba mươi năm chiến tranh khói lửa, cũng là ba mươi năm của một dòng tiểu thuyết sử thi, của những con người chiến đấu vì lý tưởng xã hội cao đẹp Khi đất nước thống nhất, mười năm sau đó là khoảng thời gian để thử thách con đường đi tiếp theo của văn học trong một vận hội mới Văn học 1945 - 1975 đã thể hiện một sự nhất quán trong ý thức nghệ thuật văn học thời kỳ này: miêu tả dòng chảy của lịch sử trong
đó số phận của cá nhân gắn liền với số phận của dân tộc và cộng đồng Sau 1975, một trạng thái tinh thần mới xuất hiện, điều này đã tác động sâu sắc đến sự chuyển biến về tư duy ý thức nghệ thuật, sự vận hành của các phương diện thể hiện trong việc khám phá và xây dựng nội dung nghệ thuật
Điểm thay đổi thứ nhất là sự xuất hiện dòng cảm hứng hiện thực bên cạnh cảm hứng ngợi ca Thứ hai, âm vang chiến thắng rồi cũng nguôi ngoai, thay vào đó văn học đã có điểm chững để đánh giá lại
Vì thế cảm hứng phê phán dần dần được định hình như là một cảm hứng chủ đạo Thứ ba, một khi toàn dân được hưởng không khí của hòa bình thực sự, nhà văn đã nhận ra được nhiều điều thực tế hơn với thời kỳ “tô hồng” trước đây Đã đến lúc nhà văn cần có một tư duy phát hiện nhạy bén hiện thực xã hội Đây là thời điểm đánh dấu
sự xuất hiện tư duy phân tích và cái nhìn đời tư bắt đầu len lỏi, soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau của cuộc sống
1 Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt nam sau cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, tr 128
Trang 26Chính những sự chuyển đổi này đã tạo nên một cục diện văn học khác với trước 1975 Mọi thể loại đã có những thay đổi đáng kể nhưng tiếp tục ghi điểm hơn cả về số lượng và chất lượng trong việc phản ánh đời sống chính là tiểu thuyết Trong giai đoạn tiền Đổi mới nổi bật lên hai khuynh hướng chính, trong đó yếu tố tác động trực tiếp nhất chính là tư duy nghệ thuật của nhà văn Có hai lý do để chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của hai khuynh hướng này Thứ nhất, vì chúng ta vừa mới bước ra khỏi chiến tranh, dư âm của cuộc chiến vẫn còn, hào khí mang tính cộng đồng vẫn còn, cộng với niềm vui đất nước thống nhất cho nên trong một số lượng sáng tác nhất định, tiểu thuyết vẫn tiếp tục hướng đến ca ngợi những con người mang tâm thế nhập cuộc tích cực gắn với thành tố tập thể Nói cách khác, tiểu thuyết vẫn thể hiện cảm hứng lạc quan tràn đầy niềm tin tưởng vào con người, vì thế sự phân tuyến ranh giới tốt xấu, thiện ác tương đối rạch ròi Khuynh hướng này chủ yếu diễn ra trong năm năm từ sau 1975
Thứ hai, điều kiện hòa bình đã tiếp sức cho tiểu thuyết cựa mình thay đổi trong một quá trình có sự chuẩn bị, nhà văn có đủ điềm tĩnh
để nhận chân hiện thực Vì vậy, vấn đề xã hội đều được họ đưa vào phản ánh trong tiểu thuyết dưới góc nhìn của cá nhân người viết ở chiều nhìn khác trước, gắn với tính chất vừa nhận thức vừa phê phán Cho nên, từ 1980 - 1985, cảm hứng thế sự - cá nhân đã xâm nhập khi cảm giác “trở lại thời bình” (Lại Nguyên Ân) trở nên có xu hướng đặt ra trong sự phân lập, hoài nghi giá trị tích cực đích thực của con người, trong mối quan hệ với cái chung và riêng trước đây Tuy nhiên hai khuynh hướng này không hoàn toàn tách bạch, có thể nói khuynh hướng thứ nhất chính là tiền đề làm nảy sinh khuynh hướng thứ hai Điều này đồng thời cho thấy nhà văn đã nhận ra vị trí của mình trong mối quan hệ với bạn đọc Nhà tiểu thuyết không còn
là người rao giảng cho người đọc mà chính họ tự đặt ra những suy nghĩ, băn khoăn chứng tỏ ý thức sâu sắc của họ đối với mỗi vấn đề của thời đại Theo ý kiến của chúng tôi, đây là giai đoạn văn học với các vấn đề về hiện thực và con người mang đậm tính luận đề triết lý, thể hiện dày đặc trong nhiều tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Chu Văn, Nguyễn Mạnh Tuấn…
Trang 27Con người trong văn học mười năm tiếp theo diễn ra trong một tương quan mới, trong quan hệ với tập thể và sự nghiệp tập thể, con người cá nhân đã xuất hiện bộc lộ một đời sống riêng, thế giới riêng, năng lực riêng Vì thế tính lý tưởng, màu sắc tươi sáng vẫn đậm nét trong nhiều sáng tác, dù đâu đó đã lóe lên những xung đột bên trong, khiến âm hưởng lạc quan của những hình bóng lý tưởng không thuần nhất như ở văn học những năm 60
Đất nước hòa bình, người lính từ chiến trường trở về xây dựng cuộc sống, nhưng những kỷ niệm chiến đấu, những mất mát giờ mới
âm ỉ cháy lên mãnh liệt Vẫn còn dư âm của không khí ấy, cho nên Lửa từ những ngôi nhà hay Miền cháy đều còn hơi thở của cuộc chiến tranh, thêm vào đó là sự nghiệt ngã, trái ngang đầy nước mắt khó xóa nhòa được ngày một ngày hai như một thứ định mệnh Trong tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế, Nguyễn Trí Huân vẫn tái khẳng định lý tưởng sống cao đẹp của người lính cũng như mục đích chính nghĩa của cuộc chiến, nhưng trang viết đã tiềm ẩn một cách nghĩ về
số phận con người trong chiến tranh, về mối quan hệ giữa cái riêng
và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng
Có thể nói đề tài về chiến tranh chiếm một tỷ lệ lớn trong tiểu thuyết (1975 - 1985), con người ở đây là những người lính, nhân cách của họ vẫn là thước đo của lý tưởng, mặc dù vậy nhân cách ấy được đặt trong nhiều mối quan hệ Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trường Thiên Lý đã thể hiện một cách khai thác mới về con người khi đặt người chiến sĩ tình báo vào trong những tình huống liên quan đến tính mạng buộc họ phải lựa chọn Sự lựa chọn thái độ đối với nhân dân cũng đặt ra một quan niệm mới về con người tôn giáo trong Cha và con và… của Nguyễn Khải Trong nhận thức ngây thơ và kinh viện ban đầu của cha Thư, cha chỉ biết đặt niềm tin, lẽ sống của mình lên Đấng Tối Cao, cha hoàn toàn không biết đến cội nguồn sự sống của bản thân mình được bắt đầu từ những con người chân đất Cha đã nhầm tưởng mọi điều xấu, điều ác, mọi nỗi đau khổ đều từ những con người lầm than ít học này Chỉ đến khi nhận thức được một cách chính xác, cha mới nhận ra vẻ đẹp cao quý của cuộc sống nằm ngay chính cuộc đời âm thầm, nơi có những con người chân lấm
Trang 28tay bùn kia, từ đó cha mới tìm lại được cho mình sức sống, con đường đi phù hợp với xu hướng của cuộc sống
Ở những năm đầu sau hòa bình, vấn đề nhân cách con người vẫn được đặt lên hàng đầu trong cái nhìn đánh giá từ nhiều mối quan
hệ của đời sống, trong đó nổi bật vẫn là hình tượng con người luôn tự khẳng định lại mình trên đường đi tới chiến công Trong tầm nhìn gần gũi hơn và “người” hơn về con người, đề tài chiến đấu tiếp tục được phát huy ở chặng đường năm năm sau (1980 - 1985), với ý thức nhìn thẳng vào sự thật, sự thật của hy sinh trong ánh sáng đích thực của văn chương Con người giờ đây không chỉ thể hiện chiến công, ý thức và khí phách của nhân dân mà còn thể hiện cả số phận của nhân dân Các nhà văn đã bắt đầu không né tránh cái giá phải trả cho những chiến công Vì thế, bên cạnh cảm hứng ngợi ca là cảm hứng phê phán, trong dòng lịch sử đã xuất hiện sự vận động mang tính chất vi mô của đời sống cá nhân Khi tiếng súng không còn, con người phải đối diện với bao nhiêu khó khăn vất vả của đời sống sau chiến tranh: cái nghèo, cái đói, cái bất cập về cung cách quản lý để chèo lái kinh tế xã hội theo một hướng khác, đang dấy lên trong dư luận những đòi hỏi cải cách mang tính chất thực tế, không máy móc rập khuôn bảo thủ Vì vậy, con người quản lý trở thành một hiện tượng nổi bật của đời sống, nhất là từ 1980 đến 1985 Nhà văn nhận thức được rằng một người đánh giặc giỏi chưa chắc đã trở thành một nhà quản lý giỏi Thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn cũng như đô thị trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp có nhiều yếu kém, khuyết tật buộc nhiều cây bút quen thuộc hoặc chuyển đề tài hoặc nghiền ngẫm lại hiện thực Vấn đề con người mới xã hội chủ nghĩa, lý tưởng xã hội chủ nghĩa bây giờ được nhà văn thể hiện có chiều sâu trong những quan hệ cụ thể có tính thế sự hơn Trước đây, tập thể là nguyên cớ để khắc phục chủ nghĩa cá nhân Hôm nay, chủ nghĩa cá nhân gắn chặt với phần trì trệ của cơ chế sẽ ảnh hưởng, hoặc làm chậm quá trình chuyển biến của xã hội nếu đó là những cá nhân thụ động, chậm chạp Tiểu thuyết giai đoạn này đòi hỏi con người một nhu cầu đổi mới quản lý, có khát vọng, có hành động dám nghĩ dám làm để bứt phá khỏi cơ chế ù lì, quan liêu
Trang 29Nguyễn Mạnh Tuấn là cây bút văn xuôi thế hệ thứ tư bên cạnh những nhà văn vào tuổi tứ tuần đã mở đầu cho trào lưu văn học chống tiêu cực khi cho trình làng ba cuốn tiểu thuyết: Những khoảng cách còn lại (1980), Đứng trước biển (1983), Cù lao Tràm (1984) trong
đó tính phóng sự được tác giả phát huy cao trong Đứng trước biển và
Cù lao Tràm Các tiểu thuyết của anh không có những cách tân về hình thức, nhưng bản thân nhà văn lại có ý thức dùng văn chương để
“phục vụ trực tiếp cuộc sống, cố gắng rút ngắn khoảng cách từ văn chương đến cuộc đời, lấy tiêu chuẩn chân thực làm mục đích tối thượng”1 Quan niệm về hiện thực và con người của anh mang tính chất nhập cuộc, không chút ngập ngừng, e dè khi đưa mọi vấn đề vào tác phẩm thật sát với hiện thực Mặc dù tác giả chỉ quan tâm “kể nội dung” (Hoàng Ngọc Hiến) nhưng Nguyễn Mạnh Tuấn đã dựng nên một loạt chân dung con người quản lý Có khát vọng đối với nghề,
Ba Đức đã nhận ra giai đoạn thả nổi cho cảm tình và tùy tiện phải nhường bước cho giai đoạn của lề luật và nề nếp “Lề lối lãnh đạo không chỉ dựa vào uy tín cá nhân hay một yếu tố tinh thần thuần túy nào Nó đòi hỏi sự công bằng trong việc quy trách nhiệm cá nhân và tối kỵ với những thủ đoạn xảo trá trong quản lý”2 Ngọn lửa nhiệt tình muốn đổi mới xí nghiệp Sao Mai của Ba Đức luôn gặp những kẻ cản đường như: Chín Tâm, Năm Miên, Ba Nhu Những kẻ muốn thả nổi nguyên tắc, nhân danh lề luật để tìm cách hạ bệ người khác Mặc
dù vậy, kẻ nhân danh tập thể nhưng lại có thói tự do vô kỷ luật sẽ khó mà tồn tại khi vẫn còn những con người yêu nghề như Thành, Ngọc Liên, Ba Phi, Ba Mập… Điều mà Nguyễn Mạnh Tuấn thành công nhất ở Đứng trước biển, theo chúng tôi, chính là việc tác giả đặt
ra vấn đề cốt cách của con người trước một vận hội mới còn nhiều bất cập và thiếu sót, nhưng sẽ cần, cần lắm những ai dám đương đầu với thách thức để tháo gỡ khó khăn hơn là những kẻ luôn mồm nói chuyện chuyên chính vô sản nhưng chỉ là cái “bình phong che đậy một bộ óc lười nhác trong mọi phán xét, một thái độ thiếu tin yêu và
Trang 30trân trọng con người”1 Một năm sau đó, với việc tiếp tục phản ánh không khí và con người miền Tây Nam Bộ trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, tác giả Cù lao Tràm bình tĩnh phân tích con người sự việc đúng với nó, đúng là nó Tác giả “không vội quy kết một Ba Hoàng, không nóng nảy kết án một Tư Khanh, không cố tình bôi đen một Tư Hoan, tìm hiểu kỹ một Tư Sang, một Mười Chức, suy nghĩ có trách nhiệm với một Năm Trà, một Mười Tân…”2 Dù các nhân vật vẫn còn chịu sự chi phối tối đa của tác giả nhưng tác phẩm vẫn được công chúng đón đọc, bởi nó đã thể hiện được cuộc đấu tranh giữa mới và cũ, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân, cuộc đấu tranh của hai cách làm ăn, hai cơ chế Sáng tác của Nguyễn Mạnh Tuấn dẫn đến một dự báo mang tính tất yếu:
đã đến lúc cần thay đổi cơ chế và tư duy của con người cho phù hợp với thời cuộc
Sự xuất hiện của Thủy hỏa đạo tặc (Hoàng Minh Tường) đã phá tan quan niệm tác phẩm văn học phải mô tả một cách dễ hiểu đời sống - xã hội, khi nó đưa ra những khoảng trống chạm vào mạch ngầm của đời sống tư tưởng đang cuộn chảy, để lý giải và dự báo một sự thất bại không thể cứu vãn của mô hình hợp tác xã nông nghiệp theo lối bao cấp xét ở cả hai phía lãnh đạo và nhân dân Cuốn tiểu thuyết được viết năm 1982 đã “tạo dựng bức tranh mới về nông thôn - một nông thôn trên con đường đổi mới đang thiếu nhiều thứ, trong đó thiếu một cơ chế thích hợp để giải phóng sức lao động, thiếu một nguồn nhân lực thành thạo công việc trước đòi hỏi mới… thiếu nhiều nhưng thừa một ý chí luận”3 Qua khuôn mặt lãnh đạo Trần Sinh - bí thư huyện ủy; Cơ - chủ nhiệm hợp tác xã Thanh Bình, “vùng gió quẩn” hé lộ sự luẩn quẩn bế tắc của cơ chế sản xuất ở nông thôn,
mở đường cho một hướng đi mới trong việc tiếp cận hiện thực nông thôn, cái hiện thực của quá khứ, của hiện tại và của cả tương lai
1 Huỳnh Như Phương (1983), “Đứng trước biển”, Báo Văn nghệ (21), tr 3
2 Nhiều tác giả (1997), Văn học 1975 - 1985, tác phẩm và dư luận, NXB Hội nhà văn, tr.377
3 Bùi Việt Thắng (2006), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân, tr 231
Trang 31Bên cạnh đó, con người thế sự trong tiểu thuyết đã cho thấy sự chuyển mình âm thầm trong quan niệm về con người Điều kiện được sống trong hòa bình là thời điểm cho ý thức cá nhân có cơ hội bộc lộ Nhu cầu phức tạp của hiện thực sáng tạo và tiếp nhận, đặc biệt là sự chuyển biến về đời sống tinh thần con người trong hoàn cảnh lịch sử mới, hình thức biểu hiện cuộc sống một chiều với phẩm chất cao cả không thể làm thỏa mãn khát vọng cá nhân càng lúc gia tăng lên trong cuộc sống Ý thức cá nhân được nhà văn quan tâm dù còn nhiều rụt rè, e ngại Tuy nhiên, ở một số tiểu thuyết, nhân vật xuất hiện trong vai trò người kiếm tìm lại những giá trị và ý nghĩa cá nhân trong mối quan hệ đang ngày càng mở ra nhiều chiều, nhiều cấp độ của cuộc sống
Với Sao đổi ngôi, chiến tranh đã được nhìn với một cái nhìn khác - cái nhìn gắn liền với suy nghĩ, hành động và trách nhiệm cá nhân chứ không phải cái nhìn của tác giả đại diện cho cộng đồng Họ
- những người lính từ chiến trường trở về hậu phương sẽ nói về chiến tranh một cách thẳng thắn Chiến tranh không chỉ có anh hùng, trong sáng, cao thượng mà còn có cả hèn nhát, tăm tối và đểu giả Bên cạnh cái lý tưởng với ý thức tập thể, còn có cái nhỏ nhoi của cuộc sống, liên quan trực tiếp đến số phận cá nhân Qua Liễu, Sơn, Khương, Chu Văn đưa đến “cái nhìn gần gũi thế sự hơn cho thấy trạng thái đời thường và số phận cá nhân của những người chiến sĩ”1 Trong đó, chiến tranh như là những hồi ức đối với cuộc sống thường nhật của
họ ở hai trạng huống: Một là âm vang chiến tranh vẫn lưu giữ những phẩm chất tốt đẹp của đồng chí, đồng đội Hai là trong ý thức của họ không thể lấy quá khứ làm thước đo của hiện tại, khi họ đang phải đối mặt với những trắc trở của cuộc sống khác với giai đoạn trước Trong khi đó, Nguyễn Khải nhìn con người sau 1975 luôn gắn với công cuộc đổi mới trên quê hương đất nước Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải đã sớm nhận ra thực tế đang ngổn ngang,
bề bộn với những vấn đề cần phải giải quyết để thúc đẩy đời sống đi lên Gặp gỡ cuối năm là những xung đột xã hội lớn lao về cuộc sống
1 Nhiều tác giả (1997), Văn học 1975 - 1985, tác phẩm và dư luận, NXB Hội nhà văn, tr.292
Trang 32đời thường, cùng ý thức cá nhân rõ nét Cha và con và… là một phát hiện độc đáo của Nguyễn Khải khi tiếp cận khám phá con người tôn giáo Sang Thời gian của người, nhà văn đã góp phần bù đắp sự phiến diện hạn hẹp trong quan niệm về con người của văn xuôi trước
1975, qua đó thể hiện một quan niệm chân thực đầy đủ hơn về con người và hiện thực
Như vậy, ngòi bút của Nguyễn Khải ngay đầu những năm 1980
đã nhấn mạnh vai trò của cá nhân, không hòa tan cá nhân với cộng đồng Vấn đề “cái riêng và cái chung vừa là mối quan tâm hàng đầu vừa là nỗi băn khoăn, ám ảnh của ngòi bút Nguyễn Khải trong quá trình khám phá, nghiên cứu và phát hiện về con người”1 Đây cũng là tiền đề thúc đẩy văn học sau 1986 thể hiện sâu sát hơn nữa trong cách tiếp cận về con người
Một mảng hiện thực mà ở đó con người bộc lộ cao nhất bản chất sống của từng cá nhân - gia đình cũng đã được một số nhà tiểu thuyết đề cập đến Nếu Sống với thời gian hai chiều là “bản kiểm điểm” chân thành và xúc động về đời tư của một con người trước dòng chảy của thời cuộc”2 thì Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng đã cho thấy sự thay đổi trong nếp sinh hoạt, trong lối sống và tính cách của con người, như một sự tất yếu của đời sống xã hội ta Mùa lá rụng trong vườn không có trận tuyến trực tiếp giữa những con người, nhưng ở đó lại là cuộc đấu tranh của từng cá nhân trước
sự tác động của những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống để giữ lại bản ngã của chính mình Gia đình cụ Bằng, với những Lý, Luận, Đông, Hoài, Cừ đã góp nên một “tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội; về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống,
và cuộc sống dành cho mỗi người”3 Mùa lá rụng trong vườn đã dự báo được bước đi sáng tạo tiếp theo của văn học Đó là nhà văn cần
Trang 33“phải đi sâu vào lòng người, phải khám phá “cơ chế đời sống tinh thần”, “cơ chế tâm lý và đạo đức” ở con người”1, nhất là khi cơ chế kinh tế xã hội có một tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần, tâm
lý và đạo đức con người
Với cách lý giải trên, chúng tôi xin đưa ra một số điểm đáng lưu
ý khi cắt nghĩa về con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985 như sau:
Thứ nhất, từ phía chủ quan người viết: tâm lý của nhà văn vẫn còn theo lối mòn, trong quá trình xử lý vấn đề nội dung, bàn tay tác giả tác động vào đời sống nhân vật còn lộ liễu, nhất là khi xây dựng các vấn đề mang tính chất luận đề, chưa mạnh dạn khai thác những vấn đề liên quan đến cá nhân con người, chưa thực sự có sự đột phá
về hình thức thể loại, vẫn còn mang tính chất kể chuyện
Thứ hai, vấn đề con người vẫn được phân tuyến rõ ràng: tiêu cực - tích cực, tốt đẹp - tha hóa, chúng ta - chúng nó, tiến bộ - bảo thủ Nhân vật có sự vận động tâm lý nhưng nhìn chung, xung đột tâm lý vẫn diễn ra ở bên ngoài, sự kiện lấn át con người Đã xuất hiện con người cá nhân, nhưng con người cá nhân với vấn đề đạo đức nhân cách được đặt trong mối quan hệ với lịch sử, tính thế sự chưa đậm nét
Thứ ba, hình tượng con người giai đoạn này không chỉ xuất hiện như những giá trị để khẳng định tư tưởng xả thân mà chủ yếu là sự
tự khẳng định những giá trị bản thân trong ngọn lửa cách mạng Tức
là, mọi vấn đề về con người phần lớn vẫn còn quy chiếu trong tương quan với chiến tranh cách mạng Mặc dù vậy, đây là tiền đề cho sự đổi mới về cách nhìn con người, nhất là bình diện con người cá nhân, cho tiểu thuyết sau này
Chúng tôi cho rằng những chuyển biến tư duy về con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985 là nhân tố đòi hỏi cần có một
cơ chế thay đổi của văn học nghệ thuật để nhà văn được phát huy khả năng phản ánh đời sống của mình Nói như Nguyễn Thị Huệ, văn xuôi những năm đầu 80 là thời kỳ tiền trạm của cái mới, cả về
1 Chu Giang Nguyễn Văn Lưu (1996), Luận chiến văn chương, NXB Văn học, tr 205
Trang 34chất liệu, cảm hứng sáng tạo, những vận động bước đầu trong thể loại và ngôn ngữ văn xuôi Vì thế văn học giai đoạn này cũng như tiểu thuyết, nhìn chung, đang chuẩn bị thêm cho mình một nội lực mới, dẫn đến tất yếu phải có sự chuyển hóa, trong đó đáng kể nhất, chủ yếu nhất là vấn đề con người cá thể, với những tồn tại của mình trong quan hệ với chính mình, với người khác và với xã hội trong thế lưỡng phân, đa diện, nhiều chiều
1.2.2 Con người trong tiểu thuyết sau 1986
Con người là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam sau 1975, nhất là sau 1986 Trong các Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), thứ V (1982), thứ VI (1986), ta thấy luôn nhấn mạnh yếu tố con người, phát huy yếu tố con người, lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động Đây cũng chính là tiền đề xã hội cho sự đổi mới
về quan niệm con người trong văn học ở giai đoạn này
Nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, đồng tiền dần dần đã chi phối dữ dội các quan hệ xã hội và con người Kinh tế hàng hóa phát triển đi kèm với giá trị đồng tiền được tôn thờ, văn hóa tiêu dùng trở thành mục tiêu quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày, dẫn đến “tình trạng què quặt và giảm thiểu của năng lực và bản chất con người trong quan hệ tình cảm - thế giới tinh thần Đó là sự suy thoái phẩm chất, nói từ góc độ đạo đức, sự biến chất nói từ phạm vi nhân cách”1 Các nhà văn tâm huyết lúc bấy giờ đều ý thức đã đến lúc phải
“đấu tranh cho quyền sống của con người” (Nguyễn Minh Châu), văn xuôi trở thành địa hạt phản ánh kịp thời những chuyển biến của
xã hội, tiểu thuyết phát huy ưu thế của nó so với các thể loại khác (truyện ngắn, kịch, ký, phóng sự) trong việc đi sâu vào thế giới bên trong của con người với khả năng phản ánh rộng rãi, trường đoạn tư duy dày đặc sự kiện, lớp lang tâm lý, chuyển tải những thông điệp,
1 Nguyễn Thị Huệ (2000), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt nam từ 1980 - 1986, Thư viện Quốc gia Hà Nội, tr 66
Trang 35thể hiện một cách sâu sắc và đầy đủ sự đổi mới trong nghệ thuật của mình, nhất là quan niệm về hiện thực, về con người
Văn học giai đoạn 1975 - 1985 vẫn chủ yếu nhìn con người cá nhân ở góc độ xã hội; sau 1986, tính toàn diện về con người mới được bộc lộ Đó là con người cá tính nhiều mặt, nhiều dáng vẻ ở tư cách con người cá nhân cá thể Bên cạnh đó là cái phần “nhân tính” vừa là thuộc tính chung của loài người vừa là sản phẩm do tự nhiên nhào nặn Đồng thời đó là phần tâm linh vẫn tồn tại trong và cùng với con người như là một chiều kích, thậm chí là một chiều kích quan trọng của con người
1.2.2.1 Tiếp tục khuynh hướng ca ngợi những phẩm chất con người ở mức
độ cao hơn
Đại hội Đảng VI của Đảng kêu gọi đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật đã tạo cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi thông và phát triển mạnh mẽ Truyện ngắn, tiểu thuyết với tất cả tính tự do và năng động của mình đã tiếp tục một cuộc khám phá sâu hơn về con người trên cảm hứng nhân văn sâu sắc với những cung bậc đa dạng Tiểu thuyết trong giai đoạn này chứng tỏ là một “vũ khí tầm xa, sức nổ mạnh”, khi có khả năng đi vào một khía cạnh sâu sắc của cuộc sống con người, là thể loại có sức khám phá những nguồn mạch biện chứng của tâm hồn, soi sáng được cái thiện và cái ác, cái cao cả lẫn cái thấp hèn
Bên cạnh việc tiếp tục bộc lộ khuynh hướng ca ngợi những con người giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, mang đậm những phẩm chất tâm hồn Việt, tiểu thuyết đã nhìn nhận con người dưới góc độ đời tư mang tính chất “phi sử thi hóa” (Trần Đình Sử) Cảm hứng lãng mạn cách mạng mang tính “hướng ngoại” giờ nhường bước cho xu hướng “hướng nội” Mảnh đất tình yêu, với phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người, vẫn được Nguyễn Minh Châu thể hiện bằng niềm tự hào và ngợi ca sâu sắc Nhưng thấp thoáng đâu đó, trong chiều sâu rộng có tính lịch sử về quê hương đã nổi lên số phận con người làng biển qua những bà Điểm, chị Khơi, Quy, Phan Ý thức
cá nhân “được phát triển mạnh mẽ vừa như một xu hướng tất yếu
Trang 36của sự đổi mới và tiến bộ vừa là nhân tố để con người phát huy tối
đa khả năng của bản thân”1 Nhà văn mượn tiểu thuyết để phân tích một cách toàn diện, sâu sắc vấn đề con người cá nhân cũng như mối quan hệ cá nhân - xã hội, trong đó có cả tính hai mặt trong con người, sự tha hóa nhân cách, số phận bi kịch, và nhu cầu nhận thức lại của con người
Một trong những hình tượng “vang bóng một thời” - người lính được xem như là sự dịch chuyển rõ ràng nhất khi tiểu thuyết đã lý giải đời sống của họ sau chiến tranh trong một cái nhìn toàn cảnh Với những tiểu thuyết của Chu Lai, Khuất Quang Thụy… người đọc tìm thấy ý chí và phẩm chất tuyệt vời của người lính: quả cảm, chân thành, cố gắng thích nghi, hội nhập với cuộc sống mới Đó là anh Lãm đang từng ngày từng giờ vật lộn với cuộc sống, âm thầm và kiên trì chống lại mọi sự cám dỗ và nguy cơ trượt dốc khủng khiếp về mặt nhân cách lúc nào cũng đe dọa cuộc sống của anh và đồng đội anh Một giám đốc Nguyên không biết thù ghét ai, không độc ác với ai, con người đó chỉ biết yêu thương chân thật, bằng cả đời mình, bằng tất cả những vui buồn, vinh nhục của mình đã góp phần tạo nên sinh khí cho cuộc sống người làm cao su hôm nay Một Tuấn (Không phải trò đùa) trong cuộc sống thời bình hiện lên khá toàn vẹn Tuy vẫn không nguôi suy tư về ý nghĩa cuộc sống, về chiến tranh và tình yêu nhưng anh vẫn hành động theo những chuẩn mực cao cả của một chiến sĩ trinh sát thời chiến
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, chất nhân văn, tình đồng chí đồng đội vẫn là một mạch nguồn giàu cảm xúc mang tính ngợi ca những người dám “vắt kiệt sức mình” để cố tạo ra cái mới Tuy nhiên, nhà văn vốn đã nhạy cảm nay thấm thía hơn những nỗi đau của bản thân và đồng loại Không thể dừng lại mãi ở niềm vui bất tuyệt, họ phải nói cho được trạng thái phổ biến và thường trực trong xã hội ở mọi thời kỳ “Đã gọi là kiếp người thì không chỉ có vui mà còn có buồn… Có những kiếp người một đời đau buồn, một
1 Trần Ngọc Dung (2006), “Đời sống thể loại văn học sau 1975”, Tạp chí Văn học (2),
tr 93
Trang 37đời thất bại, một đời lầm lẫn, những tiếng kêu thống thiết của họ vẫn vang vọng tới tận hôm nay”1 Điều đó buộc nhà văn cầm bút để viết lên tấn bi kịch của con người, của kiếp người
1.2.2.2 Con người cá nhân gắn với cảm hứng bi kịch
Theo Nguyễn Hà, ngay nửa cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, với xu hướng tâm lý thể hiện con người trong mối quan hệ với chiến tranh, các nhà tiểu thuyết quan tâm đến bi kịch cá nhân, khắc đậm trạng huống “một người - hai mặt” của con người Khi Lê Lựu cho ra đời Thời xa vắng với cái khung đời của anh Giang Minh Sài, người ta
đã giật mình nhìn lại mình, nhìn lại cơ chế một thời Bi kịch của Sài là
bi kịch của nhận thức, của thói quen và cuối cùng là bi kịch ứng xử trong các quan hệ không phù hợp Sài có đủ những phẩm chất của người anh hùng, đức độ, tài năng, được tôi luyện trong chiến đấu Anh là một mẫu người ưu tú, sáng giá Nhưng tất cả những vinh quang đó vẫn đem lại cho Sài sự bất hạnh về tình yêu và hạnh phúc
Đó là vì trong Sài mang dấu ấn thật nặng nề tư tưởng gia trưởng Nó như một chứng sài đẹn khiến anh “suy dinh dưỡng về mặt tâm hồn”, ngơ ngác trước cuộc đời, đặc biệt là ở giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đô thị hóa với những lối sống thực dụng Trong những tiểu thuyết tiếp theo như Hai nhà, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông,
Lê Lựu đã khơi vào bi kịch của nhân vật để lý giải một điều rằng: “đã
có thời chúng ta quá ấu trĩ và cứng nhắc, không hề chú ý đến con người như một giá trị, một sinh thể có ham muốn, có khát vọng, có thế giới riêng tư của mình mà bắt cá nhân phải phục tùng tập thể, phục tùng những nguyên tắc sống duy ý chí, xa rời thực tiễn”2 Còn con đường bi kịch của Nguyễn Vạn (Bến không chồng) chính là bi kịch của sự lầm lạc: lầm lạc về quan niệm, lầm lạc về lối sống và lầm lạc về hành động khi Nguyễn Vạn muốn làm một thánh nhân của đời thường trong làng Đông còn nghèo nàn vì tập tục, định kiến và chiến tranh Rõ ràng cái đời thường trong chiến tranh đã trở thành hoặc
Trang 38đồng nhất hoặc tương phản với cái cao cả, cái lý tưởng Chính vì thế, con người đã được đẩy đến cái tận cùng của sự bất trắc, phi lý, đầy đớn đau, xót xa, nghiệt ngã của số phận Nỗi buồn của Kiên là nỗi buồn về sự mất mát mà anh đã nếm trải trong chiến tranh Nỗi đau của Vạn là nỗi đau chưa được sống với chính mình Nỗi đau của Nghĩa, Hạnh, Thủy là nỗi đau của hiện tại, nỗi đau của những con người ý thức rất rõ về ý nghĩa của hạnh phúc đời thường Sự chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời thường đã giúp các nhà văn khai thác đời sống cá nhân của mỗi người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và
bi kịch Đó là thứ bi kịch của thời hiện đại, bi kịch của mối lo âu về con người, bi kịch ở chiều sâu tính cách và tình cảm
Trước 1975, cuộc sống và số phận con người gắn với số phận dân tộc, cộng đồng được nhà văn viết bằng âm hưởng hào hùng và quy
mô sử thi, những góc khuất của đời sống do yêu cầu lịch sử, người viết phải lảng tránh hoặc lướt qua Thì nay, khi nhà văn có cái nhìn gắn nối đầu và cuối thế kỷ, họ đã viết chân thực về con người chiến thắng với những mất mát khổ đau, những cái giá phải trả, cũng là một sự cân bằng lại so với văn chương minh họa một thời! Từ Thân phận tình yêu, Không phải trò đùa… đến Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức), Rừng thiêng nước trong (Trần Văn Tuấn), các nhà tiểu thuyết đã tiếp tục minh chứng một điều: “Chiến tranh đâu phải chuyện bông phèng Chiến tranh đâu phải là chuyện cười đâu Ở đây chỉ có nước mắt”1 Cũng như Chu Lai đã quan niệm: “Chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào, dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng không sao tránh khỏi màu sắc bi kịch”
Đời sống xã hội ngày càng vận động theo hướng khẳng định cá nhân, những tác động xã hội bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng thành viên của cộng đồng người Mãnh lực của đồng tiền chi phối đến cả không gian bề rộng và không gian bề sâu, cụ thể nhất chính là mối quan hệ gia đình - tế bào của xã hội ở cả nông thôn lẫn những đô thị lớn Suốt một thời gian dài, do chiến tranh, mọi nỗi
1 Nguyễn Phan Hách (2003), Người đàn bà buồn, Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Hội nhà văn, tr 250
Trang 39niềm gia đình riêng tư, con người phải dồn nén lại, dẫn đến quan hệ cha con, vợ chồng, anh em hình như không có gì phải bàn bạc Nhưng giờ đây, mọi mặt cuộc sống đều biến đổi, nhân tố riêng tư cá nhân “xé rào” đòi giải phóng Trước một môi trường xã hội hết sức năng động bên ngoài, kiểu gia đình nặng về ràng buộc cá nhân sẽ là
“điểm nóng”, gánh nặng trung tâm tác động đến số phận con người, đẩy con người vào những bi kịch của sự khe khắt, bảo thủ và lỗi thời Với Gia đình bé mọn, Dạ Ngân đã tái hiện nhịp sống của thời kỳ hậu chiến ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ, tạo nên một sức nặng tâm lý kinh khủng như thế nào đến mọi thế hệ trong gia đình Tiệp đã phải mất mười năm nếm trải đủ tâm trạng giằng xé khi mang tội từ bỏ gia đình hạt nhân, từ bỏ gia đình vọng tộc, từ bỏ những đứa con Đến tận bây giờ, khi được sống thực sự với tình yêu của mình bên Đính, bi kịch về tình mẫu tử vẫn như một cái bóng đè lấy nàng,
“là phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thấy chưa đi hết con đường mẫu tử của mình”1 Trong khi miêu tả cái hàng ngày, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã chú ý vào số phận, những cảnh ngộ, gia đình cụ thể với những nỗi đau riêng Đó là thân phận của những người đàn
bà góa như Mười Hòa, Tám - vợ của Ba Vui, khi mắc chứng bệnh mà người làng biển gọi là bệnh trời hành Thỏa mãn khát khao thì họ bị làng dè bỉu, coi khinh, không được thỏa mãn cứ hễ đêm trăng nó lại phát bệnh (Lời nguyền hai trăm năm) Đến như bà Son đẹp người đẹp nết là thế cũng bị mang tội hủ hóa, ép đến mức phải ra bờ sông
tự vẫn mới thỏa sự đấu đá nghi kị của những kẻ quyền hành thao túng dòng tộc Bi kịch của bà Son cũng là nỗi đau của mụ Mến, cô Bê lớn, chị cả Thuần (Dòng sông Mía) Ba người đàn bà mang ba bi kịch điển hình cho làng Mía nơi kiếp người nghe chừng đắng đót và khốn khổ Bà Mến vì ham có một đứa con đã để ông Quỹ Nhất đè phắt mình ra trước xác chồng, lại sinh ra đứa con cuồng loạn, gian dâm, đầy thù hận Cô Bê lớn bị thằng Lẹp hãm hiếp không có đường chống trả, trở thành kẻ câm điên dại vì đã sinh ra và mất đi đứa con dị hình
dị dạng Chị cả Thuần sống cả đời câm lặng, nín nhịn vì day dứt khổ đau chuyện gian dâm với anh đại đội trưởng Đồi khi đang để tang
1 Dạ Ngân (2008), Gia đình bé mọn, NXB Phụ nữ, tr 296
Trang 40chồng buộc chị phải nhảy xuống sông Châu Giang mà chết Ba cái chết thương tâm là ba số phận quằn quại trong cái đời sống bất lực, bất minh, bất nhân kia ở bờ xuôi ruộng mật của đất Hà Nam
Trong thời buổi đô thị hóa, thương phẩm hóa, nhà văn đã tinh nhạy phản ánh kịp những khủng hoảng trầm trọng của các giá trị nhân văn truyền thống Bi kịch từng cá nhân gắn chặt với cái bi kịch gia đình thời hiện đại, nó tràn lan mọi ngóc ngách ngõ xóm, không kiêng dè với gia đình trí thức hay thường dân Biết bao nỗi niềm chất chứa về thân phận đàn bà trong cùng một dòng họ bị đàn ông bỏ mặc
và phải tìm cách giải quyết mọi chuyện theo cách của đàn bà (Tiểu thuyết đàn bà) Một bà Tổ mọi đơn độc trong rừng sâu, một bà Ngoại
cả cuộc đời đơn lẻ, một Thoa dằn vặt với những điều không hề giống như người đàn bà mơ ước, một Không Bé hụt hẫng trước cánh cửa hôn nhân “Không có sự đầm ấm trong trái tim những người đàn bà
ấy Cũng không có cả sự bình yên Họ sinh ra cho những ngăn cách, rủi ro, trớ trêu, bất hạnh… Họ không biết thế nào là hạnh phúc trong gia đình với những người cùng huyết thống hay hạnh phúc, dù là hạnh phúc trong gia đình nhỏ với người đàn ông của riêng mình”1 Những câu chuyện của hôm qua và hôm nay được quy chiếu vào một cái nhìn vừa mang tính tỉnh táo vừa mang tính cập nhật những mặt trái của xã hội đầy biến động thời mở cửa Không chỉ là những con người hôm qua “mang vác” nỗi đau bi kịch về tinh thần
mà ngay trong lòng người hôm nay, nhiều bi kịch số phận trong từng gia đình trong sự trùng triềng về nhân cách đạo đức đã đẩy con người ta vào những lựa chọn sống còn
1.2.2.3 Con người trước nguy cơ tha hóa
Con người với muôn vàn sắc thái tình cảm, trong đó niềm vui nỗi buồn không phải lúc nào cũng có thể rạch ròi Điều may mắn với người này lại là sự bất hạnh của người kia Cái hôm qua đang tốt đẹp cho cuộc sống, hôm nay bỗng trở thành thảm họa Không những vậy cuộc sống hiện thời đẩy mọi thế hệ chúng ta luôn phải cọ xát mạnh
1 Thanh Phúc, “Tiểu thuyết đàn bà”, http://davibooks.vn