UBND HUYỆN KRÔNG NÔ TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HÌNH THÀNH TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI I. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, xã hội chúng ta đang không ngừng phát triển, càng phát triển bao nhiêu thì con người càng miệt mài vào công việc bấy nhiêu mà ít quan tâm đến giáo dục con cái. Tôi đã có cơ hội tìm hiểu trên mạng xã hội và được biết những bà mẹ nước Pháp chăm con rất tốt, dạy con với phương châm: “ Hãy buông tay con bạn ra”. Đứa trẻ nào cũng có nhu cầu khẳng định mình. Họ dạy con bằng cách để con tự lập trong mọi hoạt động vừa sức của con nên hầu như những đứa trẻ Pháp có tính tự lập rất cao, ngoan ngoãn và đặc biệt ít dựa dẫm vào người khác. Ở Việt Nam, giáo dục con cái đang là vấn đề đáng quan tâm của xã hội, hầu như cha mẹ ít dành thời gian để dạy con kĩ năng sống, hay là có dạy nhưng chưa thực sự đúng cách. Với muôn vàn lý do, một số gia đình đã vô hình tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm cha mẹ và không có khả năng tự lập trong cuộc sống, làm cho trẻ tham gia các hoạt động trong tập thể không được như những đứa trẻ được rèn luyện đúng cách. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lý của trẻ. Bên cạnh cha mẹ thì cô giáo mầm non cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục kĩ năng tự lập ở trẻ tại môi trường tập thể. Giáo viên nếu không tác động kịp thời cũng sẽ gây cho thế hệ tương lai sự phát triển chậm trễ. Vì thế, để giúp cho những học sinh lớp tôi và tất cả những đứa trẻ khác có được một tính tự lập tốt tôi đã nghiên cứu lựa chọn đề tài:“ Một số biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo 56 tuổi ” để chia sẻ cho đồng nghiệp và đặc biệt là phụ huynh cách nuôi dạy con cái cũng như học sinh của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tính tự lập ở trẻ 5 6 tuổi tại lớp Lá 2 từ đó chọn lọc các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường và gia đình để tác động hình thành tính tự lập cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non Sao Mai xã Tân Thành huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, khảo sát. Phương pháp trao đổi, trò chuyện. Phương pháp liệt kê. Phương pháp xử lí tình huống. 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Việc hình thành cho trẻ tính tự lập, thì không chỉ riêng đối với trẻ mẫu giáo 56 tuổi mà cần phải rèn luyện cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay từ khi nhà trẻ đã phải hình thành, rèn luyện và phát triển cho trẻ. Nhưng bản thân tôi chỉ xin gói gọn phạm vi nghiên cứu ở một độ tuổi vì mỗi độ tuổi sẽ có cách giáo dục khác nhau, nên tôi chọn độ tuổi mà mình đang giảng dạy 56 tuổi tại Trường Mầm non Sao Mai xã Tân Thành.
Trang 1II NỘI DUNG
2 Thực trạng của việc dạy trẻ tính tự lập 05
3 Các biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi 06
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và kế hoạch tác động kịp
thời
07
3.2 Biện pháp 2: Thực hiện làm gương cho trẻ 08
3.3 Biện pháp 3: Phân công công việc cho trẻ 09
3.4 Biện pháp 4: Rèn luyện mọi lúc mọi nơi và duy trì tính tự lập
của trẻ hàng ngày
11
3.5 Biện pháp 5: Kết hợp với gia đình tác động mạnh đến trẻ yếu 15
3.6 Biện pháp 6: Khuyến khích kết quả trẻ làm được 16
4 Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên 17
III KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
UBND HUYỆN KRÔNG NÔ TRƯỜNG MẦM NON SAO MAISÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
Trang 2MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HÌNH THÀNH TÍNH TỰ LẬP CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
I MỞ ĐẦU:
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, xã hội chúng ta đang không ngừng phát triển, càng phát triểnbao nhiêu thì con người càng miệt mài vào công việc bấy nhiêu mà ít quan tâm đếngiáo dục con cái Tôi đã có cơ hội tìm hiểu trên mạng xã hội và được biết những bà
mẹ nước Pháp chăm con rất tốt, dạy con với phương châm: “ Hãy buông tay conbạn ra” Đứa trẻ nào cũng có nhu cầu khẳng định mình Họ dạy con bằng cách đểcon tự lập trong mọi hoạt động vừa sức của con nên hầu như những đứa trẻ Pháp
có tính tự lập rất cao, ngoan ngoãn và đặc biệt ít dựa dẫm vào người khác
Ở Việt Nam, giáo dục con cái đang là vấn đề đáng quan tâm của xã hội,hầu như cha mẹ ít dành thời gian để dạy con kĩ năng sống, hay là có dạy nhưngchưa thực sự đúng cách
Với muôn vàn lý do, một số gia đình đã vô hình tạo cho trẻ thói quen dựadẫm cha mẹ và không có khả năng tự lập trong cuộc sống, làm cho trẻ tham gia cáchoạt động trong tập thể không được như những đứa trẻ được rèn luyện đúng cách.Điều này ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lý của trẻ
Bên cạnh cha mẹ thì cô giáo mầm non cũng có vai trò vô cùng quan trọngtrong giáo dục kĩ năng tự lập ở trẻ tại môi trường tập thể Giáo viên nếu không tácđộng kịp thời cũng sẽ gây cho thế hệ tương lai sự phát triển chậm trễ
Vì thế, để giúp cho những học sinh lớp tôi và tất cả những đứa trẻ khác cóđược một tính tự lập tốt tôi đã nghiên cứu lựa chọn đề tài:“ Một số biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ” để chia sẻ cho đồngnghiệp và đặc biệt là phụ huynh cách nuôi dạy con cái cũng như học sinh củamình
Trang 32 Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tính tự lập ở trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 2 từ đóchọn lọc các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường và gia đình
để tác động hình thành tính tự lập cho trẻ
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Sao Mai xã TânThành huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, khảo sát Phương pháp trao đổi, trò chuyện Phương
pháp liệt kê Phương pháp xử lí tình huống
5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Việc hình thành cho trẻ tính tự lập, thì không chỉ riêng đối với trẻ mẫu giáo5-6 tuổi mà cần phải rèn luyện cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay từ khi nhà trẻ đãphải hình thành, rèn luyện và phát triển cho trẻ Nhưng bản thân tôi chỉ xin gói gọnphạm vi nghiên cứu ở một độ tuổi vì mỗi độ tuổi sẽ có cách giáo dục khác nhau,nên tôi chọn độ tuổi mà mình đang giảng dạy 5-6 tuổi tại Trường Mầm non SaoMai xã Tân Thành
II NỘI DUNG:
1 Cơ sở lý luận:
Thế giới trẻ thơ đặc biệt là trẻ mầm non rất muôn màu muôn vẻ, thỏa thíchvui đùa cũng là quá trình học tập quan trọng nhất trong giai đoạn đầu nhận biết thếgiới, sự hướng dẫn khéo léo có thể biến quá trình vui chơi của trẻ thành quá trìnhphát triển trí tuệ hết sức tự nhiên, giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” Có câu nói
“ Khi bạn bắt cá cho con bạn ăn, chúng sẽ có cá ăn một ngày nhưng nếu bạn dạycho con bạn cách bắt cá thì chúng sẽ có cá để ăn cả đời”.Tham gia hoạt động tậpthể đòi hỏi trẻ phải tự nỗ lực rất nhiều, nếu như trẻ không có kĩ năng thì việc thực hiện là rất
Trang 4khó Vui chơi chính là một hoạt động tạo nên tính tự lập ở trẻ Trẻ được tự mình chơi, là chủ thể chơi không bị ép buộc Vì vậy, cha mẹ và giáo viên có thể dựa vào hoạt động vui chơi mà có kế hoạch giáo dục khả năng tự lập cho trẻ theo định hướng mục tiêu có chủ đích
Vì vậy, sự tự lập của trẻ sẽ phát triển từ thấp đến cao thông qua những tìnhhuống nhất định trong thực tế
Trẻ tự lập khi trẻ có khả năng bộc lộ những hành vi qua những hành độnghằng ngày
2 Thực trạng của việc dạy trẻ tính tự lập:
Trang 5Các cháu có cùng độ tuổi, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòinhững điều mới lạ hấp dẫn.
Phụ trách chuyên môn năng nổ nhiệt tình, nắm vững chương trình mầm nonmới, luôn thường xuyên được đi dự giờ học hỏi đóng góp kinh nghiệm từ chuyênmôn và chị em đồng nghiệp tôi đã học hỏi được một số kinh nghiệm hay trong việcgiáo dục tính tự lập cho trẻ, được phụ huynh giúp đỡ trao đổi thường xuyên về trẻnên tôi có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về trẻ
* Khó khăn:
Ngày nay một số gia đình và nhà trường cũng áp dụng việc giáo dục tính tựlập cho trẻ nhưng hầu hết mới chỉ đi vào giáo dục hành vi, chưa chú trọng tới giáodục khía cạnh nhận thức và thái độ của trẻ
Đầu năm học trẻ chưa quen nề nếp lớp học, trẻ chưa ý thức cao các hoạtđộng tự phục vụ bản thân Một số gia đình có trẻ là con một, con cưng nên thườngchiều chuộng, nên khả năng tự lập của bé đó không cao so với bé khác
3 Các biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi:
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và kế hoạch tác động kịp thời:
Giáo dục khả năng tự lập có ý nghĩa trong mọi giai đoạn hình thành nhâncách, đặc biệt là lứa tuổi trước tiểu học
Có thể khẳng định: Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi cần thiết phải chuẩn bị cho trẻkhả năng tự lập; giáo dục cho trẻ khả năng tự lập, giúp khả năng tự lập của trẻ pháttriển một cách đúng đắn nhất
Đối với mọi phụ huynh và giáo viên cần phải sớm biết được khả năng tự lậpcủa trẻ, tôn trọng tất cả những biểu hiện tự lập của trẻ, song song với những biệnpháp tác động đúng đắn thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng tự lậpcủa bản thân trẻ
Tiếp thu sự hướng dẫn từ người lớn ở trẻ nhỏ là rất khác nhau, có trẻ chỉ cầnnhìn qua cách hướng dẫn một lần là có thể làm được nhưng có trẻ đến hai, ba lần
Trang 6vẫn chưa làm được, rồi đợi chờ người lớn làm giúp, đó không phải trẻ không làmđược mà do trẻ có tính ỷ lại không cố gắng nỗ lực
Vì vậy, cần phải xác định trẻ ở mức độ tiếp thu nào để có mục tiêu tác độngkịp thời Đối với trẻ 5 tuổi lớp tôi, chương trình học đang áp dụng Bộ chuẩn pháttriển trẻ năm tuổi, trong đó có một số chuẩn và chỉ số liên quan đến việc giáo dụccho trẻ được sự tự lập như:
Chỉ số 5: Tự mặc và cởi được áo, quần;
Chỉ số 16: Tự rửa mặt chải răng hàng ngày…
Tôi cũng áp dụng những chỉ số này cho tất cả trẻ và có thể nâng cao hơn nữavới những trẻ có kĩ năng tốt hơn
Qua từng chủ đề và kế hoạch trong năm, giáo viên lựa chọn và áp dụng để giáo dục cũng như rèn luyện cho trẻ tính tự lập.
Bé tự mặc áo
Trang 7Bản thân tôi đã xây dựng cho trẻ môi trường lớp học với nhiều tình huốnghấp dẫn tạo ra sự hứng thú và ham muốn được tự mình làm, để trẻ có cơ hội thựchành các kĩ năng tự lập cho bản thân
Môi trường vui chơi ngoài trời cũng được tôi lựa chọn để giúp trẻ có được
sự tự lập cao:
Ví dụ: Khi trẻ đang chơi mà không may bị ngã nhẹ, cô giáo không nên chạylại đỡ trẻ ngay, cô nên khuyến khích trẻ, trẻ có thể tự đứng dậy không cần đợi côhay cha mẹ tới đỡ, hoặc có thể bạn khác thấy bạn mình ngã có thể chạy lại đỡ bạnlên, đỡ bạn lại chỗ cô
Bên cạnh đó, gia đình cũng phải xây dựng cho trẻ những ý thức tự lập ngay
từ sớm như: Trẻ tự chuẩn bị đồ để đi học, trẻ tự đi lấy sữa, trẻ Hãy xây dựng môitrường thân thiện cho trẻ
Đối với những trẻ yếu, tôi sẽ cho trẻ thực hành nhiều hơn và hỏi trẻ nhiềuhơn Cả giáo viên và gia đình nên xác định được kế hoạch tác động đến trẻ bằngviệc giáo dục cho trẻ những kĩ năng tự lập đó là kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩnăng giữ gìn vệ sinh, kĩ năng hỗ trợ người khác
Hãy kiên nhẫn với trẻ, đừng bao giờ có ý nghĩ thấy trẻ làm chậm rồi mìnhlàm giúp cho nhanh, đó là ý nghĩ và hành động sai lầm
3.2 Biện pháp 2: Thực hiện làm gương cho trẻ:
* Cô làm gương: Hàng ngày trẻ đến lớp, phần lớn thời gian trong ngày trẻ
được sinh hoạt và học tập cùng cô Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng trongviệc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ, cô là tấm gương cho trẻ noi theo
Ví dụ: Khi đến lớp cô giáo xếp xe máy của mình thẳng hàng lối, cất gọngàng dép, túi xách, mũ, khi trẻ đến thấy cô xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng theo Trong giờ học, khi học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định.
Trang 8Bé tự dọn đồ chơi và cất dép gọn gàngTrong mọi hoạt động sinh hoạt, học tập cô luôn là tấm gương trong việc giữgìn sạch sẽ môi trường lớp học, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quyđịnh, thấy rác thì nhặt bỏ sọt rác xong rồi rửa tay
Thường xuyên cùng trẻ làm những công việc như lau dọn đồ chơi, nhổ cỏnhặt rác sân trường Tặng trẻ một số câu khen ngợi “ Con đã lớn thật rồi”
Khi được giúp cô trẻ thấy mình đã lớn đã làm được việc có ích, thích đượclàm việc, từ đó hình thành cho trẻ một thói quen, nề nếp giữ vệ sinh chung, khithấy những điều cần phải làm thì trẻ sẽ làm và không cần phải đợi người khác nhắcnhở
* Gia đình làm gương cho trẻ: Gia đình cũng cần phải làm gương cho trẻ,
trong mọi hoạt động của gia đình cần phải cẩn thận, ngăn nắp gọn gàng, luôn ýthức được việc trẻ đang noi gương người lớn Ví dụ: Khi thay quần áo xong bố mẹnên cất gọn gàng để trẻ noi theo, không bừa bộn tránh tình trạng trẻ bắt chướctheo
Trang 9* Theo gương bạn bè: Ví dụ: “ Bạn Anh Thơ hôm nay đã làm được một
việc rất tốt đó là khi thấy bạn Phương Trân bị chảy máu cam bạn ấy đã chạy giúp
cô lấy nước cho bạn , lấy đệm gối cho bạn nằm, động viên bạn cố lên, cô rất vui vìbạn Anh Thơ đã làm được những việc đáng khen như vậy, cô mong rằng các con
sẽ giống như bạn ấy, khi đó không chỉ có cô mà bố mẹ và tất cả mọi người đềukhen ngợi các con đấy”
Giáo viên thấy việc tốt của trẻ nên tuyên dương trước lớp để cả lớp làmgương và học tập theo
3.3 Biện pháp 3: Phân công công việc cho trẻ:
Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động tự phục vụ đối với trẻ nhỏ như vệ sinh
cá nhân, ăn mặc, vệ sinh cá nhân, giúp người lớn làm những công việc vừa sức
đó là những biện pháp tốt nhất để hình thành khả năng tự lập cho trẻ
Nếu trẻ đã biết lao động phục vụ thì trẻ sẽ không dựa dẫm vào ai khác, trẻ sẽlàm một cách tự tin Điều này thể hiện qua: Việc trẻ thấy rằng mình có thể tự làmđược những công việc vừa sức với mình mà trẻ trở nên tự tin hơn nhiều trong cáccông việc, trẻ sẽ có ý thức vượt qua mọi khó khăn một cách nhanh nhất và đạt kếtquả tốt nhất mà không cần ai giúp đỡ
Vì vậy, cần hình thành kỹ năng kỹ xảo và thói quen tự phục vụ là điều ýnghĩa to lớn đối với cuộc sống cũng như tính tự lập của trẻ.
Trang 10Bé trực nhật
Cô giáo có thể tạo công việc để phân công cho các bé, cho bé phụ giúp côtrong giờ ăn: Lấy ghế, khăn ăn, với trẻ lớn hơn có thể giúp cô kê bàn, chia bátthìa… giúp cô trải chiếu, lấy chăn gối, đệm chuẩn bị giờ ngủ Cô thường xuyênphân công và theo dõi trẻ trực nhật, nói rõ vai trò của người trực nhật Người thựchiện nhiệm vụ trực nhật phải làm chu đáo và có trách nhiệm với việc được phâncông Tổ trực nhật trong giờ học sẽ lấy đồ dùng phát cho các bạn, học xong cả lớp
sẽ cùng nhau dọn dẹp và vệ sinh lớp Rèn cho trẻ thói quen ý thức được tinh thầntrách nhiệm để trẻ không khỏi bỡ ngỡ, làm hành trang khi trẻ vào tiểu học
Tự lập luôn đi kèm với tư duy của trẻ Luôn luôn tạo ra cho trẻ những kiếnthức, kĩ năng mới để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm những kĩ năng, kĩ xảo đểphát triển và rèn luyện tính tự lập cũng như tư duy hàng ngày cho trẻ
Hãy để trẻ hiểu được trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, từ đó trẻcũng ý thức được trách nhiệm của mình
Trang 11Ví dụ: Khi mẹ đi làm về xách theo đồ ăn, mỗi người một việc bố dắt xe cấtcho mẹ, chị cất giỏ xách giúp mẹ, bé sẽ xách đồ ăn vào bếp giúp mẹ, mẹ sẽ đi thay
đồ vào nấu ăn Khi mẹ nấu ăn có thể nhờ bé lấy đồ giúp mẹ bằng các cách gợi hỏi
để thử trẻ chứ không yêu cầu trẻ làm ngay cho mẹ Cần nhờ bé làm nhiều lần đểtập thói quen cho trẻ, nhưng chú ý khi trẻ mệt thì không nên ép trẻ vì tự lập dựatrên sự yêu thích lao động, nếu ép trẻ quá sẽ có thể gây áp lực cho trẻ
Do đó muốn giáo dục khả năng tự lập trước hết cần phải làm sao cho trẻ có
sự yêu thích lao động; phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập lao động trongcuộc sống sinh hoạt hàng ngày
4.4 Biện pháp 4: Rèn luyện mọi lúc mọi nơi và duy trì tính tự lập của trẻ hàng ngày:
Muốn hình thành một hành động cho trẻ thì dễ nhưng việc hình thành thóiquen cho trẻ thì rất khó, người ta nói: Muốn có thói quen thì phải gieo hành động,chính thói quen sẽ gieo lên tính cách và số phận con người Đó là điều mỗi giáoviên và cha mẹ cần thuộc làm lòng Và muốn thói quen hình thành ở trẻ thì cha mẹ
và cô giáo cần: Rèn luyện cho trẻ nhiều lần, có những biện pháp khen thưởng,khích lệ, động viên, không ép buộc trẻ
Mỗi bài học giáo viên nên cho trẻ tập làm những kĩ năng tự lập thông quagiáo dục hay các trò chơi, qua các tiết học
Như tiết MTXQ: chủ đề bản thân các bộ phận trong cơ thể trẻ sẽ học đượccách tự giữ gìn và bảo vệ cơ thể mình không ỉ lại vào mọi người Trong tiết tìnhcảm kĩ năng xã hội có rất nhiều đề tài để rèn luyện kĩ năng tự lập cho trẻ, ở mỗichủ đề đều có một nội dung khác nhau: chủ đề : Gia đình: Dạy trẻ biết tự chăm sócbản thân; hay dạy trẻ những kĩ năng bảo vệ môi trường, kĩ năng khi không cóngười lớn ở nhà, dạy trẻ kĩ năng trực nhật giáo viên thông qua các tình huống chotrẻ thực hành luôn kĩ năng trực nhật trước lớp như: quét nhà, lau kệ, dọc đồ chơi,xếp ngay ngắn kệ dép…
Trang 12Bé trực nhật
Ví dụ: Đưa vào các hoạt động học để rèn tính tự lập cho trẻ
“Hoạt động: Bé cùng tìm hiểu trực nhật
- Vậy trực nhật như thế nào ?
- Để biết được chi tiết của từng công việc trực nhật sau đây cô sẽ giới thiệu cụthể với lớp mình một số công việc như sau :
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về công việc trực nhật ở trường
* Hình ảnh số 1 : Bé giúp cô quét nhà
- Bạn đang làm công việc gì đây ?
- Công việc quét nhà thì cần có những dụng cụ gì nào ?
- Cách thực hiện như thế nào ?
- Mời một bạn lên thực hiện công việc quét nhà cho cô và các bạn cùng xemnào
* Hình ảnh số 2 : Bé giúp cô lau kệ và sắp xếp đồ dùng
- Bạn đang làm công việc gì đây ?
Trang 13- Lau kệ thì cần có những dụng cụ gì nào ?
- Chúng ta sẽ lau kệ như thế nào nhỉ ?
- Ai giỏi lên thực hiện lại công việc lau kệ nào ?
* Hình ảnh số 3 : Bé giúp cô lau lá và tưới nước cho cây.
- Bạn đang làm công việc gì đây ?
- Để tưới nước, lau lá cây thì cần có gì nào ?
- Mời một bạn lên thực hiện công việc
* Hình ảnh thứ 4: Bé xếp và lau bàn ăn
- Các bạn ấy đang làm công việc gì ?
- Các bạn ấy làm gì trước, sau đó bạn làm gì nữa nào ?
+ Cô mở rộng thêm một số hình ảnh về công việc trực nhật như : Trải chiếu,gối khi đi ngủ, sắp xếp kệ dép…
* Giáo dục: Các bạn ơi trực nhật thường xuyên là đã góp phần bảo vệ môi
trường, giữ cho môi trường sống chúng ta luôn luôn sạch đẹp, đồ dùng luôn ngănnắp và gọn gàng hơn Không những thế trực nhật là cùng nhau hợp tác, chia sẽcông việc, giúp đỡ người khác và cũng thể hiện được những khả năng của bản thânmình nữa Vì thế các bạn phải thường xuyên tham gia vào công việc trực nhật, cốgắng hoàn thành công việc mà các bạn đã đảm nhận và nhớ rửa tay sau khi trựcnhật nhé các bạn
* Trò chơi : Pha nước chanh
* Hoạt động: Bé vui trực nhật
* Bảng phân công lịch trực nhật của bé
- Cô giới thiệu bảng theo dõi bảng phân công lịch trực nhật của các tổ
- Cô cho trẻ quan sát và ghi nhớ nhiệm vụ ở bảng phân công trực nhật
- Cô giao nhiệm vụ trực nhật của tổ
- Người thực hiện nhiệm vụ trực nhật phải làm việc chu đáo và có trách nhiệmvới những công việc được phân công