Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)Dạy học kịch bản văn học Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ ĐỨC TRUNG
DẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC “BẮC SƠN” Ở LỚP 9
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Chuyên ngành: LL & PP DH Văn - Tiếng Việt
Mã ngành: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Hữu Bội
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được
thể hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Hữu Bội
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Thái Nguyên, tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Võ Đức Trung
XÁC NHẬN XÁC NHẬN
CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa học, tận tình và độ lượng của Thầy giáo TS.Hoàng Hữu Bội trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Và các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu, đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong những ngày học tập ở trường
Thái Nguyên, tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Võ Đức Trung
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1 Cơ sở lí luận 9
1.1.1 Loại thể văn học trong văn học 9
1.1.2 Kịch bản văn học - đặc trưng về thể loại 11
1.1.3 Phương pháp dạy kịch bản văn học theo thể loại 18
1.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1 Văn bản kịch Bắc Sơn 20
1.2.2 Hiện trạng dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở trường THCS 29
Chương 2 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VĂN HỌC BẮC SƠN 34
2.1 Giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn 34
2.1.1 Nhận định của các nhà nghiên cứu văn học về giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn 34
2.1.2 Nhận định của người làm luận văn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn 44
2.2 Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy trích đoạn Bắc Sơn 55
2.2.1 Sách giáo viên 55
2.2.2 Sách tham khảo 57
2.3 Định hướng dạy học kịch bản Bắc Sơn do luận văn đề xuất 59
2.3.1 Trước giờ lên lớp 59
2.3.2 Tổ chức dạy đọc hiểu kịch bản văn học “Bắc Sơn” trong giờ học 61
Trang 52.3.3 Sau giờ học 66
2.4 Định hướng về nội dung dạy học 67
2.4.1 Đặc điểm của văn bản và mục tiêu bài học 68
2.4.2 Hướng tiếp cận văn bản và nội dung bài học 69
2.4.3 Phương pháp dạy học 71
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 74
3.1 Thiết kế bài dạy 74
3.2 Tổ chức dạy thực nghiệm 82
3.2.1 Mục đích, ý nghĩa thực nghiệm 82
3.2.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 83
3.2.3 Nội dung thực nghiệm 83
3.2.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 83
3.2.5 Kết luận chung về thực nghiệm 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC
Trang 7Cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của các tác
giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lí, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm Gia Cẩn, (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971) Cuốn sách góp phần làm rõ nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa loại thể và PPDH Văn.Các tác giả đi sâu vào ba thể
loại: tự sự, trữ tình và kịch Tác giả Trần Thanh Đạm khẳng định “Nhà văn
sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng dạy theo loại thể” [5]
Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất
Cũng trong cuốn sách này, tác giả Huỳnh Lý có bài “Kịch và giảng dạy
kịch”, đã đề cập đến nhiều vấn đề khi giảng dạy kịch “Chúng ta không giảng dạy kịch với tính cách là một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch bản
về phương diện văn học” [dẫn theo 5]
Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương theo loại thể” (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) cũng khẳng
định “Việc xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong quá trình phát triển
khoa học phương pháp dạy học tác phẩm văn chương”[4]
Trong bài “Một số vấn đề đọc - hiểu văn bản kịch (trích trong Đọc hiểu
văn bản Ngữ văn 8 - Nxb Giáo dục, 2009), tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã nói
Trang 8đến khái niệm kịch, những đặc trưng của kịch và khẳng định “Đọc - hiểu văn
bản kịch cần chú trọng nhiều phương diện thuộc về đặc trưng của thể loại này: từ loại hình nhân vật, bối cảnh trang trí sân khấu, các hướng dẫn trực tiếp về cử chỉ, hành động, các lớp nghĩa của lời thoại, các yếu tố phụ họa, các yếu tố có tính ước lệ, … Tiếp nhận văn bản kịch bản văn học hết sức yêu tiên tính kịch” [14, tr 9]
Nhưng vận dụng lí thuyết trên vào việc dạy học các tác phẩm văn học
cụ thể thì còn là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm Bởi vậy, chúng
tôi chọn đề tài “Dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể
loại”, với mong muốn đóng góp thêm một điều gì đó vào phương pháp dạy
học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
1.2 Lí do về thực tiễn
Từ khi vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn ở bận THCS đã có những tài liệu hướng dẫn dạy học văn bản được trích vào sách giáo khoa, nhưng trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông trung học, giáo viên và học sinh vẫn gặp không ít khó khăn khi thực thi đổi mới phương pháp dạy học Bởi vậy chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn đề xuất một phương án dạy học để khắc phục những khó khăn đó, hướng tới một giờ học có hiệu quả
Sinh năm 1912, mất năm 1940, tính cho đến nay Nguyễn Huy Tưởng
đã đi xa 55 năm, nhưng những vấn đề của ông, về con người và tác phẩm của ông thì vẫn còn đó Văn xuôi và kịch, chất văn trong kịch và chất kịch trong văn Các giá trị lịch sử và thời sự, các vấn đề về đấu tranh giai cấp và cách mạng, các vấn đề tri thức và văn hóa dân tộc, dường như vẫn còn là những vấn đề để ngỏ
Nói đến Nguyễn Huy Tưởng trong hai thập niên sáng tạo của ông phải
tính đến kịch Bắc Sơn Bắc Sơn đã cảnh tỉnh cho những người còn nghi ngờ
kịch cách mạng và xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước
Trang 9đến nay Kịch Bắc Sơn đã phản ánh sâu sắc cuộc khởi nghĩa vô cùng anh
dũng của nhân dân Bắc Sơn chống lại chế độ thống trị Nhật- Pháp sau những năm dài chịu đựng cuộc đời tăm tối khổ đau
2 Lịch sử vấn đề
Kịch bản văn học “Bắc Sơn” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng là tác phẩm mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS từ năm học 2002 - 2003 Tác phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học bàn tới và cũng đã có nhiều nhà sư phạm đề xuất phương pháp dạy học trích đoạn trong sách giáo khoa
2.1 Những ý kiến đánh giá về kịch bản văn học Bắc Sơn của các nhà nghiên cứu văn học
- Cuốn “Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm” (Nxb Giáo dục,
1999), có một số bài viết nhận xét về kịch bản văn học Bắc Sơn:
+ Trong bài “Kịch Nguyễn Huy Tưởng”, tác giả Hà Minh Đức nhận
xét: “Kịch Bắc Sơn đã phản ánh sâu sắc cuộc khởi nghĩa vô cùng anh dũng
của quân dân Bắc Sơn chống lại chế độ thống trị Nhật - Pháp sau những năm dài chịu đựng cuộc đời tăm tối đau khổ Qua năm màn kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được những ngày vui tươi sôi nổi trong không khí cách mạng khi quân dân ta chiếm được Vũ Lăng Cuộc đời đổi mới, quần chúng náo nức, hồ hởi trong ngày hội lớn, nhưng rồi giặc trở lại khủng bố, người bị giết, người bị bắt, người trốn chạy lang thang trong rừng Nhưng tinh thần Bắc Sơn vẫn bất diệt, phong trào lại nhen lên, bùng cháy lên trong một cuộc chiến đấu mới” [26, tr 379]
+ Ở bài “Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng” tác giả Nguyễn Văn
Thành nhận xét: “Bắc Sơn, bông hoa đầu rực rỡ của nền kịch nói cách mạng
đã ra đời ngay ở buổi bình minh đầy phấn hứng và có phần bỡ ngỡ choáng ngợp ấy của nước Việt Nam vừa mới bước vào kỷ nguyên độc lập Cái mở
Trang 10đầu bao giờ cũng mang chứa trong nó sự non nớt vụng về, nhưng thật bất ngờ,
Bắc Sơn hiện ra, tức khắc được coi là một thành công đột xuất, ghi dấu sự
trưởng thành của Nguyễn Huy Tưởng về cả phương diện ý thức tư tưởng lẫn trình độ nghệ thuật” [26, tr.389]
+ Trong bài “Bắc Sơn” của hai tác giả Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ có nhận xét “Trong lúc phong trào kịch cách mạng còn bế tắc, lúng túng thì kịch
Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ra đời đã gây nên một tiếng vang lớn Kịch
đã được diễn ở Hà Nội, Huế, Thanh Hóa, Nghệ An… và được công chúng
hoan nghênh nhiệt liệt Bắc Sơn đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào
kịch cách mạng Mặc dầu còn có những chê bai mặt này mặt khác, nhưng nói
chung các báo chí đều ca ngợi Bắc Sơn [26, tr 483] Báo Kiến thiết số ra ngày 14-4-1946 cho rằng “Bắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian của những kịch tuyên truyền hạng ba xu Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới” Và Nguyễn Huy
Tưởng “đã cứu được cả một mùa kịch vừa qua”, “đã cho chúng ta một tin
tưởng ở tương lai kịch nước nhà” (Đồng minh số 7-4-1946) Bắc Sơn đã
“cảnh tỉnh cho những ai còn nghi ngờ kịch cách mạng” và xứng đáng là “vở
kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay” (Vì nước số 5-4-1946).”
- Trong cuốn “Nguyễn Huy Tưởng khát vọng một đời văn” (Nxb Văn hóa thông tin, 2005), có một số bài viết nhận xét về kịch bản văn học Bắc Sơn:
+ Bài “Các báo phê bình kịch Bắc Sơn”: Báo Kiến thiết số 8, 14-4-1946
có viết: “Bắc Sơn không lấy đề từ ở những cuộc sống cá nhân chật hẹp và phù
phiếm Mà cũng không lấy ở cái quá vãng xã hội và hoang đường Tác giả nó
có tham vọng diễn tả lại một đoạn tranh đấu đau đớn và dũng cảm nhất trong cuộc cách mạng giải phóng mà ta đã sống ròng rã năm năm trời nay Những nhân vật mang vào trong kịch là những người dân tầm thường, hiền lành, chất phác, sống ở một địa phương hẻo lánh miền rừng núi, mà cách mạng đã gọi đứng dậy…Vai chính không là ai cả; mà chính là dân chúng Bắc Sơn, biểu hiện ra ở một vài nhân vật tiêu biểu…Câu chuyện của kịch cũng vậy Đây là
Trang 11chuyện của dân chúng một miền hầm hố sôi nổi, kẻ trước, người sau, vùng
dậy chống với quân thù…Thật là một đề tài rộng lớn”.Ngoài ra “Kịch Bắc
Sơn đã khiến ta sống một phần cái không khí tưng bừng của cuộc cách mạng
đang lên (màn I) rồi cái lớn lao đau đớn của cách mạng tan vỡ (màn III) và cái
hy vọng của cuộc cách mạng nhóm trở lại (màn IV) Kịch Bắc Sơn đã vẽ được
bằng những nét mạnh dạn, linh động, một vài nhân vật cách mạng: người cán
bộ, người dân cày, người thanh niên, ông lão, người đàn bà…Kịch Bắc Sơn
đã cho ta thấy cả sự tiến triển, biến động trong tâm hồn những nhân vật ấy nhờ cuộc cách mạng như thế nào…” [13, tr.125]
+ Trong Bài “Bắc Sơn vở diễn mở màn sân khấu cách mạng” tác giả Phan
Kế Hoành nhận xét “Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng muốn phản ánh một
hiện tượng quyết liệt của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và qua đó tác giả còn muốn khẳng định ý nghĩa tiền đề của cuộc khởi nghĩa này trong tiến trình cách mạng ngày càng rộng lớn, mãnh liệt hơn để tiến tới Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, đưa dân tộc bước sang một kỷ nguyên mới của lịch sử”[13, tr 142]
2.2 Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy trích đoạn Bắc Sơn
+ Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
+ Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu
+ Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của đoạn trích
- Về phương pháp: Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựa
trên các câu hỏi ở mục “Đọc - hiểu văn bản” trong “sách giáo khoa” Ngữ văn
9 tập 2 Bao gồm 5 câu hỏi dẫn dắt học sinh lần lượt khám phá diễn biến, hành động, tình huống, nhân vật và nghệ thuật viết kịch của tác giả
Trang 122.2.2 Sách tham khảo
• Cuốn “Thiết kế bài giảng” Ngữ văn 9 tập 2 - Nguyễn Văn Đường (chủ biên) - Nhà xuất bản Hà Nội, định hướng tiếp cận trích đoạn Bắc Sơn như sau:
- Về nội dung: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 3 nội dung:
+ Tìm hiểu mâu thuẫn - xung đột kịch trong hồi bốn, tình huống kịch trong đoạn trích
+ Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
- Về nội dung: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 4 nội dung
+ Giới thiệu về vở kịch, đoạn trích, tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột và tình huống kịch trong lớp II, Lớp III của hồi bốn
+ Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
+ Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu
+ Tìm hiểu giá trị tư tưởng của vở kịch
- Về phương pháp: Hướng dẫn học sinh thâm nhập vào từng lớp của đoạn trích bằng một hệ thống lời gợi dẫn để khơi gợi và dẫn dắt HS hoạt động một cách đa dạng
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra cách tiếp cận, khám phá văn bản kịch Bắc Sơn phù hợp với
đặc điểm thể loại của vở kịch và phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của bạn đọc
là học sinh lớp 9 bậc THCS hiện tại
- Tìm ra một định hướng dạy học và một phương án dạy học cụ thể đối
với trích đoạn kịch bản Bắc Sơn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (tập 2)
nhằm hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu kịch bản văn học nói chung và
kịch bản Bắc Sơn nói riêng
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm của kịch bản văn học Bắc Sơn và hoạt động dạy học của thầy
và trò theo tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học văn bản Bắc Sơn của
Nguyễn Huy Tưởng trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (tập 2) theo đặc trưng thể loại
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài luận văn đặt ra, có 3
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
5.1 Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lí thuyết
- Các đặc điểm lí thuyết về kịch
- Phương pháp giảng dạy văn học theo đặc trưng thể loại và cách tổ chức học sinh chiếm lĩnh tác phẩm theo hướng đổi mới về phương pháp dạy học
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Vị trí của tác phẩm Bắc Sơn trong chương trình ngữ văn cấp trung học
- Hoạt động dạy học (nội dung và phương pháp) của giáo viên về tác
phẩm Bắc Sơn
- Hứng thú và sự hiểu biết của học sinh về tác phẩm này
5.3 Thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm
- Luận văn sẽ đề xuất phương án dạy học cho tác phẩm này theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học thực nghiệm
để kiểm chứng tính đúng đắn và tính khả thi của những phương án mà luận văn đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
Trang 14- Phương pháp tổng hợp lí luận: Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận nhằm đưa ra những đặc trưng của kịch, tìm hiểu đặc điểm cảm thụ của học sinh trung học cơ sở để đưa ra nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học cụ
thể về văn bản kịch Bắc Sơn trong sách giáo khoa lớp 9 tập 2
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để sử lý số liệu thu nhập được trong quá trình điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phương pháp này để điều tra
khả năng cảm thụ và hứng thú của học sinh đối với việc học văn bản Bắc Sơn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp này trong quá trình thiết kế bài học và dạy thực nghiệm
- Phương pháp miêu tả: Được sử dụng để phân tích, miêu tả các nhân
vật, hành động trong tác phẩm Bắc Sơn
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Định hướng dạy học kịch bản Bắc Sơn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Ngoài ra đề tài còn phần phụ lục và tài liệu tham khảo
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Loại thể văn học trong văn học
Khái niệm “loại thể” cũng như mọi khái niệm khác trong lý luận văn học là kết quả của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực tế cụ thể, sinh động của sáng tác văn học Nền văn học của mỗi dân tộc cũng như toàn bộ nền văn học thế giới xưa nay là một kho tàng bao gồm rất nhiều tác phẩm văn học cụ thể, con đẻ tinh thần của các nhà văn, nhà thơ thuộc các giai cấp, các dân tộc, các thời đại khác nhau Mỗi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật việc nghiên cứu văn học đòi hỏi nhiều cách phân loại khác nhau: phân loại theo thời kỳ, trường phái, trào lưu, phương pháp, phong cách v.v… và phân loại theo loại thể
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của ba tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 1996), có viết [12, tr 300]:
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học
thành các loại và các thể (hoặc thể loại, thể tài) Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình và kịch
Mỗi loại trên bao gồm một số thể Ví dụ: Loại tự sự có tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện vừa, anh hùng ca, ngụ ngôn,… loại kịch có bi kịch, hài kịch, chính kịch,… Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc Ngoài
đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và
văn xuôi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn…).Các thể loại văn học “là
một phạm trù lịch sử Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế.”
Trang 16Tất cả những việc phân chia ấy đều dựa theo cách tổ chức kết cấu thể hiện tác phẩm: kể chuyện thuật lại cuộc sống con người trong những biểu hiện
ít nhiều phức tạp của nó thì xếp vào loại tự sự Loại tác phẩm này “tái hiện
trực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt, ở bên ngoài, đối với tác giả, thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có
sự phát triển tâm trạng, tính cách, hành động của con người”[5, tr 10].Trong tác phẩm tự sự, tác giả đóng vai người kể chuyện ở dạng tham dự (ngôi thứ nhất), không tham dự (người kể tránh đi), thông suốt (biết tất cả), thông suốt
có chọn lựa, khách quan (ống kính)…Tự sự được thể hiện bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, nhiều loại cấu trúc, tiết tấu…và càng ngày càng phong phú,
đa dạng và phức tạp “Miêu tả tính chỉnh thể khách quan của thế giới là đặc trưng của tự sự… và tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian
và thời gian” “Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt nhất” (so với trữ tình và kịch), lời nói trong tự sự có trực tiếp, có gián tiếp…
Tác phẩm biểu hiện một cách ngắn gọn tâm trạng cá biệt của con người, “bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, nhiệt tình, tâm tư, những trạng thái mạnh mẽ xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con người” thì thuộc
loại trữ tình Ở loại này thế giới chủ quan của con người được biểu hiện rât rõ
qua hình tượng cảm xúc, tâm tư (của tác giả hay nhân vật trữ tình)
“Sự rung động, truyền cảm của tác phẩm trữ tình không phải chủ yếu dựa vào sức hấp dẫn của câu truyện về người, về việc mà chủ yếu dựa vào lời nói tràn đầy cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ… thốt ra “tự đáy lòng”[5, tr 13]
“Loại trữ tình biểu hiện ở nhiều dạng cảm hứng: tụng ca, trào phúng, tâm tình tình yêu, tình bạn… trữ tình thiên nhiên phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân… Loại này chủ yếu là thơ, “ngôn ngữ thường bão hòa cảm xúc”, lời thơ trữ tình còn mang tính chất “mê hoặc”, giàu nhạc tính thể hiện qua sự cân đối, trầm bổng, trùng điệp…”[5, tr 13] và vần điệu ở nhiều dạng kiểu
Trang 17“Kịch thực ra không phải là một loại thể văn học đơn thuần” Trong
phạm vi nhà trường chủ yếu chúng ta quan tâm tới kịch bản văn học (ít có
điều kiện quan tâm tới kịch đram) “Tính chất khách quan của sự phản ánh và biểu hiện ở tác phẩm kịch chặt chẽ, nghiêm khắc… tập trung cao độ của tình huống cuộc sống” với ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật (chủ yếu), và ngôn ngữ gián tiếp của tác giả (hạn chế) “Ngôn ngữ nhân vật trong kịch vừa tất yếu lại vừa tự nhiên, phải vừa điển hình lại vừa mang cá tính nhân vật” Vấn đề cơ bản của loại này là tình huống xung đột kịch giữa những tính cách và diễn biến theo hành động và cốt truyện
1.1.2 Kịch bản văn học - đặc trưng về thể loại
1.1.2.1 Kịch bản văn học
* Khái niệm về kịch
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dung ở hai cấp độ
• Ở cấp độ loại hình
“Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình) Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuốc văn học Nó vừa để diễn là chủ yếu vừa để đọc Vì vậy kịch bản chính là phương diện văn học của kịch Song, nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời)” [12, tr 114]
Như vậy, nói đến kịch là nói đến một hình thức nghệ thuật đặc biệt, được biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ và lời nói Từ đó bộc lộ suy nghĩ, tính cách của nhân vật và qua lời nói của các nhân vật mà thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các
Trang 18nhân vật và theo quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật Tuy nhiên cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm
và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng
Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra
sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu xác thực của đời sống Qua các thế kỉ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tác và quy
mô của những sự kiện biến cố được phản ánh trong kịch
• Ở cấp độ loại thể
“Thuật ngữ kịch được dung để chỉ một thể loại văn học - sân khấu
có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch Với ý nghĩa này, kịch còn gọi là chính kịch” [12, tr 115]
Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là để cười nhạo, chễ giễu các thói hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính với xã hội Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không mang tính chất vĩnh hằng
và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường
Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỉ XVIII qua sáng tác của các nhà khai sáng ở Pháp và Đức Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những năm hai mươi của thế kỉ XX Kịch thực ra không phải một thể loại văn học đơn thuần, không nên đánh đồng kịch bản với nghệ thuật sân khấu nói
Trang 19chung bao gồm: kịch nói, kịch hát, kịch múa, nhạc kịch…Bất cứ loại kịch nào, kể cả kịch câm cũng có kịch bản, nhưng chỉ có kịch hát, nhất là kịch nói mới có kịch bản văn học
* Kịch bản văn học
Theo cách chia ba truyền thống, kịch là một thể loại văn học Nó tồn
tại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình Nghĩa là kịch bản văn
học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ Nó giống như có hai cuộc sống Là vở diễn sân khấu, nó sống với công chúng khán giả Là tác phẩm văn học, nó sống với công chúng độc giả Vì vậy, kịch bản không chỉ được xem là bản gốc dùng để biểu diễn trên sân khấu mà còn được xem là tác phẩm văn học có thể dung để đọc
Là đối tượng của lí luận văn học, kịch và trữ tình có sự khác nhau rất rõ ràng nhưng giữa kịch với tự sự có nhiều điểm tương đồng
Bêlinxki cho rằng: Tác phẩm kịch là “Sự dung hợp của các yếu tố đối
lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình”, không phải chỉ trong
loại hình kịch mới có sự dung hợp các yếu tố của loại hình khác Trong thơ, truyện, ký đều có, nhưng kịch có ưu thế trong sự kết hợp khả năng biểu hiện của tự sự và trữ tình Kịch là một thể loại văn học nhưng lại gắn liền sinh tử với sân diễn, sân khấu, vì thế kịch tất sẽ không bao giờ là một thể loại văn học đơn thuần như tự sự và trữ tình Kịch bản viết ra vừa để đọc vừa để diễn, do
đó đọc kịch bản văn học nếu chúng ta tách hoàn toàn với nghệ thuật sân khấu thì ta không thể nào hiểu được
Như vậy, nhìn từ góc độ nào ta cũng thấy kịch bản văn học là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu Không phải ngẫu nhiên mà khi sáng tác kịch bản, nhà văn bao giờ cũng tính đến các yếu tố không gian, thời gian, khả năng biểu hiện nghệ thuật của các phương tiện sân khấu nhất là sự diễn xuất của các diễn viên Nhưng kịch bản văn học không chỉ có đời sống gắn bó với nghệ thuật sân khấu mà nó còn có đời sống độc lập riêng của nghệ thuật ngôn từ Có thể xem “Kịch”, “Kịch bản văn học” hay “Văn học kịch” như những khái niệm đồng nghĩa chính vì thế
Trang 201.1.2.2 Đặc trưng về thể loại
Theo cuốn giáo trình “Lí luận văn học” tập II, nhà xuất bản Giáo dục
(1996), kịch bản văn học có những đặc trưng cơ bản sau:
a Xung đột kịch
Kịch bắt đầu từ xung đột "Xung đột là cơ sở của kịch" (Pha đê ép)
Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao nhất
sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch Có thể
có rất nhiều loại xung đột khác nhau Có xung đột biểu hiện của sự đè nén, giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sự đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí
lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng Do tính chất sân khấu qui định cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác Vì vậy, có thể nói, xung
đột là đặc điểm cơ bản của kịch Hégel cho rằng "tình thế giàu xung đột là đối
tượng ưu tiên cảu nghệ thuật kịch"
Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội
và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể Ơí những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau Ở thời cổ đại, đó là sự xung đột giữa thế giới quan thần linh, tư tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của con người Trong xã hội nô lệ, đó là xung đột giữa những người nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô Trong
xã hội phong kiến, đó là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua chúa, quan lại với người dân bị áp bức và đòi được giải phóng Trong thời kì hiện đại, các xung đột thưòng xoay quanh những vấn đề cách mạng và phản cách mạng, cái thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu
Trang 21Xung đột kịch do tính chất sân khấu qui định đồng thời xung đột làm cho kịch có tính sân khấu Sức hấp dẫn của một vở kịch là ở chỗ nhà văn phải phát hiện, nêu ra và giải quyết các xung đột lớn nhỏ trong vở kịch Các yếu tố khác của kịch phải góp phần tô đậm xung đột và dẫn đến một kết cục sâu sắc, gần gũi với những vấn đề của cuộc sống
b Hành động kịch
Trong ngôn ngữ của nhiều nước châu Âu, chữ “kịch” đều có nguồn gốc
từ tiếng Hy Lạp (đrama) mà nghĩa của nó là hành động Và hơn hai nghìn năm nay, phạm trù “hành động” bao giờ cũng nằm ở vị trí trung tâm của các
hệ thống lý thuyết kịch
Hành động là đặc trưng của kịch Hêghen cho rằng: “Nội dung chủ yếu của tự sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng và của kịch là hành động” Trong kịch, nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm Hành động là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch Vì vậy, hành động là yếu tố đặc trưng không thể thiếu đối với bất kì một kịch bản văn học nào
Hành động kịch được thể hiện qua suy nghĩ, hành vi, động tác, ngôn ngữ của nhân vật Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch Xung đột càng căng thẳng thì hành động càng trở lên quyết liệt Như vậy, hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật
c Nhân vật kịch
Kịch là nghệ thuật thể hiện hình tượng con người một cách sống động nhất, nhưng trong cuộc đời thực, người bình thường không thể nói to trước đám đông những toan tính xấu xa, những dục vọng thấp hèn của mình giống như các nhân vật trên sàn diễn Cho nên, hình tượng con người trong kịch
Trang 22cũng thuộc loại hình tượng mang tính ước lệ cao nhất Nó là nhân vật của trò diễn mà diễn viên là người đóng vai các nhân vật ấy trên sân khấu Tác phẩm trữ tình, nhất là tác phẩm tự sự, làm đủ mọi cách để mờ tính chất trò diễn của nghệ thuật Tính chất trò diễn lại thường xuyên được tô đậm, không cần che đậy trong kịch văn học và nghệ thuật sân khấu Đây là đặc điểm ta dễ dàng phân biệt nhân vật kịch với hình tượng trữ tình và hình tượng tự sự
Nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ Nghĩa là, tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không bằng ngôn ngữ miêu
tả Nhân vật kịch chủ yếu là nhân vật loại hình Qua lời đối thoại, độc thoại, nhân vật kịch tự bộc lộ nội tâm bí mật của mình Nhân vật kịch là một phương thức chiếm lĩnh hiện thực bằng nghệ thuật độc đáo
Tác phẩm kịch viết được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều như trong các tác phẩm tự sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt
Do đó, tính cách nhân vật trong kịch tập trung, nổi bật và xác định nhằm gây
ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả Hiển nhiên sự nổi bật, tập trung
đó không có nghĩa là đơn giản, một chiều Xoay quanh một nét tính cách khác, vừa liên đới, vừa biến thái làm cho gương mặt của nhân vật sinh động
và đa dạng
Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt…Dĩ nhiên đặc trưng này cũng được thể hiện trong các loại văn học khác nhưng rõ ràng được thể hiện tập trung và phổ biến nhất trong kịch Chính từ đặc điểm này, nhiều tác giả kịch đã dùng biện pháp lưỡng hóa nhân vật nhằm biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm của chính nhân vật đó
Trang 23d Ngôn ngữ kịch
So với các thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang đặc thù rõ rệt Đối với một tác phẩm kịch tất cả mọi vấn đề xoay quanh hình tượng đều nằm trong
“Ngôn ngữ nhân vật” Đó là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch
Ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của kịch Ngôn ngữ đối thoại là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật Ngôn ngữ kịch bao gồm: đối thoại, độc thoại và bàng thoại
Đối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật Đây
là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh động và có tác dụng hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính
Độc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩa thầm kín Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất Để biểu hiện nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế…
Bàng thoại là nói với khán giả Có khi đang đối đáp với một nhân vật khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia sẻ một điều
bí mật, loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch
Dù là đối thoại, độc thoại hay bàng thoại, ngôn ngữ kịch đều nhằm khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật
Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng hàng loạt các thao tác hành động Vì vậy, tính hành dộng là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch, là cơ sở giúp cho đạo diễn, diễn viên xử lí thích hợp cho hành động của nhân vật trên sân khấu
Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống: súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ Ngôn ngữ
Trang 24nhân vật kịch đòi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng về quần chúng, nắm được cách nói đa dạng của quần chúng, điều này quan trọng đối với mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt là đối với người viết kịch
1.1.3 Phương pháp dạy kịch bản văn học theo thể loại
Theo cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của các
tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lí, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm Gia Cẩn, (Nhà xuất bản Giáo dục, 1971) [5, tr 44]viết:
• Loại thể văn học là một thành phần quan trọng của hình thức nghệ thuật tác phẩm Giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với qui luật và bản chất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất
Nếu tác phẩm thuộc loại tự sự thì người giảng cần phải nắm cho được
và nêu cho được trình tự diễn biến lô gich phát triển của câu chuyện với các
sự biến các nhân vật qua các chặng thời gian và các lớp không gian
Nếu là tác phẩm thuộc loại trữ tình thì người giảng phải nắm cho được
và nêu cho được trình tự diễn biến lô gich phát triển của tâm tư tác giả hay của nhân vật trữ tình với mọi sắc thái và mọi biểu hiện của nó qua các chặng thời gian cũng như qua các lớp không gian
Kết cấu nội bộ của tác phẩm kịch rất gần với tác phẩm tự sự, có điều là tình tiết tập trung, căng thẳng, gay gắt hơn nên cần nắm và nêu cho được trình trự diễn biến của hành động kịch thông qua các tình huống sân khấu và qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
Nói cho đúng thì ở trường phổ thông không giảng dạy kịch mà chỉ giảng dạy một số kịch bản hay, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học: Chúng ta không giảng dạy kịch với tính cách là một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch bản về phương diện văn học
Trang 25Nhưng vì người ta cảm thụ, thưởng thức cũng như phê bình, đánh giá
vở kịch trong khi xem diễn, lại vì tác giả kịch bản viết với ý thức thường trực
là viết để diễn, dó đó hình tượng, ngôn ngữ, kết cấu trong vở kịch có phần khác với các loại văn viết để đọc, để xem, cho nên thầy giáo, cũng tức là một nhà phê bình, phải nắm những đặc thù của diễn xuất ở mức độ nhất định mới giảng kịch tốt được, tuy không phải giảng về biểu diễn Thầy giáo không am hiểu biểu diễn, chỉ khai thác kịch bản không thôi, thì dù nghiên cứu kĩ cũng
có thể mắc những sai lầm khi nhận xét phê phán một vở kịch y hệt như một tác phẩm truyện, ký, thơ trữ tình
Cũng vì chúng ta giảng dạy kịch về phương diện văn học cho nên chúng ta chỉ nói đến những thể tài trong đó ngôn ngữ giữ vai trò quyết định hoặc chủ yếu, còn những thể loại sân khấu biểu hiện chủ yếu bằng nhạc, múa, hình ảnh v.v… thì không phải là đối tượng giảng dạy của trường phổ thông hiện nay
Kịch là sự tái diễn nghệ thuật hóa (chứ không phải bắt chước, rập khuôn, khôi phục một cách tự nhiên) một sự kiện cho rằng đã xảy ra, bằng cách tái hiện các nhân vật trong những quan hệ giữa họ với nhau, với hành động và lời nói của nhân vật, khiến khán giả có cảm giác là mình thấy và nghe trực tiếp chứ không thông qua ngôn ngữ của một “người thứ ba” diễn thuật (người đó là tác giả của truyện, kí, thơ tự sự)
• Bởi vậy, dạy kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại là hướng dẫn
HS tìm hiểu từ các yếu tố:
1, Cốt truyện (giống như tự sự): Câu chuyện trong vở kịch đưa đến cho người xem bức tranh cuộc sống với những mâu thuẫn, xung đột gì? Ở vào thời nào?
2, Hệ thống nhân vật: Được miêu tả qua lời thoại và hành động trong
vở kịch đem đến cho người xem những hiểu biết gì về con người Việt Nam thời ấy? Họ sống như thế nào và tâm tư, tình cảm của họ ra sao?
Trang 263, Tư tưởng gì ẩn chứa sau câu chuyện và hệ thống nhân vật trong vở kịch? Tác giả muốn nói điều gì qua vở kịch?
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Văn bản kịch Bắc Sơn
1.2.1.1 Hoàn cảnh viết Bắc Sơn
Theo cuốn “Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm” của Bích Thu và
Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu, (Nhà xuất bản Giáo dục, 1999) [26, tr
480] viết:
Bắc Sơn là một vở kịch cách mạng đầu tiên thành công mở đường cho
phong trào kịch nói cách mạng Những năm đầu sau cách mạng văn nghệ có những chuyển biến rõ rệt Tuy nhiên chúng ta vẫn còn vấp phải rất nhiều khó khăn của những buổi đầu xây dựng một nền văn nghệ cách mạng Đặc biệt trong ngành sân khấu, những khó khăn này lại nhiều hơn và phức tạp hơn là ở những ngành khác
Tình hình kịch nói thời gian này vẫn còn yếu ớt và nghèo nàn Cũng có một số đoàn kịch (Hoa Lan, Đông Phương, Tháng Tám) nhưng không có vở
mà diễn Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự bất lực và lạc hậu của kịch sĩ trước phong trào cách mạng Một số người tuy đã đứng trong hàng ngũ cách mạng, vẫn còn lúng túng trước những đề tài mới, con người mới Khá đông những người viết kịch lãng mạn trước kia chưa thông với phương châm đại chúng hóa sân khấu
Có người vẫn còn giữ nguyên những quan điểm nghệ thuật tư sản trước Cách mạng Tình hình phức tạp như vậy nên phong trào kịch rất ì ạch, vất vả
Sau cách mạng tháng Tám, phong trào kịch lịch sử (nhất là kịch thơ lịch sử) rất phát triển Một số vở đã đề cao được tinh thần tự hào dân tộc, kích động được lòng yêu nước và ý chí chiến đấu bất khuất chống xâm lăng
Trang 27Kịch lịch sử lúc đó tuy đã có những thành công nhất định nhưng nó vẫn chưa khác xa được dòng kịch thơ lịch sử trước Cách mạng tháng Tám Trong các tác phẩm vẫn còn ồn ào cái không khí “yêng hùng”, “nghĩa hiệp”
Nhân vật trong kịch thơ chưa phản ánh được quần chúng cách mạng giản dị, bình thường nhưng vĩ đại Những anh hùng, tráng sĩ ồn ào huênh hoang trong kịch thơ quả là còn xa lạ với quần chúng cách mạng đang căm thù bọn cướp nước, vùng lên chiến đấu, coi sự chiến đấu là lẽ tất nhiên để bảo
vệ quyền sống của mình
Giữa lúc đó thì văn nghệ lạc hậu, phản động tìm cách trỗi dậy quay về đường cũ,trở lại phân tích những chuyện yêu đương tủn mủn tiểu tư sản của những tâm hồn lạc lõng Sở dĩ thứ văn nghệ cỏ dại có đất để mọc là vì nền văn nghệ cách mạng chưa lớn mạnh Tất nhiên là những vở kịch cách mạng
như Mười chín tháng Tám, Lối sống của Thâm Tâm, Tô Hiệu của Nguyễn
Công Mỹ…đã mang đến một không khí rất mới, rất lành mạnh Những vở kịch đó đã bỏ xa những đề tài yêu đương ghen tuông vụn vặt của những đôi trai gái, của những gia đình tư sản, tiểu tư sản thành thị mà bắt đầu nói chuyện cách mạng, chuyện quần chúng đấu tranh Nhưng những vở kịch cách mạng đầu mùa nói chung hãy còn sơ lược, giản đơn Xen lẫn với kịch người ta trình
bày cả các màn hoạt cảnh (Tiếng cồng khai mạc, Cách mạng thành công của
ban kịch Tháng Tám) Con người mới trong kịch chưa rõ nét, chưa có cá tính Nhiều nhân vật thuyết lý “tuyên truyền” rất lộ liễu Vì thế ở thành phố nhiều người đã sợ đi xem kịch “Của đáng tội, kịch thì không sợ, nhưng sợ cái người ta đem lên sân khấu nói ra rả xuống mặt người xem, hết sức kịch liệt
mà lại không phải là kịch !”
Trong lúc phong trào kịch cách mạng còn bế tắc, lúng túng thì kịch Bắc
Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ra đời đã gây nên một tiếng vang lớn Kịch đã
được diễn ở Hà Nội, Huế, Thanh Hóa, Nghệ An… và được công chúng hoan
nghênh nhiệt liệt Bắc Sơn đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào kịch
Trang 28cách mạng Mặc dầu còn có những chê bai mặt này mặt khác, nhưng nói
chung các báo chí đều ca ngợi Bắc Sơn Báo Kiến thiết số ra ngày 14-4-1946 cho rằng “Bắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian của những kịch tuyên truyền hạng ba xu Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới” Và Nguyễn Huy Tưởng
“đã cứu được cả một mùa kịch vừa qua”, “đã cho chúng ta một tin tưởng ở
tương lai kịch nước nhà” (Đồng minh số 7-4-1946) Bắc Sơn đã “cảnh tỉnh
cho những ai còn nghi ngờ kịch cách mạng” và xứng đáng là “vở kịch cách
mạng thành công nhất từ trước tới nay” (Vì nước số 5-4-1946)
Kịch Bắc Sơn là một bông hoa rực rỡ đầu mùa của phong trào kịch nói
cách mạng, cũng như của phong trào văn nghệ nói chung sau Cách mạng
tháng Tám Bắc Sơn ra đời đã được hoan nghênh nhiệt liệt Nó đã chinh phục
được bạn đọc và người xem, kể cả những phần tử xưa nay vẫn dè bỉu nền văn
nghệ mới còn non trẻ Kịch Bắc Sơn cũng đập lại những luận điểm của bọn Việt Nam quốc dân đảng muốn xuyên tạc thành quả của cách mạng Bắc Sơn
đã cắm được một cái mốc trên con đường văn nghệ mới và vì thế nó có một vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học cách mạng
1.2.1.2 Bắc Sơn vở diễn mở màn sân khấu cách mạng
Cách mạng tháng Tám khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời cũng khai sinh ra sân khấu cách mạng Thực ra sân khấu cách mạng
đã được thai nghén từ trong các nhà tù và trại giam của đế quốc Pháp, do các chiến sĩ cộng sản bị giam cầm sáng tác và biểu diễn ngay tại chốn lao tù, từ giữa thập kỷ 30 Song phải đợi đến sau ngày 19-9-1945, sân khấu cách mạng mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ
Trong không khí tưng bừng của những tháng năm lịch sử ấy (8-1945 - 12-1946), một trào lưu văn học nghệ thuật cách mạng, tuy còn non trẻ, nhưng
đã nở rộ như hoa mùa xuân Vở kịch nói Bắc Sơn - 5 hồi - của Nguyễn Huy Tưởng ra đời trong hoàn cảnh đó Vở Bắc Sơn ra mắt độc giả vào năm 1946
Trang 29(NXB Văn hóa cứu quốc, Hà Nội, 1946) và cũng đồng thời ra mắt khán giả
Hà Nội - thủ đô của cách mạng lần đầu tiên vào ngày 6-4-1946 tại nhà hát lớn thành phố
Nguyễn Huy Tưởng đã lấy cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn làm bối cảnh lịch sử cho nội dung vở kịch Kịch bản được xây dựng trên sự xung đột giữa hai chiến tuyến: cách mạng và phản cách mạng, xảy ra chủ yếu trong một gia đình
Vở kịch Bắc Sơn ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Nhà hát Lớn thành
phố Hà Nội tối mùng 6-4-1946, do hội văn hóa cứu quốc tổ chức và do hai ban kịch Hoa Lan, Kinh Bắc phối hợp trình diễn Dàn cảnh do Kỳ Ngung và Nguyễn Thị Kim phụ trách Bài trí do Trần Đình Thọ và Phạm Văn Đôn đảm nhiệm Các diễn viên chính gồm có: Giáng Kiều, Minh Trâm, Việt Hồng, Duy
Lễ, Trần Hoạt… Buổi công diễn đầu tiên tại Nhà hát Lớn dưới sự chủ tọa của
cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền chủ tịch nước
Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng muốn phản ánh một hiện tượng
quyết liệt của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và qua đó tác giả còn muốn khẳng định ý nghĩa tiền đề của cuộc khởi nghĩa này trong tiến trình cách mạng ngày càng rộng lớn, mãnh liệt hơn để tiến tới Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, đưa dân tộc bước sang một kỷ nguyên mới của lịch sử Và cũng qua
Bắc Sơn, ta hiểu được phần nào những thành tựu và nhược điểm của cuộc
khởi nghĩa trong đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại
Thực ra, đương thời sân khấu kịch nói diễn về đề tài cách mạng không
phải chỉ có một Bắc Sơn Bên cạnh Bắc Sơn còn có Tô Hiệu (Nguyễn Công Mỹ), Lối sống và Mười chin tháng Tám (Thâm Tâm), Cà sa giết giặc (Học
Phí)…Nhưng với sự sàng lọc của công chúng và thời gian, đến nay, sau 40
năm, có lẽ chỉ thấy một Bắc Sơn hằn lại như một dấu son đẹp Cũng như phải đặt Bắc Sơn trong bối cảnh của phong trào viết và diễn kịch sôi nổi, rộng rãi
Trang 30của những tháng năm đầu cách mạng, và trong bối cảnh của sân khấu ca kịch chuyên nghiệp đương thời với đôi ba vở cố gắng đi sát thời cuộc thì mới thấy
hết giá trị của Bắc Sơn trong những “ngày hội của quần chúng” đương thời
Nhìn chung dư luận về giá trị nghệ thuật của Bắc Sơn lúc đó chưa thật
đã hoàn toàn thống nhất, nhưng cái có thể thống nhất là Bắc Sơn đã đánh dấu
cho sự đổi mới của sân khấu Việt Nam hướng về cách mạng Như Phong
trong bài Những đề tài mới cho văn chương có nhận xét: “Tôi nghĩ đến vở
kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, một vở kịch mà giá trị nghệ thuật ý kiến mọi người còn chia sẻ lắm, nhưng thật đã mang lại một cái gì mạnh mẽ
trên sân khấu xứ này” (Cứu quốc 8-6-1946)
Và Đặng Thai Mai thì cho rằng, sự chia sẻ ý kiến đó chỉ “tố cáo một sự thật: ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng còn tiềm tàng những khả năng hiện còn chưa khai phá hết”
Cho nên, có gì là khiên cưỡng chăng, khi cho rằng Bắc Sơn là vở diễn
mở màn cho sân khấu cách mạng Việt Nam
1.2.1.3 Tóm tắt văn bản kịch Bắc Sơn
• Nhân vật:
- Thái: 30 tuổi, người Kinh
- Cửu: 24 tuổi, dân cày Tày
- Ông cụ Phương: 60 tuổi, người Tày
- Bà cụ Phương: 60 tuổi, người Tày
- Sáng: 18 tuổi, con trai cụ Phương
- Thơm: 20 tuổi, con gái cụ Phương, vợ Ngọc
- Ngọc: 27 tuổi, rể cụ Phương
• Kết cấu vở kịch:
Vở kịch kể về một câu chuyện xảy ra ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong thời kì cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra (1940-1941) Câu chuyện xoay
Trang 31quanh gia đình cụ Phương, một nông dân dân tộc Tày ở vùng núi Bắc Sơn
Vở kịch gồm năm hồi
Hồi 1: Nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa giành chính quyền với không khí
cách mạng sục sôi Ông cụ Phương và anh con trai tên Sáng hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm cùng chồng là Ngọc lại sợ hãi lẩn tránh
Hồi 2: Tổ chức Đảng cử ông giáo Thái đến Bắc Sơn giúp củng cố
phong trào
Hồi 3: Ngọc (chồng của Thơm, con rể cụ Phương) làm Việt gian, dẫn
đường quân Pháp kéo vào đánh chiếm được Vũ Lăng - nơi quân khởi nghĩa tụ hội, khiến quân du kích phải rút vào rừng Quân giặc đàn áp dã man quần chúng cách mạng Con trai cụ Phương là Sáng hi sinh trong cuộc chiến đấu với giặc Cụ Phương đã đi vào rừng chờ Thái và Cửu ở ven rừng để dẫn đường cho họ Cụ đã bị giặc Pháp bắn chết Đau đớn trước cái chết của chồng
và con trai, bà cụ Phương gần như mất trí, đi lang thang khắp nơi… Thơm vô cùng đau đớn
Hồi 4: Nghe dân làng đồn đại Ngọc làm Việt gian và hắn đang tìm bắt
cán bộ cách mạng là Thái và Cửu, Thơm nửa tin, nửa ngờ và hi vọng có thể lôi kéo được chồng thoát khỏi con đường tội lỗi Đến khi biết rõ Ngọc làm Việt gian, Thơm đã có thái độ dứt khoát Thái và Cửu bị Ngọc lùng bắt, chạy nhầm vào nhà Ngọc giữa lúc Thơm ở nhà một mình Thơm đã nhanh trí che giấu và cứu thoát được hai người
Hồi 5: Ngọc dẫn đường quân Pháp vào rừng đánh quân du kích Bắc
Sơn Biết được điều đó, Thơm luồn rừng đi suối đêm để kịp thời báo cho quân
du kích đối phó Lúc quay về, Thơm gặp Ngọc và bị hắn bắn trọng thương Nhưng sau đó, chính Ngọc lại trúng đạn của giặc Pháp và chết Cuộc vây quét của giặc Pháp bị thất bại Thơm trong cơn đau đớn đã hối hận, day dứt vì những lầm lỗi trước đây và hi vọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
Trang 321.2.1.4 Đoạn trích Bắc Sơn trong SGK Ngữ văn 9
Đoạn trích đưa vào trong SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 là lớp II và lớp III của hồi bốn, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai người cán bộ cách mạng của cô (văn bản có lược bỏ một đoạn ở lớp III cho gọn)
Ở hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một
tình huống đặc biệt để thể hiện xung đột gay gắt giữa lực lượng cách mạng và
kẻ thù, đồng thời phản ánh diễn biến nội tâm phức tạp của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục to lớn của chính nghĩa
Sự kiện chính của hồi bốn như sau:
Thái cùng một cán bộ phong trào là Cửu bị giặc truy lùng ráo riết, vô tình chạy nhầm vào nhà Thơm, mà Ngọc - chồng Thơm lại đang dẫn lính đuổi bắt hai người Thơm nhanh trí che giấu và cứu thoát họ Bằng hành động ấy, Thơm đã dứt khoát đứng hẳn sang hàng ngũ cách mạng Sau đó, biết tin Ngọc dẫn đường cho quân Pháp lên đánh úp lực lượng du kích, Thơm đã luồn rừng
đi suốt đêm đến báo để họ kịp thời đối phố Lúc quay về, bất ngờ gặp Ngọc, Thơm đã bị y bắn, nhưng chính Ngọc lại chết vì trúng đạn của quân Pháp
Nội dung hồi bốn cho thấy nghệ thuật viết kịch rất già dặn của Nguyễn Huy Tưởng Thành công nổi bật là tác giả đã tạo dựng nên tình huống bất ngờ, gay cấn để đẩy mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, bộc lộ tâm lí và tính cách nhân vật
Thơm là vợ Ngọc - một tên tay sai đắc lực cho thực dân Pháp Đã quen với cuộc sống an nhàn và ngại gian khổ nên Thơm không tham gia vào phong trào khởi nghĩa, mặc dù cha và em trai là những quần chúng tích cực Tuy thế,
ở Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tính thương người Thơm quý trọng ông giáo Thái là cán bộ được tổ chức cử đến giúp dân đẩy mạnh phong trào khởi nghĩa Vì lực lượng yếu và thiếu kinh nghiệm nên phong trào cách mạng bị giặc đàn áp, cha và em trai Thơm đều hi sinh Thơm
Trang 33ân hận và đau đớn khi biết chồng mình vì hám tiền, hám danh mà sẵn sàng làm tay sai cho Pháp, dẫn giặc về đốt phá bản làng, giết hại đồng bào
Tâm trạng và hành động của Thơm được tác giả miêu tả trong hoàn cảnh éo le: cuộc khởi nghĩa bị khủng bố, cha và em trai đã hi sinh, mẹ đau đớn đến điên dại bỏ nhà đi Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần dần lộ rõ bộ mặt Việt gian bán nước
Bằng số tiền thưởng của bọn Pháp, Ngọc đã thỏa mãn những nhu cầu vật chất của vợ chồng hắn như tậu nhà mới, mua sắm nữ trang, quần áo… Tuy vậy, Thơm vẫn sống trong day dứt và ân hận Hình ảnh người cha lúc hi sinh, những lời trăng trối cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự
hi sinh của đứa em trai, nhất là tình cảnh thương tâm của người mẹ Tất cả những hình ảnh ấy luôn ám ảnh, giày vò tâm trí cô
Sự nghi ngờ của Thơm đối với Ngọc ngày càng tăng Trong những lần trò chuyện với chồng, Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật, còn Ngọc thì luôn kiếm cớ lảng tránh Tuy vậy, Thơm vẫn cố níu lấy một chút hi vọng: Đã chắc gì những lời đồn?… Nhưng tiền thì lấy đâu mà lắm thế?…
Một tình huống xảy ra hoàn toàn bất ngờ đối với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu là hai cán bộ cách mạng bị bọn giặc truy lùng, đã chạy nhầm vào chính nhà Thơm, tức là nhà Ngọc Ban đầu, Thơm hoảng sợ khi nghe tiếng súng nổ rất gần và sự xuất hiện đột ngột của Thái và Cửu Nhưng với bản chất trung thực và lương thiện, cùng với sự quý mến sẵn có dành cho Thái và cả sự hối hận, tất cả những điều đó đã thôi thúc Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng ngủ của mình Thơm nói với hai cán bộ cách mạng bằng giọng tự tin và quyết đoán: “Hai ông đừng nói nữa Ngọc nó
về Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm ở đây, may ra…" Khi Ngọc về đến nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ họ Lúc đầu, Thơm giả vờ ngủ gật để hướng sự chú ý của Ngọc sang việc khác
Trang 34Tiếp đến Thơm kể chuyện ở nhà nhớ Ngọc ra sao rồi bảo Ngọc mời những kẻ đang lùng bắt cán bộ lên nhà chơi Thơm khéo léo nói những lời tình cảm để Ngọc ra lệnh cho bọn truy lùng rút lui Đồng thời cũng chính lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa bỉ ổi của chồng Điều
đó sẽ dẫn đến hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc sẽ dẫn đường cho quân Pháp vào rừng lùng bắt những người khởi nghĩa, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho du kích kịp thời đối phó
Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng và tình huống gay cấn, tác giả đã thể hiện đời sống nội tâm phức tạp với những nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi cô đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng Qua nhân vật Thơm, Nguyễn Huy Tưởng khẳng định rằng ngay
cả khi gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, phong trào cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt và nó vẫn có khả năng thức tỉnh quần chúng, ngay cả với những người ở vị trí trung gian
Trong hồi bốn, bản chất xấu xa của nhân vật Ngọc đã được tác giả miêu tả đầy đủ Vốn chỉ là một gã thư kí quèn, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thỏa mãn ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị lật đổ, Ngọc thù hận cách mạng Y cam tâm làm tay sai cho giặc, trực tiếp dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa
Càng ngày, Ngọc càng bộc lộ bản chất tàn bạo Y ra sức truy lùng cán
bộ cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu Để che giấu hành động xấu xa của mình, Ngọc ra sức chiều chuộng vợ Tuy vậy, tâm địa và tham vọng đen tối của Ngọc vẫn cứ lộ ra trước mắt Thơm, đặc biệt là khi Ngọc không giấu diếm thái độ ghen tức và ý đồ thẳng tay trừng trị “thằng Tốn” nào đó ở trong làng Xây dựng một nhân vật phản diện như Ngọc, tác giả không đơn thuần tập trung vào hắn những cái xấu, cái ác mà bên cạnh đó vẫn chú ý khắc họa tính cách riêng
Trang 35Thái và Cửu chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát Lâm vào tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh, sáng suốt, khơi dậy lòng tin của Thơm vào những người cách mạng
và bày tỏ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của cô Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn Anh đã nghi ngờ Thơm và còn định bắn cô Mãi đến lúc đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm là người tốt
Với vở kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã đạt được những thành
công bước đầu trong nghệ thuật viết kịch Tác giả đã xây dựng tình huống kịch, những xung đột cơ bản của vở kịch và phát triển mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, sau đố có cách giải quyết hợp tình, hợp lí Tác giả đã thể hiện sự đối đầu gay gắt giữa Ngọc và Thái, Cửu trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn
áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng Đồng thời, xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng là có đứng hẳn về phía cách mạng
Bắc Sơn được đánh giá là vở kịch khởi đầu cho nền kịch cách mạng
trên sân khấu nước nhà từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 Với vở kịch này, lần đầu tiên hiện thực cách mạng và những con người mới của thời đại đã được tác giả đưa lên sân khấu một cách thành công, gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả
1.2.2 Hiện trạng dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở trường THCS
Đoạn trích được viết vào năm 1940 và đầu năm 1941, phản ánh những vấn đề thời sự, lịch sử, cách mạng Đó là những vấn đề khá khó với lứa tuổi học sinh Để đạt được kết quả dạy học như mong muốn thì người giáo viên đã giảng dạy như thế nào? Thực tế dạy học tác phẩm ra sao? Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về hiện trạng dạy và học của giáo viên và học sinh như sau:
Trang 361.2.2.1 Về phía giáo viên
- Đối tượng khảo sát: Giáo viên trường THCS Nghĩa Hồ - huyện Lục
Ngạn - tỉnh Bắc Giang
- Phương pháp khảo sát: Chúng tôi lập phiếu khảo sát dưới hình thức
trả lời các câu hỏi có hoặc không
- Nội dung khảo sát:
Câu 1: Anh (chị) có thích dạy kịch bản văn học không?
Câu 2: Anh (chị) có hứng thú khi dạy học đoạn trích Bắc Sơn không?
Câu 3: Anh (chị) có thấy vấn đề được phản ánh trong tác phẩm dễ hiểu không?
- Kết quả khảo sát:
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tình hình dạy học đoạn trích
Bắc Sơn như sau:
+ Về định hướng dạy học: Chiếm tới 66,7% giáo viên dạy học theo nội dung của đoạn trích Khi dạy, giáo viên chỉ nhấn mạnh tới ngôn ngữ kịch và đối thoại kịch
+ Về khó khăn trong dạy học: Đa số giáo viên đều gặp khó khăn trong việc định hướng dạy học đoạn trích Các giáo viên đều cho rằng vở kịch hay
và ý nghĩa, song khó định hướng dạy học Một khó khăn nữa là học sinh không hứng thú học tác phẩm
+ Về hứng thú của giáo viên khi dạy học đoạn trích Bắc Sơn: Có đến
50% số giáo viên đều trả lời không thích dạy, chỉ có 16,7% số giáo viên có hứng thú dạy học đoạn trích
Cùng với khảo sát, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với một số giáo viên
đã từng dạy đoạn trích Bắc Sơn ở THCS Qua trao đổi, chúng tôi thấy có
nhiều ý kiến trái ngược nhau, cụ thể như sau:
Một số giáo viên cho rằng Bắc Sơn là một vở kịch hay và vô cùng ý
nghĩa, vấn đề được phản ánh trong tác phẩm dễ hiểu hơn so với một số kịch
Trang 37bản khác Vì vậy học sinh dễ tiếp nhận giá trị nội dung, cả giáo viên và học sinh đều có hứng thú khi học tác phẩm Tuy nhiên, khi hỏi về việc định hướng dạy học đoạn trích thì những giáo viên này lại không khai thác đoạn trích theo đặc trưng thể loại, mà dạy học theo diễn biến cốt truyện, nhân vật
Đa số giáo viên được hỏi đều có chung một tâm tư là không thích dạy
đoạn trích kịch bản Bắc Sơn và họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy
học, ví dụ như các ý kiến sau:
- Dạy kịch đã không thích rồi, dạy kịch Bắc Sơn lại càng không thích
- Không chỉ giáo viên mà học sinh cũng không có hứng thú học tác phẩm Vì học sinh không thích kịch, nội dung của các vở kịch không phù hợp với lứa tuổi của các em
- Tôi cũng thấy vở kịch hay, song không biết dạy như thế nào cho học sinh thấy hay, cho khác biệt với những tác phẩm thơ và văn xuôi Giáo viên khó khơi gợi hứng thú cho học sinh khi dạy đoạn trích
Trao đổi về định hướng dạy học đoạn trích, hầu hết giáo viên đều soạn giảng theo các tài liệu có sẵn, hoặc soạn giảng giống như các thể loại khác
Qua thực tế dạy học trên, chúng tôi thấy giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học đoạn trích này Vậy làm thế nào để cả giáo viên và học sinh có hứng thú với tác phẩm? làm thế nào để kết quả dạy học được như mong muốn? Dạy học theo cách nào để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh Đó là
điều trăn trở của chúng tôi khi dạy học đoạn trích kịch bản Bắc Sơn
1.2.2.2 Về phía học sinh
- Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát ở ba lớp 9 của
trường THCS Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang,với tổng số 107 học sinh
- Phương pháp khảo sát: Cho học sinh đọc đoạn trích Bắc Sơn trong
SGK, sau đó trả lời các câu hỏi vào phiếu khảo sát
- Nội dung khảo sát:
Câu 1: Em có thích học đoạn trích Bắc Sơn không?
Trang 38Câu 2: Nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm là gì?
Câu 3: Học xong tác phẩm, nhân vật nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?
- Kết quả khảo sát: Qua kết quả khảo sát, chúng tôi có nhận xét về
năng lực cảm thụ đoạn trích Bắc Sơn của học sinh như sau:
+ Về việc chuẩn bị bài: nhìn chung học sinh đều có ý thức chuẩn bị bài tốt Các em đều đọc văn bản trước khi soạn bài
+ Về khả năng cảm thụ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Có 42,1% học sinh hiểu được nội dung đoạn trích, còn 28% học sinh hiểu nhưng không biết hiểu đúng hay hiểu sai, 29,9% học sinh cho rằng đặc sắc của đoạn trích là nội dung tư tưởng, 46,7% lại cho rằng đối thoại kịch và xung đột kịch mới là đặc sắc nhất
+ Về hứng thú học tác phẩm: Có tới 65,4% học sinh trả lời là không thích học tác phẩm, có 15,9% học sinh trả lời bình thường, chỉ có 18,7% học sinh có hứng thú khi đọc đoạn trích
Kết quả khảo sát trên cho thấy khả năng cảm thụ đoạn trích kịch bản
Bắc Sơn của học sinh còn nhiều hạn chế Đa số các em đều hiểu không đầy đủ
về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Các em đều không mấy hứng thú khi học đoạn trích Song bước đầu các em cũng đã có ý thức đọc văn bản, tìm hiểu về văn bản Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta là, làm thế nào để khơi gợi
được hứng thú của học sinh khi học đoạn trích Bắc Sơn? Dạy đoạn trích như
thế nào để học sinh thấy dễ hiểu và tiếp thu được ý nghĩa nội dung, tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? Làm thế nào để giải tỏa những vướng mắc của học sinh khi tiếp cận đoạn kịch này? Đó chính là vấn đề mà giáo viên chúng tôi vẫn suy nghĩ trăn trở trong quá trình dạy học Đây cũng chính là những vấn đề quan trọng mà chúng tôi sẽ chú ý khi định hướng dạy học, thiết
kế bài giảng và dạy thực nghiệm đoạn trích Bắc Sơn
Trang 39Tiểu kết
Ở chương 1, chúng tôi đã đi tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Về cơ sở lí luận chúng tôi tìm hiểu những khái niệm về loại thể văn học, kịch bản văn học – đặc trưng về thể loại, và phương pháp dạy kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại Về cơ sở thực tiễn chúng tôi đi tìm hiểu văn bản kịch “Bắc Sơn”, hiện trạng dạy và học kịch bản “Bắc Sơn” ở trường Trung học cơ sở
Qua việc nghiên cứu chúng tôi nhận thấy việc dạy học theo đặc trưng thể loại là rất cần thiết Nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dạy và người học
Dạy học kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại sẽ góp phần giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc cho người dạy và giúp phát huy được tính tích cực, chủ động và phát triển năng lực cho người học
Kết quả nghiên cứu của chương I sẽ làm cơ sở để chúng tôi hình thành
định hướng dạy học cho kịch bản văn học “Bắc Sơn” ở chương 2
Trang 40Chương 2 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VĂN HỌC BẮC SƠN
Ở chương 1 luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của
đề tài Đến chương 2, luận văn sẽ đề cập tới định hướng dạy học kịch bản văn
học Bắc Sơn với những mục chính:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn
- Định hướng dạy học kịch bản Bắc Sơn do luận văn đề xuất
2.1 Giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn
Ở mục này, luận văn sẽ đi từ nhận định của các nhà nghiên cứu văn học đến nhận thức của người làm luận văn về giá trị nội dung và nghệ thuật của
kịch bản văn học Bắc Sơn
2.1.1 Nhận định của các nhà nghiên cứu văn học về giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn
• Trong “Lời giới thiệu” vở kịch Bắc Sơn do Hội văn hóa cứu quốc xuất
bản năm 1946, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã viết:
“… Có thể nói rằng trong lịch sử ít khi đời sống của một dân tộc rung chuyển sâu xa như trong cuộc Cách mạng tháng Tám của chúng ta Những ngày khởi nghĩa mà bề ngoài có vẻ dễ dàng thực ra đã phá vỡ hẳn một xã hội, thay vào đó nền móng của một xã hội mới Văn nghệ vẫn thường biến đổi chậm hơn cả, trong cuộc sống chung, cũng nhảy một bước vượt bậc : bao nhiêu quan niệm kiên cố của nền văn nghệ cũ đều bị lay đến tận gốc, bao nhiêu tháp ngà chắc chắn ngày trước được xây dựng trong trụy lạc tư bản, trong u tối phát xít, chỉ một khoảng khắc đều bị phá tan Nhà văn đột nhiên say sưa và sợ hãi thấy dào dạt từ khắp phía dâng lên quanh mình cuộc sống thực, cuộc sống rộng rãi và lớn lao của quần chúng Qua những giây phút bỡ ngỡ lúc ban đầu, con đường sáng duy nhất đã hiện rõ trước mặt anh : hòa mình vào đám quần chúng đang tranh đấu ấy, đem nghệ thuật của mình hòa