QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐẢO VIÊT NAM Câu 1. Trình bày các nghiên cứu trên hệ thống đảo ven bờ 2 Câu 2. Các nghiên cứu trên 2 quần đảo Hoàng Sa Trường Sa 3 Câu 3. Trình bày yếu tố vị thế của hệ thống đảo ven bờ (lợi ích về kinh tế; chính trị quân sự) 5 Câu 4. Trình bày tài nguyên vị thế đảo Vĩnh Thực – Quảng Ninh; quần đảo Cô Tô; huyện đảo Bạch Long Vỹ Hải Phòng; huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang; huyện đảo Côn Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu 6 Câu 5. Kể tên các huyện đảo Việt Nam và tỉnh trực thuộc 11 Câu 6. Tiềm năng phát triển nông nghiệp huyện đảo ven bờ Việt Nam 12 Câu 7. Tiềm năng phát triển lâm nghiệp huyện đảo ven bờ Việt Nam 13 Câu 8. Tiềm năng phát triển ngư nghiệp huyện đảo ven bờ Việt Nam 14 Câu 9. Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện đảo ven bờ Việt Nam 16 Câu 10. Giải pháp phát triển lâm nghiệp huyện đảo ven bờ Việt Nam 16 Câu 11. Giải pháp phát triển ngư nghiệp huyện đảo ven bờ Việt Nam 16 Câu 12. Hiện trạng cơ sở hạ tầng GTVT biển trên các đảo và quần đảo 17 Câu 13. Tiềm năng phát triển các ngành dịch vụ 17 Câu 14. Tiềm năng du lịch từ các giá trị tự nhiên của huyện đảo Việt Nam 18 Câu 15. Tiềm năng phát triển du lịch từ các giá trị con người của hệ thống đảo ven bờ Việt Nam 19 Câu 16. Thuận lợi hạn chế cơ sở hạ tầng và các loại hình du lịch 19 Câu 17. Tiềm năng phát triển du lịch của các đảo ở Côn Đảo, Phú Quốc. 20
Trang 1QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐẢO VIÊT NAM
Trang 2Câu 1 Trình bày các nghiên cứu trên hệ thống đảo ven bờ
Các tài liệu khảo cổ và lịch sử cho phép khẳng định HTĐVB ViệtNam là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam từ rất xa xưa với nhiều
di tích lịch sử còn lại đến ngày này như:
- Ở Bắc bộ Di tích thương cảng Vân Đồn, nằm trong vịnhVân Đồn (Quan Lạn) gồm nhiều đảo lớn nhỏ với nhiều hệ thốngkho bãi và bến cảng mà trung tâm là bến Cái Làng và bến Cống
Cá (xã Quan Lạn)
- Ở Trung Bộ và Nam Bộ trên các đảo ven bờ còn in đậm ditích văn hóa Chămpa cùng các di tích văn hóa Đại Việt, như trêncác đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hòn Tre,
* Thời kỳ phong kiến
- Các nghiên cứu về đất đai, khí hậu, hải văn, luồng lạch, cácđịa điểm hiểm yếu cho quốc phòng, cũng như các nghề, các sảnvật, các phong tục, tập quán, con người trong các thời kỳ phongkiến ít được hệ thống hóa và xuất bản nên ít được lưu lại đến nay
- 1414, Quân nhà Minh trong những năm đầu đô hộ nước ta
đã ra lệnh tịch thu hết sách vở và đốt hết để làm cho dân ta quênhết cội nguồn lịch sử, văn hóa để dễ bề cai trị
- khí hậu nước ta nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều; phát triểnnhiều loại sâu mọt khiến cho quá trình bảo quản và lưu trữ sáchgặp khó khăn
* Sau ngày hòa bình 1954
- Ở miền Bắc việc nghiên cứu các đảo trong vịnh Bắc Bộthực sự bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước cùng với cácChương trình hợp tác điều tra nghiên cứu vịnh Bắc Bộ Việt-Trung(1959-1962), Việt-Xô (1960-1961)
- Ở miền Nam, các đảo ven bờ được nghiên cứu chủ yếu vềmặt địa chất bởi các tác giả trong nước, như Trần Huỳnh Anh(1967-1972), Tạ Trần Tấn (1963-1974), và các tác giả nước ngoàinhư Saurin E (1952-1971), Fontaine H (1967-1972), Faure C.(1968-1969), về một loạt các đảo như Phú Quý, Côn Đảo, Hòn
Trang 3Khoai, Thổ Chu, An Thới, Phú Quốc, Hòn Rái, Hòn Tre, HònNghệ, Hòn Chuối, Đá Bạc,
* Sau khi thống nhất đất nước năm 1975
- Về mặt địa chất các đảo ven bờ tiếp tục được khảo sát ở các
tỷ lệ 1/500.000 (hoàn thành năm 1982), 1/200.000 (hoàn thànhnăm 1994) và 1/50.000; nhiều đảo quan trọng đều đã được nghiêncứu về địa chất thủy văn, được đánh giá về tiềm năng nước dướiđất
- Về lãnh vực khảo cổ học ở vùng đảo biển ven bờ Đông Bắc,
các di chỉ thuộc văn hóa Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long, được tiếp tụcnghiên cứu, và ở một số điểm cho đến những năm gần đây (2009)
đã có các phát hiện quan trọng về di cốt người cổ Các đảo ven bờNam Trung Bộ và Nam Bộ, các nghiên cứu khảo cổ còn chưanhiều, tập trung vào các năm 1978-1979, 1990-1993
- Về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên HTĐVBcũng đã được đẩy mạnh nghiên cứu, nhiều di tích lịch sử văn hóa
đã được nhà nước công nhận, nhiều lễ hội truyền thống đã đượcphục hồi
- Những nghiên cứu về các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật
trên đảo và vùng biển nông quanh đảo cũng đã được tiến hànhđồng bộ và hệ thống, làm sáng tỏ các đặc trưng của hệ sinh tháirừng mưa nhiệt đới trên đảo
- Những năm gần đây các đảo và quần đảo còn được đánh giábước đầu nhưng có hệ thống về các giá trị của các kỳ quan địachất và sinh thái, và đặc biệt là những giá trị về tài nguyên vị thế -một dạng tài nguyên mới được nhận diện và nghiên cứu
Tất cả các nghiên cứu trên một mặt phục vụ trực tiếp chophát triển kinh tế-xã hội trên đảo, cho công tác di dân ra đảo, lậpquy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho các huyện đảo, mặt khácphục vụ cho công tác bảo tồn đảo biển, cũng như tạo cơ sở khoahọc cho việc vinh danh các giá trị về tự nhiên và văn hóa của cácđảo và vùng biển quanh đảo ở cấp quốc gia và quốc tế
Câu 2 Các nghiên cứu trên 2 quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa
Trang 4*Vào thời các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thế kỷ XVII:
Nhận thức của các nhà hàng hải thời xưa về Hoàng Sa vàTrường Sa lúc đầu mơ hồ, họ chỉ biết có một khu vực rộng lớn rấtnguy hiểm cho tàu thuyền vì có những bãi đá ngầm – gọi là BãiCát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa… như cácsách và bản đồ của Việt Nam đã chứng tỏ Tuy nhiên, hầu như tất
cả các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỉ XVI đếnthế kỉ XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường Sa làm một dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels
Về sau, với những tiến bộ của khoa học và hàng hải, người ta đãphân biệt có hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường Sa Mãi cho đến năm 1787-1788, cách đây hai trăm năm,đoàn khảo sát Kergariou –Locmaria mới xác định được rõ ràng vàchính xác vị trí của quần đảo Hoàng Sa (paracel) như hiện nay, từ
đó phân biệt quần đảo này với quần đảo Trường Sa (Spratly)ở phíaNam
*Vào thời các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thế kỷ XVII:
- Việc nghiên cứu hai quần đảo này phục vụ việc quản lý vàthực thi chủ quyền trên đảo do nhà nước tiến hành Đó là cácnghiên cứu về phân bố, hình thể, quy mô và kích thước của cácđảo, đá, bãi ngầm thuộc hai quần đảo, cũng như nghiên cứu thủytrình, luồng lạch, thủy triều, cùng các nguồn lợi hải sản các vùngđảo biển, cùng với nhiệm vụ đo vẽ và lập bản đồ cụ thể:
+ Vua Gia Long năm 1815 (Ất Hợi) Phạm Quang Ảnh cùngĐội Hoàng Sa ra quần đảo Hoàng Sa đo đạc, và năm sau, 1816(Bính Tý) vua ra lệnh cho thủy quân và Đội Hoàng Sa tiếp tụcnhiệm vụ
+ Đến thời vua Minh Mạng thì dạng công tác đó được đẩymạnh hơn nữa với việc liên tiếp nhiều năm liền sai người đi thựchiện nhiệm vụ, như năm 1836 (Bính Thân) vua phái Suất đội thủyquân Phạm Hữu Nhật đi đo đạc vẽ bản đồ và cắm mốc chủ quyềntrên các đảo trong quần đảo Hoàng Sa
Trang 5Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ Việt nam do Đỗ
Bá, tên chữ là Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lờichú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng nam: “giữa biển
có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng”, họ Nguyễn mỗi năm vàotháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật,được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”
* Thời Pháp thuộc
- Việc nghiên cứu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm
vùng nước và cả trên các đảo và bãi ngầm được tiến hành với việcthành lập Viện Hải dương học Đông Dương (tên lúc đầu) năm
1922
* Sau năm 1954 đến trước năm 1975
- Năm 1953, các nhà địa chất và sinh vật học Saurin E.,
Fontaine H và Lê Văn Hội đã nghiên cứu nhiều đảo trong quầnđảo Hoàng Sa và sau đó (các năm 1955 đến 1962), đã công bốnhiều tài liệu quan trọng về địa chất-địa lý, khoáng sản (phốtphát), thực vật, môi trường vùng đảo
- Năm 1956, hệ thực vật trên các đảo được nghiên cứu
- Công tác nghiên cứu đánh giá trữ lượng phốt phát ở Hoàng
Sa được tiến hành vào năm 1973 với sự tham gia của các chuyêngia Nhật Bản Cùng năm đó thổ nhưỡng và trầm tích trên đảo NamYết, quần đảo Trường Sa cũng được nghiên cứu
* Sau năm 1975
Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu quần đảo Trường Sa vàHoàng Sa chỉ thực sự mạnh mẽ sau khi đất nước thống nhất, vớicác Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước đã nói ởtrên, và với các dự án hợp tác quốc tế, cùng các Chương trìnhnghiên cứu của các ngành dầu khí, thủy sản, giao thông, xây dựng,khí tượng thủy văn, môi trường, khảo cổ,
=> Một thành tựu nổi bật về nghiên cứu Trường Sa và Biển Đôngnói chung là việc xuất bản tập bản đồ khá quy mô “Atlas điều kiện
tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và kế cận” năm 2010
Trang 6Câu 3 Trình bày yếu tố vị thế của hệ thống đảo ven bờ (lợi ích
về kinh tế; chính trị - quân sự)
Lợi ích về kinh tế - xã hội
Các đảo ven bờ là cửa ngõ của đất liền, có vai trò ngày càng to lớn
trong phát triển các ngành dịch vụ biển:
- Địa bàn thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản
- Nâng cao trong phát triển du lịch ở đới bờ
- Phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ biển, đặc biệt là dịch
- Đảm bảo vững chắc cho phòng thủ đất nước
-Tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng biên, kinh tếcửa khẩu, giao thông và dịch vụ quốc tế
- Đặc biệt quan trọng là nhờ có HTĐVB mà đường cơ sở đãđược mở rộng nhiều ra phía biển
- Một số đảo ven bờ còn là căn cứ để xác định đường biêngiới quốc gia trên biển
Câu 4 Trình bày tài nguyên vị thế đảo Vĩnh Thực – Quảng Ninh; quần đảo Cô Tô; huyện đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng; huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang; huyện đảo Côn Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu
Trang 7- Vĩnh Thực có 2 xã là Vĩnh Trung (nửa Tây đảo) và VĩnhThực (nửa Đông đảo).
- Địa hình Vĩnh Thực thể hiện một bất đối xứng rõ rệt
- Nền kinh tế trên đảo vẫn là kinh tế nông nghiệp
* Các yếu tố và giá trị vị thế
- Vị trí tiền tiêu-biên giới có ý nghĩa nhất định trong phân
định đường biên giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Ở vị trí sát bờ, được sử dụng lưới điện quốc gia và có khả
năng được nối với đất liền bằng cầu bê tông
- Vị trí ở đầu cánh cung đảo: giúp chuỗi đảo phát triển giao
thông thủy, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển du lịch cũngnhư tổ chức bảo vệ an ninh quốc phòng
- Vị trí cửa ngõ trên biển: phát triển mạnh mẽ các ngành dịch
vụ, nhất là dịch vụ giao thông vận tải biển quốc tế
* Đánh giá tài nguyên vị thế
- Vị thế và các lợi ích về kinh tế: một trung tâm giao thôngquốc tế lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước khác, giữaASEAN với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, Ngoài ra, còn
là một trung tâm du lịch đảo biển lớn
- Vị thế và các lợi ích về an ninh-quốc phòng: với các lợi thế
về vị trí địa lý và cấu trúc nội tại, trở thành một tiền đồn vữngchắc bảo vệ vùng biên cương Đông Bắc của Tổ quốc, và cùng vớiđảo Trần hình thành tuyến tiền tiêu-biên giới, một phòng tuyếnbảo vệ vùng biển chủ quyền của đất nước
Quần đảo Cô Tô
* Khái quát
- Quần đảo Cô Tô vừa nằm trên tuyến đảo tiền tiêu-biên giớiVĩnh Thực-đảo Trần-Thanh Lân-Bạch Long Vĩ, vừa nằm trêntuyến đảo tiền tiêu Thanh Lân-Cô Tô- Hạ Mai-Long Châu
- Quần đảo hợp bởi trên 15 hòn đảo, trong đó có 3 đảo lớn là
Cô Tô, Thanh Lân và Cô Tô Con
- Quần đảo cấu tạo bởi đá trầm tích biến chất có tuổi cổ nhấtvùng đảo biển ven bờ Bắc Bộ
Trang 8- Hệ thực vật trên các đảo khá đa dạng về thành phần loài
* Các yếu tố vị thế
- Vị trí tiền tiêu-biên giới: một mắt xích quan trọng trên tuyếnVĩnh Thực - Trần đến Bạch Long Vĩ, che chắn cho huyện TiênYên, huyện đảo Vân Đồn, Tp Hạ Long và Tx Cẩm Phả – nhữngđối tượng kinh tế-xã hội lớn của Quảng Ninh
- Vị trí cửa ngõ chẳng những của đất liền mà còn là cửa ngõcủa các đảo tuyến trong
- Vị trí khá xa bờ và tập trung thành cụm nhưng ở gần cácngư trường cá và mực, tôm có điều kiện phát triển khai thác thủysản
* Đánh giá tài nguyên vị thế
- Vị thế và lợi ích về lãnh thổ quốc gia trên biển: có ý nghĩaquan trọng trong xác định hình thái và đường phương cụ thể củađường phân định biên giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Vị thế và lợi ích về an ninh quốc phòng: theo dõi và kiểmsoát được mọi hoạt động quân sự trên vùng biển biên giới, tạothành một căn cứ quân sự lớn, liên hoàn, hỗ trợ lẫn nhau, thuận lợicho hoạt động phòng thủ
- Vị thế và những lợi ích cho phát triển kinh tế-xã hội: Pháttriển đánh bắt hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, các loại hình dịch
vụ biển, du lịch có ưu thế
Quần đảo Bạch Long Vỹ
* Khái quát
- Huyện đảo được chính thức thành lập vào tháng 3/1993
- Đảo cách Hòn Dấu (Hải Phòng)110 km về ĐN, cách bờ đảoHải Nam (Trung Quốc) 130 km về TB
- Đảo có diện tích khoảng 3 km2, có dạng gần hình tam giácđỉnh hướng về ĐB, có địa hình của một dãy đồi thoải
- Đảo Bạch Long Vĩ thuộc về phần rìa Đông Bắc trũngKainozoi Sông Hồng, cấu tạo bởi các đá molat Đệ Tam
Trang 9- Ngoài tính đa dạng cao về loài, sinh vật quanh đảo còn cósinh lượng cao, như sinh vật đáy vùng triều chỗ cao nhất có thểđạt trên 3.000 g/m2
* Các yếu tố vị thế
- Vị trí tiền tiêu-biên giới: mang lại rất nhiều lợi ích về mặtchủ quyền lãnh thổ trên biển, mở rộng vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa; bảo đảm an ninh quốc gia
- Vị trí cửa ngõ của Hải Phòng và Bắc Bộ Việt Nam: pháttriển các loại hình dịch vụ, từ nghề cá cho đến giao thông, hànghải, cứu hộ, thương mại và nhất là du lịch biển đảo
- Vị trí trung tâm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ: hưởnglợi do sự lan tỏa về kinh tế, đồng thời các nhu cầu về dịch vụ sẽtăng mạnh mẽ và mang tính quốc tế cao độ
- Vị trí xa bờ và đứng lẻ loi gần giữa vịnh: có ý nghĩa quốc tế
* Đánh giá tài nguyên vị thế
- Tầm quan trọng chiến lược của vịnh Bắc Bộ: chính là cơ sởtạo nên giá trị cơ bản của TNVT của đảo với an ninh quốc phòng ,lãnh thổ quốc gia
- Vị thế và lợi ích mở rộng chủ quyền quốc gia trên biển: có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong quốc phòng và phát triển kinh tếcủa cả nước
- Vị thế và những lợi ích về an ninh quốc phòng: là một cứđiểm quân sự vững chắc, tháp canh tiền tiêu, cơ sở hậu cần, mắtxích quan trọng trong phòng tuyến các đảo
- Vị thế và những lợi ích về kinh tế-xã hội: hậu cần nghề cá,địa bàn thuận lợi cho các dịch vụ, một điểm du lịch
Phú Quốc – Kiên Giang
*Khái quát
- Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam và cũng là đảolớn nhất trong vịnh Thái Lan, có diện tích 557 km2, có 2 thị trấn làDương Đông và An Thới, cùng 6 xã
- Địa hình Phú Quốc đa dạng về kiểu loại và nguồn gốc màđặc trưng nhất là địa hình núi đơn nghiêng
Trang 10- Hệ sinh thái vùng triều và biển nông quanh đảo có tiềmnăng lớn về tài nguyên sinh vật.
- Là khu dự trữ sinh quyển thế giới ven biển và đảo
*Các yếu tố vị thế
- Vị trí địa lý thuận lợi: Phú Quốc phân bố ở một vị trí cónhiều lợi thế cho phát triển, đó là điều kiện khí hậu thuận lợi chotriển khai các hoạt động sản xuất, hoạt động du lịch, cho thế giớisinh vật phát triển mạnh mẽ
- Vị trí tiền tiêu-biên giới đặc biệt: Phú Quốc trước hết nằm ởphần bên trong của vùng nước lịch sử Việt Nam-Campuchia, cónghĩa là nằm trong vùng có chế độ nội thủy, nơi có chủ quyền nhưtrên đất liền
- Vị trí cửa ngõ Tây Nam Bộ và vị trí trung tâm của ASEAN
- Vị trí gần bờ: Phú Quốc cách bờ <50km, thuộc lớp gần bờ
* Đánh giá tài nguyên vị thế
- Vị thế và lợi ích về lãnh thổ quốc gia trên biển: Phú Quốc
đã làm cho lãnh thổ quốc gia được mở rộng ra biển hàng ngànkilomét vuông
- Vị thế và lợi ích về an ninh quốc phòng:
+ Là một căn cứ tiền tiêu tại ĐN vịnh Thái Lan
+ Địa hình thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự
- Vị thế và lợi ích về kinh tế-xã hội:
+ Là một trung tâm dịch vụ kinh tế biển lớn của vùng vịnhThái Lan, trung tâm giao thương quốc tế
+ Là một trung tâm lớn khai thác tài nguyên biển đảo
- Vị thế và lợi ích về chính trị, quan hệ quốc tế: nơi diễn racác hội nghị, hội thảo quan trọng trong nước và quốc tế
Côn Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu
Trang 11- Quần đảo có địa hình núi thấp sườn dốc, kéo dài theo 2phương chính là ĐB-TN và TB-ĐN: các khối và dải núi chính códạng gần cánh cung ôm lấy vụng lớn Côn Sơn ở phía ĐN.
- Rừng trên quần đảo còn được bảo vệ rất tốt, độ che phủ đạttrên 85% Hệ sinh thái rừng nhiệt đới với 2 kiểu rừng chính làrừng kín thường xanh và rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới
* Các yếu tố vị thế
- Vị trí địa lý: quần đảo phân bố tại một vị trí địa lý có điềukiện khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng động thực vật, phân bố giữa
2 bồn trũng chứa dầu khí đang được khai thác mạnh
- Vị trí tiền tiêu: quần đảo nằm ở phía ngoài cùng tiếp giápvới vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đốidiện với bờ biển và các đảo của Malaixia và Inđônêxia ở phíanam
- Vị trí cửa ngõ của Nam Bộ với các khu công nghiệp dầu khílớn, các cảng biển lớn nhất của Việt Nam
- Vị trí khá xa bờ: cách đất liền nơi gần nhất khoảng 84 kmthuộc lớp đảo khá xa bờ khống chế được vùng biển rộng lớn có vịtrí độc tôn 7
* Đánh giá tài nguyên vị thế
- Vị thế và lợi ích về lãnh thổ quốc gia trên biển: trong quần đảoCôn Sơn có 3 đảo được chọn làm điểm cơ sở để lập đường cơ sởthẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam Nhờ
có quần đảo này mà lãnh thổ đất liền như được mở rộng ra biểnkhơi tới cả trăm kilomet
- Vị thế và lợi ích về an ninh quốc phòng:
+ Kiểm soát và theo dõi được các hoạt động của tầu thuyềntrên một phạm vi rộng lớn, khả năng bao quát và quản lý tốt cảvùng biển
+ Xây dựng để trở thành một căn cứ hải quân lớn, vững mạnh
- Vị thế và lợi ích về kinh tế-xã hội
+ Phát triển đánh bắt hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá,