1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN TRUNG ÁP 22kV CHO KHU ĐÔ THỊ MỸ ĐÌNHMỄ TRÌ NAM TỪ LIÊM

88 522 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đanh phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân cũng nhanh chóng nâng cao. Nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt không ngừng tăng. Vì thế thiết kế hệ thống cấp điện là một việc làm khó, đòi hỏi người thiết kế phải có sự hiểu biết nhất định về xã hội, môi trường, về các chủ trương đường lối chính sách của nhà nước, về các đối tượng được cấp điện.Sau thời gian học tập ở trường Đại học Mỏ Địa Chất thuộc chuyên ngành hệ thống điện, cùng với sự va chạm thực tế trong thời gian thực tập em đã được tiếp thu, học hỏi những kiến thức về ngành điện.Để giúp sinh viên nắm vững kiến thức trước khi tốt nghiệp ra trường, mỗi sinh viên đều được nhà trường tạo điều kiện để áp dụng kiến thức được học và thực hành thông qua cuốn đồ án tốt nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty Điện Lực Nam Từ Liêm được sự phân công của các thầy, cô giáo trong bộ môn Điện Khí Hóa, đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Hanh Tiến đã giúp em hoàn thành đồ án với đề tài: Thiết kế cung cấp điện trung áp cho khu đô thị Mỹ Đình Mễ TrìNội dung đồ án trình bày gồm 5 chương:Chương 1: Giới thiệu chung về khu đô thị Mỹ ĐìnhMễ TrìChương 2: Xác định phụ tải tính toánChương 3: Tính toán cung cấp điện trung áp 22kV cho khu đô thị Mỹ Đình Mễ TrìChương 4: Thiết kế trạm biến ápChương 5:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN ĐIỆN KHÍ HÓA XÍ NGHIỆP

-& -ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Bùi Minh Hải

Chuyên ngành: Hệ Thống Điện Khóa : 57 Hệ đào tạo: Chính quy

Mã số chuyên ngành:

Thời gian nhận đề tài: Ngày tháng năm 2017

Thời gian hoàn thành: Ngày tháng năm 2017

TÊN ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN TRUNG ÁP 22kV CHO KHU ĐÔ THỊ

MỸ ĐÌNH-MỄ TRÌ NAM TỪ LIÊM

Phần chung

Giới thiệu khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm và

công ty điện lực Nam Từ Liêm

Trang 2

TS Nguyễn Hanh Tiến TS Đỗ Như Ý

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đanh phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân cũngnhanh chóng nâng cao Nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ và sinh hoạt không ngừng tăng Vì thế thiết kế hệ thống cấp điện làmột việc làm khó, đòi hỏi người thiết kế phải có sự hiểu biết nhất định về xã hội, môitrường, về các chủ trương đường lối chính sách của nhà nước, về các đối tượng đượccấp điện

Sau thời gian học tập ở trường Đại học Mỏ- Địa Chất thuộc chuyên ngành hệ thốngđiện, cùng với sự va chạm thực tế trong thời gian thực tập em đã được tiếp thu, học hỏinhững kiến thức về ngành điện

Để giúp sinh viên nắm vững kiến thức trước khi tốt nghiệp ra trường, mỗi sinh viênđều được nhà trường tạo điều kiện để áp dụng kiến thức được học và thực hành thông

qua cuốn đồ án tốt nghiệp Sau một thời gian thực tập tại công ty Điện Lực Nam Từ Liêm được sự phân công của các thầy, cô giáo trong bộ môn Điện Khí Hóa, đặc biệt là

sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Hanh Tiến đã giúp em hoàn thành đồ án với đề tài: Thiết kế cung cấp điện trung áp cho khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì

Nội dung đồ án trình bày gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về khu đô thị Mỹ Đình-Mễ Trì

Chương 2: Xác định phụ tải tính toán

Chương 3: Tính toán cung cấp điện trung áp 22kV cho khu đô thị Mỹ Đình- Mễ TrìChương 4: Thiết kế trạm biến áp

Trang 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM TỪ LIÊM

1.1 Giới thiệu khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Nam Từ

Liêm

1.1.1 Vị trí địa lý và dân số

Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số

132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chínhhuyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố

Hà Nội

Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tựnhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, ĐạiMỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ32); một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc

lộ 32 và phía đông Sông Nhuệ) Quận Nam Từ Liêm có diện tích tựnhiên là 3.227,36 ha, dân số 232.894 người

Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm:

- Phía đông giáp quận Thanh Xuân vàCầu Giấy;

- Phía tây giáp huyện Hoài Đức;

- Phía nam giáp quận Hà Đông;

- Phía bắc giáo quận Bắc Từ Liêm

1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn

2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâmhành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội Quận Nam TừLiêm có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Quốcgia và Thủ đô Hà Nội Quận cũng là địa phương có tốc độ đô thị hóa

Trang 5

nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phố, vớinhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai.

Là một phần của vùng đất Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm cótruyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, mang đặc trưng của nền vănminh sông Hồng rực rỡ và gắn liền với những thăng trầm lịch sử củađất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến

Nhân dân Từ Liêm nói chung, nhân dân quận Nam Từ Liêm nóiriêng có lòng yêu nước nồng nàn, bản chất cần cù, sáng tạo, tronglịch sử luôn có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấutranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Thủ đô, đất nước

Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, Đảng bộ, chính quyền

và các tầng lớp nhân dân quận Nam Từ Liêm đang vững bước trêncon đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng quêhương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, tiếp tục có những đónggóp quan trọng cho sự nghiệp chung của Thủ đô Hà Nội và đất nước

Gần 3 năm sau ngày thành lập, mức tăng trưởng kinh tế củaquận Nam Từ Liêm được đánh giá ở mức độ khá, giá trị sản xuấtngành thương mại dịch vụ tăng 18%, Thu nhập bình quân đầu ngườinăm 2015 ước đạt 46 triệu đồng/người, tăng 7% so với trước khithành lập quận Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng

Để duy trì tăng trưởng kinh tế, Nam Từ Liêm đã triển khai nhiềunhiệm vụ để tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, tậptrung thực hiện các biện pháp thu hút các doanh nghiệp vào sảnxuất, kinh doanh trên địa bàn thông qua giải quyết tốt các thủ tục vềthuế, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng…

Với vị trí thuận lợi, mang tính chiến lược, quận Nam Từ Liêm cóđiều kiện phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ

Trang 6

Năm 2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất chung trên địa bàn quậnước tăng 16,2%, đạt 100% kế hoạch, trong đó, giá trị sản xuất ngànhthương mại dịch vụ tăng 18,1%, đạt 100% kế hoạch; ngành côngnghiệp xây dựng tăng 13,9%, đạt 100% kế hoạch quận giao; ngànhnông nghiệp giảm 0,1%.

Với những nỗ lực trong công tác quản lý, thu ngân sách trên địabàn quận năm 2015 đạt 3.700 tỷ đồng, đạt 144% dự toán giao đầunăm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Giá trị sản xuất nôngnghiệp trên ha đất nông nghiệp ước đạt 129 triệu đồng/ha, đạt 100%

so với kế hoạch

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác quản lý đầu tưxây dựng cơ bản trên địa bàn quận vẫn đạt được những kết quả tíchcực, cơ bản hoàn thành xây dựng 3 trạm y tế phường, hoàn thànhbàn giao và triển khai thi công 10 trường học, trong đó hoàn thànhxây dựng 4 trường đạt chuẩn quốc gia; cơ bản hoàn thành dự ánchiếu sáng đô thị 10 phường; xây dựng mới 15 dự án với 21 nhà vănhóa tổ dân phố, tu bổ 3 di tích văn hóa; xây dựng 3 trụ sở làm việccho 3 phường còn thiếu khi thành lập quận

Chú trọng vào công tác giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xãhội, Nam Từ Liêm đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm, vay vốn từquỹ quốc gia giải quyết việc làm; đào tạo nghề; tạo điều kiện thuậnlợi, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm… Quận đã hỗ trợ,tạo việc làm cho 3.782 lao động, đạt 108% kế hoạch Giảm nghèo cảnăm giảm 60 hộ, đạt 120% kế hoạch Thành phố và quận giao Thựchiện chi trả, tặng quà cho các hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội vàngười cao tuổi và các đối tượng xã hội đảm bảo tiến độ và đúng quyđịnh

Đứng thứ 2 toàn Thành phố về cải cách hành chính

Trang 7

Năm 2015, công tác cải cách hành chính (CCHC) của quận Nam

Từ Liêm (Hà Nội) đã có nhiều chuyển biến tích cực UBND quận Nam

Từ Liêm đã được Sở Nội Vụ Hà Nội đánh giá đứng thứ 2/30 quận,huyện, thị xã trên toàn TP Hà Nội về công tác CCHC năm 2015

Nam Từ Liêm cũng là đơn vị đầu tiên trong số 30 quận, huyện,thị xã trên toàn TP Hà Nội triển khai thực hiện liên thông thủ tục:Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ

em dưới 6 tuổi Song song với đó, quận còn tổ chức triển khai thựchiện liên thông đối với TTHC đăng ký khai tử và xóa đăng ký thườngtrú

Nam Từ Liêm cũng đã xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyêntruyền và thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh quamạng, bước đầu đã đạt kết quả tích cực với 25% hồ sơ đã thực hiện

kê khai qua mạng Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn quận cho 100%các phường, các phòng ban chuyên môn thuộc quận

Năm 2016, Nam Từ Liêm xác định là cải cách hành chính là mộttrong những khâu đột phá của huyện, trọng tâm là giữ nghiêm kỷluật, kỷ cương; nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quảphục vụ nhân dân

Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Năm 2016, Nam Từ Liêm đã đặt nhiệm vụ thực hiện tốc độ tănggiá trị sản xuất chung các ngành kinh tế trên địa bàn là 15% -16%;

cơ cấu kinh tế về thương mại dịch vụ là 56,4%, công nghiệp – xâydựng là 43,4%, nông nghiệp là 0,2%

Để thực hiện được những chỉ tiêu này, Nam Từ Liêm sẽ tiếp tụctạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; duy trì kinh

tế phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ

Trang 8

Trong đó, quận đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thương mại, dịch

vụ, phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao thông quatriển khai xây dựng và thực hiện Đề án Thương mại điện tử quận.Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phầnkinh tế Tiếp tục thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá trênđịa bàn, duy trì thương mại, dịch vụ trở thành ngành có tỷ trọng chủyếu trong các ngành kinh tế của quận

Bên cạnh đó, quận khuyến khích chuyển dịch sản xuất theohướng phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp tri thức, đặc biệt làcông nghiệp phần mềm, điện tử và công nghiệ thiết kế Xúc tiếnthành lập Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp Nam Từ Liêm vàquản lý tốt các doanh nghiệp theo quy chế đã ban hành và các quyđịnh hiện hành của Thành phố

1.2 Giới thiệu về công ty điện lực Nam Từ Liêm

Công ty điện lực Nam Từ Liêm thuộc tổng công ty điện lực Hà Nội.Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại tổ dân phố số 5 Mễ Trì Hạ- phường MễTrì- quận Nam Từ Liêm- Hà Nội

a, Lĩnh vực kinh doanh

- Kinh doanh điện năng

- Quản lý vận hành lưới điện phân phối

- Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ kháchhàng có liên quan đến công ty điện lực Nam Từ Liêm

- Thiết kế lưới điện hạ áp

- Xây lắp các công trình đường dây & TBA thuộc lưới điện từ35KV trở xuống;

b, Chức năng nhiệm vụ công ty điện lực Nam Từ Liêm

Trang 9

 Công ty Điện lực Nam Từ Liêm là một doanh nghiệp Nhà nướchạch toán phụ thuộc Tổng công ty điện lực TP Hà Nội.

 Công ty có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàngthương mại, hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng công

ty điện lực TP Hà Nội Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật

và Tổng công ty điện lực TP Hà Nội theo nhiệm vụ và quyềnhạn được giao

- Đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn với chấtlượng cao để phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhândân cũng như các hoạt động chính trị, an ninh, văn hóa, ngoạigiao của Đảng, Nhà nước, thành phố diễn ra trên địa bàn QuậnNam Từ Liêm

- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh điện năng doTổng Công Ty Điện lực Thành Phố Hà Nội giao

- Quản lý chặt chẽ khách hàng dùng điện, giảm tổn thất điệnnăng, tổ chức tốt công tác đào tạo và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty Điện lựcNam Từ Liêm

c, Khái quát mô hình tổ chức hoạt động của Công ty điện lực Nam Từ Liêm

Thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành liên quanđến hoạt động điện lực

Trang 10

Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn,quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty điện lựcthành phố Hà Nội về công tác kinh doanh bán điện.

Căn cứ vào định biên lao động và đặc điểm khách hàng, để đảmbảo công tác kinh doanh bán điện đạt hiệu quả cao, Công ty Điệnlực Nam Từ Liêm đã xây dựng mô hình tổ chức hoạt động dưới sựchỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 3 phó giámđốc

- Phó giám đốc phụ trách Kỹ thuật;

- Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh;

- Phó giám đốc phụ trách Sản xuất

 Giám đốc Công ty: Là người chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện

tư cách pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm về kết quảsản xuất kinh doanh chỉ tiêu của EVNHANOI giao, làm trònnhiệm vụ với nhà nước theo quy định, có quyền quyết định cơcấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

 Một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp Giám đốc Công

ty điều hành các công việc quản lý kinh doanh bán điện

 Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công tyđiều hành mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý vận hànhlưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định liên tục vàchất lượng

 Một Phó giám đốc phụ trách Sản xuất: Giúp Giám đốc Công tyđiều hành mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý điều hànhđầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất khác

+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: tối đa có 08 phòng chuyên

môn nghiệp vụ, như sau:

- Văn phòng;

Trang 11

c) Các Đội Quản lý điện:

Có 05 Đội quản lý điện tại 10 Phường,

- Các Đội quản lý điện có trụ sở tại địa bàn được giao quản

lý để đảm bảo đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của khách hàng

d,Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

và các đội sản xuất của Công ty Điện lực Nam Từ Liêm được quy định như sau:

* Văn phòng và văn thư (P01)

- Tham mưu cho giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành côngtác hành chính, quản trị,văn thư, lưu trữ, y tế, thanh tra, phápchế, quan hệ cộng đồng, văn hóa, doanh nghiệp; công tác bảo

vệ, an ninh, quốc phòng; quản lý, điều hành phương tiện vậntải; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn

vị thực hiện các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụcủa Văn phòng

- Pháp chế thanh tra nội bộ

- Bảo vệ an ninh phục vụ chính trị,công tác quốc phòng trongdoanh nghiệp,công tác phòng chống cháy nổ tại trụ sở và khocủa công ty

Trang 12

- Quản lý chỉ đạo điều hành công tác công nghệ thông tin củacông ty của công ty đối với các chương trình (Cmis, Fmis, Mmis,E-office,…)

* Phòng Kế hoạch - Vật tư (P02)

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hànhcông tác lập và giao kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch;công tác mua sắm, tiếp

- nhận, quản lý, sử dụng, theo dõi, cấp phát vật tư thiết bị; côngtác quản lý

- sản xuất kinh doanh khác

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hànhcông tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án, sửa chữa lớn cáccông trình

- Công tác mua sắm, tiếp nhận quản lý, cấp phát và sử dụngTSCD, vật tư thiết bị trên hệ chương trình FMIS /MMIS

- Điều động các nguồn lực và các biện pháp để thực hiện kếhoạch công tác thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanhtrong lĩnh vực này

* Phòng Tổ chức và Nhân sự (P03)

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hànhcông tác tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất, đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực, chế độ chính sách, lao động, tiền lương, thiđua, khen thưởng và kỷ luật; tổ chức thực hiện và hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các công việc liên quanđến chức năng, nhiệm vụ của Phòng

- Đề xuất các phương án sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luânchuyển cán bộ và điều động, sử dụng cán bộ phù hợp với trình

độ quản lý, năng lực chuyên môn và yêu cầu sản xuất kinhdoanh của Công ty và theo phân cấp của Tổng công ty;

- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong công tác tổ chức kiểmđiểm, nhận xét, đánh giá cán bộ

Trang 13

- Lập kế hoạch và tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cậncủa Công ty;

- Đề xuất chủ trương bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Côngty;

- Lập, trình duyệt danh sách CNKT tham gia bồi dưỡng nghề, thinâng bậc, bồi huấn giữ bậc; danh sách CBCNV chuyển ngạchlương, chuyển xếp lương

- Nghiên cứu, áp dụng và tổ chức thực hiện theo phân cấp cácchế độ, chính sách của Nhà nước, của Tập đoàn, của Tổng công

ty về hợp đồng lao động, các chế độ BHXH: BHXH, BHYT, BHTN,

ốm đau, thai sản, nghỉ hưu trí, cho thôi việc, chuyển công tác,tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động

- Quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động

- Lập, trình duyệt kế hoạch trang phục làm việc, trang phục bảo

hộ lao động theo tiêu chuẩn, định mức của Tổng công ty;

- Quản lý sổ BHXH, hồ sơ gốc của CBCNV trong Công ty

- Quản lý hồ sơ nhân sự, hợp đồng dịch vụ, cam kết thế chấp củacác tổ chức, cá nhân làm dịch vụ bán lẻ điện năng, dịch vụ thutiền điện;

- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc chấp hành nội quylao động, thoả ước lao động tập thể, việc thực hiện trang phụclàm việc, bảo hộ lao động, đeo thẻ công vụ của CBCNV Côngty;

* Phòng Kỹ thuật và An toàn (P04)

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hànhcông tác quản lý kỹ thuật phù hợp với quy hoạch, xây dựng,vận hành, sửa chữa, cải tạo lưới điện của Công ty; công tác antoàn - vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, hành lang bảo vệ antoàn công trình lưới điện cao áp, phòng chống lụt bão và tìmkiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ; công tác nghiên cứu khoa

Trang 14

hoá sản xuất vào sản xuất kinh doanh; công tác công nghệthông tin; công tác thiết kế; công tác bảo vệ môi trường; tổchức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thựchiện các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ củaPhòng.

- Quản lý thiết bị, hệ thống lưới điện và các TBA của toàn Công

ty, kiểm tra công tác an toàn lao động và nghiệm thu các côngtrình điện

- Lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn trong công tác quản

lý, vận hành, phát triển và cải tạo lưới điện, công tác đầu tưxây dựng, sửa chữa lớn và đề xuất các biện pháp kỹ thuật đểhoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Công ty;

- Tổ chức giám sát, hướng dẫn, thống kê, kiểm tra, đánh giá vàđưa ra các khuyến nghị về kỹ thuật và quản lý đối với các đơn

vị quản lý lưới điện trong Công ty;

- Xây dựng chương trình quản lý kỹ thuật hàng năm cho toànCông ty;

- Quản lý hồ sơ kỹ thuật toàn bộ các trạm biến áp, đường dâykhông, đường cáp ngầm trung thế, đường dây, đường cáp hạthế, các thiết bị điện trên lưới điện, hồ sơ các công trình đóngđiện mới trên địa bàn Công ty quản lý theo đúng quy trình, quyphạm của Nhà nước, của ngành và của Tổng công ty;

- Kiểm tra, theo dõi, giám sát công tác quản lý vận hành lướiđiện trung thế, hạ thế theo đúng quy trình, quy phạm đảm bảocấp điện an toàn, liên tục, ổn định;

- Tham mưu, đề xuất các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điệnnăng trên toàn lưới điện của Công ty;

- Lập và kiểm tra thiết kế phát triển cấp mới công tơ 1 pha, 3pha, nâng công suất theo đúng quy định và phân cấp;

- Thiết kế, lập dự toán các công trình sửa chữa lớn, xây dựng cơbản theo phân cấp;

Trang 15

- Theo dõi, kiểm tra, đề ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn laođộng;

- Tổ chức việc tuyên truyền và thực hiện các phong trào thi đua

về an toàn lao động- Bảo hộ lao động - Vệ sinh công nghiệp, Antoàn điện và Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện;

- Thực hiện quy định của pháp luật về công tác kế toán, tài chínhtrong Công ty;

- Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toánthống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Tổ chức nhận, quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốnTổng công ty giao

- Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính hàng năm và kiểm tra, giámsát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch;

- Xây dựng kế hoạch giá mua điện nội bộ và kế hoạch tài chínhngắn hạn, dài hạn trình Tổng công ty duyệt và tổ chức thựchiện;

- Khảo sát, thống kê, đánh giá, tổng hợp và phân tích số liệu chiphí của Công ty để xây dựng định mức chi phí phân phối theoquy định;

- Tổ chức thu và kiểm nhận tiền điện tại quầy; giao nộp ngânhàng theo đúng quy định;

- Quản lý chặt chẽ và theo dõi chi tiết các khoản công nợ phảithu để đôn đốc khách hàng thanh toán, tránh tổn thất;

- Thanh toán kịp thời, đúng chế độ các khoản chi tiêu thườngxuyên của Công ty, các khoản chế độ và các khoản mua sắmhàng hoá, dịch vụ theo đúng quy định;

Trang 16

- Tổ chức bảo quản, lưu trữ và bảo mật các hồ sơ, tài liệu, số liệu

kế toán theo quy định;

- Phân tích thông tin và số liệu tài chính kế toán, đề xuất các giảipháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chínhcủa Công ty;

- Dự báo phụ tải, lập nhu cầu điện năng dài hạn và đăng ký sảnlượng mua điện hàng quý, năm với Tổng công ty;

- Tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện các công tác dịch vụkhách hàng, tiết kiệm điện, công tác tư vấn sử dụng điện antoàn, tiết kiệm, hiệu quả;

- Xây dựng kế hoạch công tác kinh doanh điện năng và phântích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu cơ bản trong côngtác kinh doanh điện năng của từng đơn vị trong Công ty và củatoàn Công ty;

- Phối hợp với các đơn vị trong Công ty xây dựng kế hoạch,chương trình giảm tổn thất điện năng;

Phòng kinh doanh bao gồm 5 tổ

+ Tiếp nhận giải quyết các yêu cầu cấp điện và các yêu cầu kháccủa khách hàng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành,

Trang 17

quy trình kinh doanh điện năng của Tập đoàn, các quy định củaTổng công ty và Công ty;

+ Triển khai các đơn vị lắp đặt công tơ; đôn đốc tiến độ lắp đặt,hoàn thiện hồ sơ thi công, thanh quyết toán đúng quy định; lập

và tổ chức ký kết hợp đồng mua bán điện theo phân cấp;

+ Tổ chức quản lý, cập nhật, sắp xếp, lưu trữ toàn bộ các hợpđồng mua bán điện đã ký theo quy trình kinh doanh; cập nhật,

bổ sung kịp thời những hồ sơ liên quan đến thông tin thay đổitrong phụ lục Hợp đồng mua bán điện theo quy định của Tổngcông ty;

Tổ Thu& theo dõi nợ tiền điện

+ Thực hiện giao nhận hoá đơn, dữ liệu tiền điện tư gia, theo dõi,kiểm tra quyết toán hàng ngày với thu ngân viên, quyết toánthu nộp tiền điện; theo dõi nợ tiền điện (bằng máy Pos), theoquy định của Tổng công ty và Công ty;

+ Theo dõi thanh toán tiền điện của khối khách hàng cơ quan,thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, nghiệp vụtheo dõi công nợ, đôn đốc công tác thanh toán nợ đảm bảohoàn thành kế hoạch thu nộp;

+ Phối hợp và đôn đốc thực hiện công tác kiểm tra giá bán điện,

Trang 18

+ Tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu chỉ số, sản lượng điện năng giaonhận đầu nguồn, ranh giới mua bán điện của Công ty với Tổngcông ty và các Công ty Điện lực khác; ghi chỉ số công tơ đầunguồn, ranh giới.

Tổ quản lý thiết bị đo đếm

+ Quản lý hệ thống đo đếm đầu nguồn, ranh giới; phối hợp vớicác đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm định định kỳ, khắc phục sự

cố hệ thống đo đếm ranh giới, đầu nguồn;

+ Quản lý việc sử dụng kìm kẹp chì niêm phong, các loại niêmphong hệ thống đo đếm khác (tem vỡ);

+ Lập kế hoạch, tổ chức triển khai thay thế thiết bị đo đếm đếnhạn kiểm định;

+ Lập kế hoạch, tổ chức triển khai và đôn đốc thực hiện công tácthay định kỳ công tơ theo kế hoạch, tham gia quyết toán công

tơ sau thay thế theo quy định; thực hiện đúng pháp luật về đolường và các quy định về quản lý hệ thống đo đếm của Tậpđoàn, Tổng công ty

- Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các đường dây trung

áp, các thiết bị trung áp đến cực sứ cao thế máy biến áp củacác trạm phân phối 0,4kV do Công ty quản lý theo đúng quy

Trang 19

định, quy trình, quy phạm đảm bảo vận hành an toàn, liên tục,chất lượng;

- Trực sửa chữa điện cho khách hàng và xử lý các sự cố đột xuấttrên lưới điện hạ thế của Công ty ngoài giờ hành chính theo quyđịnh (hiện tại quy định giờ hành chính là từ 8h00’ đến 17h00’)

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vịthực hiện các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ củaPhòng

- Chấp hành sự chỉ huy của cấp điều độ lưới điện Hà Nội (Trungtâm Điều độ - Thông tin, Tổng công ty) trong việc chỉ huy điều

độ lưới điện thuộc quyền điều khiển;

- Chỉ huy điều độ lưới điện Công ty quản lý nhằm mục đích cungcấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng và kinh tế;

- Lập phương thức vận hành hàng ngày, hàng tuần bao gồm:

+ Dự kiến nhu cầu phụ tải của lưới điện Công ty;

+ Đăng ký cắt điện trình Tổng công ty phê duyệt, lập thôngbáo ngừng cấp điện theo lịch cắt điện đã được phê duyệt

để các Đội quản lý gửi thông báo ngừng cấp điện đếnkhách hàng đúng quy định;

- Thông báo về thời gian cắt điện khi có sự cố đến khách hàngquan trọng trên địa bàn quản lý và các đơn vị để các đơn vịthông báo đến khách hàng có sản lượng lớn theo Luật Điện lực

và các quy định hiện hành

- Đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định

kỳ và đưa vào vận hành các đường dây, thiết bị thuộc quyềnđiều khiển của điều độ

- lưới điện Hà Nội theo đúng quy định;

Trang 20

- Giải quyết các đăng ký cắt điện, lập kế hoạch đưa ra sửa chữa,kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hànhcác đường dây, thiết bị.

- Trực sửa chữa điện cho khách hàng và xử lý các sự cố đột xuấttrên lưới điện hạ thế của Công ty ngoài giờ hành chính theo quyđịnh (hiện tại quy định giờ hành chính là từ 8h00’ đến 17h00’)

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải đáp thông tin cho kháchhàng qua số điện thoại điều độ Công ty đã đăng ký với Tổngcông ty; phối hợp chặt chẽ với Tổng đài 19001288 hoặc (04)

22222000 trong công tác sửa chữa điện, trả lời khách hàng;cung cấp, cập nhật và truyền số liệu phục vụ cho công tác trảlời khách hàng của Tổng đài 19001288 hoặc (04) 22222000;

* Đội Quản lý khách hàng trạm chuyên dùng

- Thực hiện công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng, quản lývận hành các trạm biến áp chuyên dùng (theo hợp đồng giữaCông ty với khách hàng) từ cực sứ cao thế của máy biến áp đếnkhách hàng; ghi chỉ số công tơ, quản lý khách hàng trạm biến

áp chuyên dùng (khách hàng Phiên 9); ghi chỉ số công tơ đầunguồn trạm công cộng, quản lý hệ thống đo đếm đầu nguồntrạm công cộng; chịu trách nhiệm quản lý tổn thất trung áptheo quy định và một số công việc khác được giao

- Tổ chức ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng giữa Công tyvới khách hàng về quản lý vận hành các trạm biến áp chuyêndùng từ cực sứ cao của máy biến áp đến hàm trên aptomattổng của khách hàng;

- Quản lý toàn diện khách hàng Phiên 9, quản lý hệ thống đođếm điện năng, thiết bị đo đếm cao, hạ thế (TU, TI); quản lý hệthống đo đếm đầu nguồn các trạm công cộng, công tơ đầunguồn các trạm công cộng;

Trang 21

- Kiểm tra vận hành TBA định kỳ, đột xuất ngày, đêm theo đúngquy trình, quy định hiện hành; xử lý tồn tại, vệ sinh côngnghiệp, xử lý tiếp xúc, xử lý chảy dầu máy biến áp,…đảm bảovận hành an toàn, liên tục, ổn định;

- Xử lý sự cố TBA, các thiết bị khác được giao quản lý; tách vàbàn giao phần tử sự cố cho khách hàng nếu là tài sản kháchhàng; thực hiện theo đúng quy trình, quy định hiện hành;

- Nhận và đưa thông báo hoá đơn tiền điện cho các khách hàngPhiên 9; chuyển trả bảng kê chi tiết, hoá đơn tiền điện chokhách hàng, sau khi khách hàng thanh toán tiền điện;

- Thực hiện đưa thông báo cắt điện theo kế hoạch, thông báothời gian mất điện khi sự cố đối với các khách hàng Phiên 9 cósản lượng lớn, thông báo nợ tiền điện, thông báo cắt điện đòi

nợ tiền điện, xác nhận nợ của các khách hàng Phiên 9 theo quyđịnh; phối hợp thực hiện cắt điện đòi nợ đảm bảo thu róc nợtiền điện;

- Phối hợp chặt chẽ các đơn vị liên quan kiểm tra, củng cố, sửachữa, thay thế hòm, tủ chống tổn thất;

- Kiểm tra các khách hàng Phiên 9 có sản lượng bất thường trongtháng theo danh sách Phòng Kinh doanh lập, phân tích đánhgiá và báo cáo theo quy định;

- Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp, thínghiệm định kỳ các máy biến áp, thiết bị lưới điện được giaoquản lý (theo phân công nhiệm vụ quản lý trạm chuyên dùngcủa Công ty và Hợp đồng đã ký giữa Công ty với các kháchhàng Phiên 9) trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện;

- Phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra thực hiện hợpđồng mua bán điện (về sử dụng điện, thực hiện giá bán điện,mục đích sử dụng điện ) các khách hàng thuộc phạm vi quản

lý nhằm đạt các chỉ tiêu được giao;

- Theo dõi và chịu trách nhiệm về tổn thất điện năng trung áp;

* Đội Kiểm tra Giám sát sử dụng điện (ĐKTGS)

Trang 22

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm

sử dụng điện, trộm cắp điện, gian lận trong thực hiện hợp đồngmua bán điện, công tác áp giá bán điện theo quy định của LuậtĐiện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra công tácquản lý hệ thống đo đếm điện năng

- Tham mưu, đề xuất, trình Giám đốc phê duyệt chương trình, kếhoạch kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm sử dụngđiện, trộm cắp điện, gian lận trong thực hiện hợp đồng muabán điện theo đúng quy định;

- Là đầu mối trong việc liên hệ, giao dịch với Sở Công Thương vàcác cơ quan có thẩm quyền khác trong việc kiểm tra, giám sát,phát hiện, xử lý vi phạm sử dụng điện, trộm cắp điện, gian lậntrong thực hiện hợp đồng mua bán điện;

- Quản lý, sử dụng và quyết toán Biên bản Kiểm tra sử dụng điệnđối với Tổng công ty; tổng hợp hồ sơ vi phạm trộm cắp điện,chuyển Sở Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền xử phạt

tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực;

- Lập kế hoạch kiểm tra, theo dõi, kiểm tra, lập biên bản vi phạm

sử dụng điện các hộ mua điện vi phạm trong địa bàn Công tyquản lý; đề xuất các biện pháp hạn chế các trường hợp vi phạm

sử dụng điện;

- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra áp giá bán điện đối vớikhách hàng; đề xuất xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm;

- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra công tác quản lý hệ thống

đo đếm điện năng của các đơn vị trong Công ty; đề xuất xử lýcác đơn vị, cá nhân vi phạm;

- Tính toán, truy thu, đề xuất xử lý các vi phạm về sử dụng điện,

về thực hiện hợp đồng mua bán điện và các vi phạm khác tronglĩnh vực điện lực;

- Tham gia kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm điện của khách hàngtheo quy định;

- Tham mưu cho Giám đốc giải quyết các vi phạm, tranh chấptrong hợp đồng mua bán điện; giải quyết các đơn thư kiến nghị,phản ánh của khách hàng liên quan đến sử dụng điện;

Trang 23

- Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện phạt hành chínhcác đối tượng vi phạm sử dụng điện để ngăn ngừa tái diễn;quản lý các đối tượng đã vi phạm, các đối tượng có nguy cơ viphạm cao để kịp thời kiểm tra, ngăn chặn;

- Theo dõi, đôn đốc việc thu các khoản tiền bồi thường, phạt viphạm; đề xuất các biện pháp xử lý cần thiết khi bên vi phạmkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu bồithường đã thoả thuận;

- Mở sổ theo dõi và quản lý hồ sơ kiểm tra theo đúng quy định;lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc khắc phục sau kiểm tra vào hồ

sơ hợp đồng mua bán điện;

- Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo quy định;

- Thực hiện một số công việc khác được Giám đốc giao

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ

THIẾT KẾ 2.1 Đối tượng thiết kế

Dự án khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì

Tổng quan

Trang 24

Dự án khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì do công ty Cổ PhầnĐTPT Đô Thị và khu Công Nghiệp Sông Đà là chủ đầu tư, có tổngdiện tích 36.86ha, nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, thuộc địabàn 2 phường Mỹ Đình và Mễ Trì, quận Từ Liêm, được xây dựng tạitrung tâm của khu vực có tốc độ phát triển cao nhất Hà Nội.

Tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD trên diện tích 36ha, khu đôthị Mỹ Đình - Mễ Trì mang phong cách kiến trúc châu Âu được quyhoạch đồng bộ, hiện đại bao gồm công viên cây xanh, các cơ quan,công sở, trường học, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí, bể bơi Với cácsản phẩm đa dạng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của kháchhàng như khu dân cư, khu chung cư cao tầng, khu biệt thự cao cấp

Tổng diện tích 36ha chia thành các khu chính sau: khu nhà biệtthự TT3, khu nhà liền kề TT4, khu nhà ở CT1, khu nhà ở CT9, khu nhà

ở CT4, khu nhà ở CT5, khu nhà ở CT6, khu biệt thự, khu nhà vườn vàcác khu công viên vườn hoa vui chơi giải trí

Dự án nằm tại khu vực Tây- Nam Hà Nội, là nơi có tốc độ đô thịhóa cao với hàng loạt các dự án trọng điểm về Hành chính, đô thị,thương mại, tài chính và các dịch vụ như: Trung Tâm Hội Nghị QuốcGia, Khu liên hiệp thể thao quốc gia, hệ thống siêu thị Big C, Dự ánkhu đô thị mới Mỹ Đình I, dự án khu đô thị mới Mỹ Đình II, Với hàngloạt các dự án trên đã tạo ra một quần thể đô thị mới liên kết chặtchẽ, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh

Khu đô thị mới Mỹ Đình- Mễ Trì là tổ hợp các công trình thươngmại, công trình công cộng, văn phòng và nhà ở có cơ cấu hiện đại,đồng bộ về hệ thống kỹ thuật, có đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu vềvăn phòng, nhà ở; góp phần cải tạo mỹ quan đô thị và môi trườngsống trong khu vực

Trang 25

Khu đô thị mới Mỹ Đình- Mễ Trì có một vị trí thuận lợi và là mộtđiểm nhấn về kiến trúc đô thị, góp phần tạo cảnh quan đô thị chokhu vực Tây-Nam Hà Nội theo hướng hiện đại, văn minh.

Khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì

Hình ảnh khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì

Trang 26

Bản vẽ mặt bằng khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì

Trang 27

Tình hình cấp điện khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì

Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì có vị trí quy hoạch gần trạm biến áptrung gian Mỹ Đình (TBATG Mỹ Đình E1.25 có công suất 2x63 MVA –110/22kV) Khi thiết kế cung cấp điện ta sẽ lấy điện trực tiếp từ trạmbiến áp Mỹ Đình để cấp điện cho khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì

2.2 Mục đích, yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ thiết kế

2.2.1 Mục đích thiết kế

Thiết kế cung cấp điện trung áp 22kV cho khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trìquận Nam Từ Liêm

2.2.2 Yêu cầu thiết kế

Một đề án thiết kế cấp điện dù cho bất kỳ đối tượng nào cũng cầnthỏa mãn những yêu cầu sau:

-Độ tin cậy cung cấp điện: Mức độ đảm bảo liên tục cấp điệntùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của phụ tải

-Chất lượng điện: Chất lượng điện được đánh giá qua 2 chỉ tiêu

là tần số và điện áp Chỉ tiêu tần số do cơ quan điều khiển hệ thốngđiện quốc gia điều chỉnh Người thiết kế phải đảm bảo chất lượngđiện áp cho khu đô thị Điện áp cho phép dao động quanh giá trị địnhmức ±5%

-An toàn: Công trình cấp điện phải được thiết kế có tính an toàncao An toàn cho người vận hành, người sử dụng và an toàn chochính thiết bị điện và toàn bộ công trình Ngoài việc tính toán chínhxác, chọn dùng đúng các thiết bị và khí cụ điện còn phải nắm vữngnhững quy định về an toàn, hiểu rõ môi trường lắp đặt hệ thống điện

và những đặc điểm của đối tượng cấp điện Cần nhấn mạnh là khâulắp đặt có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm nâng cao hay hạ thấp tính

an toàn của hệ thống điện

Trang 28

-Kinh tế: Trong quá trình thiết kế xuất hiện nhiều phương án,mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng, đều có nhữngmâu thuẫn giữa hai mặt kinh tế và kĩ thuật Một phương án đắt tiềnthường có ưu điểm là độ tin cậy và chất lượng điện cao hơn Thườngđánh giá kinh tế phương án cấp điện qua 2 đại lượng: vốn đầu tư vàchi phí vận hành Phương án kinh tế không phải là phương án có vốnđầu tư ít nhất, mà là phương án đạt yêu cầu của 2 đại lượng trên saocho thời gian thu hồi vốn đầu tư là sớm nhất Phương án lựa chọn làphương án hợp lý nhất.

Ngoài 4 yêu cầu trên, cần lưu ý sao cho hệ thống điện thật đơn giản,

dễ thi công, dễ vận hành, dễ sử dụng, dễ phát triển…

2.2.3 Nội dung thiết kế

a, Xác định phụ tải tính toán cho đối tượng thiết kế

Trong thiết kế cung cấp điện, việc tính toán phụ tải rất quan trọng vì nó là yếu tốquyết định đến chất lượng và hiệu quả của công trình Nếu phụ tải điện tính toán nhỏhơn phụ tải thực tế thì sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ của thiết bị, nguy hiểm hơn có thể dẫnđến cháy nổ thiết bị, gây hậu quả khôn lường Còn nếu phụ tải điện tính toán lớn hơnnhiều so với phụ tải thực tế thì sẽ gây lãng phí

Chính vì vậy, đây là một công việc khó đòi hỏi người thiết kế phải có trình độchuyên môn và có sự hiểu biết nhất định về xã hội, về môi trường để tùy theo từng đốitượng, từng phụ tải mà có giải pháp thiết kế hợp lý

Tùy theo quy mô của công trình mà phụ tải điện phải được xác định một cáchthực tế, hoặc phải kể đến khả năng phát triển của cong trình trong tương lai 5 năm, 10năm hoặc lâu hơn nữa Như vậy xác định phụ tải điện là giải bài toán dự báo phụ tảingắn hạn hoặc dài hạn Dự báo phụ tải ngắn hạn tức là xác định phụ tải công trìnhngay sau khi công trình đi vào vận hành, phụ tải đó thường được gọi là phụ tải tínhtoán Người thiết kế cần biết phụ tải tính toán để chọn các thiết bị điện như máy biến

áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ để tính tổn thất công suất, để chọn các thiết

bị bù

Trang 29

Phụ tải điện phụ thuộc nhiều yếu tố như công suất, số lượng máy, mục đích nhucầu phụ tải, chế độ vận hành của chúng, quy trình công nghệ sản xuất rất phức tạp.

CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN

Có nhiều phương pháp xác định phụ tải điện, nhưng do tính phức tạp của phụ tảinên chưa có phương pháp nào thực sự chính xác Sau đây sẽ trình bày một số phươngpháp xác định phụ tải thường dùng nhất trong thiết kế hệ thống cung cấp điện

3.1 Các phương pháp tính toán phụ tải điện.

3.1.1 Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, tính toán thuận tiện Nhưng nhượcđiểm là thiếu chính xác vì hệ số yêu cầu k yc tra đượctrong sổ tay là số liệu cố định cho trước không phụ thuộc vào chế độ vận hành và sốthiết bị trong nhóm

Công thức tính:

n

tt yc di i=1

P =k ∑P

Trang 30

Trong đó: kyc – hệ số yêu cầu

dmi i P

P Cos

i

csi tti

Trang 31

3.1.2 Xác định phụ tải tính toán cho hệ số cực đại K max và công suất trung bình P tb (còn gọi là phương pháp số thiết bị hiệu quả n hq ).

- Trường hợp n ≤ 3 và nhq < 4 thì phụ tải được tính toán theo công thức:

n ttđm i=1

P =∑P

Trong đó: n – là số thiết bị thực tế trong nhóm

-Với n ≥ 4 phụ tải tính toán của nhóm động cơ xác định theo công thức:

- ksd: hệ số sử dụng của nhóm thiết bị, tra sổ tay

- kmax: hệ số cực đại, tra thực tế hoặc tra theo hai đại lượng ksd và nhq

- nhq: số thiết bị dùng điện hiệu quả

Trang 32

P = ∑ P

-Xác định n* và P* sao theo công thức:

1 n n*=

n

;

1 Σ

P P*=

P

trong đó: - n: tổng số thiết bị trong nhóm

- P∑: tổng công suất của nhóm:

n Σđm i=1

P =∑k P

Trong đó:

+) kt: là hệ số tải, nếu không biết chính xác có thể lấy gần đúng như sau:

Trang 33

+) kt = 0,9 với thiết bị làm việc dài hạn;

+) kt= 0,75 với thiết bị làm việc ngắn hạn lặp lại

Nếu trong nhóm có thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, thì phải quy đổi

về chế độ làm việc dài hạn trước khi xác định nhq

đ đm đ

P =P k %

Trong đó kđ%: là hệ số đóng điện phần trăm

Đối với các thiết bị dùng điện 1 pha cũng phải quy đổi về điện 3 pha

- Thiết bị điện 1 pha đấu vào điện áp pha:

S = (P +P ) +Q

Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác và thường được dùng để xác

Trang 34

3.1.3 Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng trên đơn vị sản phẩm.

Đối với các hộ tiêu thụ có đồ thị phụ tải thực tế không thay đổi, phụ tải tính toánbằng phụ tải trung bình và được xác định theo suất tiêu thụ điện năng để sản xuất mộtđơn vị sản phẩm khi cho trước tổng sản phẩm sản xuất được trong một khoảng thờigian

Phụ tải tác dụng tính toán trong trường hợp này xác định theo công thức:

0 max

M.w Ptt=

3.1.4 Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất

Công thức tính: F

Trong đó:

:Suất phụ tải trên 1

2 m

diện tích sản xuất(kW/2

Trang 35

Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng,vì vậy nó thường được dùng tronggiai đoạn thiết kế sơ bộ Nó cũng được dùng để tính phụ tải các phân xưởng có mật độmáy móc sản xuất phân bố đều.

3.2 Các phương pháp xác định phụ tải khu đô thị.

Trong những năm gần đây được sự chú trọng đầu tư của TP Hà Nội ,quận Nam

Từ Liêm đang phát triển về mọi mặt Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành côngnghiệp , tốc độ đô thị hóa của quân Nam Từ Liêm cũng tăng nhanh về số lượng, kích

cỡ tỷ lệ dân số sinh sống trên địa bàn quận cũng tăng nhanh chóng Trước những vấn

đề bức xúc trên, quận Nam Từ Liêm đã thành lập nhiều khu đô thị mới để đáp ứng nhucầu nhà ở cho nhân dân Vấn đề đặt ra cho công ty điện lực Nam Từ Liêm là phải tínhtoán thiết kế cấp điện cho những khu dân cư mới, đảm bảo chất lượng, an toàn, ổnđịnh để đáp ứng nhu cầu dùng điện ngày càng cao của nhân dân

Về phụ tải điện khu vực đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì qua khảo sát cho thấy đây làmột khu vực có mật độ dân cư lớn, đời sống sinh hoạt của dân cư tại đây rất cao Đây

là những phụ tải điện đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao, thời gian mấtđiện phải nhỏ để không làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, sinh hoạt của nhân dân.Phụ tải điện chủ yếu của khu đô thị này tập trung là các căn biệt thự sang trọng và cácnhà liền kề, các căn hộ chung cư cao cấp

Việc tính toán xác định phụ tải điện sinh hoạt khu dân cư là hết sức khó khăn,phức tạp, vì nó phải xét đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phụ tải… Từ trước đến nay cónhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng nhìn chung việc xác định phụ tảikhu dân cư chỉ mang tính tương đối

3.2.1 Xác định phụ tải điện sinh hoạt gia đình khu đô thị.

Có nhiều phương pháp xác định phụ tải điện sinh hoạt gia đình cho khu đô thị, ởđây chỉ giới thiệu hai phương pháp thường được sử dụng rộng rãi :

1 Xác định phụ tải điện sinh hoạt gia đình theo suất phụ tải sinh hoạt

Khác hẳn với khu vực nông thôn, có mức sống không chệnh lệch nhau quá nhiều,mức sống của dân cư thành thị có mức sống rất khác nhau Nhà nghèo chỉ có 1,2

Trang 36

tivi Khá hơn một chút thì sử dụng bàn là, bếp điện, bình nóng lạnh, máy tính Những

hộ gia đình khá giả thì có mức sống rất cao với biệt thự sang trọng đầy đủ tiện nghihiện đại, trang thiết bị có công suất rất lớn như điều hòa nhiệt độ, lò sưởi …, điện năngtiêu thụ hàng tháng nên tới vài trăm kWh/ hộ Không thể lấy chỉ tiêu dùng điện chung

để xác định phụ tải tính toán cho sinh hoạt của tất cả các loại gia đình đô thị Thườngtính toán cấp điện cho khu vực dân cư nào đó , người ta dùng suất phụ tải sinh hoạtcho 1 gia đình Posh, kWh/1 hộ Khi đó phụ tải tính toán của toàn khu vực là :

Pdd = Po H k ( kW )Trong đó :

k là hệ số dự trữ kể đến khả năng phát triển của phụ tải (k = 1,1 – 1,2)

H – số hộ gia đình trong khu vực ;

Posh – suất phụ tải ứng với mức sống khác nhau của khu dân cư, kWh/1 hộ giađình

Suất phụ tải ứng với mức sống khác nhau của khu dân cư được cho theo bảng 3.2

Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản, có thể áp dụng tính toán chonhững khu vực dân cư có mức tiêu thụ điện năng của các gia đình tương đối đồng đều,

có mức sống tương đương

Trang 37

Nếu trong khu vực đô thị có mức sống quá khác biệt dẫn tới tính toán công suấtkhông chính xác và có thể dẫn tới 2 khả năng sau: Hoặc là máy biến áp luôn non tải ,

hệ số cosφ thấp, đầu tư kinh tế lớn nhưng hiệu quả không cao; hoặc là máy biến ápluôn làm việc quá tải, chi phí tổn thất điện năng máy biến áp lớn, không đảm bảo chấtlượng điện áp

2 Xác định phụ tải điện sinh hoạt gia đình khu đô thị theo khảo sát thống kê.Nếu sử dụng phương pháp này để tính toán phụ tải cho một khu dân cư nào đótrước hết phải chọn lựa, khảo sát Khu vực này cần mang những đặc điểm chung nhất

về việc sử dụng thiết bị điện, công suất tiêu thụ, và có những điểm tương đồng lớnnhất với khu vực cần tính toán

Ví dụ : Khu vực này dân cư thường dùng những loại bóng điện nào để chiếusáng; công suất đặt của các hộ vào giờ cao điểm là bao nhiêu; tỷ lệ dùng tivi, nồi cơmđiện máy giặt, điều hòa, bình nóng lạnh là bao nhiêu phần trăm; hệ số đồng thời và hệ

số cosφ bằng bao nhiêu Thông thường khi tính toán phụ tải cho một khu dân cưmới người ta tiến hành khảo sát khu dân cư lân cận, với số hộ khảo sát từ 500 – 1000hộ

Xác định phụ tải tính toán theo phương pháp này tương đối chính xác Sai khácgiữa phụ tải tính toán với thực tế ở giờ cao điểm nằm trong khoảng – 15 % đến + 15

% Theo phương pháp này cho phép chọn đúng công suất máy biến áp Nhờ vậy vốnđầu tư nhỏ, chi phí hàng năm nhỏ, hệ số công suất cosφ máy biến áp khu vực cao, đầu

tư đạt hiệu quả kinh tế cao

Tuy vậy, theo phương pháp này đòi hỏi phải khảo sát tỉ mỉ mất nhiều thời gian.Nếu khảo sát không chính xác sẽ gặp phải nhược điểm như phương pháp 1

3.2.2 Xác định phụ tải sinh hoạt khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì

Công suất tính toán cấp cho một hộ gia đình được xác định theo công thức:

Ptth = Kđt

=

n i ti

K

1

Pđmi kW,

Trang 38

Kđt – hệ số đồng thời sử dụng các thiết bị đặt trong hộ.

Hệ số Kđt = 0,7 – 0,9 , tùy thuộc vào số thiết bị dùng trong một căn hộ Số thiết bịcàng nhiều thì hệ số đồng thời càng nhỏ

Kti – hệ số mang tải của thiết bị thứ i.( Kti =1)

a.Với 80 căn biệt thự sang trọng được xây dựng trên diện tích nền khoảng 400

m2 với 3,5 tầng, gia đình chủ yếu là thương gia, tài phiệt có chất lượng đời sống rấtcao Tuy kiến trúc, trang trí bên ngoài có sự khác nhau nhưng về việc bố trí khônggian nội thất bên trong nhà thì gần tương đương nhau và phân bố như sau:

Tầng 1 gồm có gara để xe, phòng khách, phòng bếp nấu ăn, nhà vệ sinh với cáctrang thiết bị sử dụng điện như sau:

- Phòng khách có tivi, hệ thống âm thanh, quạt trần trang trí, quạt cây, đèn chùmtreo trang trí, máy lọc nước, đèn led chiếu sáng

- Phòng bếp có nồi cơm điện, lò vi sóng, tủ lạnh, đèn chiếu sáng, máy xay, bộ hútmùi, bếp điện, bơm nước

- Nhà vệ sinh và phòng tắm có bình nóng lạnh, đèn chiếu sáng

- Gara xe có cửa cuốn, đèn chiếu sáng

Tầng 2 gồm 2 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh và 1 phòng học của các con Trang thiết

bị gồm có :

- Phòng ngủ: điều hòa, mấy sấy tóc, đèn chùm trang trí, đèn chiếu sáng, đènngủ, tivi, hệ thống âm thanh, bàn là

- Phòng tắm, vệ sinh : giống như tầng 1

- Phòng học: có đèn học, quạt cây, đèn chiếu sáng, máy vi tính

Tầng 3 gồm có 1 phòng thờ cúng, 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh và 1 phòng làmviệc Trang thiết bị gồm có :

- Phòng thờ cúng : đèn chiếu sáng, máy hút mùi

- Phòng tắm và vệ sinh: đèn chiếu sáng, máy giặt

- Phòng ngủ: như tầng 2

Trang 39

- Phòng làm việc có: máy vi tính, đèn chiếu sáng, điều hòa.

Tầng 3,5 là sân phơi: có đèn chiếu sáng

Các thiết bị sử dụng điện trong các căn biệt thự được thống kê trong bảng 3.3 Như vậy phụ tải tính toán sinh hoạt cấp cho các căn nhà biệt thự tính như sau :

Pttbt = Kđt ∑Pđm H = 0,7 12050 70 = 590450 (W)Với H là số căn biệt thự , H= 80

Bảng 3.3

Ngày đăng: 26/07/2017, 07:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w